Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 08/07/2013



tải về 0.49 Mb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.49 Mb.
#1390
1   2   3   4

Hình A
ét về sự vĩ đại và hoành tráng thì cho đến nay chưa có Nhà thờ nào trên thế giới vượt được Đền Thánh Phêrô trên đồi Vatican trong nội thành Roma, thủ đô nước Ý
(Hình B), hàng năm có hơn 10 triệu du khách tới tham q
Hình B
uan (tư liệu Wikipedia).

Nhà thờ Đức Bà Paris không thể sánh được với Đền thờ Thánh Phêrô, hoặc Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành, hay Đền thờ Đức Bà Cả ở Roma. Paris ít công trình đá, còn Roma là lò đá đặc biệt cẩm thạch vào bậc nhất thế giới, nên các tượng và công trình kiến trúc lớn toàn bằng đá. Đứng giữa lòng Đền thờ Thánh Phêrô, ngước mắt lên trần cao hơn 20m, người viết ngẩn ngơ không thể hiểu được làm thế nào mà các kiến trúc sư thế kỷ 15-16 lại có thể làm được những chiếc quá giang (xà ngang) khoảng 25m mà không có cột béton đỡ ở giữa, chịu được sức nặng của cả trần nhà bằng chất "vữa" giống như béton, chia thành những ô, tô vẽ hình ảnh, sơn mầu, thếp vàng. Đền thờ Thánh Phêrô được Đức Giáo Hoàng Nicôla V (1447-1455) tái thiết do kiến trúc sư Bernardo Rossellino phụ trách. Công việc tiến hành tới khi Đức Nicôla qua đời vào tháng 3/1455 thì công việc tạm ngưng, mãi tới thời Đức Giáo Hoàng Giulio II (1503-1513) mới tiếp tục lại, và kiến trúc sư cũng là họa sĩ, điêu khắc gia đại tài Michelangelo được giao nhiệm vụ với dự toán chi phí 200.000 đồng tiền vàng. Việc xây dựng kéo dài tới ngày 18/11/1626, Đức Giáo Hoàng Urbano VIII mới khánh thành.

Đền thờ có chiều dài 187m, ngang 150m, diện tích chưa kể phòng thánh là 22.067m2, chứa 54.000 người, mặt tiền cao 46m, chiều ngang 115m, các cột đá cao 29m, đường kính 2,67m, vòm có đường kính gần 20m, cao 50,35m, nặng 56.208.837 tấn, chiều cao tính từ mộ Thánh Phêrô lên là 136m. Quảng trường liền trước Đền thờ hình bầu dục, dài 196m, rộng 148m. Hai dãy hành lang vòng cung như vòng tay người mẹ mở rộng ôm tất cả đoàn con, do kiến trúc sư Bermini thực hiện, gồm 284 cột đá xếp thành 4 hàng đối xứng nhau, mỗi bên 142 cột. Cột cái có đường kính 1,45m, cao 18,60m, tất cả đều bằng đá trắng ngà, trên hành lang vòng cung đặt 140 tượng, mỗi tượng cao 3,24m. Các tượng ở mặt tiền Đền thờ cao 5,65m toàn bằng đá trắng hơi xám.

Cột đá (Obélisque) tượng trưng cho uy quyền của các triều vua chúa, có lẽ ban đầu xuất phát từ Ai Cập cổ đại. Cột đá bốn mặt nhỏ dần đến chóp đỉnh. Cột đá ở quảng trường Thánh Phêrô bằng đá vân cương đỏ, từ Đông phương được đưa về Roma thời hoàng đế Nerô, sau bị đổ và bỏ phế. Cột đá cao 41,3m, nặng 312 tấn, di chuyển quãng đường mấy chục km phải mất 5 tháng (từ 30/4/1585 – 10/9/1585). Làm thế nào để di chuyển và dựng lên được là một câu hỏi mà khách tham quan đặt ra. Xin nói thêm dường như những nước văn minh xưa rất ưa dựng cột đá, ở Roma có khá nhiều, ở Paris, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có khá nhiều, những nơi khác người viết chưa tới nên không biết.

Ngoài Đền thờ Thánh Phêrô, Roma còn nhiều Đền thờ đồ sộ khác, người ta quen gọi "Tứ Đại Giáo Đường", đó là Đền thờ Đức Bà Cả, Đền thờ Gioan Latran, Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành. Đền thờ nào cũng làm khách tham quan sững sờ, riêng Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành được kể là lớn nhất trong các Đền thờ Công giáo, cho tới khi hoàn thành Đền thờ Thánh Phêrô.

Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành có chiều dài 125,64m với 4 hàng cột đá cẩm thạch đỏ có vân bóng lưỡng, liền lạc từ trên xuống dưới, hai hàng cột cái đường kính gần 1m, cao khoảng 18m, không biết người xưa lấy đâu ra những cột đá liền lạc, to lớn như vậy rồi lại còn công đẽo gọt, chuyên chở và dựng lên nữa ! Thật không thể tưởng tượng được. Chúng ta cần nhớ thời đó không có máy móc, cần cẩu, không có ximăng cốt thép, mọi việc xây dựng đều dùng thủ công.

Paris cũng nhiều công trình kiến trúc hoành tráng nhưng rất ít công trình đá, các tượng ở Pháp hầu hết là ximăng, còn các công trình và các tượng ở Ý hầu hết bằng đá và cẩm thạch.

Nói về giá trị của những công trình kiến trúc Công giáo tại Trung Quốc, Bắc Kinh thừa nhận tầm quan trọng lịch sử của các tòa nhà Công giáo. 17 tòa nhà Công giáo được đưa vào danh sách 1943 di tích quốc gia mới nhất. Danh sách đầu tiên được công bố năm 1961. Các Nhà thờ này hầu hết do các Thừa sai xây theo kiểu Gothique hoặc Roman từ 1890-1930, hiện nay không thể bị phá bỏ.

Tang Guohua, Giáo sư kiến trúc và quy hoạch đô thị nói : "Việc nâng cao địa vị này cho thấy các công trình kiến trúc của Giáo Hội có giá trị lịch sử, nghệ thuật, khoa học hay xã hội quan trọng" (Ucanews 18/6/2013 – Báo CG&DT số 1913, từ 28/6 – 4/7/2013, trang 25).

3.5 Điêu khắc

Thời Cựu Ước, nghệ thuật điêu khắc bị hạn chế vì trình độ hiểu biết của dân chúng còn thấp, chỉ có dân Do Thái nhỏ bé thờ độc thần, tức là một Chúa mà thôi, trong khi toàn thể nhân loại thờ đa thần. Tượng thần tràn lan khắp nơi, dân chúng thì mê tín đến nỗi con bò, con chó, con rắn, bụi cây, hòn đá … cũng có thể là thần được thờ cúng. Chính vì muốn đề phòng tình trạng này mà sách Xuất Hành có luật cấm tạc vẽ ảnh tượng bất cứ vật gì trên trời, dưới đất và dưới lòng biển … để mà thờ. Ai cả gan làm điều đó sẽ bị xử tử.

"Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta. Người không được tạc tượng, vẽ hình bất cứ vật gì ở trên trời cao, cũng như dưới đất thấp hoặc ở trong nước phía dưới mặt đất để mà thờ" (Xh 20,3-4).

Lệnh cấm này chi phối toàn bộ khung cảnh Cựu Ước, cả thời gian lẫn không gian. Dân trí thời đó chưa phân biệt được mục đích tôn giáo (để thờ) với mục đích nghệ thuật (để thưởng thức cái đẹp). Vào thời đó, tạc tượng này tượng kia thì chỉ để thờ cúng, bái lạy. Cho nên các Đền thờ ngoại giáo thì có muôn vàn tượng gỗ, tượng đồng, tượng bạc, tượng vàng, còn dân Do Thái thì không có, nhiều khi dân Do Thái bị mê hoặc về những kiểu thờ thần tượng ngoại giáo và những lễ hội cúng bái của họ, nên đã có lần họ góp vàng từ những đồ trang sức rồi yêu cầu ông Aharon đúc cho họ con bò vàng để họ thờ cúng. Việc này đã bị Chúa và Môsê nổi giận, trừng phạt dân một cách nghiêm khắc.

Đến thời Tân Ước, từ khi Chúa Giêsu, Ngôi Lời vô hình hóa thân làm người bằng xương bằng thịt, cư ngụ giữa loài người. Kitô giáo tách khỏi Do Thái giáo và người giáo dân phân biệt được tạc tượng để thờ với tạc tượng để thưởng thức nghệ thuật, thì họ bắt đầu phát huy ngành điều khắc với đủ mọi đề tài đạo, đời … và Thánh Kinh là một nguồn cảm hứng cao siêu vô tận cho các điêu điêu khắc gia trên toàn thế giới, kể cả những nghệ sĩ ngoài Công giáo nữa, như trường hợp Khải Hoàn Môn ở Roma kỷ niệm chiến thắng của tướng Titô ở Israel năm 70, khi đã phá bình địa Giêrusalem sau hơn 2 năm vây hãm. Tướng Titô cướp hết vàng bạc châu báu trong Đền thờ rồi cho đốt Đền thờ luôn, ông mang chiến lợi phẩm về cho hoàng đế Vespasiano. Để ghi khắc chiến công, ông cho xây dựng Khải Hoàn Môn, và khắc trên đó những đồ thờ lấy trong Đền thánh Giêrusalem : cây đèn 7 ngọn, các bình và một số vật dụng khác từ kho của Đền thờ. Khải Hoàn Môn vẫn còn vững chãi tới ngày nay.

Sau thế chiến II, cả thế giới như tỉnh dậy sau cơn ác mộng. Các nước lớn trên thế giới đã ngồi lại với nhau để thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc với mục đích bảo vệ hòa bình trên trái đất. Tổ chức đã được thành lập ngày 24/10/1945 với 51 nước thành viên ban đầu, trụ sở đặt tại New York (Mỹ). Hiện nay đã có 193 nước thành viên của tổ chức Liên Hiệp Quốc. Ngay sau khi có trụ sở, đất nước Liên Xô XHCN đã tặng Liên Hiệp Quốc một bức tượng đồng lớn với hình ảnh một chàng thanh niên lực lưỡng vai u thịt bắp, đang cầm búa đập cong cây kiếm. Đây chính là hình ảnh tiên tri Isaia đã dùng để diễn tả thời hòa bình của Đấng Cứu Thế : "Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái" (Is 2,4).

Tượng đài này đã được đặt ngay trước tòa nhà của Liên Hiệp Quốc và được coi là biểu tượng tuyệt vời của hòa bình.

Về phía những điêu khắc gia Thiên Chúa giáo, thì tất cả các tác phẩm "đạo" của họ đều bắt nguồn từ Thánh Kinh trực tiếp như những sự kiện, những nhân vật được ghi trong Thánh Kinh ; gián tiếp như hình tượng những vị Thánh là những người đã sống lời Chúa suốt đời như Thánh Phaolô đã nói : "Tôi sống nhưng không còn là tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi" (Gl 2,20). Ngoài những sự kiện, nhân vật trong Thánh Kinh, thì đối tượng của ngành điêu khắc Thiên Chúa giáo còn là những gì liên quan tới việc thờ phượng, tới lễ nghi trong đạo như những cây Thánh giá, những cây đèn, những chân đèn, những bình hương, chén thánh, bình thánh, giếng Rửa tội, bình nước phép …

Về số lượng thì không thể nào kể xiết. Về chất liệu cũng đủ loại, từ đất nung tới gốm sứ, thủy tinh, kim loại như gang, chì, antimoine, nhôm, sắt, inox, đồng, đá, xi-măng, bạc, vàng – gần đây còn có những chất liệu mới như nhựa tổng hợp, composite … Nhỏ bé như những tượng ảnh bằng vàng, bạc … nặng từ 1gr - 50gr mà người tín hữu thường đeo, to lớn như tượng Chúa Giêsu làm Vua ở Rio de Janeiro, thủ đô nước Brasil, cao 38m, trên đỉnh núi Corcovado cao 700m. Tượng do điêu khắc gia Paul Landowski (người Pháp) thực hiện. Tượng đài được khánh thành ngày 12/10/1931 và trở thành biểu tượng của thủ đô Brasil. Tượng đài được Unesco công nhận là 1 trong 7 kỳ quan (nhân tạo) mới của thế giới vào ngày 12/11/2011.

Sau đây là một số tác phẩm điêu khắc lừng danh thế giới bằng đá cẩm thạch Ý, do điêu khắc gia bậc thầy của nhân loại là Michelangelo, cuối thế kỷ 15 sang đầu thế kỷ 16 (1475-1564) :



  • Tượng Pietà thực hiện 1498-1499, cao 1,74m, chiều rộng chân đế 1,95m, dầy 1,03m, chất liệu đá cẩm thạch, đặt tại Đền thờ Thánh Phêrô.

  • Tượng Thánh Môsê thực hiện 1513-1516, cao 2,35m, chất liệu đá cẩm thạch, đặt tại Đền thờ Thánh Phêrô.

  • Tượng Đavít thực hiện 1501-1504, cao 5,16m, chất liệu đá cẩm thạch, đặt tại Galleria dell'Accademia Florence.

3.6 Hội họa

Thánh Kinh là nguồn gợi hứng cho các họa sĩ đạo cũng như đời. Biết bao nhiêu tác phẩm đã được thực hiện với những chủ đề rút ra từ Kinh Thánh.

Trong dịp hành hương Đất thánh và Roma cuối tháng 4/2013, người viết đã được thấy tận mắt hình vẽ trên vách đá ở hang toại đạo : một người mục tử vác con chiên trên vai. Đó chính là tác phẩm đầu tiên của người Công giáo (cuối thế kỷ I), thể hiện câu chuyện Chúa Giêsu kể về người có 100 con chiên, bị lạc 1 con, ông bỏ 99 con chiên kia trên đồng cỏ để đi tìm con chiên lạc, và khi đã tìm thấy, ông vác chiên trên vai đưa về đàn rồi mở tiệc mời bạn bè tới ăn mừng, ông nói : "Anh em hãy chia vui với tôi, vì tôi đã tìm thấy con chiên bị lạc" (Lc 15,4-8).

Tương truyền rằng, hình ảnh Đức Mẹ Đồng Trinh Maria mà chúng ta có ngày nay, có gốc từ một bức vẽ nguyên thủy của Thánh Luca, khi Đức Mẹ còn tại thế. Té ra Thánh Luca là người đa tài, vừa là y sĩ, vừa là sử gia, lại còn là họa sĩ nữa. Điều này cũng có thể tin được (dù bản gốc không còn), vì chắc chắn Thánh Luca đã gặp Đức Mẹ nhiều lần để xin thông tin về đoạn thánh sử thuộc thời thơ ấu của Chúa Giêsu, từ biến cố Truyền Tin cho tới biến cố Chúa ở lại trong Đền thờ hồi 12 tuổi, khiến Đức Mẹ và Thánh Giuse phải trải qua 3 ngày mất ăn mất ngủ, ngược xuôi tìm con. Những chi tiết về thời thơ ấu của Chúa Giêsu không thể lấy đâu ra trừ "kho tàng lưu trữ" là Đức Mẹ.

Trong những hình ảnh Thiên Chúa giáo sớm nhất của đạo, phải kể đến hình chữ thập (Thánh giá) Chúa Giêsu được vẽ mọi nơi có Kitô hữu sống và sinh hoạt, nhất là Nghĩa địa, Thánh giá khắc trên bia mộ là dấu hiệu phân biệt người Công giáo với lương dân. Một hình ảnh nữa được các tín hữu sử dụng như là "ám hiệu" để nhận ra nhau trong thời cấm đạo gắt gao, đó là hình "con cá", người tín hữu thêu hình con cá trên cổ áo, vạt áo hay tay áo, hoặc mũ, nón … khi gặp người lạ, chỉ cần lấy cây gậy cầm tay vẽ 1 đường chéo, kiểu ký họa hình con cá α là họ nhận ra người đồng đạo để rồi ân cần giúp đỡ như anh chị em ruột thịt. Hình con cá mang ý nghĩa lớn trong Thánh Kinh, không biết ai đã phát minh ra đầu tiên, con cá tiếng Hy Lạp là Ixθus (Ichthuys), giải mã các chữ cái trong từ này như sau :

I : Jesus

X : Kitô

θ : Của Thiên Chúa

U : Con

S : Đấng Cứu Thế

Chúa Giêsu Kitô Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế.

Từ đó về sau muôn vàn bức họa thánh đã ra đời, đáp ứng nhu cầu phụng vụ tín ngưỡng khắp nơi. Để được chấp nhận xếp hạng "ảnh thánh" thì tác phẩm phải được thẩm quyền Giáo Hội duyệt (để loại bỏ những yếu tố phàm tục không đáp ứng được đòi hỏi của tiêu chí thánh thiện trong Giáo Hội).

Một số các bức họa nổi tiếng của những họa sĩ bậc thầy thế giới như :


  • Những bức họa trên trần nhà nguyện Sistine ở Vatican của họa sĩ Michelangelo (1475-1564) :

  • Bức họa Tiệc Ly của họa sĩ Leonardo da Vinci (1452-1519) :



N
Tiệc Ly – Leonardo da Vinci
HẬN ĐỊNH

Những bức họa này được thế giới công nhận là "vô giá", ngay cả một số tác phẩm bị mất cắp cũng được đánh giá như vậy. Trong bài "Những kiệt tác nghệ thuật vẫn còn thất lạc" :



  • Bức The Just Judges (Các Thẩm phán Công chính), một phần trong bộ tranh Ghent Altarpiece (tranh bàn thờ do anh em họa sĩ Ja và Hubert Van Eyek vẽ năm 1432) trưng bày ở Nhà thờ Chính tòa Saint Bavo in Ghent (Bỉ), bị mất cắp đêm 10/4/1934, được xem là vô giá.

  • Bức The rest on the flight to Egypt (Nghỉ ngơi trên đường trốn sang Ai Cập) của Tiziano Vecellio (khoảng 1473-1490), bị mất cắp năm 1995 tại tư dinh một quý tộc Anh tại Wiltshire, trị giá 5 triệu bảng Anh (Lư Trung – Báo KTNN số 872, ngày 1/5/2012, trang 55).

Các tác phẩm hội họa Thiên Chúa giáo chiếm thị phần rất lớn trên bình diện quốc tế, đây là điều khá bất ngờ. Bằng chứng là cuốn sách có tựa đề : 1000 Masterpieces of European Painting, tác giả Christiane Stukenbrok Barbara Topper, hợp tác với SCALA Group S.P.A Florence in tại Trung Quốc năm 2011. Trong 1000 tuyệt tác phẩm in trong sách này có tới 505 tuyệt tác phẩm mang đề tài lấy từ Kinh Thánh.

Tại Việt Nam, không chỉ những họa sĩ Công giáo vẽ tranh đạo, mà cả những tác giả ngoài Công giáo cũng tham gia cách nhiệt tình. Họa sĩ Nguyễn Gia Trí đứng hàng đầu về sơn mài, xuất thân từ trường Mỹ thuật Đông Dương, trong cuốn sách : "Họa sĩ Nguyễn Gia Trí nói về sáng tạo" của họa sĩ Nguyễn Xuân Việt, NXB Văn Nghệ Tp.HCM 2009, dầy 450 trang có 5 hình mầu tiêu biểu nhất, thì đề tài Công giáo đã chiếm hai. Một ở trang 17, bức tranh Ba Vua (0,65m x 1,04m vẽ năm 1960), trên bức họa có những hàng chữ Latinh viết theo kiểu "bút rông" : "Gloria in excelsis Deo – Et in terra Pax hominibus bonae voluntatis" (Vinh danh Thiên Chúa trên trời – Bình an dưới thế cho người thiện tâm).

Trang 97, bức tranh Đêm Giáng Sinh (1,20m x 3,70m, vẽ năm 1941), trên bức họa có hàng chữ Latinh : "Hodie nobis de caelo Pax vera descendit" (Hôm nay bình an thật từ trời giáng thế). Tranh hiện treo ở cung thánh Nhà nguyện Dòng Đaminh – 44 Tú Xương, Tp.HCM. Bức sơn mài này được đánh giá rất cao và thuộc loại "hàng cấm", không được xuất khỏi nước nếu không có phép của Nhà nước. Có lần báo Kiến Thức Ngày Nay đã đăng một bài viết về bức họa quý giá này và xác định có người sẵn sàng "thỉnh" với giá 1 triệu USD.

Cũng thời điểm từ 1941-1943, hai họa sĩ danh tiếng trường Mỹ thuật Đông Dương, đồng môn với Nguyễn Gia Trí, đó là Nguyễn Tiến Chung và Hoàng Tích Chù đã thực hiện một bức sơn mài đề tài Giáng Sinh (số đo khoảng 1,4m x 2,4m), hiện đang treo ở cung thánh Nhà nguyện Đại Chủng viện Huế. Hai bên bức tranh này có 2 hàng chữ Nho như sau :

"Hậu ngô chi sinh, giáng thế cánh thành ngô thánh lữ.

Bão ngã dĩ đức, tuẫn thân hoàn tác ngã thần lương"

Nghĩa là :

"Làm phong phú đời Con Người giáng thế làm bạn đồng hành thánh thiện.

Con no nê ơn đức, Người hy sinh mình nên Thánh Thể nhiệm mầu"

Điều đặc biệt nhất là cả 3 bức sơn mài quý giá này đều được thể hiện bằng tinh thần hội nhập văn hóa. Các nhân vật đều được Việt Nam hóa, y phục Việt Nam, khung cảnh miền quê Việt Nam với cây khoai môn, tầu lá chuối, với con trâu, con bò, cả các Thiên thần gảy đàn cũng mặc áo dài như các thiếu nữ miền quê Việt Nam.

Riêng bức tranh Giáng Sinh của Nguyễn Tiến Chung và Hoàng Tích Chù, còn một nét độc đáo và rất sâu sắc nữa, đó là hình Hài Nhi Ấu Chúa với dáng nằm như một con ếch, phải chăng tác giả có ý áp dụng câu Thánh vịnh :

"Thân sâu bọ chứ người đâu phải,



Con bị đời mắng chửi dể duôi"

(Tv 21,7)

Ngoài những tác giả nổi tiếng với những tác phẩm thời danh kể trên, các họa sĩ ngoài Công giáo khác cũng tham gia rất nhiệt tình. Sau đây là danh sách các tác giả và tác phẩm mà người viết sưu tầm được :


  1. Đức Mẹ Bồng Con – tác giả Tạ Tỵ, chất liệu bột màu, kích thước 25x35cm, sáng tác năm 1962.

  2. Đức Mẹ Hồ Sen – Tác giả Vi Vi, chất liệu bột màu, kích thước 68x48cm, sáng tác năm 1981.

  3. Chiêm Ngưỡng – Tác giả Trần Hà, chất liệu sơn mài, kích thước 73x50cm, sáng tác năm 1985.

  4. Ánh Sáng Muôn Dân – Tác giả Tú Duyên, chất liệu lụa, soie, silk, kích thước 146x80cm, sáng tác 1975.

  5. Đức Mẹ Ban Ơn (đã triển lãm tại Vatican năm 1950) – Tác giả Bùi Kỉnh (Giám đốc trường Mỹ thuật Gia Định), chất liệu lụa, soie, silk, kích thước 19x35cm, sáng tác năm 1950.

  6. Truyền Tin – Tác giả Nguyễn Phước, chất liệu sơn mài, laque, lacquer, kích thước 60x80cm, sáng tác năm 1990.

  7. Đức Mẹ Bồng Con – Tác giả Nguyễn Phước, chất liệu sơn mài, laque, lacquer, kích thước 35x42cm, sáng tác năm 1990.

  8. Chúa Sai Sứ Đồ - Tác giả Thành Lễ, chất liệu sơn mài cổ, laque, lacquer, kích thước 120x64cm, sáng tác khoảng 1950-1960.

  9. Trìu Mến – Tác giả Tố Oanh, chất liệu lụa, soie, silk, kích thước 36x43cm, sáng tác năm 1981.

  10. Giáng Sinh – Tác giả Văn Thọ, chất liệu lụa, soie, silk, kích thước 88x65cm, sáng tác năm 1981.

  11. Giáng Sinh – Tác giả Nguyễn Văn Anh (Giám đốc trường Mỹ thuật Gia Định), kích thước 67x92cm, sáng tác năm 1971.

  12. Mục Đồng Thờ Lạy – Tác giả Nguyễn Văn Anh, chất liệu sơn dầu, huile, oil, kích thước 81x120cm, sáng tác năm 1961.

  13. Ba Vua Thờ Lạy – Tác giả Nguyễn Văn Anh, chất liệu sơn dầu, huile, oil, kích thước 100x80cm, sáng tác năm 1975.

  14. Mục Đồng Thờ Lạy – Tác giả Nguyễn Văn Anh, chất liệu sơn dầu, huile, oil, kích thước 66x50cm, sáng tác năm 1971.

  15. Giáng Sinh – Tác giả Nguyễn Siên, chất liệu sơn dầu, huile, oil, kích thước 80x100cm, sáng tác năm 1971.

  16. Hiển Linh – Tác giả Nguyễn Phước, chất liệu sơn dầu, huile, oil, kích thước 120x150cm, sáng tác năm 1988.

  17. Sứ Thần và Trinh Nữ - Tác giả Nguyễn Phước, chất liệu sơn dầu, huile, oil, kích thước 53x33cm, sáng tác năm 1990.

  18. Truyền Tin – Tác giả Nguyễn Phước, chất liệu sơn dầu, huile, oil, kích thước 30x40cm, sáng tác năm 1990.

  19. Chúa Chịu Đóng Đinh – Tác giả Hồ Thành Đức, chất liệu giấy dán, kích thước 60x40cm, sáng tác khoảng năm 1970.

Chắc chắn còn nhiều tác phẩm khác của những tác giả ngoài Công giáo mà chúng tôi chưa có dịp tiếp cận.

3.7 Điện ảnh

Từ rất lâu, các đề tài trong Thánh Kinh đã trở thành nòng cốt cho nhiều bộ phim có giá trị :



  1. Aguirre, La colère de Dieu (Aguirre, – Cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời) : Phim lịch sử phiêu lưu của Yerner Herzog ; Phim màu 1g35', sản xuất năm 1972 – Có cảnh Aguirre ngửa mặt lên trời hét : "Ta là cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời".

  2. À L'est d'Éden (East of Eden – Phía Đông vườn Địa Đàng) : Phim bi kịch tâm lý của Elia Kazan, phim màu của Mỹ 1g55', sản xuất năm 1955.

  3. Amadeus (Yêu Chúa) : của Milos Forman, diễn tả cuộc đời và tài năng của nhạc sĩ nổi danh Wolfgang Amadeus Mozart (Áo, 1756-1791) ; Phim màu của Mỹ, 2g37', sản xuất năm 1984 (Oscar du meilleur film 1984).

  4. Les Amants Crucifiés (Những người yêu bị đóng đinh), của Kenzi Mizoguchi, bối cảnh tại Kyoto 1684, phim Nhật 1g42', sản xuất năm 1954 (giải Sư tử bạc Venise 1955).

  5. Amen : nội dung chống lại sự tàn bạo của Đức Quốc xã hồi thế chiến II của Costa Gavras, phim màu Pháp 2g10', sản xuất năm 2002.

  6. Ange – (Thiên Thần) : bi kịch của Ernst Lubitsch, phim Mỹ 1g38', sản xuất năm năm 1937.

  7. L'Ange Bleu (Thiên Thần xanh) : bi kịch hiện thực của Josef Von Sternberg, phim Đức, sản xuất năm 1930.

  8. L'Ange de la Violence – All fall down : dựa theo đề tài Abel và Cain, bi kịch của John Frankenheimer, phim Mỹ 1g50', sản xuất năm 1961.

  9. L'Ange des Maudits của Fritz Lang, phim màu Mỹ 1g29', sản xuất năm 1952.

  10. L'Ange Exterminateur, Drame Fantastique của Luis Buñuel : bi kịch kinh dị, phim Mêhicô 1g30', sản xuất năm 1962.

  11. L'Ange Ivre : bi kịch tâm lý của Akira Kurosawa, phim Nhật 1g38', sản xuất năm 1948.

  12. Angel Heart : phim Fantastique của Alan Parker, phim màu Mỹ 1g55', sản xuất năm 1987.

  13. Angelique, Marquise des Anges. Mélodrame Historique của Bernard Borderie, phim màu Pháp-Ý 1g45', sản xuất năm 1964.

  14. Les Anges aux figures sales (Những Thiên Thần với bộ mặt dơ bẩn) : của Michael Curtiz, phim Mỹ 1g37', sản xuất năm 1938.

  15. Les Anges du Péché (Những Thiên Thần của tội lỗi) : bi kịch tâm lý của Robert Bresson, phim Pháp 1g13', sản xuất năm 1943.

  16. Les Anges Gardiens (Các Thiên Thần bản mệnh), Comedie của Jean Marie Poiré, phim màu Pháp 1g50', sản xuất năm 1995.

  17. L'Arche de Noé : thuật chuyện ông Noé để đối chiếu với bi kịch thế chiến I, phim màu ảnh lớn của Michael Curtiz (Mỹ) 2g13', sản xuất năm 1929.

  18. L'assassinat du Père Noël : bi hài kịch của Chritian Jaque, phim dàn trải trong bối cảnh lễ Giáng Sinh …, phim Pháp 1g45', sản xuất 1941.

  19. Au Nom du Père (Nhân danh Cha) : bi kịch của Jim Sheridan, phim màu Ái Nhĩ Lan 2g13', sản xuất năm 1993, giải Gấu Vàng, Berlin 1994.

  20. Babel (Tháp Babel trong Thánh Kinh) : bi kịch của Alejandro Gonzalez Iñarritu, phim màu Mỹ 2g23', sản xuất năm 2006, giải thưởng liên hoan phim Cannes 2006.

  21. Ben Hur : phim lịch sử do William Wyler đạo diễn, được chuyển thể từ tiểu thuyết Ben Hur, a tale of the Christ in năm 1880 của nhà văn Lew Wallace, trong bối cảnh đế quốc La Mã chiếm Palestin vào thế kỷ 1 (bối cảnh lịch sử và địa lý Kinh Thánh Cựu và Tân Ước), Ben Hur – nhà quý tộc Do Thái bất hợp tác với La Mã, phải đối đầu với Messala – quan bảo hộ người La Mã, phim Mỹ 2g05', sản xuất năm 1925.

  22. Ben Hur : phim lịch sử mản ảnh lớn của William Wyler, bối cảnh Jerusalem bị đế quốc La Mã chiếm đóng, hai người bạn từ nhỏ gặp lại nhau : quan Messala và Ben Hur – con nhà quý tộc Do Thái, do mẫu thuẫn chính trị và xã hội, hai người đã quyết đấu với nhau bằng xe chiến mã với vũ khí tại đấu trường, sau những pha xáp chiến nghẹt thở, Ben Hur đã thắng. Trước khi Ben Hur trở về quê hương để gặp lại mẹ và em gái đang bị cùi, thì may thay chính Chúa Giêsu đã chữa họ khỏi trước khi Ngài chịu chết trên thập giá. Phim màu Mỹ 3g32', sản xuất năm 1959. Phim đã đạt kỷ lục 11 giải Oscars phim hay nhất, đạo diễn xuất sắc nhất (W. Wyler), diễn viên chính xuất sắc nhất (C. Heston), diễn viên phụ xuất sắc nhất (Hugh Griffith), hình ảnh đẹp nhất (R. L. Surtees) và âm nhạc hay nhất (M. Rosza) năm 1959.

  23. Anna Karenina : bi nhạc kịch của Clarence Brown, dựa trên tiểu thuyết cùng tên của đại văn hào Nga Léon Tolstoi, phim Mỹ 1g35', sản xuất năm 1935 – Nhân vật chính là nàng Anna Karenina, con nhà quý tộc, tài sắc tuyệt vời nhưng bất hạnh vì phải mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Lớn lên bị ép gả cho bá tước Karenin già hơn nàng 20 tuổi, cuộc hôn nhân không hạnh phúc, Karenina ngoại tình mà không thể ly dị được với chồng cũ do áp lực xã hội và tôn giáo. "Bá tước cho rằng cuộc đời hai người gắn bó với nhau là do ý Chúa, chỉ có tội ác mới cắt đứt mối liên hệ đó, mà tội ác như vậy khắc bị Chúa trừng phạt nặng nề" (xã hội và tôn giáo Nga thời ấy hôn nhân là vĩnh viễn : "Sự gì Thiên Chúa phối hợp, loài người không được phân ly" – Mt 19,6), do đó Karenina luôn bị dày vò, cuối cùng đã đâm vào xe lửa tự tử).

(Nguyễn Trường Lịch, Tự Điển Văn Học tập 1, NXB-KHXH Hà Nội 1983, tr. 36)

  1. Le Cardinal : bi kịch của Otto Premiger theo tiểu thuyết của Henry Morton, phim nói về một Linh mục Ái Nhĩ Lan thụ phong năm 1917, dần dần lên tới chức Hồng Y ; Phim màu Mỹ 2g55', sản xuất nằm 1963.

  2. Le Chemin du Paradis (Lối đi Địa Đàng) : phim hài của Wihelm Thiele, phim Đức 1g30', sản xuất năm 1930.

  3. Le Christ s'est Arrêté à Eboli (Chúa Giêsu bị bắt và bị lưu đày ở Eboli) : Phim lịch sử chống phát xít Đức của Francisco Rosi, phim màu Italy dài 2g15', sản xuất năm 1979.

  4. La Croisade Maudite / Les Portes du Paradis (Cuộc thập tự chinh bị nguyền rủa / Các cửa vào thiên đàng) : phim lịch sử của Andrzej Wajda, theo cuốn tiểu thuyết của Jerzy Andrzewski, phim màu Anh Quốc 1g26', sản xuất năm 1967.

  5. Les Croix de bois (Những Thánh giá gỗ) : phim chiến tranh của Raymond Bernard theo cuốn sách của Roland Dorgelès : phim Pháp về thế chiến 1, 1g50', sản xuất năm 1932.

  6. Croiz de fez (Thánh giá sắt) : phim chiến tranh của Sam Peckinpah, theo cuốn tiểu thuyết của Willi Heinrich, nói về thế chiến 2, phim màu Anh Quốc, 2g15', sản xuất năm 1977.

  7. La Cuisine des Anges (Bếp ăn của các Thiên Thần) : phim hài của Michael Curtiz, theo vở kịch của Albert Husson, phim màu Mỹ 1g46', sản xuất năm 1955.

  8. Davinci Code (phim Bí hiểm của Ron Howard) : theo cuốn sách cùng tên bán chạy nhất của Dan Brown, toàn bộ trong bối cảnh Kinh Thánh Tân Ước ; phim màu Mỹ 2g32', sản xuất năm 2006.

  9. David et Bethsabée (Bi kịch Kinh Thánh của Henry King) : nội dung diễn tả tình yêu của vua David, hoàng đế Israel với bà Bethsabée (sách Samuel quyển 2, chương 11,2 – 12,15), phim màu của Mỹ dài 1g56', sản xuất năm 1951.

  10. Les Dix Commandements (Mười Điều răn trong sách Xuất Hành) : phim Mỹ dài 2g, sản xuất năm 1923.

  11. Les Dix Commandements (Mười Điều răn trong sách Xuất Hành) : của Cecil B. De Mille (toàn cảnh Kinh Thánh : dân Israel ra khỏi Ai Cập, về Đất Hứa), phim màu Mỹ dài 3g39', sản xuất năm 1956.

  12. Les Enfants du Paradis (Những đứa trẻ trong vườn Địa Đàng) : bi kịch lãng mạn của Marcel Carné, phim Pháp dài 3g02', sản xuất năm 1945.

  13. Et Dieu … Créa la Femme (Và Thiên Chúa đã tạo dựng người đàn bà) : bi kịch của Roger Vadim, vai chính ngôi sao nổi tiếng Brigitte Bardot, phim màu Pháp dài 1g30', sản xuất năm 1956.

  14. L'Etrange Noël de M. Jack (The Nightmare before Christmas) của Henry Selick, phim màu Mỹ dài 1g15', sản xuất năm 1993.

  15. L'Evangile selon Matthieu (Tin Mừng theo thánh Mátthêô) – Phim lịch sử của Per Paolo Pasolini, phim Pháp-Ý dài 2g20', sản xuất năm 1964 (Prix Spécial du Jury Vines 1964).

  16. Èva (Bà Evà) : bi kịch của Joseph L. Mankiewicz, với ngôi sao lừng danh Mỹ Marilyn Monroe, phim Mỹ dài 2g12', sản xuất năm 1950. Giải Oscar phim hay nhất năm 1950, giải đặc biệt liên hoan phim Cannes 1951.

  17. Exodus (Xuất Hành) : phim lịch sử, bối cảnh Kinh Thánh Cựu Ước : cuộc xuất Ai Cập của dân Israel về Đất Hứa, phim màu Mỹ dài 3g32', sản xuất năm 1947.

  18. La Femme du Prêtre : phim hài của Dino Rici, phim màu Ý dài 1g47', sản xuất năm 1970.

  19. Gloria : bi kịch của John Cassvetes, phim màu Mỹ dài 2g03', sản xuất năm 1980, giải Sư tử vàng Venise năm 1980.

  20. Goodbye Babylone : phim bi hài của Paolo v2 Victorio Taviani, phim màu Mỹ-Ý-Pháp dài 1g58', sản xuất 1987.

  21. Jane Eyre : bi kịch tâm lý của Robert Stevenson theo cuốn tiểu thuyết cùng tên của Charlotte Brontë (phim trong bối cảnh Thiên Chúa giáo, nhất là luật hôn nhân Thiên Chúa giáo), phim Mỹ dài 1g36', sản xuất năm 1944.

  22. Jeanne d'Arc (Thánh Jeanne d'Arc anh hùng tử đạo nước Pháp) : phim lịch sử của Victor Fleming, phim màu Mỹ dài 2g25', sản xuất năm 1948.

  23. Jeanne d'Arc : phim lịch sử của Lue Besson, phim màu Pháp dài 2g30', sản xuất năm 1998.

  24. Jesus de Montréal : phim bi hài của Denys Arcand, phim màu Canada dài 1g58', sản xuất năm 1989.

  25. Jesus de Nazareth : phim lịch sử của Franco Zeffrelli, phim màu Anh-Ý dài 2g15', sản xuất năm 1976.

  26. Jour de Colère / Dies irae (Ngày phán xét) : bi kịch của Carl Theodor Dreyer, phim Đan Mạch dài 1g32', sản xuất năm 1943.

  27. Le Journal d'un Curé de Campagne (Nhật ký của một Cha sở miền quê) : phim bi kịch của Robert Bresson, phim Pháp dài 1g50', sản xuất năm 1950. Giải thưởng Louis Delluc, giải thưởng lớn Venise, giải thưởng L'O.C.I.C năm 1951.

  28. Joyeux Noël : phim chiến tranh của Christian Carion, phim màu Pháp dài 1g55', sản xuất năm 2005.

  29. Kadosh, Cacré của Amos Gitaï : phim bi kịch (khung cảnh một cộng đoàn Chính Thống giáo), phim màu Israel dài 1g50', sản xuất năm 1999.

  30. Kingdom of Heaven (Nước Trời) : phim lịch sử của Ridley Scott, phim màu Anh dài 2g25', sản xuất năm 2005.

  31. La Loi du Seigneur (Luật của Chúa) : phim bi kịch tâm lý của William Wyler, phim màu Mỹ dài 2g20', sản xuất năm 1956, giải thưởng lớn, Cannes 1957.

  32. Loin du Paradis (Thiên đàng xa cách) : phim bi nhạc kịch của Todd Haynes, phim màu Mỹ dài 1g47', sản xuất năm 2002.

  33. La Messe est finie (Thánh lễ kết thúc) : phim bi hài của Nanni Moretti, phim màu Ý dài 1g34', sản xuất năm 1985.

  34. 1492 Christophe Colomb : phim thám hiểm nhiều cảnh Thiên Chúa giáo (cờ có hình thánh giá, con tàu mang tên Sancta Maria, mỗi tối thủy thủy đoàn đều hát kinh Lạy Nữ Vương), phim màu Mỹ-Pháp dái 2g35', sản xuất năm 1992.

  35. Les Mines du roi Salômon : phim mạo hiểm của Compton Bennett, phim màu Anh-Mỹ dài 1g42', sản xuất năm 1950.

  36. Les Moisson de Ciel – Days of Heaven : phim bi kịch của Terence Malick, phim màu Mỹ dài 1g35', sản xuất năm 1978.

  37. Notre Dame de Paris – Nhà thờ Đức Bà Paris : phim bi kịch của Jean Delannoy, theo tiểu thuyết cùng tên của Victor Hugo, phim màu Pháp-Ý dài 1g40', sản xuất năm 1956.

  38. Notre Pain Quotidien (Bánh hằng ngày của chúng con) – lời kinh Lạy Cha : phim bi hài của King Vidor, phim Mỹ dài 1g14', sản xuất năm 1934.

  39. Nous Irons tous au Paradis (Tất cả chúng ta vào thiên đàng) : phim hài của Yves Robert, phim màu Pháp dài 1g50', sản xuất năm 1977.

  40. La Nouvelle Babylone (Babylon mới) : phim bi kịch của Grigori Kozintsev và Leonid Trauberg, phim Liên Xô dài 1g21', sản xuất năm 1929.

  41. La Nuit de San Laurenzo : phim bi kịch lịch sử của Paolo và Victorio Taviani, phim Ý dài 1g45', sản xuất năm 1982, giải thưởng đặc biệt liên hoan phim Cannes 1982.

  42. Paradis Perdu (Thiên đàng đã mất) : phim bi kịch của Abel Gance, phim Pháp dái 1g40', sản xuất năm 1939.

  43. La Passion de Jeanne d'Arc : phim bi kịch lịch sử của Carl Theodor Dreyer, phim Pháp dài 1g25', sản xuất năm 1928.

  44. Le Père Noël est Une Ordure : phim hải của Jean Marie Poiré, phim màu Pháp dài 1g30', sản xuất năm 1982.

  45. Le Petit monde de Don Camillo : phim hài của Julien Duvivier, theo cuốn truyện cùng tên của Giovani Guareschi (Cuộc chạm trán giữa Cha sở miền quê với ông xã trưởng thuộc đảng cộng sản, thường xuyên có cảnh ông Cha sở cầu nguyện và đối thoại với Chúa Giêsu để lãnh ý Ngài), phim Pháp - Ý dài 1g47', sản xuất năm 1952.

  46. Phantom of the Paradise / Le Fantôme du Paradis (Bóng ma của địa đàng) : phim kinh dị của Brian de Palma, phim màu Mỹ dài 1g32', sản xuất năm 1974.

  47. La Porte du Paradis (Cửa Thiên Đàng) : phim của Michael Cimono, phim màu Mỹ dài 3g30', sản xuất năm 1980.

  48. Quo Vadis ? (Thầy đi đâu ?) : phim lịch sử của Enrico Guazzoni, phim Ý dài 1g23', sản xuất năm 1912.

  49. Quo Vadis ? (Thầy đi đâu ?) : phim lịch sử của Mervyn Le Roy, theo cuốn sách cùng tên của nhà văn Henryk Sienkiewicz, được giải Nobel văn chương năm 1958. Nội dung nói về cuộc tàn sát tín hữu Công giáo dưới thời hoàng đế Néron tại Roma, phim màu Mỹ dài 2g51', sản xuất năm 1951.

  50. Le Roi des Rois (Vua các Vua) : phim lịch sử của Cecil B. De Mille, nội dung tôn vinh Chúa Giêsu là Vua các vua, Chúa các chúa. Phim Mỹ dài 1g55', sản xuất năm 1927.

  51. Le Roi des Rois (Vua các Vua) : phim lịch sử của Nicholas Ray, phim màu Mỹ dài 2g45', sản xuất năm 1961.

  52. Salomon et la Reine de Saba : chuyện vua Salômon trong Kinh Thánh của King Vidor, phim màu Mỹ dài 2g19', sản xuất năm 1959.

  53. Salo ou Les 120 Journées de Sodome – Câu chuyện Thánh Kinh về sự sụp đổ của thành Sodome, phim bi kịch của Pier Paolo Pasolini, phim màu Ý-Pháp dài 1g57', sản suất nằm 1975.

  54. Samson et Dalila : phim bi kịch Thánh Kinh, diễn tả cuộc đời của thủ lãnh Samson, (sách Thủ Lãnh chương 14-17) của Cecil B. De Mille, phim màu Mỹ dài 2g08', sản xuất năm 1949.

  55. Un Conte de Noël : phim bi hài của Arnaud Desplechin, phim màu Pháp dài 2g23', sản xuất nắm 2008, giải thưởng liên hoan phim Cannes.

  56. Une Bible et un fusil – Cuốn Kinh Thánh và khẩu súng : phim của Stuart Millar, phim màu dài 1g45', sản xuất năm 1975.

  57. Un homme pour L'éternité : phim lịch sử về vua Henri VIII, kẻ rẫy bỏ hoàng hậu Catherine d'Aragon để cưới bà Anne Boleyn, nhưng vấp phải sự phản đối của Giáo Hội Công giáo và đại diện của vua là ngài Thomas More – trên căn bản luật hôn nhân Công giáo : "Sự gì Thiên Chúa liên kết loài người không được ly dị" (Mt 19,6), kết cục vua Henri ly khai khỏi Giáo Hội Công giáo, lập ra Anh giáo, đồng thời cấm đạo Công giáo và chém đầu ngài Thomas Moore cùng rất nhiều tín hữu trung thành với Giáo Hội Công giáo. Phim màu Anh dài 2g, sản xuất năm 1966, đoạt 5 giải Oscars.

  58. Tội ác và Trừng phạt : bộ phim dựa trên tiểu thuyết cùng tên của đại văn hào Nga Fiodor Dostoievski xuất bản 1966, bối cảnh xã hội Nga thời phong kiến và Chính thống giáo :

Chàng Raxcônnhicôp, sinh viên luật vừa nghèo, không có tiền phải bỏ học, lại nhiễm thứ triết lý người hùng, muốn san bằng mọi bất công xã hội. Anh đã ra tay giết hai chị em độc thân có tiền cho vay nặng lãi, rồi cướp của, xóa mọi vết tích, công an chịu thua. Raxcônnhicôp sống ngoài pháp luật nhưng lương tâm dằn vặt ngày đêm, nên dù hết tiền tiêu anh vẫn giấu vàng bạc, tiền của dưới một tảng đá, không xài một đồng nào. Tình cờ trong một quán rượu, anh gặp bác Macmêlađôp, thất nghiệp, nát rượu, và được biết Xônhia – con gái yêu của bác phải bán thân nuôi cả nhà, anh đem lòng yêu Xônhia. Một hôm bác Macmêlađôp bị xe cán chết, anh đứng ra lo chôn cất, Xônhia rất cảm phục và cũng yêu anh … Một thời gian sau, trong một lần hai người tâm sự, anh thú nhận tội ác với Xônhia và cô khuyên anh ra đầu thú, anh nghe lời và bị kết án 8 năm lưu đày ở Siberia (vì quan tòa có bằng chứng anh bị phần nào tâm thần …). Hình ảnh kết thúc cuốn phim rất ý nghĩa và cảm động : Xônhia tiễn người yêu đi đày, chân mang xiềng, tay bị trói cùng với các tội phạm khác … Xônhia đã chạy ra ôm hôn anh và gỡ sợi dây chuyền có hình Thánh giá Chúa Giêsu từ cổ nàng và đeo vào cổ anh, rồi đứng lặng nhìn đoàn tội nhân đi xa dần, xa dần … Phim dài chừng 1g30', thực hiện khoảng thập niên 60 thế kỷ 20.

  1. Sám hối : phim Liên Xô nói về xã hội Nga thời tiền đổi mới, thực hiện khoảng thập niên 80 thế kỷ 20. Ở đoạn kết có cảnh một bà già Nga quét đường, con đường rộng dẫn tới một ngôi Thánh đường lớn có tháp chuông, Thánh giá … bà già vừa quét đường vừa lẩm bẩm nói một mình : "Con đường, con đường mà không dẫn tới Nhà thờ thì có con đường để làm gì ?".

Những cuốn phim trên đều có bối cảnh hoặc nội dung Thiên Chúa giáo (Thánh Kinh), hay ít là đề tựa có màu sắc Thánh Kinh (từ phim số 1 đến 80 lược trích trong Petit Larousse des films của Martine et Jean Claude Lamy và nhiều tác giả khác – nhà xuất bản Pháp 2009).

***


NHẬN ĐỊNH

Nếu chỉ xét về phương diện văn chương mà thôi, chưa kể đến các ngành nghệ thuật khác, Thánh Kinh cũng đã là một bộ sách có giá trị cao, đáng được mọi người đọc, nghiên cứu và học hỏi.

Về các lãnh vực khác, bách khoa tự điển Wikipedia đã nhận định như sau :


  • Giáo hội Công giáo (cơ quan bảo vệ, thể hiện và truyền bá Thánh Kinh khắp nơi, mọi thời), đã đặt tiền đề cho các ngành khoa học căn bản là : thiên văn học, khoa học vũ trụ, sinh học, di truyền học, hình học, đại số, toán học, khoa học địa lý và ngành bản đồ học, các ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu về thiên nhiên và Trái Đất, … qua những nhà bác học lỗi lạc của Giáo Hội như Linh mục Gregor Mendel, cha đẻ của ngành di truyền học hiện đại, người đề ra định luật Meldel và các nguyên tắc phân ly độc lập, di truyền giống, biến đổi gen ; nhà bác học đa tài Nicolaus Copernicus ; nhà bác học Blaise Pascal ; nhà bác học Linh mục Matteo Ricci …

  • Giáo hội Công giáo hình thành hai ngành khoa học cơ bản là triết học và thần học vào buổi bình minh của lịch sử, đặt nền tảng cho các lý luận của con người tới tận ngày nay nhằm giải quyết các vấn đề của bản thể luận, nhận thức luận, tôn giáo, đức tin và linh hồn.

  • Giáo hội Công giáo giúp hình thành và phát triển nền nghệ thuật, âm nhạc và kiến trúc phương Tây với các nhà soạn nhạc vĩ đại như Beethoven, Mozart, Bach, các họa sĩ và kiến trúc sư lừng danh mọi thời đại như Michelangelo, Bernini, Raphael, Caravaggio, Antoni Gaudí, Leonardo da Vinci, …

(Tư liệu Wikipedia – Internet)

Bạn đọc nghĩ sao, nhận định thế nào thì tùy ý, riêng người viết thì lúc nào cũng đồng tình với xác quyết của thánh Phaolô : "Thánh Kinh là sách của Chúa".


Tân bình, ngày 08 tháng 07 năm 2013

Lm. Giuse Nguyễn Hữu Triết


Каталог: tulieu -> nam2013
nam2013 -> -
nam2013 -> Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 01/02/2013
tulieu -> BÁo cáo về hoạT ĐỘng của bộ TƯ pháp trong ba tháng đẦu năM 1948 ĐẠi hội nghị TƯ pháp toàn quốc lần thứ nhất các cuộC Đi kinh lý
tulieu -> CÁc trậN ĐỘng đẤt từ NĂM 1500 ĐẾn năM 2005
tulieu -> Kinh ngày chúa nhật hôm nay
tulieu -> LUẬt công đOÀN 1990 VÀ 2012 ĐỐi chiếU
nam2013 -> Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 20/04/2012
nam2013 -> GIẢi viết văN ĐƯỜng trưỜng 2013 BẢn tin 08
nam2013 -> Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 01/06/2012
nam2013 -> THÔng đIỆP Ánh sáng đỨc tin lumen fidei củA ĐỨc thánh cha phanxicô cho các giám mụC, linh mục và phó TẾ những ngưỜI ĐÃ thánh hiến và TÍn hữu giáo dân về ĐỨc tin

tải về 0.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương