MỞ ĐẦu tính CẤP thiẾt cỦa đỀ tài


Gen kháng rầy nâu ở cây lúa



tải về 1.99 Mb.
trang4/21
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích1.99 Mb.
#38490
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

1.4.4. Gen kháng rầy nâu ở cây lúa


Gen kháng rầy nâu đã được Pathak và cộng sự phát hiện đầu tiên vào năm 1967 tại Viện Lúa Quốc tế (International Rice Research Institute-IRRI) [69]. Cho đến nay đã có ít nhất 24 gen kháng rầy nâu được xác định. Những gen này có nguồn gốc từ giống lúa trồng hoặc hoang dại [41], [66], [89]. Trong số các gen đã được xác định gen bph1 bph2 được xác định từ năm 1970 [36]. Giống lúa kháng rầy nâu đầu tiên mang gen bhp1 được trồng đại trà ở nhiều quốc gia là IR26. Tuy nhiên, sau 6 năm trồng đại trà giống IR26 trở nên mẫn cảm với rầy nâu do sự xuất hiện của quần thể rầy nâu biotype 2. Các nghiên cứu tiếp theo đã xác định được gen bph2 và giống lúa mang gen kháng rầy nâu bph2 được trồng rộng rãi ở Philippin, Indonesia và Việt Nam. Các giống kháng rầy nâu mang gen bph2 giữ được tính kháng ổn định hơn 10 năm, cho tới năm 1991. Sau đó thì xuất hiện một loại biotype rầy nâu mới, biotype 3, đã phá vỡ tính kháng của gen bph2 [69]. Gen bph3 được xác định là có nguồn gốc từ giống chuẩn Rathu Heenati và gen này phân ly độc lập với gen bhp1. Gen lặn bph4 có nguồn gốc từ giống chuẩn Babawee và phân ly độc lập với gen bph2. Giống lúa IR56 và IR60 được chọn tạo và trồng đại trà ở Philippin vào năm 1982 có mang gen bph3. Giống IR66 mang gen bph4 bắt đầu trồng năm 1987. Các giống IR68, IR70, IR72, IR74 mang gen bph3 được trồng vào năm 1988 có khả năng kháng rầy nâu biotype 3 [66].

Gần đây, nhờ áp dụng kỹ thuật sinh học phân tử đã giúp các nhà khoa học lập được bản đồ gen kháng rầy nâu. Trong số 21 gen kháng rầy nâu, có 18 gen đã xác định được vị trí trên 6 nhiễm sắc thể (NST) khác nhau của cây lúa. Một nhóm các gen như: bph1, bph2, bph9, bph10, bph18, and bph21 nằm trên cánh dài của NST số 12, gen bph12, bph15, bph17, bph20 đều nằm trên cánh ngắn của NST số 4, gen bph11, bph14 nằm trên cánh dài của NST số 3, gen Bph13, bph19 nằm trên cánh ngắn của NST số 3 (Hình 1.2) [41], [66], [88], [102]. Sáu gen (Bph11, bph11, Bph12, bph12, bph13 and bph13-t) có nguồn gốc từ các giống lúa hoang dại. Bên cạnh những gen chính được xác định định vị trên 3 NST trên thì xác định các locus điều khiển tính trạng bằng bảng đồ gen (QTLs) kết hợp với kháng rầy nâu đã phát hiện gen kháng rầy nâu nằm trên 8 NST khác nhau. Hầu hết các giống lúa trồng có nguồn gốc từ IRRI có chứa 1 hoặc 2 gen kháng rầy nâu, trong đó giống lúa IR64 được xác định có chứa nhiều gen kháng rầy nâu mạnh [58].



Hình 1.2. Vị trí của các gen kháng rầy nâu trên bộ NST của cây lúa

(Nguồn Jena, 2010)

Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật marker phân tử trong chọn giống lúa kháng bệnh rầy nâu đang được phát triển. Bên cạnh việc xác định vị trí của các gen kháng rầy nâu khác nhau trên qua bảng đồ gen thì việc xác định từng gen cũng đã được tiến hành bằng các kỹ thuật sinh học phân tử khác nhau. Sharma và cộng sự (2004) đã thiết kế các chỉ thị STS (sequence tagged sites) dựa trên chỉ thị AFLP (amplified fragment length polymorphism) nhằm xác định gen Bph1bph2 [90], [89]. Kim và cộng sự (2005) đã sử dụng RAPD-OPE18 được chuyển đổi thành chỉ thị STS BpE18-3 liên kết với gen kháng rầy nâu Bph1 nằm trên NST số 12, khoảng cách di truyền là 3.9 cM [67].

Jairin và cộng sự (2007a, 2007b) đã sử dụng các dòng con lai của 3 cặp bố mẹ: PTB33 × RD6, Rathu Heenati × KDML105 và IR71033-121-15 × KDML105, để nghiên cứu xác định gen kháng rầy nâu. Nhóm tác giả đã phát hiện được gen Bph3 theo trên cánh ngắn của NST số 6, gen Bph3 liên kết chặt với 2 chỉ thị SSR là RM586 và RM589 với khoảng cách di truyền lần lượt là 1,4 và 0,9 cM. Nhóm tác giả tiếp tục nghiên cứu và xác định được gen bph4 có gần vị trí trên cùng NST với gen Bph3, giữa 2 marker RM586 và RM589 [63], [64].

Du và cộng sự (2009) đã sử dụng kỹ thuật “map-based cloning” phân lập được được gen bph14 kháng rầy nâu. Độ dài đầy đủ của gen này là 9921 bp gồm 1 intron và 2 exon, độ dài của vùng cds (coding DNA sequence) là 3972 bp mã hóa 1323 amino acid, protein do gen bph14 mã hóa thuộc nhóm protein NB-LRR (Nucleotide Binding - Leucine Rich Repeat), đây là loại protein được mã hóa bởi một số gen kháng với một số loại sâu bệnh ở thực vật. Gen bph14 tạo dòng thành công tạo tiền đề cho việc nghiên cứu tạo dòng những gen kháng rầy nâu quan trọng khác. Đồng thời kết quả của việc giải trình tự gen bph14 cũng rất hữu ích cho việc nghiên cứu sâu hơn về cơ chế kháng rầy nâu ở cây lúa [49].

Qiu và cộng sự (2012) nghiên cứu về hai giống lúa có mang gen kháng rầy nâu Q660 và Q327, là nguồn nguyên liệu cho lai tạo phát triển các giống lúa kháng rầy nâu [83]. Myint và cộng sự (2012) đã xác định được 2 gen kháng rầy nâu bph25 bph26 trong giống lúa ADR52 được trồng ở Ấn Độ [78]. Hai gen kháng rầy nâu bph27 bph27(t) cho thấy 2 gen này định vị trên nhiễm sắc thể số 4 [54], [60]. Một số công trình nghiên cứu khác về các gen kháng rầy nâu đã được công bố gần đây như gen bph7, bph28(t), Qbph3, Qbph4... [58], [102], [105].




tải về 1.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương