MỞ ĐẦu tính CẤP thiẾt cỦa đỀ tài


Năng suất của các giống lúa



tải về 1.99 Mb.
trang11/21
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích1.99 Mb.
#38490
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   21

3.2. Năng sut ca các ging lúa

3.2.1.Các yếu tố hình thành năng suất và năng suất


Kết quả xác định các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.4. Trong cùng mùa vụ thì số bông/m2 của các giống lúa thí nghiệm khác nhau có sự sai khác, vụ Hè Thu số bông/m2 dao động từ 293,0-346,9, vụ Đông Xuân số liệu dao động từ 294,0-361,0 bông/ m2. Trong cả hai mùa vụ giống Sài Đường Kiến An là giống có số bông/m2 thấp nhất và giống Khang Dân có số bông/m2 cao nhất. Các giống lúa Khang Dân, IRRI 352 và BG 367-2 có số bông/m2 sai khác có ý nghĩa thống kê khi so sánh hai vụ mùa, kết quả này chứng tỏ sự thay đổi về đặc điểm khí hậu thời tiết ở vụ Hè Thu và Đông Xuân có ảnh hưởng đến số lượng bông/ m2 ở một số giống lúa.

Kết quả đánh giá số hạt chắc/bông của các giống lúa trong vụ Hè Thu dao động từ 87,2-110,7, số liệu ghi nhận ở vụ Đông Xuân dao động từ 86,4-111,5. Trong nghiên cứu này, số hạt chắc/bông ở giống lúa Sài Đường Kiến An đạt cao nhất ở cả hai mùa vụ, ở vụ Hè Thu giống Khang Dân có số hạt chắc/bông tương đương với giống Sài Đường Kiến An nhưng ở vụ Đông Xuân tỷ lệ hạt chắc giảm so với vụ Hè Thu. Các giống lúa còn lại có số hạt chắc/bông tương đương nhau và không sai khác có ý nghĩa thống kê khi thay đổi mùa vụ. Qua kết quả này chúng tôi có nhận định cùng sinh trưởng phát triển trong điều kiện khí hậu thời tiết giống nhau nhưng số hạt chắc/bông của giống Khang Dân bị ảnh hưởng còn các giống còn lại thì số hạt chắc/bông không thay đổi nhiều. Kết quả này phù hợp với tài liệu nghiên cứu trước đây của Yoshida (1981), thời kỳ quyết định hình thành số hạt chắc/bông bắt đầu từ thời kỳ phân hoá đòng đến cuối thời kỳ vào chắc (từ trước trổ 30 ngày đến sau trổ 15 ngày). Thực tế không phải tất cả những hạt được hình thành đều là hạt chắc mà còn có những hạt lép, số hạt chắc/bông không chỉ bị phụ thuộc vào yếu tố môi trường mà còn bị ảnh hưởng bởi đặc điểm của giống [106].



Kết quả trình bày ở bảng 3.4 cho thấy khối lượng 1.000 hạt chắc dao động từ 20,6-25,5 g. Trong đó giống IRRI 352 có khối lượng hạt cao nhất (25,5 g), các giống còn lại là tương đương nhau. So sánh mỗi giống ở hai mùa vụ chúng tôi thấy chỉ có giống IRRI 352 có khối lượng hạt ảnh hưởng bởi mùa vụ, các giống còn lại không bị ảnh hưởng khi thay đổi mùa vụ.

Kết quả về năng suất của các giống lúa ở bảng 3.4 (tiếp theo) cho thấy ở vụ Hè Thu giống Khang Dân có năng suất lý thuyết cao nhất 79,0 tạ/ha, giống Sài Đường Kiến An có năng suất lý thuyết cao thứ hai 69,2 tạ/ha. Ở vụ Đông Xuân năng suất lý thuyết dao động từ 64,5-71,4 tạ/ha, giống Lốc Nước có năng suất lý thuyết thấp nhất 64,5 tạ/ha, cao nhất là giống Sài Đường Kiến An 71,4 tạ/ha.

Năng suất thực thu các giống lúa nghiên cứu trong vụ Hè Thu đạt từ 56,9-63,8 tạ/ha khối lượng này tương đương so với năng suất giống Khang Dân là giống lúa có năng suất tương đối cao ở địa phương hiện nay. Năng suất thực thu được ở vụ Đông Xuân dao động 55,3-58,7 tạ/ha. Khi so sánh năng suất thực thu của mỗi giống ở hai mùa vụ chúng tôi ghi nhận giống Khang Dân có sự sai khác giữa hai mùa vụ cụ thể vụ Đông Xuân thấp hơn so với vụ Hè Thu, nguyên nhân có thể là do thời tiết khí hậu vụ Đông Xuân bất lợi, có các đợt rét đậm, điều này ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển, dẫn đến ảnh hưởng đến năng suất thực thu các giống lúa. Các giống IRRI 352, BG 367-2, Sài Đường Kiến An và Lốc Nước có năng suất thực thu sai khác không có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu. Tuy nhiên, giống Sài Đường Kiến An có xu hướng năng suất thực thu vụ Đông Xuân cao hơn so với vụ Hè Thu (Hình 3.3), bước đầu chúng tôi nhận định đây có thể là giống chịu rét tốt hơn các giống khác.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.4 và 3.5 cho thấy đa số các chỉ tiêu hình thành năng suất và năng suất lúa không chỉ chịu ảnh hưởng của yếu tố giống mà còn thay đổi tùy thuộc mùa vụ.



So sánh với kết quả khảo nghiệm về năng suất của các giống lúa kháng rầy đang được trồng ở nước ta hiện nay (IR64, OM997, OM1706, OM2031…) [32] cho thấy đa số giống lúa cho năng suất từ 5-8 tấn/ha. Qua đó, chúng tôi nhận thấy các giống lúa chọn làm đối tượng nghiên cứu là những giống có năng suất thực thu khá (năng suất thực thu dao động từ 56,9-63,8 tạ/ha trong vụ Hè Thu và 55,3-58,7 tạ/ha trong vụ Đông Xuân), có thể sử dụng để thực hiện những nghiên cứu tiếp theo về chất lượng và đánh giá khả năng kháng rầy nâu dựa vào kỹ thuật phân tử.

Hình 3.3. Biểu đồ so sánh năng suất thực thu giữa vụ Hè Thu và Đông Xuân






tải về 1.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương