Luận văn thạc sĩ Sinh học Hoàng Đăng Hiếu


Xác định và phân tích trình tự nucleotide của các đoạn DNA chỉ thị



tải về 477.37 Kb.
trang9/10
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích477.37 Kb.
#28448
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

3.5. Xác định và phân tích trình tự nucleotide của các đoạn DNA chỉ thị


Các đoạn DNA sau khi được tách dòng thành công sẽ được gửi đọc trình tự tại công ty Macrogen (Công ty tham gia vào dự án giải trình tự bộ gen người). Trình tự được xác định trên máy đọc trình tự tự động theo nguyên lý của Sanger. Sau khi xử lý trình tự bằng phần mềm Bioedit và đối chiếu với những thông tin trên ngân hàng GenBank, chúng tôi đã tiến hành phân tích kết quả với cả 4 mồi nghiên cứu kết quả thu được như sau :

3.5.1. Kết quả xác định và phân tích trình tự gen trn-psbA





Bảng 3.2. So sánh trình tự vùng trnH-psbA intergenic lục lạp


Trình tự đoạn gen phân tích được có kích thước 440 bp đúng so với kích thước dự đoán là 450 bp trong đó có một số những sai khác ở các vị trí của 18 mẫu dó bầu nghiên cứu tuy nhiên những sai khác này là chưa đủ để xác định phân loại giữa các mẫu nghiên cứu. Phân tích trình tự đoạn gen trnH-psbA cho thấy độ tương đồng khi so sánh 18 mẫu Dó bầu nghiên cứu và trình tự A.sinensis đã được đăng trên ngân hàng GenBank có độ tương đồng rất cao (99,1-100%). Điều này cho thấy hệ gen lục lạp ở dó bầu có tính bảo thủ rất cao giữa các cá thể ở các khu vực cách xa nhau về mặt địa lý (Hà Tĩnh, Phú Quốc, Lào). Hơn nữa, theo bản chất của hệ gen lục lạp thì đây là hệ gen rất ít có những biến động giữa các cá thể thuộc các loài gần nhau.


3.5.2. Kết quả xác định và phân tích trình tự gen rpoB





Bảng 3.3. So sánh trình tự vùng gen lục lạp rpoB


Trình tự đoạn gen phân tích được có kích thước 510 bp trong đó có một số vị trí sai khác giữa 18 mẫu nghiên cứu, tuy nhiên những sai khác này là những sai khác điểm nhỏ lẻ có thể bắt nguồn từ sự sai khác trong quá trình PCR vì emzym Taq polymerase không có hoạt tính sửa chữa trong quá trình PCR. Phân tích trình tự đoạn gen rpoB cho thấy độ tương đồng khi so sánh 18 mẫu dó bầu nghiên cứu và trình tự A.sinensis đã được đăng trên ngân hàng GenBank có độ tương đồng rất cao (99,0 - 100%). Điều này càng khẳng định tính bảo thủ của hệ gen lục lạp ở thực vật.


3.5.3. Kết quả xác định và phân tích trình tự vùng gen lục lạp rbcL






Bảng 3.4. So sánh trình tự vùng gen lục lạp rbcL



Đoạn gen phân tích được có kích thước 734 bp phù hợp với kích thước ban đầu, trong kết quả phân tích trình tự thấy xuất hiện những vị trí sai khác của 18 mẫu dó bầu nghiên cứu đặc biệt ở vị trí 43 có sự thay đổi nucleotit A bằng G của với 6 mẫu Dó bầu nghiên cứu là AL2, AL6, AL8, M1, Qx, PQ64 so với 12 loài dó bầu còn lại. Đây là hai nhóm có xuất xứ cách xa nhau về mặt địa lý, các mẫu AL2, AL6, AL8, M1, Qx, PQ64 có xuất xứ từ Lào và Phú Quốc, các mẫu còn lại có xuất xứ từ Hà Tĩnh. Đây có thể coi là một dấu hiệu để bước đầu phân biệt 18 cá thể dó bầu mà chúng ta nghiên cứu dù hệ số tương đồng của 18 mẫu vẫn rất cao ( 99,0 - 100% ).

Bảng 3.5. Vị trí sai có thể khác dùng để phân loại của đoạn gen vùng rbcL



STT

Tên mẫu

Vị trí sai khác

43

1

AL 02

G

2

AL 06

G

3

AL 08

G

4

G 1

A

5

T 1

A

6

T 2

A

7

T 3

A

8

T 4

A

9

T 6

A

10

T 7

A

11

T 8

A

12

T 9

A

13

T 10

A

14

T 11

A

15

T 14

A

16

PQ64

G

17

Qx

G

18

M1

G


3.5.4. Kết quả xác định và phân tích trình tự gen ITS







Bảng 3.6. So sánh trình tự vùng gen ribosom ITS


Kết quả phân tích trình tự cho thấy gen ITS có kích thước 655 bp, hệ số tương đồng di truyền giữa các mẫu vẫn cao ( 91,1 - 100%) tuy nhiên trong trình tự xác định được xuất hiện nhiều sai khác có giá trị có thể sử dụng để phân loại đặc biệt là ở các vị trí 196, 455, 536, 596 611, 612. Một số sai khác được liệt kê trong bảng 3.3 dưới đây.


Bảng 3.7. Các vị trí sai khác dùng để phân loại của đoạn gen vùng ITS


STT

Tên mẫu

Vị trí dùng để phân loại

113

131

196

217

239

455

536

596

616

617

1

AL 02

C

T

T

C

C

G

A

A

G

T

2

AL 06

C

T

T

C

C

G

A

A

G

T

3

AL 08

C

T

T

C

C

G

A

A

G

T

4

G 1

C

T

T

C

C

G

A

A

G

T

5

T 1

T

T

C

T

T

C

G

G

A

C

6

T 2

C

T

T

C

C

G

G

G

A

C

7

T 3

T

T

C

T

T

C

G

G

A

C

8

T 4

T

C

C

T

T

C

G

G

A

C

9

T 6

C

T

T

C

C

G

A

A

G

T

10

T 7

C

T

T

C

C

G

A

A

G

T

11

T 8

C

T

T

C

C

G

A

A

G

T

12

T 9

C

C

T

C

C

C

A

A

G

T

13

T 10

C

T

T

C

C

G

A

A

G

T

14

T 11

C

T

T

C

C

G

A

A

G

T

15

T 14

T

C

C

T

T

C

G

G

A

C

16

PQ64

C

T

T

C

C

G

A

A

G

T

17

Qx

C

T

T

C

C

G

A

A

G

T

18

M1

C

T

T

C

C

G

A

A

G

T

Với những sai khác ở những vị trí trên đã bổ xung thêm cơ sở để xác định phân loại 18 mẫu dó bầu nghiên cứu.


Hình 3.12. Cây phân loại giữa trên kết quả mồi ITS

Nhìn trên cây phân loại ta nhận thấy 18 mẫu dó bầu nghiên cứu có thể chia thành 2 nhóm lớn, với chỉ số bootstrap 80,5. Nhóm thứ nhât bao gồm các mẫu AL2, AL6, AL8, G1, Qx, PQ64, M1, T6, T7, T8, T9, T10, T11 cùng với A.crassnaA. sinensis, nhóm thứ hai bao gồm các 5 mẫu còn lại. Các mẫu T1, T2, T3, T4, T14 phân thành 1 nhóm phân loại riêng với so với các loài A.crassna, A.sinensis, A.rugosa, A.yunasensis với chỉ số bootstrap 99,9%, có thể kết luận các mẫu này không thuộc 4 loài trên. Ở Việt Nam hiện nay ngoài 4 loài trên còn có 2 loài Dó Bà Nà (A.banacensis) và Dó Mã Lai (A. malacensis), tuy nhiên trình tự hai loại này chưa được nghiên cứu. Nhiều khả năng các mẫu này là một trong hai loài trên. vì vậy cần sử dụng thêm các chỉ thị khác và các mồi barcode khác để có thể có kết luận chính xác hơn. Trình tự đoạn ITS của các mẫu T6, T7, T8, T9, T10, T11, các mẫu M1, QX, PQ64, G1 thu thập tại Phú Quốc và 3 mẫu thu thập ở Lào không có khác biệt tin cậy (25-47%) so với trình tự này của các loài A crassna và A. sinensis.

Từ kết quả phân tích chúng tôi nhận thấy rằng mối tương quan di truyền giữa 18 mẫu dó bầu được nghiên cứu là tương đối cao, Chỉ số tương đồng di truyền khoảng (91,1-100%). Các mẫu dó bầu có mức độ đa dạng di truyền thấp, tính bảo thủ cao điều này đã được chứng minh rõ ràng khi chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số chỉ thị đối với hệ gen lục lạp như trên.




Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 477.37 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương