Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 20/04/2012



tải về 309.76 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích309.76 Kb.
#22429
  1   2   3




MỘT CUỐN SÁCH

NHƯ THẾ ĐÓ



QUYỂN THƯỢNG

Lm. Giuse NGUYEÃN HÖÕU TRIEÁT

20/04/2012


(SAÙCH BIEÁU - KHOÂNG BAÙN

LÖU HAØNH NOÄI BOÄ)






CÓ MỘT CUỐN SÁCH

NHƯ THẾ ĐÓ


I. DẪN NHẬP

  1. Thế giới sách

Từ thời thượng cổ tới nay, thế giới có biết bao nhiêu là sách, không ai, không cơ quan nào có thể thống kê được. Các sách được sao chép, in ấn, phát hành và đã có mặt trong các tủ sách lớn nhỏ của cá nhân hay gia đình. Với những cộng đồng lớn như quốc gia, thành phố, vùng, miền, các cơ quan … thì sách được tập trung nơi các thư viện, từ thư viện cổ rất thời danh như thư viện Alexandria của cái nôi văn hóa Ai Cập (trước công nguyên), cho đến thư viện lớn nhất thế giới hiện nay là thư viện Quốc hội Mỹ, với hàng triệu đầu sách đủ loại. Trong các ngành của bậc đại học có hẳn một ngành về thủ thư, chuyên đào tạo những người làm công tác thư viện, cả đời tiếp cận sách vở.

Nói về sự phong phú của sách, dù kỹ thuật in ấn chưa được phát minh, [mãi giữa thế kỷ 15, Gutenberg – người Đức (1400 – 1468), mới phát minh ra máy in công nghiệp], thánh Gioan Tông Đồ của Chúa Giêsu vào thế kỷ I đã kết thúc sách Tin Mừng thứ Tư của ngài như sau : "Còn nhiều việc khác Chúa Giêsu đã làm mà nếu ghi chép lại tỉ mỉ từng việc một, thì tôi nghĩ thế giới này không đủ chỗ để chứa hết các sách phải viết ra" (Tin Mừng theo thánh Gioan, đoạn 21 câu 25). Trong thời bùng nổ thông tin, vi tính hiện nay và trong tương lai, sách điện tử đã ra đời, rất gọn nhẹ và vô cùng phong phú, đến nỗi mỗi cá nhân có thể sắm cho mình hàng chục, hàng trăm thư viện lớn, có sống đến trăm nghìn tuổi đọc cũng chưa hết sách.




  1. Ảnh hưởng của sách

"Sách là bạn, sách là thầy, sách là người hướng đạo", người ta thường nói về sách như thế - và đối với một số "mọt sách", thì sách còn là một cơn "cám dỗ" không thể cưỡng lại được. Rất nhiều bạn đọc đã thú nhận những lần lén đem sách truyện vào lớp học. lén đọc cả khi thầy cô giảng bài, có bạn quên cả ăn, cả ngủ, khi vớ được một cuốn sách hay. Người viết nhớ lại thời tiểu thuyết kiếm hiệp của tác giả Kim Dung chưa được in thành cuốn, mà đăng từng kỳ trên các báo, bạn đọc nôn nao chờ tới sáng hôm sau để mua báo, hôm nào mà vì lý do này nọ nhà báo tạm gác một kỳ, thì ôi thôi bà con bực bội, tiếc xót …

"Hội chứng truyện chưởng Kim Dung" ở Sàigòn trước 1975

Khoảng năm 1960, tờ Dân Nguyện của ông chủ bút Hà Thành Thọ bỗng khởi đăng nhiều kỳ (feuilleton) cuốn tiểu thuyết võ hiệp Lam y nữ hiệp của Hồng Kông, một tác phẩm thuộc loại "tân trào võ hiệp tiểu thuyết" (danh từ của các nhà xuất bản Hồng Kông), nghĩa là nó khác với các loại "cựu trào" trước Chiến tranh thế giới thứ hai. Do mới và lạ, Lam y nữ hiệp được đông đảo độc giả đón nhận, khen hay, báo bán đắt như tôm tươi ! Thấy "ngon ăn", một tờ báo khác vung tiền "mua đứt" dịch giả cuốn Lam y nữ hiệp, mời ông này dịch bộ Lã Mai Nương. Từ đó, truyện chưởng Hồng Kông bắt đầu bùng nổ trên báo chí miền Nam VN, khi cùng lúc xuất hiện hai dịch giả Tiền Phong (thường gọi là "Xìn Phoóng", tên Việt là Từ Khánh Phụng) ngoài 50 tuổi, người Minh Hương, và Tam Khôi (người gốc Hải Nam). Có thể khẳng định Từ tiên sinh là vị sứ giả đầu tiên đưa truyện chưởng Kim Dung đến Sàigòn qua bộ Bích huyết kiếm, còn Tam Khôi dịch bộ Anh hùng xạ điêu. Tờ Đồng Nai đăng nhiều kỳ truyện dịch của Tiền Phong (Cô gái Đồ Long), còn tờ Dân Việt khai thác tài dịch thuật của Tam Khôi, tờ Báo Mới đăng bộ Thần điêu đại hiệp và hàng chục tờ báo (trong số đó có một số nhật báo Hoa ngữ như Thành Công, Tân Văn Khoái báo, Luận Đàn Mới, Nhân Nhân, Quang Hoa, Á Châu, Kiến Quốc …) đua nhau đăng truyện chưởng. "Có báo sắp khai tử, nhờ đăng Cô gái Đồ Long mà hồi sinh mãnh liệt, lượng phát hành tăng vọt" ! Tên truyện của Kim Dung được nhiều báo khai thác theo những cách khác nhau, như trường thiên tiểu thuyết Thiên long bát bộ, có báo đặt tên là A Tỷ Kiều Phong, báo thì đăng Lục mạch thần kiếm, có báo lại là Cô Tô Mộ Dung

Truyện chưởng (kiếm hiệp tân kỳ) đã làm cho nhiều người, nhất là thanh niên, say như điếu đổ, với những võ lâm ngũ bá, Cô gái Đồ Long, Võ lâm tuyệt địa, Lưu Hương đạo soái, Tiếu ngạo giang hồ, Kiếm sĩ si tình, Giang hồ hiệp khách, Tướng cướp Liêu Đông, Lục mạch thần kiếm, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu đại hiệp, Lộc Đỉnh Ký, Thiên long bát bộ … Từ Đài Loan, Hồng Kông, sách chưởng của những Mộ Dung Mỹ, Gia Cát Thanh Vân, Cổ Long, Ngọa Long Sinh, Nhược Minh, Nam Kim Thạch, Độc Cô Hồng, Điển Ca, Kim Dung, Trần Thanh Vân, Trần Trung Vân … tràn vào Sàigòn – Chợ Lớn qua tờ Minh Báo từ Hương Cảng (Hồng Kông), với hơn 30 nhà xuất bản (NXB) tranh nhau in truyện chưởng như An Hưng, An Thành, Bừng Sống, Đại Hưng, Đông Hưng, Đông Phương, Hương Hoa, Quyền Sống, Vui Sống, Vân Thành, Sông Hữu, Sông Xanh, Trung Thành, Trường Giang, Thành Phương, Thời Đại, Thế kỷ, Tổ Hợp Tiến, Tổ Hợp Sống …

Có năm NXB in 5 bộ chưởng của Ngọa Long Sinh, trong đó có bộ dài tới 2.000 trang ; có ít nhất 6 NXB in sách chưởng của Gia Cát Thanh Vân. Trong hơn 10 bộ sách chưởng của cây bút này, có bộ Tứ hải quần hùng dài hơn 1.300 trang, bộ Đoạt hồng kỳ dài hơn 1.500 trang. Không hề kém cạnh, sách chưởng của Cổ Long được 4 NXB in khoảng 11 bộ, cộng chung lại gần 40 tập, tròm trèm 13.000 trang ! Nổi bật hơn cả là truyện chưởng Kim Dung, đạt mức kỷ lục : hơn 20 bộ, trong đó Cô gái Đồ Long, gồm 6 tập với 2.370 trang ; Lục mạch thần kiếm (8 tập) cộng lại tới 2.400 trang ; Anh hùng xạ điêu cũng 8 tập với 2.820 trang, còn Tiếu ngạo giang hồ có tới 15 tập với ngót 3.000 trang.

Từ khi thể loại truyện chưởng tràn ngập Sàigòn – Chợ Lớn, lập tức xuất hiện một "guồng máy dịch thuật" : Từ Khánh Vân, Từ Khánh Phụng, Thương Lang, Phan Cảnh Trung, Hàn Giang Nhạn, Phương Thảo, Khưu Văn, Dương Quân, Quần Ngọc, Lão Sơn Nhân, Điền Trung Tử, Lã Phi Khánh … Phan Cảnh Trung dịch ít nhất 10 bộ chưởng của 6 tác giả, in ở 5 NXB, trong đó chỉ từ năm 1969 đến 1973, riêng Thương Lan đã dịch không dưới 62 bộ chưởng của 5 tác giả, in ở 5 NXB khác nhau, còn Hàn Giang Nhạn thì dịch ít nhất 25 bộ truyện chưởng, in ở 5 NXB (riêng sách chưởng Kim Dung là 14 bộ gồm 102 tập với ngót 25.000 trang) ! Đặc biệt, riêng bộ Ỷ thiên Đồ Long (tức Cô gái Đồ Long) của Kim Dung do Từ Khánh Phụng dịch (NXB Trung Thành – 1966) thu hút hàng trăm ngàn độc giả thuộc mọi tầng lớp.

Bên cạnh việc tranh nhau phóng tác, in truyện chưởng, cải biên truyện chưởng thành truyện tranh, viết truyện chưởng … giả, người ta còn bày ra những cuộc đàm luận, tranh cãi, phân tích, phê bình truyện chưởng, thậm chí một số nhà văn, nhà thơ, nhà báo ghiền truyện kiếm hiệp đến độ đã không ngần ngại lấy tên các nhân vật võ lâm làm bút danh như Lê Tất Điều (Kiều Phong), Nguyên Sa (Hư Trúc), Chu Tử (Kha Trần Ác) … Các cao thủ võ lâm trong truyện chưởng Kim Dung như Lệnh Hồ Xung, Hoàng Dược Sư, Trương Vô Kỵ, Dương Quá, Đông Phương Bất Bại, Cửu Thiên Nhận, Âu Dương Phong, Vi Tiểu Bảo, Nhạc Bất Quần, Quách Tỉnh, Châu Bá Thông, Vương Trùng Dương … được giới trẻ coi như thần tượng, hoặc như những anh hùng hảo hán. Những tên nhân vật, chiêu thức võ công, ai cũng phải nằm lòng để không bị chê là … lạc hậu ! Hai bộ chưởng Xác chết loạn giang hồLệnh xé xác (dịch giả Lã Phi Khanh) luôn là vật bất ly thân, là sách "gối đầu giường" của không ít tay anh chị giang hồ thời đó.

Chưa hết, từ khi truyện chưởng Kim Dung xuất hiện, khắp hang cùng ngõ hẹp ở Sàigòn – Chợ Lớn, đi đâu cũng nghe những "tiếng lóng" nhuộm màu sắc võ lâm như : "Thằng cha đó bị tẩu hỏa nhập ma" ; "Cà chớn là tao cho một chưởng" ; "Có cô gái Đồ Long lắc bầu cua, lắc một cái ra ba con gà mái" ; "Gã đó chơi ma giáo" ; "Cái bang đại hiệp" ; "Ông này công phu thượng thừa, đao thương bất nhập" hoặc Nhất dương chỉ, Nhị thiên đường, Tam Tông Miếu, Tứ đổ tường, Ngũ vị hương, Lục tào xá … Do sách, báo in tràn ngập truyện kiếm hiệp, đầy dẫy chiêu thức kỳ ảo, quái đản, bí hiểm như Ma Vân Chưởng, Hàn Băng Chưởng, Thất Thương Quyền, Hàm Mô Công, Giáng Long Thập Bát Chưởng, Nhất Dương Chỉ, Lăng Ba Vi Bộ … dẫn đến sự bùng nổ trào lưu thanh thiếu niên ùn ùn "tầm sư học đạo". Một số võ đường dạy võ cổ truyền đang lèo tèo dăm bảy môn sinh, bỗng chốc học trò kéo đến nườm nượp xin thọ giáo, thầy tha hồ hốt bạc. Một số lò võ còn trương bảng chiêu sinh thường kèm luôn mấy chữ "Thiếu Lâm, Nga Mi, Võ Đang, Côn Lôn" cho có màu sắc … kiếm hiệp !

"Hội chứng truyện chưởng Kim Dung" ở miền Nam VN trước 1975 không chỉ mê hoặc bọn du đãng, cướp giật ở Sàigòn – Chợ Lớn mơ tưởng luyện thành tuyệt kỹ Bích hổ du tường (thằn lằn leo tường) nhằm dễ bề leo rào khoét vách, ôm mộng học được công phu Thủy thượng phiêu (chạy trên mặt nước) như nhân vật Cửu Thiên Nhận trong Anh hùng xạ điêu hòng thoát thân cho lẹ nếu chẳng may bị cảnh sát rượt, mà còn lan sang giới chính khách. Do quá nhập tâm truyện chưởng Kim Dung, lúc thảo luận, tranh luận, tọa đàm về đường lối kinh tế, ngoại giao, chính sách kinh tế, xã hội, an sinh … họ đều viện dẫn lý lẽ dựa trên các sự kiện, nhân vật … võ lâm trong truyện chưởng ! Không chỉ "đi sâu vào thế giới Kim Dung", nhiều người còn bỏ công sức, tiền của tổ chức các buổi "loạn đàm" về tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung và sản phẩm của họ không chỉ là các bài báo lẻ tẻ mà có khi là sách, là công trình chuyên khảo về truyện chưởng Kim Dung hẳn hoi như Vô Kỵ giữa chúng ta của Đỗ Long Vân (NXB Trình Bày – 1968) ; Nỗi băn khoăn của Kim Dung (Nguyễn Mộng Giác, NXB Văn Mới – 1972).

Một vài hãng phim ở Sàigòn thấy đề tài kiếm hiệp "ngon ăn", vội nhảy vào khai thác ; sau Báu kiếm rửa hận thù, xuất hiện phim Quái nữ Việt quyền đạo do hãng Mỹ Vân thực hiện (đạo diễn Lê Mộng Hoàng, kịch bản Lê Khanh) với bốn "quái nữ" gồm Thanh Nga, Lệ Hoa, Á hậu Ngọc Tuyết, Ngọc Dung cùng Thanh Việt, Văn Chung, Khả Năng, Thanh Hoài, Kim Ngọc, Kim Cúc, Năm Châu, chỉ đạo võ thuật : Lý Huỳnh ; Long hổ sát đấu do hãng phim Cửu Long thực hiện (chỉ đạo võ thuật là võ sư Hồng Kông Hàn Anh Kiệt và Lý Huỳnh) với các nghệ sĩ Trần Quang, Hoàng Long, Việt Hùng, Bạch Lan Thanh, Ngọc Đan Thanh, Ba Vân, Lý Huỳnh …



(Ngọc Thiện, báo Kiến Thức Ngày Nay số 778, trang 90-92,101)

Chuyện sách vở trước 1975 có những lúc sinh động như thế. Hiện nay, dù tình hình sách in có bị sách điện tử lấn sân, nhưng cũng có lúc sôi động không kém, bằng chứng là Hội sách vừa qua với số thống kê thật phấn khởi :



Một góc nhìn từ Hội sách

Hội sách Tp.HCM lần 7 – 2012 đã chính thức khai mạc tại công viên Lê Văn Tám vào lúc 19g30 ngày 19/3/2012 vừa qua. Đây là ngày chờ đợi của tất cả những người ham thích đọc sách già trẻ lớn bé, và cũng như mọi năm, người Sàigòn và các vùng lân cận đã có mặt ngay từ sáng sớm để tranh thủ dịp tha hồ được rảo qua một vòng các gian hàng bày bán sách trong một khuôn viên rộng lớn đến gần 6 hécta.

Hội sách được tổ chức với quy mô lớn hơn nhiều so với những năm trước, có sự tham gia của 161 đơn vị với gần khoảng 500 gian hàng trưng bày đẹp đẽ, tập trung khoảng 200 ngàn tên sách với khoảng 20 triệu bản sách từ khắp nơi trên toàn quốc đổ về. Thông tin sơ khởi cho biết, chỉ trong ngày đầu tiên đã có tới hơn 80.000 lượt người đến xem.

Cảm nhận đầu tiên là về sự phong phú và tính đa dạng của các thể loại – đề tài sách như một hình thức "trăm hoa đua nở", với đủ các loại sách từ tiểu thuyết giải trí hấp dẫn cho tới sách giáo khoa và các loại sách biên khảo khô khan về triết học, văn hóa, lịch sử …, cho thấy rõ chiều hướng phát triển mạnh mẽ và cơ bản là lành mạnh của ngành xuất bản Việt Nam hiện nay. Tính phong phú đa dạng về nội dung này chắc chắn sẽ còn giúp cho người Việt Nam gột rửa được dần dần những tập quán – tư tưởng lạc hậu lỗi thời trong quá khứ.

Nói tới hội sách là nói tới mục đích tôn vinh nền văn hóa đọc, có được và trở thành truyền thống 2 năm một lần là nhờ thiện chí, sáng kiến, nỗ lực và tài tổ chức của một số người làm công việc xuất bản – phát hành sách trước đây, kể từ hội sách Tp.HCM lần đầu tiên năm 1998.

Thói quen đọc sách (đã) bị suy giảm … con người ngày càng thực dụng và chụp giựt hơn trong nền kinh tế thị trường ; đời sống kinh tế khó khăn ; cách giáo dục nhồi nhét trong nhà trường từ tiểu học đến đại học (nhất là đại học) không khuyến khích sự tự học, tự nghiên cứu bằng việc đọc sách, đến mức độ ngay cả giáo viên đại học phần lớn cũng chỉ đọc quanh quẩn trong mấy cuốn "cẩm nang" để dạy … Ngoài ra, còn một lý do rất thời đại và chủ yếu, đó là việc đọc sách điện tử trên mạng Internet thay cho việc đọc sách trên giấy. Ngay như bộ bách khoa toàn thư nổi tiếng Encyclopaedia Britannica có bề dày lịch sử 244 năm của Anh cũng đang sắp bị khai tử vì lý do Internet với những website từ điển trực tuyến. Người ta nhận định rằng thời đại số hóa đã đẩy bộ bách khoa này cũng như nhiều loại sản phẩm in khác lùi về quá khứ.

Trong một tình trạng bề ngoài có vẻ bi đát như vậy, sự thành công của Hội sách Tp.HCM lần 7 này dường như là một cố gắng chứng minh ngược lại, hết sức đáng được hoan nghênh. Bởi vì, trước mắt chứ chưa chắc lâu dài, nó chứng minh được nét đẹp trong nền văn hóa đọc của một dân tộc ngàn năm văn hiến, đồng thời cũng cho thấy người Sàigòn, trong bối cảnh cuộc sống khó khăn phức tạp, không ít người vẫn còn chịu tìm đến những cái hay cái đẹp trong sách vở, và vì thế vẫn còn nhiều hy vọng.

(Xuân Huy, báo CG&DT số 1850, tr.9)

Bế mạc hội sách Tp.HCM lần 7 – 2012 : Bán hơn 4,8 triệu cuốn sách

Tối qua 25/3, Hội sách Tp.HCM lần 7 - 2012 bế mạc sau một tuần hoạt động với tổng doanh thu 30 tỉ đồng, bán ra hơn 4,8 triệu cuốn sách và đón hơn 850.000 lượt người, đáng kể hai ngày cao điểm 24 và 25/3 có hơn 300.000 lượt bạn đọc tham quan và mua sách. So với hội sách lần thứ 6 (2010), lần này tổng doanh thu tăng 150%, tổng số lượng sách bán ra tăng 120%, tổng số lượt người tham dự tăng 20%. Các tựa sách bán chạy nhất thống kê vào giờ bế mạc là : 1. Ai và Ky x s nhng con s tàng hình của Ngô Bảo Châu + Nguyễn Phương Văn : 10.000 cuốn ; 2. Cung đường vàng nng của Dương Thụy : 7.000 cuốn ; 3. Tôi tài gii bn cũng thế của Adam Khoo : 5.000 cuốn ; 4. Hồi ký Tâm "Sida" của Trương Thị Hồng Tâm : 5.000 cuốn ; 5. Đắc nhân tâm của Dale Carnegie, Trí Việt biên dịch : 4.000 cuốn ; 6. Ngược chiu vun vút của Joe Ruelle : 3.500 cuốn ; 7. Lolita của Vladimir Nabokov - Dương Tường dịch : 2.500 cuốn ; 8. Lá nm trong lá của Nguyễn Nhật Ánh : 2.500 cuốn ; 9. Cho tôi xin mt vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh : 2.300 cuốn, NXB : Trẻ ; 10. Nhng thiên thn trên đường ph của Mã Thiện Đồng : 2.000 cuốn. Hội sách Tp.HCM lần thứ 8 sẽ tổ chức vào giữa năm 2014. (Giao Hưởng, báo Thanh Niên ngày 26/3/2012)

Sách gần gũi, thân thương như vậy nên chắc chắn có ảnh hưởng lớn trong quá trình hình thành nhân cách của bạn đọc. Tục ngữ Việt Nam có câu "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài", tiếp cận hay sống trong môi trường văn hóa nào thì sẽ hình thành nhân cách theo những nét văn hóa đó mà sách tốt chính là văn hóa phi vật thể. Người ta cũng nói : "Anh cho tôi biết anh đọc sách nào, tôi sẽ cho anh biết anh là ai". Như vậy thì không ai có thể phủ nhận ảnh hưởng của sách trên người đọc. Có điều đáng tiếc là không phải tất cả các sách đều đúng đắn, chính xác và tốt lành cả. Bên cạnh những sách tốt, luôn luôn có mặt những sách xấu xa, lệch lạc mà chúng ta gọi chung là những tác phẩm đồi trụy. Giống như câu chuyện dụ ngôn về lúa và cỏ lùng trong Thánh Kinh Tân Ước : "Chúa Giêsu lại dạy một dụ ngôn khác mà rằng : Nước Trời giống như người kia gieo giống tốt trong ruộng mình, nhưng lúc mọi người ngủ thì có kẻ thù đến gieo cỏ lùng lẫn với lúa rồi đi. Khi lúa lớn và trổ bông thì cỏ lùng cũng xuất hiện …" (Tin Mừng theo thánh Mátthêu, đoạn 13 câu 24-26).

Tình trạng "vàng thau lẫn lộn" của thị trường sách là điều khó tránh khỏi, vì "bá nhân bá tánh", mỗi tác giả có những hiểu biết khác nhau, có những cảm nhận khác nhau, có những chủ trương khác nhau, tất cả những cái đó đều được thể hiện trên những tác phẩm họ phổ biến : "văn tức là người". Một điều đáng nói nữa là kẻ viết ra một đàng, người áp dụng nó lại vận dụng vào lối khác dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng ngoài ý muốn của người viết. Ai biết "gạn đục khơi trong" thì sẽ thành người tốt, còn ai để cho những tư tưởng lệch lạc, xấu xa cuốn hút, thì sẽ trở thành người xấu. Adolf Hitler (1889-1945), Quốc trưởng Đức Quốc Xã, đã chịu ảnh hưởng sâu đậm từ thuyết siêu nhân của triết gia Friedrich Nietzsche (1844-1900), nên đã gây ra thế chiến thứ II vô cùng khốc liệt (67 triệu người chết, hàng trăm triệu người bị thương tật, cơ sở vật chất bị tàn phá không thể tính nổi …).

Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực như trên, thì cũng có muôn vàn bằng chứng về ảnh hưởng tích cực từ một cuốn sách. Ignatiô Loyola là một thí dụ điển hình : Ông là một sĩ quan thuộc giới quý tộc Tây Ban Nha thời trung cổ (thế kỷ 16) – Trong một trận chiến với quân Pháp, ông bị thương nặng, phải nằm viện. Để giết thời gian, ông sai cận vệ về lấy sách cho ông đọc, tên cận vệ đã đem cho ông cuốn "La Vie de Jésus", ông đã đọc đi đọc lại, bởi vì ông bị cuốn hút bởi nhân vật Jésus Christ – cuối cùng khi xuất viện, ông đã bỏ binh nghiệp, đi tu làm môn đệ Chúa Giêsu và sáng lập Dòng Tên (Jesuites), đi truyền giáo khắp thế giới.

Chúng ta cũng không thể không nhắc tới những cuốn sách làm đảo lộn thế giới. Một loạt Harry Potter của nhà văn nữ 46 tuổi, người nước Anh – J.K Rowling, đã khiến hàng triệu thanh thiếu niên trên thế giới thất điên bát đảo, có những bạn trẻ thức dậy từ 3, 4 giờ sáng tới địa điểm phát hành, xếp hàng từ tinh mơ, chờ 5, 7 tiếng đồng hồ để sở hữu 1 cuốn Harry Potter mới phát hành.

Báo Thánh Niên ngày 26/2/2012 đưa tin, bà J.K Rowling sắp ra mắt tác phẩm mới, bà nói : "… như món quà đáp lại thành công của Harry Potter đã mang lại cho tôi" (Đ.T theo Reuters – Báo Thánh niên 26/2/2012). Lùi xa hơn một chút, vào cuối thế kỷ 19, bùng nổ trái bom : "thuyết Tiến Hóa", manh nha từ tác phẩm "La Philosophia Zoologique – (1809)" của Jean Baptista La Marck (Pháp, 1744-1829), và được đẩy mạnh bởi "tên lửa" Charles Robert Darwin (Anh, 1809-1882), với tác phẩm "đình đám" De L'Origine des espèces par voie de Sélection naturelle" (1859) – (On the Origin of species). Dư chấn của những tác phẩm này vẫn còn tới ngày nay. Karl Marx, triết gia, chính trị gia Đức (1818-1883) với tác phẩm "Đinh" : Le Capital (1867).

Hậu quả hiển nhiên của những tác phẩm trên là thế giới bị phân cực đối lập nhau : duy tâm và duy vật, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản như chúng ta thấy hiện nay.

Chúng ta chiêm nghiệm những cuốn sách có ảnh hưởng lớn hơn, rộng rãi hơn, xa xưa nữa và sức bền chắc chắn sẽ lâu dài hơn nữa – đó là những bộ sách làm cơ sở, căn bản cho những tôn giáo lớn trên thế giới :


  • Bộ Đạo Đức Kinh của Lão giáo.

  • Bộ Tam Tạng của Phật giáo.

  • Bộ Tứ Thư, Ngũ Kinh của Khổng giáo.

  • Bộ Veda của Ấn giáo.

  • Bộ Koran của Hồi giáo.

  • Và bộ Thánh Kinh của Công giáo cũng như của Do Thái giáo, Chính Thống giáo, Anh giáo và các hệ Tin Lành giáo.

Xin minh định trước là đối với những tác phẩm trên, người viết chỉ ghi nhận dưới khía cạnh hiện tượng xã hội và văn hóa, còn việc nhận định, lượng giá thì khách quan thuộc thẩm quyền của các vị lãnh đạo tối cao các tôn giáo, hoặc chính tác giả hay những nhà phê bình uyên bác và uy tín, chủ quan là do đức tin, lý trí phân biện sắc bén, lương tâm ngay thẳng, trong sáng và cảm nhận của mỗi người, không thể có sự áp đặt dù trên phương diện tư tưởng thuần túy.
II. NHỮNG BỘ KINH VĨ ĐẠI

A. LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH

Tên bộ sách khoảng 5000 chữ tương truyền do Lão Tử viết để lại trước khi đi ở ẩn. Kinh này viết thành chương, dài, ngắn, nhiều, ít không đều nhau. Lời rất súc tích, uyên thâm, trình bày tư tưởng triết học của Lão Tử. Có thể nói đây là hệ thống triết học Trung Quốc đầu tiên – khoảng giữa đời Xuân Thu và Chiến Quốc, bàn về bản thể của vũ trụ và vạn vật, được Lão Tử gọi là Đạo. Đạo là nguyên lý sinh ra vũ trụ và vạn vật theo những quy luật có tính biện chứng : âm dương, động tĩnh, cương nhu, lớn nhỏ … như thế, con người muốn sống tốt đẹp phải hòa đồng với Đạo, nghĩa là không chống lại trật tự thiên nhiên bằng thái độ vô vi thanh tĩnh, khác với tư tưởng hữu vi của Khổng giáo, có tính cách can thiệp vào diễn biến tự nhiên của vũ trụ và nhân sinh, chỉ gây ra tác động ảnh hưởng tới thực tại sống mà thôi. Tuy nhiên, do văn từ của Lão Tử Đạo Đức kinh rất uyên ảo, nên đời sau có nhiều diễn giải khác biệt về tư tưởng của Lão Tử, đẩy đến những suy diễn có tính tiêu cực và thụ động, có thể không thích hợp cho đà tiến bộ của con người. (Nguyễn Văn Thoa, giáo sư



Hán Nôm, viết theo tự điển Từ Hải)

B. TAM TẠNG KINH ĐIỂN

Trong 49 năm truyền giảng con đường giải thoát, Đức Phật thu nhận rất nhiều đệ tử, có người xuất gia theo ngài và lập thành Tăng đoàn (Sangha), có người cũng còn tại gia, gọi là các cư sĩ. Vùng truyền giáo của ngài là vùng Đông Bắc Ấn Độ giáp biên giới xứ Nepal, dọc theo các nhánh sông thượng nguồn sông Gange (Hằng hà) [1, 2, 3].

Ngài thường được gọi là Đức Phật Cồ Đàm (Buddha Gotama). Chữ "Phật" là tiếng gọi tắt của "Phật Đà", phiên âm từ chữ Phạn "Buddha" - người bình dân Việt Nam có nơi gọi là ông Bụt - nghĩa là người đã giác ngộ (Giác Giả) . Trong các kinh sách ghi lại, ngài thường tự gọi mình là Tagatatha (Như Lai). Ngài có rất nhiều đệ tử từ các quốc gia trong vùng, gồm đủ mọi thành phần trong xã hội, lứa tuổi, nam nữ, và từ nhiều nguồn gốc tín ngưỡng khác nhau.

Đức Phật đã để lại một kho tàng quí giá gồm nhiều bài thuyết giảng (Kinh, Sutta), thường được gọi tổng quát là "tám vạn bốn ngàn" pháp môn, trong nhiều dịp giảng dạy cho hàng đệ tử, bậc hiền nhân quân tử, cư sĩ, ... Với sự phát triển và bành trướng của Tăng đoàn, Ngài đặt ra nhiều giới luật để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tu tập (Vinaya, Giới). Ngoài ra còn nhiều bài giảng đặc biệt khác mà về sau nầy được đúc kết lại trong bộ A Tỳ Đàm (Abhidhamma).



  • Tam Tạng Kinh Điển

"Tạng" hay "Tàng" là giỏ chứa, chỗ chứa, tiếng Pali gọi là Pitaka. Ngày xưa tại các chùa lớn thường có một thư viện gọi là "Tàng Kinh Các" để lưu trữ các bộ kinh quí. Tam Tạng theo tiếng Pali gọi là Tipitaka, Ba Giỏ Chứa (The Three Baskets), gồm có Luật Tạng (Vinaya Pitaka), Kinh Tạng (Sutta Pitaka), và Thắng Pháp Tạng (Abhidhamma Pitaka, còn gọi là Vi Diệu Pháp, hay Luận Tạng). Sau đây là sơ lược về các tạng nầy :

  1. Luật Tạng (Vinaya Pitaka)

Tạng nầy bao gồm các giới luật và nghi lễ cho nam tu sĩ (Bhikkhu, Tỳ khưu) và nữ tu sĩ (Bhikkhuni, Tỳ khưu ni), cách thức gia nhập tăng đoàn, truyền giới luật, sinh hoạt tăng chúng, cách hành xử trong các trường hợp vi phạm giới luật, … Tạng nầy thường được chia làm 5 bộ [1, 7] :

    1. Ba-la-di (Parajika),

    2. Ba-dật-đề (Pacittiya),

    3. Đại Phẩm (Mahavagga),

    4. Tiểu Phẩm (Cullavagga), và

    5. Toát Yếu (Parivara).

  1. Kinh Tạng (Sutta Pitaka)

Gồm 5 bộ chính (Nikaya): Trường Bộ (Digha Nikaya), Trung Bộ (Majjhima Nikaya), Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikaya), Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikaya), và Tiểu Bộ (Khuddaka Nikaya). Trong hệ Sanskrit (Bắc Phạn), các bộ nầy được gọi là các bộ A Hàm (Agamas). Tuy nhiên, các bộ A Hàm nguyên thủy đã bị thất lạc và chỉ còn tìm thấy các bản kinh tiếng Sanskrit rời rạc, mà hiện nay chỉ còn các bộ Hán dịch từ nhiều nguồn gốc bộ phái và qua nhiều đời khác nhau [6].

    1. Trường Bộ là tập hợp các bài kinh dài, gồm 34 bài kinh, đã được dịch sang Việt ngữ, trong đó có hai quyển phổ thông nhất : Kinh Đại Bát Niết Bàn (Maha Parinibanna Sutta) và Kinh Đại Quán Niệm (Maha Satipattana Sutta). Ngoài các bài thuyết giảng của Đức Phật, Bộ nầy cũng có các bài giảng của Đại Đức Sariputta (Xá Lợi Phất), vị đệ tử hàng đầu có tài thuyết giảng hùng biện nhất thời đó, và các vị đệ tử nổi tiếng khác.

    2. Trung Bộ gồm có 152 bài kinh sắp xếp trong 15 phẩm, theo từng chủ đề. Bộ kinh nầy rất phổ thông trong giới Phật tử sử dụng Anh ngữ và cũng đã được dịch sang Việt ngữ. Bản dịch Anh ngữ được hiệu chỉnh nhiều lần, và bản dịch mới nhất đã được hội Buddhist Publication Society, Tích Lan, xuất bản năm 1995. Các bài kinh quan trọng thường có liên quan đến phép hành thiền quán niệm (Satipattana Sutta), chính kiến (Sammaditthi), cách tịnh tâm (Kakacupama), cuộc đời Đức Phật (Ariyaparyesana), tứ diệu đế (Mahahatthipadopama), không tính (Culasunnata), quán niệm hơi thở (Anapanasati), ... Có thể nói đây là một bộ kinh quan trọng nhất, bao gồm các bài giảng thiết yếu trên đường tu tập, thực hành lời Phật dạy.

    3. Tương Ưng Bộ gồm 2.889 bài kinh ngắn, chia làm 5 chương và 56 phẩm. Đây là tập hợp các bài kinh có chủ đề giống nhau về một điểm thảo luận, hoặc về một nhân vật nào đó trong thời Đức Phật. Có những bài giảng quan trọng về 12 nhân duyên và về 37 phần bồ đề (37 phẩm trợ đạo).

    4. Tăng Chi Bộ là bộ kinh dựa theo cách sắp xếp số học (pháp số), từ các chủ đề có liên quan đến 1 phần tử, 1 yếu tố, dần dần lên đến các chủ đề có 11 phần tử hay yếu tố. Vì vậy, bộ kinh được chia làm 11 chương, gồm 2.308 bài kinh.

    5. Tiểu Bộ thật ra không phải là bộ sách nhỏ, mà là tập hợp 15 bộ sách nhỏ :

      • Tiểu Tụng, Khuddaka Patha

      • Pháp Cú, Dhammapada

      • Phật Tự Thuyết, Udana

      • Như Thị Ngữ (Phật Thuyết Như Vậy), Itivuttaka

      • Kinh Tập, Sutta Nipata

      • Thiên Cung Sự, Vimana Vatthu

      • Ngạ Quỷ Sự, Peta Vatthu

      • Trưởng Lão Tăng Kệ, Theragatha

      • Trưởng Lão Ni Kệ, Therigatha

      • Bổn Sanh, Jataka

      • Nghĩa Thích, Niddesa

      • Vô Ngại Giải Đạo, Patisambhidamagga

      • Thí Dụ, Apadana

      • Phật Sử, Buddhavamsa

      • Sở Hạnh Tạng, Cariya Pitaka

  1. Каталог: tulieu -> nam2013
    nam2013 -> Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 08/07/2013
    nam2013 -> -
    nam2013 -> Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 01/02/2013
    tulieu -> TỔng giáo phận huế khai sinh và phát triển I. LỊch sử khai sinh giáo phận huế
    tulieu -> BÁo cáo về hoạT ĐỘng của bộ TƯ pháp trong ba tháng đẦu năM 1948 ĐẠi hội nghị TƯ pháp toàn quốc lần thứ nhất các cuộC Đi kinh lý
    tulieu -> CÁc trậN ĐỘng đẤt từ NĂM 1500 ĐẾn năM 2005
    tulieu -> Kinh ngày chúa nhật hôm nay
    nam2013 -> GIẢi viết văN ĐƯỜng trưỜng 2013 BẢn tin 08
    nam2013 -> Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 01/06/2012
    nam2013 -> THÔng đIỆP Ánh sáng đỨc tin lumen fidei củA ĐỨc thánh cha phanxicô cho các giám mụC, linh mục và phó TẾ những ngưỜI ĐÃ thánh hiến và TÍn hữu giáo dân về ĐỨc tin

    tải về 309.76 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương