MỞ ĐẦu tính CẤP thiẾt cỦa đỀ tài


Phân tích mối liên quan giữa năng suất và các chỉ tiêu nông sinh học



tải về 1.99 Mb.
trang13/21
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích1.99 Mb.
#38490
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   21

3.2.2. Phân tích mối liên quan giữa năng suất và các chỉ tiêu nông sinh học


Chúng tôi thực hiện phân tích mô hình hồi quy tuyến tính của các yếu tố sinh học liên quan đến năng suất lúa. Như phân tích ở trên các yếu tố sinh học trong nghiên cứu này như là: diện tích lá, cường độ quang hợp, hàm lượng diệp lục a, hàm lượng diệp lục b, hành lượng diệp lục a/b, diện tích lá đòng, chiều dài của bông, số bông/cây, số lượng bông/m2, số hạt/bông được cho là liên quan trực tiếp đến năng suất lúa. Kết quả phân tích tuyến tính đa biến cho thấy các yếu tố này quyết định 38% nhưng lại không có ý nghĩa thống kê vì P > 0.05. Do đó, để tìm hiểu trong tất cả các yếu tố sinh học thì yếu tố nào quyết định nhất đến năng suất, chúng tôi tiến hành xây dựng mô hình tối ưu liên quan đến năng suất lúa bằng phần mềm R.

Kết quả chúng tôi đã tìm được các mô hình tối ưu như trình bày ở bảng 3.6, tuy nhiên dựa vào mối quan hệ tối ưu (AIC) chúng tôi chọn mô hình có chỉ số AIC thấp nhất vì chỉ số AIC thấp này phản ảnh mô hình tối ưu nhất. Mô hình tối ưu chúng tôi đề xuất trong nghiên cứu này là:



Năng suất lúa = 47,77 + 1,63 * diệp lục a/b – 0,45 * diện tích lá đòng + 0,08 * số hạt/bông

Dựa vào kết quả phân tích cho thấy các yếu tố sinh học như tỷ lệ diệp lục a/b, diện tích lá đòng và số hạt của bông lúa ảnh hưởng đến 27% năng suất lúa ở mức ý nghĩa P = 0,03.



Bảng 3.6. Mô hình các yếu tố sinh học ảnh hưởng đến năng suất

Stt

Mô hình

AIC-Mối quan hệ tối ưu

1

Năng suất ~ Diện tích lá + cường độ quang hợp + diệp lục la + diệp lục b + diệp lục a/b + diện tích lá đòng + số nhánh + dài bông + bông/cây + bông/m2 + số hạt/bông

71,54

2

Năng suất ~ Diện tích lá + cường độ quang hợp + diệp lục la + diệp lục a/b + diện tích lá đòng + số nhánh + dài bông + bông/cây + bông/m2 + số hạt/bông

69,91

3

Năng suất ~ diện tích lá + cường độ quang hợp + diệp lục a/b + diện tích lá đòng + số nhánh + dài bông + bông/cây + bông/m2 + số hạt/bông

67,74

4

Năng suất ~ diện tích lá + cường độ quang hợp + diệp lục a/b + diện tích lá đòng + dài bông + bông/cây + bông/m2 + số hạt/bông

66,26

5

Năng suất ~ cường độ quang hợp + diệp lục a/b + diện tích lá đòng + dài bông + bông/cây + bông/m2 + số hạt/bông

65,04

6

Năng suất ~ cường độ quang hợp + diệp lục a/b + diện tích lá đòng + bông/cây + bông/m2 + số hạt/bông

64,60

7

Năng suất ~ diệp lục a/b + diện tích lá đòng + bông/cây + bông/m2 + số hạt/bông

63,40

8

Năng suất ~ diệp lục a/b + diện tích lá đòng + bông/cây + số hạt/bông

61,72

9

Năng suất ~ diệp lục a/b + diện tích lá đòng + số hạt/bông

Hệ số:


(Intercept) Chlab.HT Area-flagleaf Grain/spikelet

47,77 1,63 -0,45 0,08

R2 = 0,27

P-value = 0,03

Mô hình tối ưu:

Năng suất = 47,77 + 1,63 * diệp lục a/b – 0,45 * diện tích lá đòng + 0,08 * số hạt/bông


60,59

3.3. Chất lưng ht go ca các ging lúa

3.3.1. Hàm lượng protein


Kết quả nghiên cứu trình bày ở bảng 3.7, tvụ Hè Thu hàm lượng protein đo được có giá trị sai khác nhau giữa các giống lúa dao động từ 7,9-10,6%, trong đó giống lúa BG 367-2 có hàm lượng protein cao nhất 10,6%, giống Khang Dân có hàm lượng protein thấp nhất 7,9%. Vụ Đông Xuân hàm lượng protein thay đổi từ 7,8-10,6%, giống lúa BG 367-2 vẫn là giống hàm lượng protein cao nhất, các giống lúa nghiên cứu đều có hàm lượng protein cao hơn so với giống Khang Dân. Theo một số nghiên cứu trước đây thì hàm lượng protein chiếm hơn 8% khối lượng khô của hạt gạo là thuộc nhóm có chất lượng gạo tốt [6], [24].

Trong số các loại protein từ ngũ cốc, protein từ lúa được đánh giá là chất dễ tiêu hóa, chứa lượng lysine cao (4%). Do vậy, hàm lượng protein (% chất khô) là một chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng dinh dưỡng của lúa gạo. Tỷ lệ này cao hay thấp do yếu tố giống quyết định 40% và khoảng 60% do ảnh hưởng của môi trường và thời gian bảo quản hạt [11]. Kết quả phân tích ANOVA hai yếu tố giống và mùa vụ của chúng tôi được trình bày ở bảng 3.7 cho thấy hàm lượng protein trong mỗi giống lúa được quy định bởi yếu tố di truyền.


3.3.2. Hàm lượng tinh bột


Kết quả xác định hàm lượng tinh bột được trình bày trong bảng 3.7, vụ Hè Thu hàm lượng tinh bột dao động từ 65,7-73,0%, giống Lốc Nước có hàm lượng tinh bột cao nhất 73%. Vụ Đông Xuân hàm lượng tinh bột trong các hạt gạo của các giống nghiên cứu từ 65,5-74,6%, số liệu ghi nhận cao nhất vẫn là giống Lốc Nước và thấp nhất là giống BG 367-2. Các giống lúa còn lại là Khang Dân, IRRI 352, Sài Đường Kiến An chứa hàm lượng tinh bột tương đương. Kết quả phân tích hai yếu tố cũng cho thấy hàm lượng tinh bột trong các giống lúa chịu ảnh hưởng bởi yếu tố giống, không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ (Bảng 3.7).

3.3.3. Hàm lượng amylose


Kết quả xác định hàm lượng amylose trong hạt gạo trình bày ở bảng 3.7, giữa của các giống lúa chúng tôi nhận thấy giá trị đo được có sự dao động khá lớn, vụ Hè Thu khoảng dao động là 2,0-26,8%, cao nhất là giống Khang Dân, thấp nhất là giống IRRI 352. Hàm lượng amylose trong hạt gạo của các giống lúa trồng vụ Đông Xuân từ 2,1-27,0%. Như vậy, qua cả hai vụ mùa giống IRRI 352 thuộc nhóm gạo nếp có hàm lượng amylose thấp nhất, các giống lúa còn lại thuộc nhóm gạo tẻ. Giống BG 367-2, Sài Đường Kiến An và Lốc Nước có hàm lượng amylose dao động trong khoảng 20-25% thuộc nhóm có hàm lượng amylose trung bình, đây cũng là nhóm có hàm lượng amylose được ưa chuộng nhất hiện nay. Giống Khang Dân thuộc nhóm có hàm lượng amylose cao là nhóm cứng cơm. Hàm lượng amylose là chỉ tiêu quyết định chất lượng cơm mềm dẻo hay cứng. Theo tiêu chuẩn của IRRI thì các giống lúa có hàm lượng amylose trong hạt gạo dao động từ 20-25% thường cho cơm ngon, mềm và dẻo, giống lúa có hàm lượng amylose lớn hơn 25% thường cho cơm khô, cứng và rời [61]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Shilpa và cộng sự (2010), các giống lúa Indica trồng ở vùng Goa, Ấn Độ có hàm lượng amylose thay đổi từ 14-24% [91].

Qua kết quả phân tích chúng tôi kết luận hàm lượng amylose thay đổi tùy theo giống (gạo nếp có hàm lượng amylose thấp hơn nhiều so với gạo tẻ) và hàm lượng amylose ở các giống lúa nghiên cứu không phụ thuộc vào yếu tố mùa vụ (Bảng 3.7). Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy ở tất cả các giống lúa nghiên cứu trồng vụ Đông Xuân, hàm lượng amylose thay đổi theo xu hướng cao hơn so với vụ Hè Thu. Nguyên nhân có thể là do nhiệt độ thấp trong quá trình tạo hạt có thể ảnh hưởng làm giảm hàm lượng amylose trong hạt gạo làm cho gạo cứng hơn, điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây của các tác giả Nguyễn Thị Lang 2005 và Ahmed 2008 [17], [33].


3.3.4. Hàm lượng lipid


Kết quả xác định hàm lượng lipid trong các mẫu nghiên cứu vụ Hè Thu dao động từ 1,9-2,1% và vụ Đông Xuân từ 1,9-2,2% (Bảng 3.7). Hầu hết các giống lúa đều có hàm lượng lipid không thay đổi giữa hai mùa vụ. Qua kết quả phân tích hàm lượng lipid ở bảng 3.7 và kết quả phân tích hai yếu tố trình bày ở bảng 3.8, chúng tôi nhận định chỉ tiêu hàm lượng lipid trong các giống lúa nghiên cứu không chịu ảnh hưởng của yếu tố giống cũng như mùa vụ.

3.3.5. Độ trở hồ và độ trải gel


Theo kết quả thực nghiệm của chúng tôi, độ trở hồ của giống Khang Dân thuộc cấp 1 (hạt không bị ảnh hưởng sau khi xử lý với dung dịch kiềm KOH 1,7% ở 30oC trong 23 giờ). Giống lúa IRRI 352 (hạt phồng lên rìa rộng và rõ) có độ trở hồ thuộc cấp 4. BG 367-2, Sài Đường Kiến An và Lốc Nước đều có độ trở hồ cấp 3 (hạt phồng lên rìa hẹp không rõ). Hạt gạo của bốn giống lúa nghiên cứu có độ phân giải do kiềm ở mức 3 và 4 thuộc nhóm có độ trở hồ trung bình. So sánh giữa hai mùa vụ chúng tôi không thấy sự sai khác về độ trở hồ của các giống lúa. Hiện nay nhiều quốc gia trồng lúa ở Châu Á ưa thích loại gạo có độ trở hồ trung bình [11], [17].

Độ trải gel trong mẫu hạt của các giống lúa nghiên cứu được trình bày ở hình 3.4 và bảng 3.7. Độ trải gel có sự sai khác khá lớn ở các giống lúa nghiên cứu ở vụ Hè Thu chiều dài gel đo được từ 28,67-93,6 mm. Giống Khang Dân là giống có độ trải gel thấp nhất 28,67 mm, giống lúa IRRI 352 có chiều dài gel đo được dài nhất 93,6 mm, giống BG 367-2: 43,8 mm, Sài Đường Kiến An: 50,2 mm và Lốc Nước: 42,8 mm. Kết quả xác định độ trải gel của các giống lúa trong Đông Xuân dao động từ 25,3-91,9 mm, thấp nhất là giống Khang Dân 25,3 mm, cao nhất là giống lúa IRRI 352 91,9 mm. Đánh giá chất lượng gạo dựa vào độ chảy của gel theo thang điểm của IRRI 2002 thì giống lúa IRRI 352 thuộc nhóm có chất lượng gạo mềm, giống Khang Dân thuộc nhóm cứng cơm. Bên cạnh đó, các giống còn lại được đánh giá có chất lượng gạo trung bình, Trong các giống có cùng hàm lượng amylose nhưng độ trải gel cao hơn được ưa chuộng hơn. Độ trải gel cứng liên hệ chặt với tính cứng cơm và thường thấy rõ ở những giống có hàm lượng amylose cao [44]. Tài liệu nghiên cứu về sự liên quan giữa các yếu tố này ở nhóm lúa Japonica cho thấy sự khác biệt với giống Indica đó là hàm lượng amylose thấp, độ trở hồ thuộc nhóm cao, độ trải gel thuộc nhóm mềm [11].


Hình 3.4. Chiều dài gel của các giống lúa




tải về 1.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương