MỞ ĐẦu tính CẤP thiẾt cỦa đỀ tài



tải về 1.99 Mb.
trang10/21
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích1.99 Mb.
#38490
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   21

3.1.2. Tỷ lệ nảy mầm


Kết quả trình bày ở bảng 3.2 cho thấy các giống lúa như IRRI 352, BG 367-2, Sài Đường Kiến An và Lốc Nước đều có tỷ lệ nảy mầm khá cao (> 95%). Thay đổi mùa vụ thay đổi không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm của các giống lúa nghiên cứu. Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống lúa của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (2011) thì một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng hạt giống là phải có tỷ lệ nảy mầm trên 80% [4].

3.1.3. Số nhánh


Kết quả quan sát số nhánh của các giống lúa được thể hiện ở bảng 3.2 cho thấy số nhánh/cây giữa các mùa vụ gieo trồng là khác nhau. Các giống trồng trong vụ Hè Thu có 6,3-8,0 nhánh/cây, trong khi đó các giống trồng trong vụ Đông Xuân có 7,0-9,0 nhánh/cây. Theo 5 cấp phân loại của IRRI thì các giống lúa nghiên cứu có số nhánh cuối cùng thuộc nhóm 7 là nhóm thấp (số nhánh cuối cùng từ 5-9) [61]. Khả năng đẻ nhánh là một trong những chỉ tiêu sinh trưởng quyết định số lượng bông trên một khóm lúa, tuy nhiên số nhánh hữu hiệu của cây mới là yếu tố quyết định số bông trên cây.

3.1.4. Diện tích lá đòng


Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy diện tích lá đòng có sự sai khác khá rõ giữa các giống lúa, vụ Hè Thu diện tích lá đòng của các giống lúa dao động từ 20,2-31,4 m2, giống Lốc Nước có diện tích lá đòng thấp nhất so với các giống lúa còn lại. Vụ Đông Xuân, diện tích lá đòng từ 19,9-30,7 m2. Nhìn chung, khi so sánh giữa các mùa vụ gieo trồng chúng tôi thấy diện tích lá đòng của các giống không có sự khác nhau. Kết quả phân tích ANOVA-hai yếu tố cho thấy rằng diện tích lá đòng của các giống lúa như trình bày ở trên bị ảnh hưởng bởi đặc tính di truyền của các giống lúa nghiên cứu (Bảng 3.5).

3.1.5. Chiều dài bông


Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy, các giống lúa nghiên cứu có chiều dài bông từ 21,8-24,9 cm (vụ Hè Thu) và 21,5-24,3 cm (vụ Đông Xuân), trong cả hai vụ đều ghi nhận giống Lốc nước dài bông nhất, thấp nhất là giống Khang Dân. Số liệu nghiên cứu cũng thể hiện các giống lúa nghiên cứu có bông dài hơn so với giống Khang Dân ở cả hai vụ mùa. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khi so sánh với số liệu trong lý lịch giống (Phụ lục 1) có một số điểm lưu ý, đó là giống Sài Đường Kiến An khi trồng ở địa phương Huế có chiều dài bông ngắn hơn so với kết quả trồng ở địa phương khác, các giống lúa còn lại có chiều dài bông tương đương với điều kiện trồng địa phương khác. Kết quả này cho thấy chiều dài bông thường do tính di truyền quy định, nhưng cũng bị chi phối bởi điều kiện ngoại cảnh và chế độ canh tác, bảng 3.5 phân tích ANOVA hai yếu tố mùa vụ và giống cũng thể hiện kết quả tương tự. Theo Chang và cộng sự (1965) nghiên cứu về các đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây lúa [46]. Chiều dài bông là chỉ tiêu hình thái liên quan chặt chẽ với năng suất. Thông thường những giống có chiều dài bông lớn cho nhiều hạt hơn những giống lúa có bông ngắn. Ngoài ra số hạt trên bông nhiều hay ít còn phụ thuộc vào độ sít hạt, số gié trên bông [101].

3.1.6. Chiều cao cây


Chiều cao cây đo được ở các giống lúa dao động từ 93-107 cm trong vụ Hè Thu, và từ 94,3-106,7 cm trong vụ Đông Xuân. Theo thang điểm để đánh giá chiều cao cây của IRRI thì giống phổ biến ở địa phương Khang Dân và các giống lúa nghiên cứu đều thuộc nhóm lúa bán lùn (<110 cm) [61]. Kết quả trình bày ở bảng cho thấy có sự sai khác về chiều cao cây giữa các giống lúa nhưng không có sự sai khác giữa vụ mùa. Chiều cao cây lúa từ 90-100 cm được xem là chiều cao khá lý tưởng cho việc chọn các giống lúa năng suất cao, đây là chiều cao cây lúa phù hợp với nhiều vùng trồng lúa ở nước ta vì đặc tính ít đổ ngã khi thời tiết không thuận lợi [9], [34]. Chiu cao cây cuối cùng là chỉ tiêu hình thái liên quan đến độ cứng của cây và khả năng chống đỡ của cây, cây càng thấp khả năng chống đỡ càng cao và ngược lại [34].

3.1.7. Hàm lượng diệp lục và cường độ quang hợp


Kết quả phân tích hàm lượng diệp lục và cường độ quang hợp ở giai đoạn đẻ nhánh trong các mẫu lá lúa trình bày ở bảng 3.3.

Kết quả xác định hàm lượng diệp lục của các giống lúa cho thấy hàm lượng diệp lục a sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các giống lúa (từ 3,5-5,1 mg/g), đồng thời yếu tố mùa vụ cũng ảnh hưởng đến hàm lượng diệp lục a của mỗi giống lúa. Hàm lượng diệp lục a cao cho thấy cho thấy cây lúa thuộc nhóm cây C3 có nhu cầu ánh sáng cao cho quá trình quang hợp [103]. Hàm lượng diệp lục a đóng vai trò trung tâm phản ứng trong hệ thống quang hóa I và hệ thống quang hóa II của quá trình quang hợp, vì vậy với kết quả nghiên cứu này chúng tôi cho rằng yếu tố giống và mùa vụ ảnh hưởng đến hàm lượng diệp lục a, từ đó ảnh hưởng đến cường độ quang hợp và năng suất của các giống lúa nghiên cứu .

Hàm lượng diệp lục b không ghi nhận sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các giống và mỗi giống ở hai mùa vụ. Tỷ lệ diệp lục a/b cũng không khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các giống và mỗi giống ở hai mùa.

Cường độ quang hợp được đánh giá thông qua đánh giá hàm lượng carbon tích lũy được trên 1 dm2 lá trong 1 giờ. Kết quả được ghi nhận như sau, trong vụ Hè Thu giống lúa Sài Đường Kiến An có hàm lượng carbon tích lũy cao nhất (30,4 mgC/dm2/h), thấp nhất là giống Khang Dân (24,9 mgC/dm2/h).



Bảng 3.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống lúa

Giống

Tỷ lệ nảy mầm (%)

Số nhánh

Diện tích lá đòng (cm2)

Chiều cao cây (cm)

Chiều dài bông (cm)

HT

ĐX

HT

ĐX

HT

ĐX

HT

ĐX

HT

ĐX

KD

97,7±0,6

99,3±1,2

8,0±1,0

8,4AB±0,4

30,9A±4,6

29,7A±4,0

103,7A±7,4

104,3A±0,6

21,8A±0,3

22,2AB±0,4

L1

96,3±1,2

97,0±1,0

7,0±1,0

7,1A±0,2

31,2A±6,4

29,7A±1,9

93,0B±2,6

94,3B±1,2

24,3BC±0,4

23,3BC±0,8

L3

95,7±0,6

97,3±1,5

8,0±1,0

9,0B±1,0

31,4A±4,0

30,7A±0,6

95,3B±1,2

95,7BC±0,6

21,9A±0,2

21,5A±0,7

L25

97,0±1,0

97,7±1,5

6,3±0,6

7,0A±0,5

28,8A±2,7

29,5A±1,2

96,3B±1,5

96,7C±0,6

23,9B±0,3

21,8A±0,3

L27

96,7±2,1

97,7±1,5

7,7±0,6

7,4A±0,5

20,2B±2,3

19,9B±1,4

107,0A±1,0

106,7D±0,6

24,9C±0,5

24,3C±0,2

Bảng 3.3. Hàm lượng diệp lục và cường độ quang hợp của các giống lúa




Giống

Cường độ quang

hợp (mgC/dm2/h)



Diệp lục a

(mg/g)


Diệp lục b

(mg/g)


Diệp lục a/b


HT

ĐX

HT

ĐX

HT

ĐX

HT

ĐX

KD

24,9A±0,7

25,1±0,8

5,1Aa±0,1

5,7Ab±0,0

1,6±0,1

1,9±0,3

3,3±0,3

3,0±0,6

L1

27,2B±0,8

26,1±1,2

4,1Ba±0,1

5,0ABb±0,4

1,6±0,3

1,6±0,2

2,6±0,5

3,1±0,4

L3

25,4AB±0,8

25,7±1,0

3,9B±0,1

4,5B±0,7

1,7±0,3

1,8±0,3

2,3±0,3

2,6±0,8

L25

30,4C±0,9

28,5±2,2

3,5C±0,1

4,3B±0,5

1,5±0,1

1,6±0,3

2,3±0,3

2,8±1,0

L27

26,7AB±0,2

26,5±0,7

4,1Ba±0,1

3,9Bb±0,0

1,6±0,2

1,6±0,3

2,7±0,3

2,5±0,5





tải về 1.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương