MỞ ĐẦu tính CẤP thiẾt cỦa đỀ tài


Phương pháp đánh giá chất lượng gạo



tải về 1.99 Mb.
trang6/21
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích1.99 Mb.
#38490
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

2.3.3. Phương pháp đánh giá chất lượng gạo


* Xác định hàm lượng protein

Tách chiết protein tổng số từ hạt lúa theo phương pháp của Hirata [96]: cân 10 mg hạt nghiền trong 300 µl đệm đồng nhất mẫu chứa Tris/HCl 60 mM; SDS 0,2 M; Urea 7 M và β-mercaptoethanol 0,2% ; pH 8,0. Sau đó hỗn hợp được ly tâm 15.000 vòng/phút trong 15 phút ở 4oC. Dịch chiết protein sau khi ly tâm được sử dụng để xác định hàm lượng protein tổng số và điện di protein.



Hàm lượng protein tổng số được xác định theo phương pháp Bradford [40], lấy 20 µl dịch nổi bổ sung thêm 980 µl thuốc nhuộm, trộn đều rồi đem đo mật độ quang (OD) ở bước sóng 595 nm. Mẫu trắng là đệm Hirata.

Dựng đường chuẩn theo kit của hãng BioRad với các thang nồng độ 0,25; 0,5; 0,75; 1; 1,25; 1,34 mg/ml.

Phương trình đường chuẩn có dạng: y = 3,258x (r = 0,987).

* Xác định hàm lượng tinh bột

Xác định hàm lượng glucose theo phương pháp của Lindsay (1973) [72], từ hàm lượng glucose tính hàm lượng tinh bột.



Mẫu hạt sau khi sấy khô được nghiền mịn bằng chày và cối sứ. Cân 50 mg mẫu cho vào ống nghiệm. Thêm 10 ml nước cất, lắc mạnh và để trong 45 phút để hòa tan các loại đường. Loại bỏ đường tan trong mẫu bằng ly tâm 10.000 rpm và loại bỏ dịch nổi. Rửa kết tủa bằng nước cất (3 lần). Thủy phân tinh bột thành glucose bằng 5 ml HCl 5% trong 5 giờ ở 95oC. Để nguội đến nhiệt độ phòng, chỉnh pH dung dịch về 5.6-6.0. Chuyển dịch đường sang tube 25 ml. Kết tủa protein bằng (CH3COO)2Pb. Loại bỏ (CH3COO)2Pb bằng Na2HPO4. Định mức dung dịch lên 20 ml.

Dựng đường chuẩn glucose: lấy 1 ml dịch đường + 1 ml DNS 1%. Đun sôi hỗn hợp trong 15 phút. Đo mật độ quang ở bước sóng 570 nm.

Phương trình đường chuẩn có dạng: y = 0,83x (r = 0,998)

Tính toán hàm lượng tinh bột theo công thức:



Hàm lượng tinh bột (%) =

Trong đó: 50 là lượng mẫu đưa vào

0.9 là hệ số chuyển đổi giữa tinh bột và glucose

20 là lượng thể tích dung dịch cuối cùng

* Xác định hàm lượng lipid

Hàm lượng lipid được xác định bằng phương pháp Soxhlet. Chuẩn bị túi bằng giấy lọc để đựng nguyên liệu, túi được sấy khô đến khối lượng không đổi và cân trên cân phân tích. Nguyên liệu được nghiền nhỏ, sấy khô đến khối lượng không đổi, cân 1g cho vào túi giấy, gấp kín mép túi, đặt vào trụ chiết. Lắp trụ chiết vào bình cầu, cho dung môi ether vào trụ chiết đến ngập nguyên liệu. Lắp ống làm lạnh, ngâm nguyên liệu trong dung môi vài giờ. Đặt máy Soxhlet vào nồi cách thủy (nhiệt độ không quá 50oC đối với ether) sao cho số lần dung môi từ trụ chiết xuống bình cầu khoảng 10-15 lần/1 giờ. Thử lipid đã hết thì quá trình chiết kết thúc. Lấy túi nguyên liệu ra khỏi bình chiết, cho bay hơi hết dung môi, sấy khô đến trọng lượng không đổi, cân phân tích [22].



Hàm lượng lipid trong 100 g mẫu nguyên liệu được tính như sau:

Trong đó: a: khối lượng túi mẫu nguyên liệu trước khi chiết

b: khối lượng túi mẫu nguyên liệu sau khi chiết

c: lượng nguyên liệu lấy để phân tích



* Xác định hàm lượng amylose

Hàm lượng amylose được xác định theo phương pháp của Sadavisam và Manikam (1992) [85]. Hạt lúa được bóc vỏ và nghiền mịn trong cối sứ. Cân 10 mg mẫu cho vào ống nhiệm 50 ml, bổ sung thêm 4 ml dimethylsulfoxide 90%. Trộn đều rồi ủ ở 85oC trong 15 phút để hòa tan hết amylose, để nguội ở nhiệt độ phòng. Chỉnh thể tích đến 12,5 ml bằng nước cất 2 lần. Hút 1 ml chuyển qua bình tam giác 250 ml. Bổ sung thêm 40 ml nước cất 2 lần và lắc đều bằng tay. Sau đó bổ sung tiếp 5 ml dung dịch KI+I2 (KI 0,0065M / I2 0,0025M). Lắc đều bằng tay, phát triển màu trong 15 phút ở nhiệt độ phòng. Hút 1 ml đem đo mật độ quang ở bước sóng 600 nm. Mẫu trắng được tiến hành song song nhưng không có hòa tan mẫu.

Xây dựng đường chuẩn amylose: được tiến hành như trên với các thang nồng độ 10%; 20%; 40%; 60%; 80%; 100%.

Phương trình đường chuẩn có dạng: y = 46,3x (r = 0,977).



* Xác định độ bền gel

Độ bền gel được xác định theo phương pháp của Cagampang (1973) [44]. Hạt lúa được bóc vỏ, sau đó được nghiền mịn thành bột trong cối sứ. Cân 100 mg bột cho vào ống nghiệm có kích thước 150 × 13 mm. Bổ sung 0,2 ml ethanol 95% có chứa 0,025% thymol blue, trộn đều mẫu. Bổ sung thêm 2 ml 0,2N KOH, trộn đều mẫu. Ống nghiệm chứa mẫu được đun sôi trong 8 phút sau đó để nguội 5 phút ở nhiệt độ phòng, rồi làm lạnh trong nước đá 20 phút. Đặt ống nghiệm nằm ngang trên mặt bàn cho gel chảy đều. Để gel đông sau 60 phút, tiến hành đo. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Chất lượng gạo được đánh giá dựa vào độ trải của gel theo IRRI: mềm (61-100 mm), trung bình (41-60 mm), cứng (26-40 mm) [61].



* Xác định độ trở hồ

Bảng 2.3. Phân loại gạo dựa vào độ trở hồ



Đặc điểm hạt gạo

Cấp độ trở hồ

Hạt không bị ảnh hưởng

1

Hạt phồng lên

2

Hạt phồng lên rìa hẹp không rõ

3

Hạt phồng lên rìa rộng và rõ

4

Hạt bị tách rời, rìa rộng và rõ

5

Hạt tan và kết với rìa

6

Hạt tan hoàn toàn và hoà lẫn vào nhau

7

Độ trở hồ được xác định theo phương pháp của Little và cộng sự (1958) [73]. Hạt lúa được bóc vỏ, sau đó cho vào mỗi đĩa petri nhựa 10 hạt. Bổ sung 10 ml KOH 1,7%, rồi dàn đều các hạt lúa trên bề mặt đĩa. Ủ ở nhiệt độ phòng trong 23 giờ. Phân tích mẫu bằng mắt thường. Độ trải của hồ gồm 7 cấp tương ứng với đặc điểm của hạt gạo (Bảng 2.3) [61].



* Xác định hình dạng hạt và độ bạc bụng

+ Xác định hình dạng hạt

Dùng thước kẹp đo chiều dài, rộng của hạt gạo. Hình thái, kích thước và sự phân cấp hạt gạo dựa vào bảng phân loại ở bảng 2.4 [61].



+ Xác định độ bạc bụng

Độ bạc bụng được quan sát bằng mắt thường. Mức độ bạc bụng của hạt gạo được chia như sau: Cấp 0: không bạc bụng; Cấp 1: vùng bạc bụng ít hơn 10% ở trong hạt gạo; Cấp 5: diện tích bạc bụng trung bình 11-20%; Cấp 9: diện tích bạc bụng hơn 20% [61].

Bảng 2.4. Phân loại chiều dài và hình dạng hạt gạo


Kích thước

Chiều dài (cm)

Cấp độ

Hình dạng

Tỉ lệ dài/rộng

Cấp độ

Rất dài

Dài


Trung bình

Ngắn


>7,5

6,61-7,5


5,51-6,60

5,50


1

3

5



7

Thon

Trung bình

Hơi tròn

Tròn


>3,0

2,1-3,0


1,1-2,0

<1,1

1

3

5



7

2.3.4. Phương pháp đánh giá tính kháng rầy nâu


* Thu thập rầy nâu

Rầy nâu được thu thập từ ruộng lúa hợp tác xã An Đông-Huế và các vùng phụ cận bằng dụng cụ hút rầy. Sau đó nuôi rầy trong các lồng với thức ăn là giống lúa Hương thơm 1 qua 3-5 thế hệ để tạo quần thể ổn định [13].

* Đánh giá trong nhà lưới

Tính kháng của các giống lúa nghiên cứu được đánh giá theo từng giống riêng lẻ trong ống nghiệm (không có sự lựa chọn thức ăn/non-choice test) và chung cho tất cả các giống trong khay mạ (có sự lựa chọn thức ăn/choice test) theo phương pháp của Tanaka năm 2000 [94]:

- Phương pháp trong ống nghiệm: gieo các giống lúa trên khay, khi cây mạ được 2 lá (khoảng 7 ngày tuổi) nhổ cây mạ ra khỏi khay, dùng giấy thấm nước quấn dưới gốc. Sau đó, đặt riêng lẽ cây mạ vào ống nghiệm (3 × 20 cm), để qua 1 đêm. Dùng ống hút thả 3 rầy non tuổi 2 vào một ống nghiệm. Đầu ống nghiệm được bọc bằng vải mỏng. Thí nghiệm được nhắc lại 30 lần.

- Phương pháp hộp mạ: gieo tất cả các giống lúa cần đánh giá vào chung một khay lớn (60 cm × 40 cm × 5 cm). Mỗi giống được gieo 10 cây thành một hàng theo chiều rộng của khay. Đặt khay vào lồng nuôi rầy, giữ nước đủ ẩm cho cây lúa. Bảy ngày sau khi gieo, thả rầy nâu tuổi 2 (3 con/cây) vào trong khay.

Kết quả đánh giá chỉ tiêu cấp gây hại và mức độ kháng của các giống lúa đối với quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế căn cứ vào bảng phân cấp hại theo triệu chứng và phân cấp mức độ kháng ở bảng 2.3 theo IRRI, 2002 [61]. Giống chuẩn nhiễm sử dụng trong thí nghiệm này là giống Taichung Native 1 (TN1) do Khoa Nông học, trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế cung cấp.

Bảng 2.5. Bảng phân cấp hại, triệu chứng của cây mạ và mức độ kháng

rầy nâu trong nhà lưới


Cấp hại

Tỷ lệ chết và triệu chứng cây mạ

Cấp hại

Mức độ kháng

0

≥ 70% rầy chết, cây mạ khỏe

Cấp 0 – cấp 3

Kháng

1

≤ 70% rầy chết, cây mạ khỏe

Cấp 3,1 – cấp 4,5

Kháng vừa

3

Cây mạ bị biến vàng (≤ 50%)

Cấp 4,6 – cấp 5,5

Nhiễm vừa

5

Hầu hết cây bị biến vàng (> 50%)

Cấp 5,6 – cấp 7,0

Nhiễm

7

Cây mạ đang héo

Cấp 7,1 – 9,0

Nhiễm nặng

9

Cây mạ chết







* Đánh giá ngoài đồng ruộng

Theo quyết định 82 của Bộ NN&PTNT năm 2006 quy định về mức nhiễm của rầy nâu như sau: mức nhiễm nhẹ từ 750-1.500 con/m2, nhiễm trung bình từ 1.500-3.000 con/m2, nhiễm nặng là > 3.000 con/m2.



Đánh giá tình hình rầy nâu trên ruộng thí nghiệm: Tiến hành đánh giá định kỳ khoảng 7 ngày/lần.

Trên mỗi giống, điều tra 5 điểm (0,2m2/điểm) ngẫu nhiên.


Tổng số rầy nâu điều tra


M
Tổng số đơn vị diện tích (m2)

ật độ con/m2 =


Ghi nhn s xut hin của ry nâu vào 3 giai đon (đẻ nhánh, làm đòng, trổ) đánh giá ry ngoài đồng ruộng, mật độ ry ít nhất phải đạt như sau thì mới đánh giá được cấp hại của rầy nâu: 10 con/bụi ở giai đoạn lúa đẻ nhánh; 25 con/bụi ở giai đoạn làm đòng; 100 con/bụi ở giai đoạn trổ và phơi màu [61].


tải về 1.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương