Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 08/07/2013



tải về 0.49 Mb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.49 Mb.
#1390
  1   2   3   4




MỘT CUỐN SÁCH

NHƯ THẾ ĐÓ



Quyển Hạ (nhị tập)

Lm. Giuse NGUYEÃN HÖÕU TRIEÁT

08/07/2013


(SAÙCH BIEÁU - KHOÂNG BAÙN

LÖU HAØNH NOÄI BOÄ)








Chú thích :

  1. Gutenberg (người Đức, 1400–1468) : 1436 đúc chữ để xếp và phát minh máy in đầu tiên.

  2. Năm 1450 Gutenberg (Johannes Gensfleisch) hợp tác với J. Fust, in tuyệt tác phẩm là cuốn Kinh Thánh được mệnh danh là "Kinh Thánh 42 dòng" vào năm 1455 tại Mayence (Đức).

(La Civillisation Écrite, Encyclopédie Française XVIII 1943 printed in France par Julien Cain).

  1. Theo các bản dịch Việt ngữ, Thánh Kinh hay Kinh Thánh đều đúng, đôi khi còn gọi là Sách Thánh.

KINH THÁNH

MỘT KHO TÀNG BẤT TẬN

"Một quyển sách duy nhất, một kho tàng chân lý bất tận, trong đó chứa đựng đủ những gì ta cần phải biết về Thiên Chúa, về nhân loại, về vũ trụ, theo quan điểm tôn giáo. Đó là Kinh Thánh, Thiên Chúa có mặt trên mỗi trang sách. Ngài tự mặc khải dưới mọi khía cạnh, Ngài nói, Ngài làm : tất cả đều được viết trong đó. Còn con người ? Con người cũng được mô tả trong đó một cách rất chân thực. Những hoài bão cao thượng, những hành vi chân chính cũng như những việc làm bỉ ổi, những yếu đuối tận đáy lòng con người : tất cả được phơi bày ra trên những trang giấy Kinh Thánh mà thời gian chẳng những đã không làm phai mờ lại còn tô đậm thêm mãi. Người ta sẽ không bao giờ hiểu được nền tảng của tôn giáo, đạo đức, và pháp luật, nếu không biết sứ điệp do cuốn sách này phổ biến ra. Về vũ trụ, Kinh Thánh không ghi lại những kiến thức khoa học, nhưng trình bày ý nghĩa sâu xa của vũ trụ, về vật chất, xác định giá trị và mục đích nó : phụng sự con người, hầu con người phụng sự Thiên Chúa". (Trích "Dẫn vào Kinh Thánh Tân Cựu Ước" của Linh mục Đaminh Trần Đức Huân – Sàigòn 1969).



"Từ góc độ văn hóa, Kinh Thánh là kho tàng minh triết của nhân loại, được trân trọng qua mọi thời đại. Vì thế, dù là Kitô hữu hay không, việc tiếp cận Kinh Thánh là điều nên khuyến khích". (Trích lời Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm giới thiệu cuốn "Cựu Kinh Ca" của Trần Lưu Nguyễn – NXB Tôn giáo 2012).

  1. Nền tảng văn minh : "Nền văn minh Tây phương như hội họa, âm nhạc, điêu khắc, văn chương, hiến pháp, luật lệ : tất cả sẽ mất ý nghĩa sâu xa, nếu người ta rút hết nội dung đã được cảm hứng theo Kinh Thánh. Những nhà điêu khắc thời danh của thành Chartres ; những họa sĩ thiên tài như Michel-Ange, Rembrandt, Gréco ; những văn gia nổi tiếng như Racine, Shakespeare, Goethe, Pascal ; những triết gia nổi tiếng như Kierkegaard, K. Jaspers, G. Marcel ; những tác giả bản tuyên ngôn nhân quyền hay hiến chương Liên Hiệp Quốc : tất cả đều đã được nuôi dưỡng bằng Kinh Thánh : ["Một sự nghiệp vĩ đại để tạ ơn Đức Chúa toàn năng" – Tổng thống Mỹ Harrys Truman đã nói như vậy về thành tựu của hội nghị tại San Francisco, một hội nghị đã góp phần vào việc soạn thảo hiến chương Liên Hiệp Quốc (năm 1945)]. Tòa nhà văn minh Tây phương dựa trên ba cột nền : trí tuệ của người Hy Lạp, trật tự pháp lý của người Roma và tinh thần tôn giáo đạo đức Do Thái giáo và Kitô giáo, kết tinh trong Kinh Thánh. Cột nền thứ ba này đem lại cho hai cột nền trên sức vững mạnh bền bỉ.

Với nền văn minh khác : ta có thể đặt câu hỏi : Kinh Thánh có ảnh hưởng gì tới các nền văn minh khác chăng ? Đây là vấn đề lịch sử, nên cần phải đợi tương lai trả lời. Tuy nhiên, một số sự kiện đang chứng tỏ ảnh hưởng của Kinh Thánh đã bắt đầu nơi khối Á phi. Phi châu hiện giờ thực là một môi trường thuận lợi cho việc nảy nở chân lý Kinh Thánh, và từ trạng thái sơ khai, lục địa đen đó đã dễ dàng chấp nhận một trật tự mới về tư tưởng, về cảm nghĩ, về hành động do Kinh Thánh đem lại. Á châu, nơi xuất phát các tôn giáo lớn trên hoàn cầu, cũng đang dần dần đồng hóa nền tư tưởng Âu châu và do đó, một cách gián tiếp, không thể tránh được những ảnh hưởng Kinh Thánh. Một cách trực tiếp hơn, các nhà trí thức Á châu, nhất là Viễn đông, đang lưu ý sưu tầm tư tưởng Kinh Thánh, mà đó đây đã có khuynh hướng đặt bên cạnh nền tư tưởng cổ truyền như Cao Đài Giáo bên Việt Nam". (Trích "Dẫn vào Kinh Thánh Tân Cựu Ước" của Linh mục Đaminh Trần Đức Huân – Sàigòn 1969).

  1. Nguồn cảm hứng bất tận của chân thiện mỹ : Chân, thiện đã được nói nhiều trong các tập Thượng, Trung, Hạ (nhất tập). Trong tập này, người viết xin mạn phép đề cập tới cái mỹ, tức là cái đẹp trong mỹ học.

Nói tới cái đẹp, người ta phân biệt ngay :

    1. Cái đẹp tự nhiên hay thiên nhiên do Đấng Tạo Hóa làm ra trong vũ trụ, như một phong cảnh đồng quê, phong cảnh núi non hùng vĩ, phong cảnh rừng núi hài hòa, những bông hoa đủ màu, đủ sắc … những nét đẹp này con người không đụng chạm vào, không chỉnh sửa được – nếu có bàn tay con người chỉnh sửa theo ý mình thì cái đẹp đó mất giá trị tự nhiên của nó. Thí dụ : một hòn đá cảnh được dòng suối chảy bào mòn hàng nghìn năm, tạo thành hang ổ với những góc cạnh tuyệt đẹp, có khi thiên nhiên tác dụng vào hòn đá tạo thành hình dáng con vật này con vật kia, nếu người ta lại dùng đục, dao đẽo gọt tý nào đó để hoàn thiện nó theo ý mình thì hòn đá cảnh đó mất giá trị tự nhiên của nó.

    2. Cái đẹp nhân tạo do con người làm ra cũng từ những vật liệu tự nhiên, nhưng được bàn tay con người tác động làm nên một tác phẩm hài hòa, đẹp mắt. Thí dụ như một chiếc bình gốm đẹp, một hòn non bộ đẹp, một tiểu cảnh đẹp … Cái đẹp này đồng nghĩa với nghệ thuật, tức là cái đẹp do bàn tay con người khéo léo tạo ra theo những quy luật nhất định của từng ngành chuyên môn, như thơ phú, kịch nghệ, hội họa, kiến trúc, điêu khắc …

Nghệ thuật theo lối phân chia cổ điển thì có hai loại chính : đó là nghệ thuật không gian và nghệ thuật thời gian, hoặc nói cách khác : nghệ thuật tĩnh và nghệ thuật động, người ta cũng gọi chúng là văn hóa vật thể và phi vật thể.

Nghệ thuật không gian gồm kiến trúc, điêu khắc và hội họa. Một tác phẩm được xếp loại nghệ thuật không gian vì nó có hình thể rõ ràng, chiếm một không gian nhất định và ở trạng thái tĩnh (yên một chỗ, không di chuyển), thí dụ một bức tranh, một bức tượng, một ngôi nhà, người ta có thể quan sát ở nhiều góc độ : cao, thấp, trên, dưới, phải, trái, trước, sau … và thời gian, thời điểm cũng không bị hạn chế : quan sát lúc nào, quan sát bao lâu tùy ý.

Nghệ thuật thời gian gồm thi ca, âm nhạc, vũ điệu và kịch tuồng, thời hiện đại từ khi bắt đầu có phim ảnh, người ta thêm vào nghệ thuật thứ bảy, đó là điện ảnh.

Một tác phẩm được xếp loại nghệ thuật thời gian vì nó không có hình thể rõ ràng, không chiếm một vị trí nhất định, không tồn tại lâu cho người ta nắm bắt, quan chiêm (chúng chỉ được diễn tả qua các dấu hiệu), thí dụ : một đoạn văn, một câu thơ đọc lên, ngâm lên, người thưởng thức vừa nghe qua đã biến mất, chỉ để lại một ảo ảnh mông lung trong tâm trí người nghe mà thôi – thí dụ một câu thơ đọc lên :

"Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"

(Kiều)


Nếu có 100 người nghe câu thơ này thì hẳn phải có 100 cảnh sắc khác nhau về chi tiết, chỉ giống nhau hai điểm chủ yếu là đồng cỏ xanh và cành lê bông trắng, nhưng cũng không thể ấn định cành lê ở chỗ nào trên đồng cỏ.

Một câu nhạc hát lên, vừa nghe xong chưa kịp "thưởng nếm" đã biến mất, một điệu múa, một cảnh tuồng vừa diễn ra đã vội lui đi nhường "chỗ" cho cảnh tiếp theo …

Chính vì sự mong manh, chóng vánh của những tác phẩm này nên mới có quy luật lặp đi lặp lại, đây là quy luật căn bản của nghệ thuật thời gian, vì có lặp đi lặp lại thì người thưởng thức mới nắm bắt được, mới cảm nghiệm được cái hay, cái đẹp của nó. Thế nhưng nếu lặp đi lặp lại y chang một yếu tố nào đó trong chủ đề thì sẽ vô cùng nhàm chán, nên lại có những quy luật về sự lặp lại để người thưởng thức vừa không quên cái cũ, vừa lãnh hội được cái mới, mở ra một chân trời bao la của cái đẹp. Thí dụ : một điệu vũ được lặp lại bằng những cái vẫy tay, những cử chỉ của thân xác, uốn éo theo nhạc điệu ; một vở chèo có nhiều lời thoại cũng như cử điệu được lặp đi lặp lại, nhất là đối với vai hề … một câu thơ được lặp lại trên nền nhịp điệu được phân chia đều đặn của từng loại thơ.

"Trăm năm trong cõi người ta,



Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng" (Kiều, thơ lục bát)

Một cách lặp lại với kỹ thuật cao trong thi ca và âm nhạc : trong thi ca gọi là "thuận nghịch độc", trong âm nhạc gọi là "Retrograde", thí dụ : (một cách đọc ngược biến thể)



Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

(Ca dao)


Xuân ý (thuận nghịch độc)

Đọc xuôi

"Xuân sang gió tỏa ngạt ngào hương

Nắng quyện đào mai rạng cúc hường

Trần cảnh tịnh yên tan chớp bể

Thế nhân êm lắng tạnh mưa nguồn

Nhuần tươi mướt cỏ hoa phơ phất

Mượt óng xanh tơ liễu vấn vương

Vần dệt tứ trao Chung đợi Bá

Xuân mơ nhạc khúc vẳng canh trường"

(Thùy Dương)

Đọc ngược

Bài "Dẫn nhập Tin Mừng"

Đọc xuôi

"Đen trắng nổi chìm in bóng nước



Thực hư hay dở rọi lồng gương"

Đọc ngược

Bài "Khép ơn cứu độ"

Đọc xuôi

"Mầm no đất tốt sinh sai quả

Hạt lép đồng khô chết hỏng đời"

Đọc ngược

(Bài giảng Nước Trời : CLB Đồng Xanh thơ Sàigòn, NXB Tôn giáo 2012)

Một lời ca cất lên cần được lặp lại để xoáy sâu vào lòng thính giả, thí dụ bài Nghìn Trùng Xa Cách của Phạm Duy :

"Nghìn trùng xa cách

Người đã đi rồi,

Còn gì đâu nữa

Mà khóc với cười.

Mời người lên xe

Về miền quá khứ,

Mời người đem theo

Toàn vẹn thương yêu …"

(câu 1, nhạc lặp lại y nguyên ; câu 2, nhạc lặp lại 3 lần theo lũy tiến, mỗi lần lên 1 bậc) – (Tạp chí Kiến Thức Ngày Nay số 811, ngày 20/2/2013).

Bài Bên Sông Babylon (ngồi nhớ Sion quê nhà) của nhạc sư Tiến Dũng : (giới thiệu chủ đề) : "Bên sông Babylon" – (xoáy sâu chủ đề) : "Ngồi tôi khóc, ngồi tôi khóc, ngồi tôi khóc Sion, Sion. Bên sông Babylon, tiếng thông reo, tiếng thông reo, tiếng thông reo nỉ non, nỉ non !".

Cả hai tác giả đã dùng kỹ thuật lũy tiến để lặp lại, làm cho thính giả vừa không thể quên được yếu tố cũ, vừa mở lòng ra đón nhận những yếu tố mới, nghệ thuật là ở chỗ đó.

Trên đây là hai tác giả "cây đa cây đề" của làng nhạc đạo và đời. Những tác phẩm có giá trị khác nếu đem phân tích, chúng ta cũng thấy nguyên tắc hay định luật thẩm mỹ này luôn được tôn trọng. Thí dụ các bản nhạc không lời Domino của Jessie ; bản Come Back To Sorrento của Aldo Marinello ; bản Love Story của Taylor Swift.

Dù lặp lại hay triển khai, mở rộng nhưng làm sao phải giữ được tính thống nhất, duy nhất tính (unitas) của một tác phẩm kèm theo với tính độc sáng (không sao chép, không bắt chước một nét nào của một tác phẩm ra đời trước đó), mới làm nên giá trị một tác phẩm nghệ thuật, dù là vật thể hay phi vật thể …

Tới đây người viết xin tạm ngưng về vấn đề thẩm mỹ vì không dám "múa rìu qua mắt thợ", để xin chuyển sang phần áp dụng vào bộ Kinh Thánh theo thứ tự các ngành nghệ thuật.


  1. Bảy ngành nghệ thuật của nhân loại đều được thể hiện trong Kinh Thánh hoặc khơi nguồn, gợi hứng từ Thánh Kinh :

3.1 Văn chương thi phú và âm nhạc

3.2 Vũ điệu

3.3 Kịch, tuồng

3.4 Kiến trúc

3.5 Điêu khắc

3.6 Hội họa

3.7 Điện ảnh

***
3.1A Văn chương Thánh Kinh

Thánh Kinh, bộ sách rất phong phú về thể văn và nghệ thuật ngôn từ.


  1. Thể văn :

Lời Chúa đến với chúng ta trong Kinh Thánh qua những tác phẩm mà hơn 40 tác giả viết bằng nhiều thể văn. Các sách Kinh Thánh được viết dần dần trong vòng 1000 năm, ở nhiều nơi, nhiều miền khác nhau nên các tác giả chịu ảnh hưởng của rất nhiều nền văn hóa, phong tục, tập quán địa phương : văn hóa Sume, văn hóa Acđiên, văn hóa Canaan, Ai Cập, Hy Lạp, Babylon, La Mã … Ảnh hưởng của những nền văn hóa trên được thể hiện qua các thể văn tác giả dùng để diễn tả những bài học tôn giáo, những chân lý đức tin.

  1. Văn vần :

  • Thi ca : các tác giả sử dụng vần điệu làm thành những bài thơ, đó là các Thánh vịnh, Thánh thi. Sách Thánh vịnh gồm 150 bài thơ dài ngắn khác nhau, không hạn chế số khổ, số câu, số chữ trong câu :

  • "Phúc thay người chẳng theo mưu ác

Không đi vào nẻo lạc tội nhân

Không quần tụ với lũ tham tàn

Trọng luật Chúa họ vui sung sướng" (Tv 1,1-2)

  • "Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa

Thần trí tôi hớn hở vui mừng

Vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi

Phận nữ tỳ hèn mọn

Người đoái thương nhìn tới

Muôn thế hệ ngàn đời

Sẽ khen tôi diễm phúc …"

(Thánh thi Ngợi Khen – Lc 1,46-55)



  • Các sách Cách ngôn, Huấn ca, Ai ca và Diễm tình ca là những sách có vần điệu tự do dễ đọc, dễ nhớ tựa như thi ca, thành ngữ, ngạn ngữ, ca dao, tục ngữ của văn chương Việt Nam.

  • "Công cuộc người lành

Bảo tồn sinh hoạt

Kết quả gian ác

Hướng theo tội tình

Đường đến sống thật

Là giữ kỷ luật

Khinh dể lời khuyên

Tức là dại dột" (Cn 10,16-18)

  • "Đông qua rồi

Mưa đã thôi

Trăm hoa nở

Dưới trần vui

Mùa ca hát đã đến nơi

Tiếng chim ca vang khắp đồi

Vả đương khoe trái mơn mơn

Nho thì thơm ngát tỏa hương ngọt ngào" (Hc 3,2-4)

  • "Lắng nghe cha huấn dụ con ơi

Thực thi đúng tức thời được sống

Thân phụ được con cái tôn trọng

Quyền thân mẫu được vững vì con

Ai mến Chúa cầu khẩn van lơn

Dốc lòng chừa mong ơn tha lỗi"

(Hc 3,2-4)



  • "Thành xưa đông nghịt những dân

Sao nay thơ thẩn một mình ngồi đây.

Thành trì cô độc dường này

Thủ đô các tỉnh sao rày nộp tô"

(Ai ca 1,1)



  • Đồng dao.

  • "Ta sánh dòng dõi này với ai ? Ví như bọn con nít ngồi ở chợ nói với bạn mình rằng : Tụi tôi đã thổi sáo cho các anh mà các anh không múa nhảy, tụi tôi đã hát những bản đưa đám mà các anh không khóc" (Mt 11,17).

So với đồng dao Việt Nam :

  • "Dung giăng dung dẻ

Dắt trẻ đi chơi …"

  • "Xẻ cưa lừa xẻ

Ông thợ nào khỏe

Thì ăn cơm vua

Ông thợ nào thua

Thì ăn cơm làng

Ông nào lang thang

Thì về bú mẹ"

  1. Văn xuôi.

  • Thể văn lịch sử :

Lịch sử ở đây không hoàn toàn hiểu theo nghĩa sử hiện đại, trong đó sử gia cố tìm ra sự tương hợp giữa biến cố và điều họ kể. Sử gia trong Kinh Thánh chỉ coi biến cố như phương tiện để chuyển tải một bài học tôn giáo. Do đó họ không nhắm sự tương ứng giữa bản văn và biến cố toàn diện mà chỉ lưu ý tới một vài khía cạnh của biến cố hợp với bài học tôn giáo họ muốn dạy dỗ dân chúng. Đàng khác chuyện họ kể là việc Thiên Chúa can thiệp vào lịch sử loài người nói chung và lịch sử dân Israel nói riêng nên họ không ngần ngại nói về những phép mầu của Thiên Chúa. Dầu sao sử gia Kinh Thánh cũng đã dùng mọi phương tiện mà sử gia thế giới vẫn dùng và cách trình bày cũng như lối văn cũng không khác các sử gia hiện đại.

Cựu Ước có 21 tác phẩm thuộc loại sử ký ; Tân Ước có 5 tác phẩm. Sau đây là một trích đoạn tiêu biểu theo thể văn lịch sử :



  • "Bởi chưng đã có nhiều người tra tay viết lại trình tự các biến cố đã xảy ra giữa chúng tôi theo như các kẻ từ đầu đã chứng kiến và phục vụ cho Lời đã truyền lại cho chúng tôi thì tôi thiết nghĩ là sau khi đã theo sát mọi sự một cách tường tận, cũng nên, thưa ngài Thêophilô, cứ tuần tự mà viết lại cho ngài ngõ hầu ngài được am tường rằng giáo huấn ngài đã lãnh nhận thực là đích xác" (Lc 1,1-5).

  • "Trong những ngày ấy, hoàng đế Augustô ra sắc chỉ ban hành lệnh kiểm tra toàn thể thiên hạ. Việc kiểm tra này đã thi hành lần đầu thời Quiriniô trấn nhiệm xứ Syri và mọi người đều đi đăng tên vào sổ bộ, ai về thành nấy …" (Lc 2,1-4).

  • "Năm thứ 15 thời hoàng đế Tibêriô chấp chính, Pontiô trấn nhiệm xứ Giuđê, Hêrôđê làm quận vương xứ Galilê và em là Philíp làm quận vương vùng Iturê, Trakhônit, và Lysania làm quận vương xứ Abilênê, dưới thời thượng tế Hanna và Caipha … Có lời Thiên Chúa truyền cho ông Gioan con ông Dacaria trong sa mạc …" (Lc 3,1-3).

  • Thể văn luật pháp.

  • "Nếu gặp nố tranh tụng nhiêu khê và nghi vấn như trường hợp đổ máu, dân sự tố tụng … mà ngươi thấy khó xử. Hãy chỗi dậy lên thẳng nơi Chúa Trời ngươi đã ấn định, đến cùng các tư tế thuộc dòng Lêvi, vào hầu vị quan tòa mà vấn kế họ, họ sẽ chỉ cho ngươi biết đường xét xử …" (Đnl 17,7-9).

  • Thể văn gia phả.

  • "Sách gia phả Đức Giêsu Kitô, con vua Đavít, con Abraham : Abraham sinh Isaac, Isaac sinh Giacóp, Giacóp sinh Giuđa và anh em ông … Nathan sinh Giacóp, Giacóp sinh Giuse, chồng của Maria, bởi bà thì Đức Giêsu gọi là Kitô đã sinh ra" (Mt 1,1-18).

  • Thể văn kể chuyện : chuyện tổ phụ Giuse :

  • "Sau đây là gia đình ông Giacóp : Giuse được mười bảy tuổi thì đi chăn chiên, dê với các anh. Khi ấy cậu còn trẻ, cậu đi với các con trai bà Binha và các con trai bà Dinpa, là các bà vợ của cha cậu. Cậu mách cha tiếng đồn không hay về họ.

Ông Israel yêu Giuse hơn tất cả các con, vì ông đã già mới sinh được cậu, và ông may cho cậu một áo chùng dài tay. Các anh cậu thấy cha yêu cậu hơn tất cả các anh, thì sinh lòng ghét cậu và không thể nói năng tử tế với cậu. Giuse chiêm bao, cậu thuật lại cho các anh, khiến họ càng ghét cậu thêm" (St 37,1-5).

  • Thể văn tự sự : Nỗi khổ của thánh Phaolô :

  • "Họ là người phục vụ Đức Kitô ư ? Tôi nói như người điên : tôi còn hơn họ nữa, hơn nhiều vì công khó, hơn nhiều vì ở tù, hơn gấp bội vì chịu đòn, bao lần suýt chết. 5 lần tôi bị người Do Thái đánh 40 roi bớt một, 3 lần bị đánh đòn, 1 lần bị ném đá, 3 lần bị đắm tàu một ngày lênh đênh giữa biển khơi … tôi còn phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống, chịu rét mướt trần truồng …" (2Cr 11,23-29).

Cuộc đời của thánh Phaolô đã kết thúc bằng án tử hình (chém đầu) ở Roma vào năm 67 sau hơn 2 năm bị bắt ở Do Thái, bị dẫn về Roma xét xử. Mộ của ngài còn đó và mới được các nhà khoa học khảo sát.

  • Thể văn giáo huấn : nghĩa vụ đối với cha mẹ.

  • "Hỡi các con, hãy nghe cha đây,
    và làm thế nào để các con được cứu độ.
    Đức Chúa làm cho người cha được vẻ vang vì con cái, cho người mẹ thêm uy quyền đối với các con. Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trữ kho báu. Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái, khi cầu nguyện, họ sẽ được lắng nghe. Ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ, ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng. Người đó phục vụ các bậc sinh thành như phục vụ chủ nhân. Hãy thảo kính cha con bằng lời nói việc làm, để nhờ người mà con được chúc phúc. Vì phúc lành của người cha làm cho cửa nhà con cái bền vững, lời nguyền rủa của người mẹ làm cho trốc rễ bật nền. Chớ vênh vang khi cha con phải tủi nhục, vì nỗi tủi nhục đó chẳng vinh dự gì cho con. Quả thật, người ta chỉ được vẻ vang lúc cha mình được tôn kính ; và con cái phải ô nhục khi mẹ mình bị khinh chê.
    Con ơi, hãy săn sóc cha con, khi người đến tuổi già ; bao lâu người còn sống, chớ làm người buồn tủi.
    Người có lú lẫn, con cũng phải cảm thông, chớ cậy mình sung sức mà khinh dể người. Vì lòng hiếu nghĩa đối với cha sẽ không bị quên lãng, và sẽ đền bù tội lỗi cho con.
    Thiên Chúa sẽ nhớ đến con, ngày con gặp khốn khó, và các tội con sẽ biến tan như sương muối biến tan lúc đẹp trời. Ai bỏ rơi cha mình thì khác nào kẻ lộng ngôn,
    ai chọc giận mẹ mình, sẽ bị Đức Chúa nguyền rủa
    ".

Каталог: tulieu -> nam2013
nam2013 -> -
nam2013 -> Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 01/02/2013
tulieu -> BÁo cáo về hoạT ĐỘng của bộ TƯ pháp trong ba tháng đẦu năM 1948 ĐẠi hội nghị TƯ pháp toàn quốc lần thứ nhất các cuộC Đi kinh lý
tulieu -> CÁc trậN ĐỘng đẤt từ NĂM 1500 ĐẾn năM 2005
tulieu -> Kinh ngày chúa nhật hôm nay
tulieu -> LUẬt công đOÀN 1990 VÀ 2012 ĐỐi chiếU
nam2013 -> Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 20/04/2012
nam2013 -> GIẢi viết văN ĐƯỜng trưỜng 2013 BẢn tin 08
nam2013 -> Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 01/06/2012
nam2013 -> THÔng đIỆP Ánh sáng đỨc tin lumen fidei củA ĐỨc thánh cha phanxicô cho các giám mụC, linh mục và phó TẾ những ngưỜI ĐÃ thánh hiến và TÍn hữu giáo dân về ĐỨc tin

tải về 0.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương