Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 01/02/2013


Vấn đề nghỉ ngơi và giải trí



tải về 386.84 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích386.84 Kb.
#3715
1   2   3   4

Vấn đề nghỉ ngơi và giải trí.

6.1 Khi đạo thờ Thiên Chúa xuất hiện thì đã có những quy định về ngày nghỉ để con người lấy lại sức, có thời giờ vui chơi, giải trí, thăm nom bạn bè và kể cả con vật cũng được nghỉ việc để dưỡng sức, đây là một khoản luật vô cùng nhân đạo bắt nguồn từ sự kiện "ngày thứ bảy (sau khi Thiên Chúa đã dựng nên muôn loài muôn vật) Thiên Chúa nghỉ ngơi" (St 2,2). Những dân ở ngoài ảnh hưởng của Thánh Kinh thì cứ theo đà tiến triển của xã hội loài người, từ nguyên thủy tới bộ lạc, nông nô, phong kiến, … người giàu có, quyền thế luôn bóc lột sức lao động của những nô lệ và những người làm thuê – súc vật cũng phải làm kiệt sức, chuyện nghỉ ngơi thì chỉ có về đêm khuya khoắt mà thôi.

Các ông chủ được xã hội công nhận quyền tuyệt đối trên nô lệ, họ mua bán nô lệ như một con vật. Họ có cả quyền để sống hay giết chết nữa … làm gì có chuyện dành một thời khắc nghỉ ngơi định kỳ cho nô lệ !

Thế mà ngay từ buổi đầu của loài người, luật nghỉ ngơi đã được ban hành chẳng những cho loài người mà cho cả súc vật nữa ! Lạ lùng chưa ? Chưa có dân tộc nào, nước nào có luật buộc chủ phải cho các con vật làm việc nặng nhọc của mình như kéo xe, chở đồ, kéo cày, bừa … được nghỉ việc một ngày trong tuần ! Chỉ có Chúa là Cha nhân hậu mới có luật này chứ loài người thuở hồng hoang làm sao có được.

6.2 Bản văn Thánh Kinh.


  • Ngày Sabat :

"Ngươi được phép làm việc trong 6 ngày, nhưng đến ngày thứ 7 ngươi phải nghỉ ngơi dù là nhằm mùa trồng trọt hay mùa gặt hái cũng vậy" (Xh 34,21).

"Hãy hiến ngày Sabat (thứ bảy) làm ngày thánh … ai làm việc trong ngày Sabat sẽ bị trục xuất khỏi dân tộc mình. Có 6 ngày để làm việc nhưng ngày thứ 7 là ngày nghỉ, ngày thánh dành cho Chúa, ai làm việc trong ngày Sabat sẽ phải bị xử tử. Dân Israel phải giữ ngày Sabat, tôn trọng ngày ấy cho mọi thế hệ mai sau" (Xh 31,12-18).

Ngày Sabat mọi người, cả súc vật nữa đều được nghỉ việc : "Ngươi hãy làm việc 6 ngày trong tuần, nhưng đến ngày thứ 7 ngươi phải nghỉ ngơi. Như thế để cho bò, lừa của ngươi được nghỉ và cũng để cho nô bộc sinh trong nhà ngươi và người ngoại quốc cũng được nghỉ để dưỡng sức" (Xh 23,12 so với Đnl 5,15).


  • Năm Sabat :

"Nô lệ trong nhà ngươi sẽ phục vụ ngươi 6 năm, năm thứ 7 ngươi phải trả tự do cho nó, còn nó sẽ không phải trả gì cho ngươi" (Xh 21,2).

NHẬN ĐỊNH

  1. Luật nghỉ ngày Sabat là một luật vô cùng nhân đạo, luật bảo vệ sức khỏe và cũng bảo vệ quyền của con người thật bình đẳng : tớ cũng như chủ, người nô lệ cũng như người tự do đều được nghỉ xả hơi 1 ngày trong tuần, ngay cả súc vật cũng được nghỉ nữa.

Cách đây cả hơn 3000 năm mà đã có luật này thì chỉ có dân Israel có mà thôi, mà Israel có luật này là do Chúa ra chỉ thị chứ con người không thể "văn minh" sớm như thế được – Đấy là một sự lạ, một phép mầu.

  1. Ngày Sabat không chỉ là ngày nghỉ thường, nhưng còn là ngày Lễ Thánh dành cho Chúa, lễ hội vui mừng của toàn dân.

Chúa Giêsu tôn trọng ngày Sabat : "Chúa Giêsu trở về Nazareth là nơi Người sinh trưởng. Vào ngày Sabat, theo thói quen, Người vào Hội đường và đứng lên đọc sách Thánh" (Lc 4,16).

  1. Từ nguồn gốc ngày Sabat của Thánh Kinh, việc nghỉ ngày Sabat lan ra toàn thế giới. Cho tới nay mọi nước, mọi dân đều nghỉ ngày Chúa nhật. Chúa nhật đã trở thành ngày nghỉ ngơi, dưỡng sức và vui chơi giải trí của cả nhân loại, có sự kiện nào của một tôn giáo mà ảnh hưởng đến toàn nhân loại như vậy không ?

Từ thời Cựu Ước bước sang thời Tân Ước có một sự chuyển đổi : Ngày Sabat chuyển sang ngày Chúa nhật. Sự kiện này do Giáo Hội Công giáo dựa vào biến cố Chúa Giêsu là trọng tâm của Thánh Kinh, là Chúa Tể trời đất, đã sống lại vào ngày "thứ nhất" trong tuần, tức là ngày Chúa nhật – ngày của Chúa : "Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria Mađalêna đi đến mộ thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ, bà liền chạy về gặp ông Simon Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến, bà nói : Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu …

Bà quay lại, thấy Đức Giêsu đứng đó, tưởng là người làm vườn bà nói : "Thưa ông, nếu ông đã đem Người đi, thì xin nói cho tôi biết ông để Người ở đâu để tôi sẽ đem Người về". Đức Giêsu gọi bà : "Maria !", bà quay lại nói bằng tiếng Hípri : "Rapbuni – nghĩa là Lạy Thầy", rồi sụp xuống ôm chân Chúa" (Ga 20,11-18).



  1. Vấn đề môi trường.

Tối 28/6/2010, khai mạc hội nghị các thành phố tại Singapore : "Ấn tượng với chuyện bảo vệ môi trường", phát biểu trong phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh các thành phố trên thế giới (WCS) lần 2 và Tuần lễ nước ở Singapore, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Teo Chee Han đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của các đô thị và giải pháp đô thị trong tương lai.

Bên lề hội nghị, Chủ tịch UBND Tp.HCM Lê Hoàng Quân chia sẻ : "Chúng tôi đặc biệt ấn tượng với ý thức của người dân Singapore về vấn đề môi trường. Việc tổ chức những sự kiện tầm cỡ thế giới như thế này cũng cho thấy vấn đề không phải là quốc gia lớn hay nhỏ, mà là tư duy và uy tín" (Hải Minh, báo Tuổi Trẻ ngày 30/6/2010).

Ngày nay, vấn đề môi trường là chuyện bức xúc : nào là nạn phá rừng bừa bãi mà không biết tái tạo, nào là vấn đề khai thác kiệt sức đất đai : cấy 1 năm 3 vụ, lại tranh thủ trồng mầu xen canh.

[Dọc tuyến đường Trường Sơn Đông, đoạn qua xã Đưng K'Nớ, H. Lạc Dương (Lâm Đồng), nhiều cánh rừng đang bị đốn hạ (ảnh) ; có những khu rừng đang được thay thế bằng cây cà phê] (Báo TN 23/9/12).

Tôm cá thì khai thác tới con mới đẻ ra cũng không chừa lại, nổ mìn, chích điện, cá chết hàng loạt – rồi phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ ngấm xuống đất, chảy vào ao, hồ, sông ngòi hủy diệt môi trường sống của muôn loài thủy sản. Chuyện bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề sống còn của con người và vạn vật ở khắp nơi trên thế giới.

Không ai có thể tưởng tượng được cách nay mấy nghìn năm, đã có một dân tộc biết bảo vệ môi trường bằng luật pháp hẳn hoi. Đây là một điều lạ, nếu không do Chúa thì ai có thể nghĩ ra được ?

Bằng chứng Thánh Kinh :


  • Năm Sabat :

"Trong 6 năm ngươi hãy trồng trọt và gặt hái trong đất ruộng ngươi, nhưng đến năm thứ 7 đừng cày bừa hay trồng trọt gì cả. Nếu trong năm ấy đất hoang sinh hoa lợi thì hãy để cho người nghèo dùng, còn lại thì cho muông thú ăn. Còn về vườn nho, vườn cây ô liu cũng vậy" (Xh 23,10-12).

  • Năm Toàn xá :

"Sau bảy lần bảy năm là 49 năm, … các ngươi sẽ công bố năm thứ 50 là Năm Thánh, Năm Toàn Xá (mọi tài sản mua bán, vay nợ … sẽ trở về với chủ cũ). Năm Toàn Xá các ngươi không được gieo, không được gặt lúa tự nhiên mọc, không được hái nho trong vườn, không cắt tỉa …" (Lv 25,8-13).

NHẬN ĐỊNH

Hưu canh một năm là một điều thuận lợi cho đất đai, cho muông chim, cầm thú, cho côn trùng … nhưng đối với con người làm sao không gặp khó khăn về lương thực, về cuộc sống. Chính dân Chúa cũng lo sợ điều đó. Tác giả sách Lêvi đã viết : "Có lẽ các ngươi sẽ nói : Năm thứ 7 chúng tôi sẽ ăn gì nếu chúng tôi không gieo vãi và không thu hoa lợi ? – Ta sẽ truyền cho phúc lành của Ta đến với các ngươi vào năm thứ sáu và phúc lành sẽ sinh hoa lợi cho đủ 3 năm. Năm thứ tám các ngươi sẽ gieo vãi nhưng sẽ lấy hoa lợi cũ mà ăn" (Lv 25,20-23).

Quả là một phép màu. Ngày nay đố nước nào dám thực hành như nước Israel xưa.


  1. Đầy tớ nhân dân.

Chúng ta thật xúc động khi nghe những vị lãnh đạo tối cao của đất nước mình chỉ dạy : "Cán bộ phải là đầy tớ trung thành của nhân dân". Chưa có một vị lãnh đạo cấp cao nào trên thế giới hiện nay dám tuyên bố như vậy.

Đây thật là một lý tưởng cao đẹp tuyệt vời. Người viết nói riêng và thế giới Kitô giáo nói chung còn xúc động hơn nữa khi nghe câu : "Đầy tớ nhân dân" như một tiếng vang, tiếng ngân của một hồi chuông đã gióng lên từ hơn 2000 năm nay vọng về ; Đó chính là lời tuyên bố "sấm sét" của Chúa Giêsu trong Thánh Kinh Tân Ước.

(Sau khi không đáp ứng lời xin của hai anh em Giacôbê và Gioan là được ngồi bên tả và bên hữu Chúa trong Nước Trời) … Thánh Marcô thuật lại rằng : Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Giacôbê và Gioan. Đức Giêsu gọi các ông lại và nói : "Anh em biết : những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân, nhưng giữa anh em thì không được như vậy : ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em ; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người, vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người" (Mc 10,41-45 ; x. Mt 18,1-5 ; Lc 9,46-48 ; Mc 9,30-37).

Chính Chúa Giêsu nêu gương sống thanh bạch, lúc nào cũng yêu thương giúp đỡ mọi người, làm cho mọi người hạnh phúc : "Đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó" (Cv 10,38). Trong Tin Mừng, dân chúng còn ca ngợi Chúa : "Ông ấy làm gì cũng tốt đẹp" và "Chúng tôi chưa từng thấy bao giờ" (Mc 7,37 ; Mt 9,33).



Dạy bằng lời, sống làm gương và cụ thể nhất là trong bữa Tiệc ly trước khi Chúa nộp mình chịu chết, Ngài đã thực hiện một việc mà các môn đệ ngỡ ngàng không hiểu nổi : đó là rửa chân cho các ông, một công việc cụ thể của người đầy tớ đối với chủ mình vào thời đó : "Trong bữa ăn, Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, lấy khăn mà thắt lưng rồi Đức Giêsu đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. Vậy Người đến chỗ ông Simon Phêrô, ông liền thưa với Người : Thưa Thầy ! Thầy mà lại rửa chân cho con sao ?". Giờ phút chia ly nghiêm trọng, Chúa không "biểu diễn" mà muốn dạy các Tông Đồ bài học nhớ đời : Sau khi đã rửa chân cho các môn đệ, Đức Giêsu phán : "Các con gọi Ta là Chúa và là Thầy, điều đó là phải lẽ vì thực sự Ta là vậy, nhưng Chúa và Thầy còn rửa chân cho các con, thì đến lượt các con cũng phải rửa chân cho nhau" (Ga 13,1-12).
NHẬN ĐỊNH

    • Ở Đông cũng như Tây phương, giữa thời đại "cực kỳ phong kiến" như thời đại Chúa Giêsu, thì ai làm vua, làm lãnh chúa, làm quan lớn … đều tự cho mình quyền hành tuyệt đối trên dân. Philatô mới chỉ là toàn quyền xứ Palestin mà đã "phán" với Chúa Giêsu một câu "xanh rờn" : "Ông không biết rằng ta có quyền tha ông và cũng có quyền đóng đinh ông trên thập giá sao ?" Chúa Giêsu trả lời : "Nếu từ trên chẳng ban cho ông, thì ông chẳng có quyền gì trên tôi" (Ga 19,10).

    • Tại một nước đông dân nhất thế giới hiện nay, với nền văn hóa, văn minh xa xưa không thua kém nền văn hóa Ai Cập và Babylon, đó là nước Trung Hoa vĩ đại, thì tư tưởng "trị quốc" được đưa lên hàng đầu – vua được tôn vinh là thiên tử, thay Trời trị dân, con dân là của vua, lãnh thổ là của vua, mọi sự là của vua, vua để ai sống thì sống, bắt ai chết thì phải chết, vua là "Dân chi phụ mẫu". Trong đạo lý Nho giáo, "Tam cang" đứng hàng đầu, trong Tam cang, vua tôi chiếm vị trí nhất : "Quân, Sư, Phụ". Ta bị Tầu cai trị 1000 năm, ảnh hưởng văn hóa Tầu vẫn còn không ít nơi xã hội ta, thí dụ xu hướng "trọng nam khinh nữ", tính "gia trưởng", tình trạng "bạo hành gia đình", … Thế mà cách nay hơn 2000 năm, lý tưởng lãnh đạo là phục vụ, quyền hành được ban không để cai trị, mà để hướng dẫn, giúp dỡ mọi người đạt tới một cuộc sống an vui, hạnh phúc. Ai nghĩ sao thì nghĩ chứ người viết tin đây là một cuộc cách mạng tư tưởng vĩ đại, và hơn nữa, một phép mầu.

  1. Trách nhiệm cá nhân.

"Có lời Đức Chúa phán với tôi rằng : Sao các ngươi cứ truyền cho nhau câu ngạn ngữ này trong khắp đất Israel : 'Đời cha ăn nho xanh, đời con ê răng'. Ta lấy mạng sống Ta mà thề - sấm ngôn của Đức Chúa là Chúa Thượng, này mạng sống nào cũng thuộc về Ta, mạng sống của cha cũng như mạng sống của con đều thuộc về Ta. Ai phạm tội, kẻ ấy phải chết. Người nào ăn ở công chính chắc chắn sẽ được sống. Nhưng nếu nó sinh ra một đứa con hung dữ, khát máu, phạm trọng tội … hỏi đứa con đó có được sống không ? Không, chắc chắn nó phải chết (cha nó thì không chết). Và này có người sinh ra một đứa con, đứa con thấy các tội lỗi của cha mình, nó đã thấy mà không làm như thế … nó sẽ không chết vì tội của cha nó, chắc chắn nó sẽ sống, còn cha nó vì đã bóc lột người khác, lại cướp giật của người anh em và làm điều không tốt trong đêm nên sẽ phải chết vì tội lỗi của mình. Nhưng các ngươi nói : Tại sao con không mang lấy tội của cha ? Đứa con một khi đã thi hành điều chính trực công minh, đã tuân giữ cùng thi hành mọi quy tắc của Ta, chắc chắn nó sẽ sống. Ai phạm tội, kẻ ấy phải chết. Con không mang lấy tội của cha, cha cũng không mang lấy tội của con. Sự công chính của người công chính ở với người công chính ; còn điều dữ của kẻ gian ác ở với kẻ gian ác" (Ed 18,1-20).

NHẬN ĐỊNH

  1. Cách đây gần 3000 năm mà đã có luật phân định trách nhiệm cá nhân rõ ràng như vậy thì quả là lạ lùng, vì thời đó cả nhân loại đều xử theo kiểu "trách nhiệm tập thể", nhất là giữa những người có liên hệ máu mủ với nhau. Có lẽ các vua chúa muốn nhắm 2 mục tiêu : một là để răn đe cho mọi người khiếp sợ ; hai là để khử trừ mầm mống phản loạn về sau theo kiểu "nhổ cỏ phải nhổ tận rễ" ! Chẳng nói đâu xa, ngay tại Việt Nam dưới thời phong kiến cách nay mấy trăm năm vẫn còn những vụ án "chu di tam tộc", "chu di cửu tộc", cả những người có họ hàng xa với kẻ bị kết tội, muốn sống cũng phải trốn đi nơi khác và thay tên đổi họ may ra mới thoát !

  2. Vụ án Lệ Chi Viên : chuyện xảy ra thời vua Lê Thái Tông (1423-1442), là vị hoàng đế thứ hai của nhà Hậu Lê, ở ngôi từ năm 1433-1442, ông tên thật là Lê Nguyên Long.

Ngày 27/7 năm Nhâm Tuất (1442), nhà vua đi kinh lý miền đông, tới Chí Linh (Hải Dương) xem duyệt binh. Nguyễn Trãi rước vua về nghỉ ở trang trại Lệ Chi Viên (vườn trồng vải), nay là làng Đại Lai, huyện Gia Bình, Phủ Thuận Thành (Bắc Ninh). Ngày 4/8 nhà vua tới nơi, nghỉ ngơi, tháp tùng đức vua có Nguyễn Thị Lộ - người thiếp yêu quý của Nguyễn Trãi, bà đã 40 tuổi nhưng nhan sắc còn mặn mà, lại thêm tài văn chương, thơ phú nên rất được vua yêu quý, lúc nào cũng kề cận hầu vua (lúc này nhà vua mới 20 tuổi). Đêm ấy nhà vua thức suốt đêm đối ẩm với Thị Lộ … tới sáng, bị đột quỵ và băng hà. Các quan đưa xác vua về kinh, đến ngày 6/8 thì tới nơi, triều đình làm lễ phát tang và an táng nhà vua, đồng thời quy cho Thị Lộ tội giết vua. Nguyễn Trãi và gia đình bị chu di tam tộc vào ngày 16/8 năm ấy. Thật oan cho vị lão công thần cả đời trung tín "phò vua giúp nước", cùng với mọi người trong gia tộc. Mãi tới năm Giáp Thân 1464, vua Lê Thánh Tông mới giải oan cho ông, ban tặng tước Tán Trù, bổ dụng một người cháu của dòng họ còn sót lại là Nguyễn anh Vũ.

  1. Vụ án Nguyễn Văn Thành : chuyện xảy ra vào thời vua Gia Long.

Nguyễn Văn Thành (1758-1817), là một vị tướng tài, theo giúp vua Gia Long từ khi còn là thanh niên, nằm gai nếm mật cùng đức vua, lúc bôn ba, đào tẩu khắp miền Tây Nam bộ. Khi vua Gia Long đã toàn thắng nhà Tây Sơn, Nguyễn Văn Thành cũng được vinh thăng.

Năm Tân Dậu 1800 được lãnh ấn : Khâm Sai Chưởng Tiền Quân, Bình Tây Đại Tướng Quân, với tước Quận Công. Năm 1802 được phong Tổng Trấn Bắc Thành (Hà Nội). Năm Canh Ngọ (1810) được triệu về kinh giao chức Tổng Tài trong việc biên soạn bộ Hoàng Việt Luật Lệ.

Năm 1813 được cử ra trấn Đà Nẵng. Năm Ất Hợi 1815, con trai Nguyễn Văn Thành là Nguyễn Văn Thuyên, cũng là phò mã của vua Gia Long thi đỗ Hương Cống, nghe tin tại Thanh Hóa có hai nhà thơ nổi tiếng : Nguyễn Văn Khuê và Nguyễn Đức Nhuận, ông làm một bài thơ để tặng, nội dung gồm những lời tâm giao, bàn luận về văn chương, phong cảnh, … nhưng cuối bài có hai câu :

"Sơn tễ phen này dù gặp gỡ,



Giúp nhau xoay đổi hội cơ này"

Bài thơ không tới tay hai người bạn mà lọt vào tay các quan chức triều đình, được "nâng quan điểm" quy kết tội phản loạn, và được tâu lên vua Gia Long. Nguyễn Văn Thành đã giải thích hết đường, đã năn nỉ "gãy lưỡi" cũng không lay chuyển được án vua ra, ông bị bức tử vào năm Đinh Sửu 1817, còn Nguyễn Văn Thuyên thì bị chém đầu (cha đã chịu chết với con, còn họ hàng có ai phải chết nữa không thì sử sách không ghi).

Mãi tới năm 1868, lật lại vụ án Nguyễn Văn Thuyên, vua Tự Đức chạnh thương vị tướng tài ba và trung tín của cụ nội mình là vua Gia Long, đã giải oan cho ông bằng bút phê : "Nhân vì con có tội mà để lụy cho cha", bằng cách phong chức tước cho con cháu của ông, còn Nguyễn Văn Thành được lên chức Vọng Các Công Thần, tước Quận Công.


  1. Vụ án Cao Bá Quát (1809-1855), quốc sư cuộc nổi dạy chống triều đình ở Mỹ Lương.

Ông người Phú Thi huyện Gia Lâm, Bắc Ninh (nay thuộc Hà Nội), vốn "văn hay chữ tốt", nhưng tính khí khảng khái, chẳng biết sợ ai, nhà vua kia mà ông còn chẳng nể :

"Một chiếc cùm lim chân có đế,



Ba vòng xích sắt bước thì vương"

Năm Tân Mão 1831 đời vua Minh Mệnh, ông dự kỳ thi Hương tại trường thi Hà Nội và đậu Á nguyên, nhưng khi "duyệt quyển" (có khi vì ác cảm), các quan xếp ông hàng cuối cùng trong 20 người đỗ Cử nhân.

Năm Mậu Thìn 1832 ông vào kinh thi Hội không đỗ, và mấy lần sau cũng "trượt vỏ chuối" (có lẽ vì ngông). Năm 1841 ông được tiến cử vào kinh đô Thuận Hóa (Huế) làm Hành Tẩu ở bộ Lễ, tháng 8 năm ấy ông được làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên, thấy một số bài thi hay nhưng có chỗ phạm quy, ông cùng với Phan Nhạ dùng bút thấm muội đèn sửa chữa 24 quyển, việc bại lộ, ông bị quan giám sát trường thi Hồ Trọng Tuấn tra hỏi và báo cáo thượng quan. Triều đình sai bắt ông, ngày 7/9 âm lịch ông bị tống ngục, bị tra khảo bằng roi song. Ngày 17/10 lại bị bộ Lễ tra tấn, lần này ông mê man bất tỉnh – triều đình ghép ông vào tội chết, nhưng đến cuối năm, án dâng lên, vua Thiệu Trị cho ông chỉ là ngông cuồng thôi nên giảm xuống tội "giảo giam hậu", nghĩa là được "giam lại đợi lệnh". Không bao lâu triều đình cần những hàng xa xỉ của ngoại quốc nên cho các quan lại bị cách chức đi theo các đoàn giao dịch với nước ngoài để lập công chuộc tội. Cao Bá Quát được ra khỏi ngục, sau mấy năm bôn ba buôn bán cho triều đình, cuối năm 1844 ông bị sa thải, về sống với vợ con ở Thăng Long. Năm 1847 ông được lệnh triệu vào Huế làm ở Viện Hàn Lâm. Năm 1850 do không được lòng một số quan lớn, ông bị đẩy đi làm giáo thụ ở Quốc Oai (Sơn Tây), trường là 3 gian nhà tranh vách đất tuềnh toàng, "một thầy một cô, một chó cái" – học trò dăm bảy đức "nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi" (Cao Bá Quát).

Khoảng tháng 7/1854, miền Bắc hạn hán, châu chấu phá mùa màng, dân đói khổ. Ông vận động tôn Lê Duy Cự làm minh chủ, ông làm quốc sư dựng cờ nổi dậy chống triều đình ở Mỹ Lương, bị triều đình đánh bại, Cao Bá Quát chết tại trận địa, vua truyền bêu đầu ở Thăng Long, sau đó băm nhỏ vứt xuống sông. Ngoài ra triều đình còn bắt giết hết gia tộc nội ngoại của ông, Cao Bá Đạt – anh của ông lúc đó đang làm quan ở Nông Cống (Thanh Hóa) cũng bị bắt, dọc đường ông đã tự vẫn. (Cao Bá Quát – Con người

và tư tưởng của Nguyễn Tài Thư,

NXB Khoa Học Xã Hội 1980, trang 56)



NHẬN ĐỊNH

Mới cách đây hơn 100 năm, án chu di còn thường xuyên áp dụng như vậy, những năm chiến tranh gần đây hơn nữa, chuyện thủ tiêu địch thù kèm theo cả những người thân của họ cũng chẳng hiếm. Thế mà cách nay hơn 2000 năm, giữa một xã hội "đại phong kiến" ở Trung Đông – Thánh Kinh đã có lời dạy : "Ai phạm tội nấy phải chết : con không mang lấy tội của cha ; cha cũng không mang lấy tội của con" (Ed 18,20). Không biết bạn đọc có cho là một điều lạ không ?



  1. Lời giảng đầu tiên của các Tông Đồ : "Một Đức Giêsu đã chịu đóng đinh trên thập giá và đã sống lại".

Sống lại ư ! Chuyện không tưởng ?

    1. Chính các Tông Đồ, môn đệ của Chúa Giêsu khi nghe về việc sống lại cũng ngơ ngác không hiểu : "Khi Chúa Giêsu báo trước rằng Ngài sẽ bị giết nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại, các môn đệ ngỡ ngàng hỏi nhau : Từ cõi chết sống lại nghĩa là gì ?" (Mc 9,10).

Cho nên nếu không thực sự chứng kiến cuộc tử nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu thì không ai có thể mở miệng nói về sự sống lại được.

Ngày nay nếu có ai ra đường, ra chợ, ra ngã năm ngã sáu nơi đô thị phồn hoa, hay một chỗ đông người ở tỉnh lẻ hoặc ở miền quê hẻo lánh mà loan tin : "Một tử tội tên A mới bị thi hành án, chỉ sau chưa đầy 3 ngày đã sống lại … Ai muốn sống mãi mãi thì hãy tin theo ông ta và nhập bọn với chúng tôi …" – Liệu người đó có thuyết phục được ai không ? Hay người ta bảo anh ta là "gàn, mát", và nếu còn cứ bô bô loan báo như vậy, người ta sẽ tống vào nhà thương điên Biên Hòa.



    1. Ông Phêrô bị người Do Thái phản ứng :

  • Ông Phêrô nói với người Do Thái : "Đức Giêsu đã bị các ông treo trên cây gỗ mà giết đi, nhưng Thiên Chúa của cha ông chúng tôi đã làm cho Người chỗi dậy (sống lại) … Sự kiện đó chúng tôi xin làm chứng cùng với Thánh Thần … Nghe vậy, họ giận điên lên và muốn giết các ông" (Cv 5,30-33).

  • Thánh Phaolô ở Athena (thủ đô Hy Lạp) cũng đã lâm vào hoàn cảnh này. Sách Tông Đồ Công vụ kể : [(Tại Athena) có mấy triết gia thuộc nhóm Khoái Lạc và phái Khắc Kỷ cũng trao đổi với ông Phaolô. Kẻ thì nói : "Con 'vẹt' đó muốn nói gì vậy ?" Người khác lại bảo : "Hình như ông ta rao giảng về những thần xa lạ", vì ông Phaolô loan báo Tin Mừng về Đức Giêsu và về sự sống lại. Họ mời ông đi với họ đến hội đồng Arêôpagô và nói : "Chúng tôi có thể biết thứ đạo lý mới ông dạy là gì không ? Quả ông đem đến cho chúng tôi một điều lạ tai. Vậy chúng tôi muốn biết điều đó là gì ?" …

Đứng giữa Hội đồng Arêôpagô, ông Phaolô nói : "Thưa quý vị người Athêna, tôi thấy rằng, về mọi mặt, quý vị là người sùng đạo hơn ai hết. Thật vậy, khi rảo qua thành phố và nhìn lên những nơi thờ phượng của quý vị, tôi đã thấy có cả một bàn thờ, trên đó khắc chữ : Kính thần vô danh. Vậy Đấng quý vị không biết mà vẫn tôn thờ, thì tôi xin rao giảng cho quý vị :

Thiên Chúa, Đấng tạo thành vũ trụ và muôn loài trong đó, Đấng làm Chúa Tể trời đất, không ngự trong những đền do tay con người làm nên. Người cũng không cần được bàn tay con người phục vụ, như thể Người thiếu thốn cái gì, vì Người ban cho mọi loài sự sống, hơi thở và mọi sự. Từ một người duy nhất, Thiên Chúa đã tạo thành toàn thể nhân loại, để họ ở trên khắp mặt đất ; Người đã vạch ra những thời kỳ nhất định và những ranh giới cho nơi ở của họ. Như vậy là để họ tìm kiếm Thiên Chúa; may ra họ dò dẫm mà tìm thấy Người, tuy rằng thực sự Người không ở xa mỗi người chúng ta. Thật vậy, chính ở nơi Người mà chúng ta sống, cử động, và hiện hữu, như một số thi sĩ của quý vị đã nói : Chúng ta cũng thuộc dòng giống của Người.

Vậy, vì là dòng giống Thiên Chúa, chúng ta không được nghĩ rằng thần linh giống như hình tượng do nghệ thuật và tài trí con người chạm trổ trên vàng, bạc hay đá.

Vậy mà Thiên Chúa nhắm mắt bỏ qua những thời người ta không nhận biết Người. Bây giờ Người truyền cho người ta rằng mọi người ở mọi nơi phải sám hối, vì Người đã ấn định một ngày để xét xử thiên hạ theo công lý, nhờ một người mà Người đã chỉ định. Để bảo đảm điều ấy với mọi người, Thiên Chúa đã làm cho vị này sống lại từ cõi chết".

Vừa nghe nói đến người chết sống lại, kẻ thì nhạo cười, kẻ thì nói : "Để khi khác chúng tôi sẽ nghe ông nói về vấn đề ấy". Thế là ông Phaolô bỏ họ mà đi. Nhưng có mấy người đã theo ông và tin Chúa, trong số đó có ông Điônyxiô, thành viên Hội đồng Arêôpagô và một phụ nữ tên là Đamari cùng những người khác nữa (Cv 17,16-34).


  • Không chỉ thánh Phaolô mà tất cả các Tông Đồ khi loan báo về một đạo mới đều lấy việc Chúa Giêsu chịu nạn chịu chết và sống lại làm nền tảng đạo lý, và mời gọi mọi người chấp nhận, tin theo.

  • Bài giảng đầu tiên của ông Phêrô : "Thưa đồng bào Israel xin nghe những lời sau đây. Đức Giêsu Nadarét, là người đã được Thiên Chúa phái đến với anh em. Và để chứng thực sứ mệnh của Người, Thiên Chúa đã cho Người làm những phép mầu, điềm thiêng và dấu lạ giữa anh em. Chính anh em biết điều đó. Theo kế hoạch Thiên Chúa đã định và biết trước, Đức Giêsu ấy đã bị nộp, và anh em đã dùng bàn tay kẻ dữ đóng đinh Người vào thập giá mà giết đi. Nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại, giải thoát Người khỏi những đau khổ của cái chết. Vì lẽ cái chết không tài nào khống chế được Người mãi. Quả vậy, vua Đavít đã nói về Người rằng : Tôi luôn nhìn thấy Đức Chúa trước mặt tôi, vì Người ở bên hữu, để tôi chẳng nao lòng … Chính Đức Giêsu đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại ; về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chứng. Thiên Chúa Cha đã ra tay uy quyền nâng Người lên, trao cho Người Thánh Thần đã hứa, để Người đổ xuống : đó là điều anh em đang thấy, đang nghe" (Cv 2,22-25 ; 32-33).

    1. Ông Phêrô và ông Gioan ra trước thượng hội đồng :

(Sau khi làm cho một người què từ thuở mới sinh được khỏi ngay tức khắc nhờ Danh Đức Giêsu)

[Hai ông còn đang nói với dân, thì có các tư tế, viên lãnh binh Đền Thờ, và các người thuộc nhóm Xađốc kéo đến. Họ bực tức vì các ông giảng dạy cho dân và dựa vào trường hợp Đức Giêsu mà loan báo kẻ chết sẽ sống lại. Họ bắt hai ông và tống ngục cho đến ngày hôm sau, vì trời đã về chiều. Nhưng trong đám người nghe lời giảng, có nhiều kẻ đã tin theo, chỉ riêng số đàn ông đã lên đến chừng năm ngàn.

Hôm sau, các thủ lãnh Do Thái, các kỳ mục và kinh sư họp nhau tại Giêrusalem. Có cả thượng tế Khanan, các ông Caipha, Gioan, Alêxanđê và mọi người trong dòng tộc thượng tế. Họ cho điệu hai Tông Đồ ra giữa hội đồng và tra hỏi : "Nhờ quyền năng nào hay nhân danh ai mà các ông làm điều ấy ?" Bấy giờ, ông Phêrô được đầy Thánh Thần, liền nói với họ : "Thưa quý vị thủ lãnh trong dân và quý vị kỳ mục, hôm nay chúng tôi bị thẩm vấn về việc lành chúng tôi đã làm cho một người tàn tật, về cách thức người ấy đã được cứu chữa. Vậy xin tất cả quý vị và toàn dân Israel biết cho rằng : nhân danh chính Đức Giêsu Kitô, người Nadarét, Đấng mà quý vị đã đóng đinh vào thập giá, và Thiên Chúa đã làm cho trỗi dậy từ cõi chết, chính nhờ Đấng ấy mà người này được lành mạnh ra đứng trước mặt quý vị. Đấng ấy là tảng đá mà quý vị là thợ xây loại bỏ, chính tảng đá ấy lại trở nên đá tảng góc tường. Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ".

Họ ngạc nhiên khi thấy ông Phêrô và ông Gioan mạnh dạn, và biết rằng hai ông là những người không có chữ nghĩa, lại thuộc giới bình dân. Họ nhận ra hai ông là những người đã từng theo Đức Giêsu ; đồng thời họ lại thấy người đã được chữa lành đứng đó với hai ông, nên họ không biết đối đáp thế nào. Họ mới truyền cho hai ông ra khỏi Thượng Hội Đồng, và bàn tính với nhau. Họ nói : "Ta phải xử làm sao với những người này ? Họ đã làm một dấu lạ rành rành : điều đó hiển nhiên đối với mọi người cư ngụ tại Giêrusalem, và ta không thể chối được. Nhưng để cho việc đó khỏi lan rộng thêm trong dân, ta hãy ngăm đe, nghiêm cấm họ từ nay không được nói đến danh ấy với ai nữa".

Họ cho gọi hai ông vào và tuyệt đối cấm hai ông không được lên tiếng hay giảng dạy về danh Đức Giêsu nữa. Hai ông Phêrô và Gioan đáp lại : "Nghe lời các ông hơn là nghe lời Thiên Chúa, xin hỏi : trước mặt Thiên Chúa, điều ấy có phải lẽ không ? Các ông thử xét xem ! Phần chúng tôi, những gì tai đã nghe, mắt đã thấy, chúng tôi không thể không nói ra". Sau khi ngăm đe lần nữa, họ thả hai ông về, vì không tìm được cách trừng trị hai ông. Lý do là vì họ sợ dân : ai nấy đều tôn vinh Thiên Chúa vì việc đã xảy ra. Thật vậy, người được phép lạ ấy chữa lành đã ngoài bốn mươi tuổi] (Cv 4,1-22)


    1. Ông Phaolô nói về con đường Cứu độ cho người Philípphê : "Vấn đề là được biết chính Đức Kitô, nhất là biết Người quyền năng thế nào nhờ đã phục sinh, cùng được thông phần những đau khổ của Người, nhờ nên đồng hình đồng dạng với Người trong cái chết của Người" (Pl 3,10).

Ông Phaolô đến Thessalônica thảo luận với dân chúng. Dựa vào Thánh Kinh, ông giải thích và xác định rằng Đấng Kitô phải chịu khổ hình và sống lại từ cõi chết. Ông nói : "Đấng Kitô ấy chính là Đức Giêsu mà tôi rao giảng cho anh em" (Cv 17,1-4).

Không chỉ ông Phêrô và ông Phaolô, những vị Tông Đồ cột trụ rao giảng về Đức Giêsu chịu chết và sống lại, các vị khác cũng rao giảng như vậy. Thầy phó tế Stêphanô bị bắt, ông đã nói với cấp lãnh đạo và dân Do Thái : "Cha ông các ngươi đã giết các tiên tri là những người đã tiên báo Đấng Cứu Thế sẽ đến, còn các ông nay trở thành những kẻ phản bội và sát hại Đấng ấy (Chúa Giêsu) … họ giận điên lân, lôi ông ra ngoài ném đá … Ông Stêphanô nói : "Kìa tôi thấy trời mở ra và Con Người (Chúa Giêsu) đứng bên hữu Thiên Chúa". Họ liền kêu lớn tiếng, bịt tai lại và nhất tề xông vào ông và lôi ra ngoài thành mà ném đá" (Cv 7 – 8).



  • "Ông Philípphê xuống một thành miền Samari và rao giảng Đức Giêsu (đã sống, đã chết và sống lại) cho dân ở đó" (Cv 8,4-8).

  • Ông Philípphê rửa tội cho quan thái giám :

[Và bấy giờ đang trên đường về, ngồi trên xe nhà, ông đọc sách ngôn sứ Isaia. Thần Khí nói với ông Philípphê : "Tiến lên, đuổi kịp xe đó". Ông Philípphê chạy lại, nghe thấy ông kia đọc sách ngôn sứ Isaia, thì hỏi : "Ngài có hiểu điều ngài đọc không ?" Ông quan đáp : "Mà làm sao tôi hiểu được, nếu không có người dẫn giải ?" Rồi ông mời ông Philípphê lên ngồi với mình. Đoạn Kinh Thánh ông đang đọc là đoạn này : "Như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, Người chẳng mở miệng kêu ca. Bởi Người bị hạ xuống, nên bản án của Người đã được hủy bỏ. Dòng dõi Người, ai sẽ kể lại, vì cuộc sống của Người trên trần gian đã bị chấm dứt".

Viên thái giám ngỏ lời với ông Philípphê : "Xin ông cho biết : vị ngôn sứ nói thế về ai ? Về chính mình hay về một ai khác ?" Ông Philípphê lên tiếng, và khởi từ đoạn Kinh Thánh ấy mà loan báo Tin Mừng Đức Giêsu (Đức Giêsu chịu chết và sống lại) cho ông.

Dọc đường, các ông tới một chỗ có nước, viên thái giám mới nói : "Sẵn nước đây, có gì ngăn trở tôi chịu phép rửa không ?" Ông Philípphê đáp : "Nếu ngài tin hết lòng, thì được". Viên thái giám thưa : "Tôi tin Đức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa". Ông truyền dừng xe lại. Ông Philípphê và viên thái giám, cả hai cùng xuống chỗ có nước, và ông Philípphê làm phép rửa cho ông quan. Khi hai ông lên khỏi nước, Thần Khí Chúa đem ông Philípphê đi mất, và viên thái giám không còn thấy ông nữa. Nhưng ông tiếp tục cuộc hành trình, lòng đầy hoan hỷ. Còn ông Philípphê thì người ta gặp thấy ở Átđốt. Ông loan báo Tin Mừng cho mọi thành thị ông đi qua, cho tới khi đến Xêdarê] (Cv 8,28-40).

NHẬN ĐỊNH

Thánh Gioan Chrisôtômô đã thay cho cả nhân loại nêu một thắc mắc : Chúa Giêsu khi sống còn không che chở được các môn đệ, chết rồi còn che chở được ai ? Thế mà các ông lại giảng về một Chúa Giêsu đã chết.

(Trích bài giảng của thánh Gioan Kim Khẩu, giám mục, về thư thứ nhất gửi tín hữu Corintô) Cái yếu đui ca Thiên Chúa còn hơn cái mnh m ca loài người :

"Thập giá do những người dốt nát rao truyền đã thuyết phục được nhiều người, đúng hơn, đã thuyết phục được toàn thể địa cầu. Thập giá không bàn về những chuyện tầm thường, nhưng bàn về Thiên Chúa, về đạo thật, về đời sống theo Tin Mừng, cũng như về cuộc phán xét mai sau, đồng thời làm cho mọi người quê mùa thất học thành những người khôn ngoan thông thái. Thế mới hay điều điên dại của Thiên Chúa còn khôn ngoan hơn con người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn mạnh mẽ hơn con người.

Nhưng mạnh mẽ hơn như thế nào ? Thưa, thập giá đã lan tràn khắp địa cầu và đã chinh phục được mọi người. Nhiều người cố tìm cách bôi tên Đấng bị đóng đinh, nhưng kết quả ngược hẳn lại : danh Người lừng lẫy, và ngày càng vang xa, còn những kẻ chống đối Người thì tiêu vong tàn lụi ; những người sống gây chiến chống lại một người chết, nhưng chẳng đi đến đâu hết. Vì thế, khi người Hy Lạp bảo tôi đã chết, thì chính là lúc tỏ ra họ khờ dại hơn cả. Còn tôi, khi bị họ coi là khờ dại thì rõ ràng tôi còn khôn ngoan hơn kẻ khôn ngoan. Khi gọi tôi là kẻ yếu đuối, họ cho thấy chính họ còn yếu đuối hơn. Những điều mà nhờ ơn Thiên Chúa, những kẻ thu thuế, những anh thuyền chài làm được, thì các bậc triết gia, các vị vua chúa, và dám nói là cả thế gian vẫn theo đuổi không biết bao nhiêu chuyện này, ngay việc hình dung ra những điều đó thôi cũng chưa hình dung nổi.

Đó cũng chính là điều thánh Phaolô để tâm suy nghĩ. Người nói : Cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người. Quả vậy, rao giảng là việc của Thiên Chúa, điều ấy cũng hiển nhiên thôi. Làm sao mà mười hai anh đàn ông dốt nát, sống trên ao hồ, sông lạch, hay trong vùng hoang địa lại dám nghĩ đến chuyện toan tính những việc đại sự ấy ? Làm sao những kẻ có lẽ chưa khi nào đặt chân tới một vùng phố thị, chưa khi nào xuất hiện trước công chúng, lại dám tung ra một trận chiến chống lại cả thế gian ? Chính người viết về họ cũng nói rõ là họ nhát đảm, hay sợ sệt. Ông không phủ nhận điều đó, không muốn che giấu khuyết điểm cho họ. Và đây là chứng cứ mạnh mẽ nhất chứng tỏ rằng ông viết sự thật. Vậy ông kể gì về họ ? Ông kể rằng khi Đức Kitô bị bắt, dầu trước đó Người đã làm vô số phép lạ, mấy anh kia cũng trốn hết, còn lại có anh đứng đầu thì lại chối Người.

Vậy, khi Đức Kitô còn sống, họ đã không chịu nổi sức tấn công của người Do Thái, thì khi Đức Kitô đã chết, mà nếu Người không Phục Sinh - nhiều người vẫn nói là đâu có chuyện Người Phục Sinh - nếu Người không nói chi với họ, không ban sức can đảm cho họ, làm sao họ dám tung ra một trận chiến chống lại cả địa cầu rộng lớn đến thế ? Làm gì lúc đó họ lại chẳng bảo nhau : "Chuyện chi lạ vậy ? Ông ấy không cứu nổi chính mình mà lại bảo vệ được chúng ta ư ? Lúc sống, ông ấy không tự giúp gì được cho mình, mà khi chết lại đưa tay trợ giúp chúng ta được ư ? Lúc sống, ông ấy không khuất phục được một dân tộc nào, thì chúng ta sẽ nhờ rao tên ông ấy mà chinh phục được cả thế giới ư ? Nghĩ đến những điều đó mà thôi đã là phi lý lắm rồi, huống chi là thực hiện, làm sao hợp lý được ?".

Chính vì vậy mà nếu họ không thấy Chúa đã sống lại, nếu họ không có bằng chứng rõ ràng về quyền năng của Người, thì họ đã không dám liều đến thế" (Các Bài đọc Kinh Sách tập 4 – CGKPV, trang 583-585).



Ghi chú : Thánh Gioan Kim Khẩu – Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh, sinh năm 349 tại Antiochia, học cao hiểu rộng, sống khắc khổ. Làm Linh mục, đi giảng Tin Mừng khắp các vùng. Năm 397 được chọn làm Giám mục thành Constantinople, người tận tụy chấn chỉnh phong hóa trong Giáo Hội và xã hội. Vì bênh vực Tin Mừng và người nghèo trước cảnh xa hoa và vô tâm của những người giàu, người bị hoàng đế ghét, bắt đi đày và chết ở Comana Ponto ngày 14/9/407.

  1. Каталог: tulieu -> nam2013
    nam2013 -> Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 08/07/2013
    nam2013 -> -
    tulieu -> BÁo cáo về hoạT ĐỘng của bộ TƯ pháp trong ba tháng đẦu năM 1948 ĐẠi hội nghị TƯ pháp toàn quốc lần thứ nhất các cuộC Đi kinh lý
    tulieu -> CÁc trậN ĐỘng đẤt từ NĂM 1500 ĐẾn năM 2005
    tulieu -> Kinh ngày chúa nhật hôm nay
    tulieu -> LUẬt công đOÀN 1990 VÀ 2012 ĐỐi chiếU
    nam2013 -> Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 20/04/2012
    nam2013 -> GIẢi viết văN ĐƯỜng trưỜng 2013 BẢn tin 08
    nam2013 -> Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 01/06/2012
    nam2013 -> THÔng đIỆP Ánh sáng đỨc tin lumen fidei củA ĐỨc thánh cha phanxicô cho các giám mụC, linh mục và phó TẾ những ngưỜI ĐÃ thánh hiến và TÍn hữu giáo dân về ĐỨc tin

    tải về 386.84 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương