Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 08/07/2013


Khiêm tốn : "Con ơi, hãy hoàn thành việc của con một cách nhũn nhặn, thì con sẽ được mến yêu hơn người hào phóng. Càng làm lớn, con càng phải tự hạ, như thế, con sẽ được đẹp lòng Đức Chúa" (Hc 3,1-18)



tải về 0.49 Mb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.49 Mb.
#1390
1   2   3   4

Khiêm tốn : "Con ơi, hãy hoàn thành việc của con một cách nhũn nhặn, thì con sẽ được mến yêu hơn người hào phóng. Càng làm lớn, con càng phải tự hạ, như thế, con sẽ được đẹp lòng Đức Chúa" (Hc 3,1-18).


Bài Huấn ca trên đã có 1.700 năm trước Gia Huấn Ca của Nguyễn Trãi.

  • Thể văn điếu tang :

  • "Bấy giờ ông Đavít đọc bài văn tế này khóc vua Saun và ông Giônathan, con vua. Ông nói : Để dạy cho con cái Giuđa. Bài "Cây Cung", được ghi chép trong sách Người Công Chính :

"Hỡi Israel, trên các đồi của ngươi,
những người con ưu tú đã bỏ mình.
Than ôi ! Anh hùng nay ngã gục ! Các người đừng báo tin cho thành Gát, đừng công bố trong các phố phường Átcơlôn, kẻo con gái người Philitinh vui mừng, con gái bọn không cắt bì hớn hở !


Hỡi núi đồi Ghinbôa, ước gì trên các ngươi chẳng còn mưa rơi sương đọng, chẳng còn những cánh đồng phì nhiêu, vì tại đó khiên thuẫn các anh hùng đã bị vứt bỏ ! Khiên thuẫn của Saun không được bôi dầu, nhưng vấy máu những người bị đâm, dính mỡ các anh hùng ; cây cung của Giônathan không lùi lại, thanh gươm của Saun không trở về vô hiệu quả. Saun và Giônathan, ôi những con người dễ thương, dễ mến, sống chẳng xa nhau, chết cũng chẳng rời, nhanh hơn chim bằng, mạnh hơn sư tử !

Thiếu nữ Israel hỡi, hãy khóc Saun,
người đã mặc cho các cô vải điều lộng lẫy, đính trên áo các cô đồ trang sức bằng vàng.


Than ôi ! Các anh hùng đã ngã gục giữa lúc giao tranh ! Trên các đồi của ngươi, Giônathan đã bỏ mình ! Giônathan, anh hỡi, lòng tôi se lại vì anh ! Tôi thương anh biết mấy ! Tình anh đối với tôi thật diệu kỳ hơn cả tình nhi nữ. Than ôi ! Anh hùng nay ngã gục, võ khí đã tan tành !" (2Sm 1,17-27) – (có thể so sánh với bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu 1861)

  • "Hỡi ôi !

Súng giặc đất rền

Lòng dân trời tỏ

Mười năm công vỡ ruộng,

xưa ắt còn danh nổi như phao.

Một trận nghĩa đánh Tây,

thân tuy mất tiếng vang như mõ.

Nhớ lính xưa

Cui cút làm ăn

Riêng lo nghèo khó,

Chưa quen cung ngựa, đưa tới trường nhung,

Chỉ biết ruộng trâu, ở theo làng hộ



Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo,



Thương vì hai chữ thiên dân.

Cây nhang nghĩa khí thắp nên thơm,

Cam bởi một câu vương thổ.

Hỡi ôi !

Có linh xin hưởng"

  • Thể văn thư tín :

14 thơ thánh Phaolô Tông Đồ gởi cho các giáo đoàn và những người thân thiết ; 7 thơ chung của các Tông Đồ giải nghĩa thêm đạo lý Tin Mừng.

  • Mở đầu : "Phaolô, nô lệ Đức Giêsu Kitô được kêu gọi làm Tông Đồ

Kính gởi anh em hết thảy ở Roma, những người được Chúa yêu mến,

  • Kết thơ : Tôi xin gởi lời chào Priscina và Aquila, những người cộng sự của tôi trong Đức Kitô

Xin gởi lời chào

Anh em hãy chào nhau, hãy áp má hôn nhau cách thánh thiện, hết thảy các Hội Thánh của Đức Kitô gởi lời chào anh chị em.

Tái bút 1.

Tái bút 2.

"Ân sủng và bình an của Đức Kitô ở cùng anh chị em" (Thư thánh Phaolô Tông Đồ gởi giáo đoàn Roma).



  • Thể văn tiên tri :

Lối văn này ít thấy dùng trong văn học Tây phương, nó giống như lối văn sấm của Viễn đông. Các sách tiên tri dùng thể văn này để công bố những lời răn đe của Thiên Chúa, báo trước những phần thưởng cho người thiện làm việc lành và những hình phạt cho kẻ bất lương làm điều ác … Thường mở đầu bằng câu : "Thiên Chúa phán thế này", và thường kết bằng câu : "Đó là lời Thiên Chúa phán" :

  • Lại có lời ĐỨC CHÚA phán với tôi rằng : "Ngươi thấy gì ?" Tôi thưa : "Tôi thấy một cái nồi sôi sùng sục, mặt nồi từ phía Bắc nghiêng xuống". Và ĐỨC CHÚA phán với tôi : "Từ phía Bắc tai họa sẽ ập xuống mọi cư dân xứ này ; vì đây Ta kêu gọi tất cả các dòng tộc thuộc các vương quốc phía Bắc, - sấm ngôn của ĐỨC CHÚA. Chúng sẽ đến, và mỗi dân sẽ đặt ngai của mình tại lối vào các cổng thành Giêrusalem ; tứ phía tường thành sẽ bị chúng phá đổ, tất cả các thành khác của Giuđa cũng vậy. Ta sẽ tuyên án phạt cư dân xứ này, lên án mọi hành vi gian ác của chúng, vì chúng đã bỏ Ta, đã đốt hương kính các thần khác và đã sụp lạy những sản phẩm tay chúng làm ra" (Gr 1,13-16).

  • Thể văn phóng sự chiến trường :

  • Người Philitinh giao chiến với Israel. Người Israel chạy trốn trước mặt người Philitinh và bị tử thương ngã gục trên núi Ghinbôa. Người Philitinh bám sát vua Saun cùng các con trai vua, và chúng giết ông Giônathan, ông Avinađáp và ông Manki Sua, các con vua Saun. Áp lực của mặt trận dồn về phía vua Saun.

Lính bắn cung nhận ra vua. Vua rất run sợ khi thấy lính bắn cung. Vua Saun bảo người hầu cận : "Rút gươm ra và đâm ta đi, kẻo bọn không cắt bì ấy đến đâm ta và ngạo ta". Nhưng người hầu cận không dám vì quá sợ. Vua Saun mới lấy gươm ra và lao vào mũi gươm. Người hầu cận thấy vua đã chết cũng lao mình vào mũi gươm của anh ta và chết theo vua. Thế là vua Saun, với ba con trai, người hầu cận và mọi người của vua đều cùng chết ngày hôm đó. Người Israel ở bên kia thung lũng và ở bên kia sông Giođan, thấy người Israel chạy trốn và vua Saun cùng các con vua đã chết, thì bỏ các thành của họ mà chạy trốn. Người Philitinh đến và chiếm cứ các thành ấy" (1Sm 31,1-7).

  • Thể văn Khải Huyền (đặc biệt của Thánh Kinh) :

Được dùng để bộc lộ những bí ẩn, nhất là vào thời kỳ thế mạt … những sự kiện trong tương lai được báo trước bằng những thị kiến, những chiêm bao, những hình ảnh có tính tượng trưng, thường thì khi biến cố xảy ra rồi người ta mới nghiệm ra đúng như lời Kinh Thánh đã báo trước :

  • Tay ĐỨC CHÚA đặt trên tôi. ĐỨC CHÚA dùng thần khí đem tôi ra, đặt tôi giữa thung lũng ; thung lũng ấy đầy xương cốt. Người đưa tôi đi ngang, đi dọc giữa chúng. Những xương ấy nằm la liệt trên mặt thung lũng và đã khô đét. Người bảo tôi : "Hỡi con người, liệu các xương này có hồi sinh được không ?" Tôi thưa : "Lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng, chính Ngài mới biết điều đó". Bấy giờ, Người bảo tôi : "Ngươi hãy tuyên sấm trên các xương ấy ; ngươi hãy bảo chúng : Các xương khô kia ơi, hãy nghe lời ĐỨC CHÚA. ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng phán thế này với các xương ấy : Đây Ta sắp cho thần khí nhập vào các ngươi và các ngươi sẽ được sống. Ta sẽ đặt gân trên các ngươi, sẽ khiến thịt mọc trên các ngươi, sẽ trải da bọc lấy các ngươi. Ta sẽ đặt thần khí vào trong các ngươi và các ngươi sẽ được sống. Bấy giờ, các ngươi sẽ nhận biết chính Ta là ĐỨC CHÚA". Tôi đã tuyên sấm như tôi được lệnh. Vậy có tiếng động khi tôi đang tuyên sấm ; có sự rung chuyển và các xương xích lại gần, ăn khớp với nhau. Tôi nhìn thì thấy trên chúng đã có gân ; thịt đã mọc lên và da đã trải ra ở bên trên, nhưng thần khí chưa có ở nơi chúng. Người lại bảo tôi : "Ngươi hãy tuyên sấm gọi thần khí ; tuyên sấm đi, hỡi con người ! Ngươi hãy nói với thần khí : ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng phán thế này : Từ bốn phương trời, hỡi thần khí, hãy đến thổi vào những người đã chết này cho chúng được hồi sinh". Tôi tuyên sấm như Người đã truyền cho tôi. Thần khí liền nhập vào những người đã chết ; chúng được hồi sinh và đứng thẳng lên : Đó là cả một đạo quân lớn, đông vô kể.

Bấy giờ, Người phán với tôi : Hỡi con người, các xương đó chính là toàn thể nhà Israel. Này chúng vẫn nói : "Xương cốt chúng tôi đã khô, hy vọng của chúng tôi đã tiêu tan, chúng tôi đã rồi đời !" Chính vì thế, ngươi hãy tuyên sấm, hãy nói với chúng : ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng phán như sau : "Hỡi dân Ta, này chính Ta mở huyệt cho các ngươi, Ta sẽ đưa các ngươi lên khỏi huyệt và đem các ngươi về đất Israel. Các ngươi sẽ nhận biết chính Ta là ĐỨC CHÚA, khi Ta mở huyệt cho các ngươi và đưa các ngươi lên khỏi huyệt, hỡi dân Ta. Ta sẽ đặt thần khí của Ta vào trong các ngươi và các ngươi sẽ được hồi sinh. Ta sẽ cho các ngươi định cư trên đất của các ngươi. Bấy giờ, các ngươi sẽ nhận biết chính Ta là ĐỨC CHÚA, Ta đã phán là Ta làm. Đó là sấm ngôn của ĐỨC CHÚA. Giuđa và Israel thành một vương quốc thống nhất" (Ed 37,1-14). (Đây là hình ảnh tiên báo sự hồi sinh của Israel và cũng báo trước ngày kẻ chết sống lại thời thế mạt).

3.1B Nghệ thuật ngôn từ

Các tác giả Kinh Thánh được hấp thụ nhiều nền văn hóa khác nhau ở nhiều thời đại khác nhau, nên Kinh Thánh như điểm hội tụ những nét đẹp văn hóa. Kinh Thánh như một thửa vườn mầu mỡ mà những nét văn chương chen nhau nảy mầm, đơm hoa muôn mầu muôn vẻ.



Đọc Kinh Thánh, ngoài phương diện chân thiện tuyệt đối, chúng ta còn được suy gẫm chiêm ngắm cái đẹp tuyệt vời, toàn diện trong đó có khía cạnh văn chương. Phải nói rằng các tác giả Thánh Kinh rất thành thạo trong nghệ thuật ngôn từ (tu từ học).

  1. Sử dụng tục ngữ, thành ngữ, ngạn ngữ, túi khôn của nhân loại :

    • "Miệng tôi nói lời hay lẽ phải, lòng gẫm suy câu khéo điều khôn, tai lắng nghe nhịp câu ngạn ngữ, mượn phím đàn giải nghĩa nhiệm màu" (Tv 48,4-5).

    • Hẳn các ngươi gán câu ngạn ngữ này cho Ta : "Thầy thuốc ơi, hãy chữa lấy mình !". Những việc to tát chúng tôi nghe ông làm ở Caphanaum, ông hãy làm ở quê hương đi ! … Tôi bảo thật các ông : "Tiên tri có bị rẻ rúng thì cũng chỉ tại quê mình" – So với tục ngữ Việt Nam : "Quen quá hóa nhàm" ; "Gần chùa gọi bụt bằng anh" ; "Bụt nhà không thiêng".

    • "Của thánh đừng quăng cho chó, châu ngọc chớ liệng cho heo" (Mt 7,6) – So với tục ngữ Việt Nam : "Chọn mặt gởi vàng".

    • Điều xảy ra cho họ (kẻ bất chính) thật đúng câu ngạn ngữ sau đây : "Chó mửa ra, chó liền ăn lại. Heo tắm xong, heo nhảy vào bùn" (2P 2,22).

    • "Tấc lưỡi mình hại mình là thế, thiên hạ xem ai cũng lắc đầu" (Tv 63,9).

    • "Nó đào hầm đào hố, chính nó lại sa chân. Hại người chẳng hóa hại thân, gậy ông đập xuống lại dần lưng ông" (Tv 7,16-17) – So với tục ngữ Việt Nam : "Gậy ông đập lưng ông".

    • "Khi thấy đám mây ở đàng Tây, các ngươi nói : 'sắp mưa', và mưa thật. Khi thấy gió Nam, các ngươi nói : 'trời nắng', cũng đúng vậy …" (Lc 12,54-56) – So với những câu tục ngữ Việt Nam về vấn đề thời tiết : "Chuồn chuồn bay thấp thì mưa" … "Cơn đàng Đông vừa trông vừa chạy".

    • "Đời cha ăn nho xanh, đời con phải ê răng" (Gr 31,29) – So với tục ngữ Việt Nam : "Đời cha ăn mặn, đời con khát nước".

    • "Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, nhưng lòng chúng lại xa Ta" (Is 29,13) – So với kiểu nói Việt Nam : "Đầu môi, chót lưỡi".

    • "Ai ăn ở bất công sẽ được trả theo sự bất công mình làm" (Cl 3,25).

    • "Gieo gì gặt nấy" (Gl 6,7) – So với thành ngữ Việt Nam : "Gieo gió gặt bão", "Chủng qua đắc qua, chủng đậu đắc đậu".

    • "Miệng thì những nói bình an, mà lòng thâm độc chỉ toan hại người" (Tv 27,3) – So với câu : "Miệng nam mô, bụng bồ dao găm".

    • "Mắt thế mắt, răng đền răng" (Mt 5,38) – So với thành ngữ Việt Nam : "Mạng thế mạng" hoặc "Ân đền, oán trả".

    • "Lời Chúa phán là lời chân thật, như bạc nấu trong lò đã bảy lần tinh luyện" (Tv 11,7) – So với thành ngữ Việt Nam : "Lửa thử vàng, gian nan thử đức".

  2. Ví von, so sánh :

    • "Nước Trời giống như hạt cải người kia gieo trong ruộng mình, hạt ấy bé nhỏ hơn các giống hạt khác, song khi đã mọc lên lại lớn hơn các loại rau … đến nỗi chim trời có thể xuống đậu trên cành" (Mt 13,31-33) – (loại cải ngồng có bông cao tới 1,2m, chim manh, chim di vẫn đậu tìm sâu).

    • "Nước Trời ví như nắm men người đàn bà kia trộn vào 3 đấu bột cho đến lúc tất cả bột dậy men" (Mt 13,31-36).

    • "Như gà mẹ ấp ủ gà con dưới cánh …" (Lc 13,34).

    • "Nếu các con có đức tin bằng hạt cải …" (Lc 17,6).

    • "Ấy con người khác chi hơi thở, vun vút tuổi đời tựa bóng câu" (Tv 143,4) – So với thành ngữ Việt Nam : "Bóng câu qua cửa sổ".

    • "Kiếp phù sinh tháng ngày vắn vỏi, tươi thắm như cỏ nội hoa đồng, một cơn gió thoảng là xong, chốn xưa mình ở cũng không biết mình" (Tv 103,15-16) – So với ca dao Việt Nam : "Đời người chỉ được gang tay, ai hay ngủ ngày chỉ được nửa gang".

  3. So sánh tương phản :

    • "Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào Nước Trời" (Mc 10,25). (Lỗ kim cực nhỏ, con lạc đà cực to, lạc đà không thể chui qua lỗ kim được).

  4. Lối văn biền ngẫu :

Lối văn này rất thịnh hành trong văn chương Semit và văn chương Việt Nam, bổ sung cho nhau bằng hình ảnh giống nhau hay đối lập nhau.

Nguyễn Bá Học viết :



    • "Chim có đàn cùng hót, tiếng hót mới hay.

Ngựa có bạn cùng đua, nước đua mới mạnh".

Trong Thánh Kinh đầy dẫy những kiểu biền ngẫu như vậy :



    • "Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa,

Không trung kể lại việc tay Người làm.

Ngày này nhắc bảo cho ngày tới,

Đêm này kể lại với đêm kia …"

(Tv 18,1-3)



    • "Con ngước mắt nhìn lên Chúa …

Như mắt gia nhân hướng nhìn tay ông chủ,

Như mắt nữ tỳ hướng nhìn tay bà chủ" (Tv 122,1-3)

    • "Núi đem lại cảnh hòa bình trăm họ

Đồi rước về nền công lý vạn dân"

(Tv 71,3)



    • "Tín nghĩa ân tình nay hội ngộ

Hòa bình công lý đã giao duyên"

(Tv 84,11-12)



    • "Chúa ngự giá xe mây

Ngài lướt bay cánh gió

Sứ giả Ngài, làn gió bốn phương

Nô bộc Chúa, lửa hồng muôn ngọn" (Tv 103,3-4)

    • "Của Xêda trả cho Xêda. Của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa" (Mt 22,21).

    • "Của thánh đừng ném cho chó. Châu ngọc chớ liệng cho heo" (Mt 7,6).

  1. Sử dụng hình ảnh đối lập để tăng sự chú ý :

    • "Ngươi thấy được cái dằm nơi mắt anh em, còn cái xà nơi mắt mình thì lại không thấy" (Mt 7,3).

Văn chương Việt Nam :

    • "Việc người thì sáng

Việc mình thì quáng" (tục ngữ)

  1. Lối nói thậm xưng (nói ngoa) :

Kiểu nói quá sự thật, cường điệu để lôi kéo sự chú ý tới điều mình muốn nói, bài học mình muốn truyền đạt.

Văn chương bình dân Việt Nam :



Ban đêm nó ngáy cả nhà khiếp kinh" (Con rận chỉ bằng đầu tăm mà thôi, chẳng bao giờ bằng con ba ba cả).

    • "Bao giờ lấy ghém làm đình,

Lấy lim làm ghém thì mình lấy ta" (Ghém là cây rau riếp làm sao làm cột đình được ? Cây lim, gỗ cứng như vậy sao thái làm ghém ăn được ? Nên đừng hòng mà cưới được ta).

Trong Thánh Kinh Tân Ước, Chúa Giêsu dùng lối thậm xưng rất nhiều :



    • "Nếu ngươi dâng của lễ nơi bàn thờ mà chợt nhớ ra người anh em có chuyện bất hòa với ngươi, thì hãy để của lễ đó mà đi làm hòa với anh em ngươi trước đã".

(Mt 5,23-24)

    • "Ai vả má phải ngươi, thì ngươi hãy đưa má trái ra nữa. Ai muốn kiện ngươi lấy áo trong, hãy cho nó cả áo ngoài nữa. Ai bắt ngươi đi một dặm, hãy đi với nó hai dặm. Ai xin ngươi hãy cho, ai muốn vay mượn ngươi chớ khước từ …".

(Mt 5,23-42)

    • "Khi làm phước thì tay trái đừng cho tay mặt biết. Khi cầu nguyện thì hãy vào phòng khóa cửa lại mà cầu nguyện với Cha ngươi … Khi ăn chay chớ làm cho nét mặt ủ rũ, nhưng hãy rửa mặt cho tươi, xức dầu cho thơm, chải đầu cho mượt để không ai biết ngươi ăn chay trừ Cha ngươi, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn …" (Mt 6,1-18).

    • "Khi đãi tiệc ông đừng mời bạn bè … nhưng hãy mời những người mù lòa, què quặt, vì họ không có gì đáp lễ, như thế ông mới có công phúc" (Lc 14,12-14).

  1. Lối nói loại suy, nhân hóa.

Áp dụng cho Thiên Chúa và những loài vô tri những tình cảm, hình ảnh, cử chỉ của con người :

    • "Ta là Thiên Chúa của ngươi, Chúa quyền năng hay ghen tương. Kẻ nào ghét Ta, Ta sẽ vấn tội tổ phụ và phạt con cháu ba bốn đời – Nhưng Ta lại yêu thương gấp trăm lần những kẻ mến yêu Ta" (Xh 20,5-7).

    • Chúa phán với Môsê : "Tay Thiên Chúa há lại ngắn lắm sao ?" (Ds 11,23).

    • "Rú lên đi hỡi cây trắc bá. Rú lên đi hỡi những cây sồi Basan" (Dcr 11,2-3).

    • "Kìa núi đồi sao nhảy nhót ví tựa bầy chiên.

Này gò nỗng sao tung tăng như thể đàn cừu" (Tv 113,6).

  1. Kiểu nói ngược (nghĩa) hay nói mỉa :

Tác giả Nắc Nẻ trên báo Phụ Nữ số 37 ngày 27/9/1998 có bài "Thơ thẩn" :

    • "Trai khôn tìm vợ chợ đông

Gái khôn tìm chồng ở chốn tham quan"

    • "Đàn ông nông cạn giếng khơi

Đàn bà sâu sắc như cơi ăn trầu"

(Ca dao)


So với những kiểu nói trong Thánh Kinh :

    • Đavid nói với vua Saul về những kẻ hầu cận lơ đễnh để cho Đavid lấy trộm cây giáo và bình nước ngay trên đầu giường vua : "Xin đức vua hãy thưởng cho họ đi".

    • "Vì lòng dân này đã ra chai đá, chúng đã bịt tai, nhắm mắt lại kẻo mắt thấy được, tai nghe được, lòng hiểu được mà sám hối và rồi Ta lại chữa chúng cho lành" (Mt 13,15 ; x. Is 6,9-10).

    • Hoàng hậu Mikhan thấy vua Đavít nhảy múa trước mặt các cung nữ thì khi dể … bà nói với Đức vua : "Vua Israel hôm nay thật là danh giá khi nhảy múa trước các nữ tì … chẳng khác gì một đứa vô danh tiểu tốt" (2S 6,20).

    • Chúa Giêsu lúc sắp nộp mình chịu chết thì đưa các môn đệ vào vườn Cây Dầu, Chúa dặn các ông tỉnh thức cầu nguyện để Chúa đi ra chỗ vắng tâm sự với Chúa Cha. Khi trở về thấy các ông ngủ cả, Chúa trách các ông : "Các con không thức với Thầy nổi một giờ ư ?" Rồi Chúa lại đi cầu nguyện ; lần thứ hai về vẫn thấy các ông ngủ, Chúa đi tiếp và lần thứ ba về thấy các ông còn ngủ - Chúa gọi các ông dậy và nói : "Thôi cứ ngủ, cứ nghỉ đi ! Này giờ đã đến và Con Người sắp bị nộp vào tay kẻ tội lỗi" (Mt 26,46).

  1. Lối nói ẩn dụ :

Trong văn chương Việt Nam :

    • "Gói thầu – du lịch trọn gói"

    • "Làn sóng Cách Mạng"

    • "Ngành sản xuất mũi nhọn"

    • "Tin tức giá cả thị trường đã khép lại chương trình hôm nay …"

    • "Con tôi tối dạ quá !"

    • "Con anh sáng dạ quá !" …

Trong Thánh Kinh Tân Ước Chúa chuyên môn dạy người ta bằng các dụ ngôn :

    • "Các con là muối cho đời, một khi muối đã lạt thì lấy gì ướp nó cho mặn lại được – nó không dùng được vào việc gì, chỉ còn đem đổ ra đường cho người ta dày đạp dưới chân".

"Các con là ánh sáng thế gian … người ta không ai lại thắp đèn rồi lấy thùng úp lại hay để dưới gầm giường, nhưng đèn phải đặt trên giá cao để soi sáng cho mọi người. Sự sáng của các con cũng phải chiếu giãi ra xung quanh …" (Mt 5,13-17).

    • "Các con hãy coi chừng men Pharisêu" (tức sự giả hình – Lc 12,1).

Thánh Matthêô kết luận : "Chúa Giêsu dùng ẩn dụ mà nói hết các điều ấy với dân chúng. Ngài không nói với họ điều gì mà không dùng dụ ngôn để ứng nghiệm điều các tiên tri đã phán : Ta mở miệng nói ra lời ẩn dụ, thổ lộ những điều bí ẩn từ lúc tạo dựng đất trời" (Mt 13,34-36).

  1. Lối nói hoán dụ :

Dùng một phần thay cho tất cả ; dùng một vật khác để thế cho một đối tượng mà ta không muốn nói rõ ra.

Ví dụ trong văn chương Việt Nam :



    • "Nhà này có mấy khẩu ?"

    • "Nhà tôi có những 5 miệng ăn"

    • "Làng này có bao nhiêu nóc nhà ?"

Hoặc :

    • "Bây giờ mận mới hỏi đào,

Vườn xuân đã có lối vào hay chưa ?

Mận hỏi thì đào xin thưa,

Vườn xuân có lối nhưng chưa ai vào" (ca dao)

Trong Thánh Kinh có những kiều nói tương tự :



    • "Còn ai biết mà vẫn to gan thì Ngài trị tội" (Kn 11,17).

    • "Ngài dùng tay Môsê và Aharon dắt đoàn chiên, tức dân riêng Chúa" (Tv 77,21)

    • "Ví bằng Ta nhờ ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ thì quả là nước Thiên Chúa đã đến trên các ngươi" (Lc 11,20).

    • "Xin Chúa đừng chấp tội cha ông chúng con, nhưng xin nhớ đến cánh tay và Thánh danh Ngài" (Br 2,5).

    • "Bồ câu của anh ẩn trong hốc đá, mau ra cho anh thấy mặt nàng" (Dc 2,14).

    • "Chúa dùng cánh tay uy quyền mạnh mẽ, dẫn Israel ra khỏi xứ này" (Ai Cập – Tv 135,11-12).

    • "Chúa nhắm mắt làm ngơ không nhìn đến tội lỗi loài người để họ còn ăn năn hối cải" (Kn 11,23).

    • "Chúa nương tay với muôn loài" (Kn 11,16).

  1. Lối nói phúng dụ :

Trong văn chương Việt Nam : có bài thơ : "Hổ nhớ rừng" của Thế Lữ :

    • "Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ / Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa /

Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già / Với tiếng gió gào ngàn với giọng nguồn hét núi / … Ta biết ta, chúa tể cả muôn loài / giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi …"

Trong Thánh Kinh :

"Cây cối đã lên đường đi xức dầu phong một vua cai trị chúng. Chúng nói với cây ôliu : Hãy làm vua cai trị chúng tôi ! Nhưng cây ôliu nói với chúng : Chẳng lẽ tôi lại từ bỏ dầu của tôi là thứ đã từng làm cho thần minh và người đời được tôn trọng, mà đi đu đưa trên cây cối hay sao ?

Cây cối liền nói với cây vả : Hãy đến làm vua cai trị chúng tôi ! Nhưng cây vả bảo chúng : Chẳng lẽ tôi lại từ bỏ vị ngọt và trái ngon của tôi mà đi đu đưa trên cây cối hay sao ?

Bấy giờ cây cối nói với cây nho : Hãy đến làm vua cai trị chúng tôi ! Nhưng cây nho bảo chúng : Chẳng lẽ tôi lại từ bỏ rượu của tôi là thứ đã từng làm cho thần minh và người đời phấn khởi, mà đi đu đưa trên cây cối hay sao ?

Tất cả cây cối liền nói với bụi gai : Hãy đến làm vua cai trị chúng tôi ! Bụi gai trả lời cây cối : Nếu quả thật các ngươi xức dầu phong ta làm vua cai trị các ngươi, thì hãy tới nương náu dưới bóng ta ; bằng không, lửa sẽ bốc ra từ bụi gai và sẽ thiêu rụi các cây bá hương Libăng !

Các người có đối xử thành thật và trọn đạo khi tôn Avimeléc lên làm vua không ? Các người có đối xử tốt với ông Giơrúpbaan và nhà ông ấy không ? Có đối xử với ông xứng với công lao của ông không ?" (Tl 9,8-16).

3.1C Âm Nhạc

Âm nhạc là một môn học có tính nghệ thuật nghiên cứu về việc sử dụng âm thanh qua các ký hiệu để diễn tả tình cảm, tư tưởng, nhằm thỏa mãn thính giác và giáo dục con người.

Âm nhạc có nguồn gốc rất xa xưa, có thể nói âm nhạc xuất hiện đồng thời với con người : Qua dòng thời gian, âm nhạc phát triển theo nhiều hướng với những sắc thái riêng. Nói khác đi, mỗi dân, mỗi miền có một nền âm nhạc khác nhau, riêng nhạc Tây phương phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng lớn lao nhất trên toàn thế giới cho đến nay.

Tác giả Nguyễn Thụy Kha trong bài "Hành trình đưa bản sắc dân tộc vào tân nhạc Việt Nam" đã khẳng định : "Âm nhạc bác học Tây phương là một phát minh vĩ đại của loài người" (Kiến Thức Ngày Nay số 813, ngày 10/3/2013, trang 10).

Cần phải xác định ngay rằng âm nhạc Tây phương có nguồn gốc từ Nhà thờ Thiên Chúa giáo.

Theo truyền thống Thánh Kinh thời vua Đavít (1.000 năm trước Công nguyên), dân Do Thái đã biết ca hát, dùng các nhạc cụ để tấu lên lời ca ngợi Thiên Chúa trong các buổi tế lễ :



  • "Hãy đến đây ta reo hò mừng Chúa

Tung hô Người là núi đá độ trì ta

Vào trước Thánh nhan dâng lời cảm tạ

Cùng tung hô theo điệu hát cung đàn" (Tv 94, 1-2)

  • "Hát lên mừng Chúa một bài ca mới

Hát lên mừng Chúa hỡi toàn thể địa cầu

Hát lên mừng Chúa, chúc tụng Thánh danh …" (Tv 95,1-2)

  • "Ca tụng Chúa đi, rập theo tiếng tù và

Ca tụng Người họa tiếng cầm tiếng sắt

Ca tụng Chúa bằng vũ điệu trống đưa

Ca tụng Người bằng cung đàn nhịp sáo

Ca tụng Chúa đi với chũm chọe vang rền

Ca tụng Người cùng thanh la inh ỏi" (Tv 150, 3-5)

Cho tới nay chúng ta chưa biết thang âm của nền âm nhạc tối cổ đó như thế nào, chỉ biết sau khi Giáo Hội Công giáo ra đời, những thánh ca vẫn thường được sử dụng kèm theo những lễ nghi phụng vụ. Nhạc Nhà thờ phát triển mạnh từ năm 200 Công nguyên đến năm 1.300 Công nguyên.

Thờ kỳ đầu các nốt nhạc được ghi và đọc bằng các mẫu tự Latinh : A B B C D E F G. Vào đầu thế kỷ 11 (1025), ông Guido (Gui quê ở Arezzo 995-1050), tu sĩ Công giáo thuộc Đan viện Pompose miền Toscane nước Ý, đã lấy các chữ đầu của đoạn thánh ca kính Thánh Gioan Tẩy Giả thay thế cho các mẫu tự A B C … để đọc tên các nốt nhạc. Khúc thánh ca đó như sau :

Ut queant laxis – Resonare fibris – Mira gestorum. Famuli tuorum – Solve polluti – Labii reatum – Sancte Joannes …

Tạm dịch : Lạy Thánh Gioan, xin thanh tẩy đôi môi tôi khỏi điều nhơ nhớp, để các tôi tớ ngài cất cao lời ca ngợi những kỳ công ngài đã làm.

Guido đã lấy 7 chữ ở đầu mỗi cụm từ làm thành một thang âm 7 bậc : Ut Re Mi Fa Sol La Si. Các dấu vuông nhỏ mang những tên này được ghi trên 4 hàng kẻ song song cách đều nhau, gọi là khuông nhạc (điều trùng hợp lạ lùng là khi hát lên mỗi chữ đầu của những cụm từ làm thành câu ca nhích lên 1 bậc, chữ sau cao hơn chữ trước). Thế là âm nhạc Công giáo có hệ thang âm 7 nốt nhạc được hình thành, sau này chữ Ut khó đọc, người ta thay bằng Do. Rồi những dấu nhạc vuông cũng được cải biến thành dấu tròn, 4 hàng kẻ không đủ, người ta dùng 5 dòng kẻ và các hàng kẻ phụ trên hoặc dưới khuông nhạc nữa. Thế là có hệ thống tân nhạc phát triển song song với hệ thống nốt vuông 4 hàng kẻ (bình ca của phụng vụ Công giáo), đồng thời càng ngày càng được hoàn chỉnh và phát huy rộng rãi trên toàn thế giới như hiện nay. Đây là một phát minh cực lớn trong lãnh vực âm nhạc bác học Tây phương.

Nếu không có Guido và thầy sáu Paul nào đó dòng Bénédictine đã sáng tác bài thánh ca "Ut Queant …" thì chắc cũng không có những thiên tài âm nhạc như : W.A. Mozart, J.S Bach … cũng chẳng có những cuộc thi âm nhạc quốc tế thời danh như những cuộc thi mang tên F. Chopin, và nhất là cuộc thi mang tên nhạc sư F. Liszt tại Hungary vào năm 2014 được các nhà chuyên môn cho là "cực khó".

[Tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Thụy Kha (đã dẫn) đã xác định như sau : "Từ thế kỷ XVI, khi châu Âu thoát khỏi đấu trường Trung cổ để bước sang thời kỳ Phục hưng rực rỡ, thì trên không gian xứ sở Việt Nam, ngoài những mái đình, mái chùa Phật giáo ngàn đời, ngoài những tháp Chăm rêu phong cổ kính, bắt đầu xuất hiện những tháp nhọn chọc trời của những Nhà thờ Thiên Chúa giáo. Những tháp nhọn ấy bắt đầu nhỏ vào biển âm thanh âm nhạc truyền thống Việt Nam những giọt âm thanh thánh ca của phương Tây. Một phản ứng văn hóa âm thầm, lặng lẽ bắt đầu diễn ra chầm chậm giữa biển âm thanh âm nhạc truyền thống Việt Nam với những giọt âm thanh thánh ca phương Tây.

Ở đầu thế kỷ XX, âm nhạc truyền thống Việt Nam đứng trước một ứng xử thật tình thế với âm nhạc phương Tây mà giọt thánh ca trên đã gieo mầm nhẫn nại suốt 4 thế kỷ. Khi ấy, chèo truyền thống rời chiếu làng, sân đình đi ra thành thị biến thành chèo văn minh và sau đó là chèo cải cách. Ca trù thì co cụm, tồn tại như thách thức với âm nhạc châu Âu (…). Đàn nhạc cải lương đã khoét lõm phím cây guitare Tây Ban Nha, bỏ đi một dây và định âm lại 5 dây còn lại theo ngũ cung : hò, xừ, xang, xế, cống (…). Một nền văn hóa mạnh không chỉ đồng hóa kẻ khác mà còn biết tiếp thu tinh hoa nhân loại. Âm nhạc bác học phương Tây là một phát minh vĩ đại của loài người, bởi vậy, rất tự nhiên, nó đã 'mưa dầm thấm sâu' vào xã hội Việt Nam thế kỷ XX. Sau phong trào 'lời ta điệu Tây' là đến phong trào vận động nhạc 'cải cách'. Tân nhạc Việt Nam hoài thai và bắt đầu có tờ khai sinh là việc báo Ngày Nay số ra ngày 31/7/1938 cho in bài hát Bình Minh của Nguyễn Xuân Khoát – lời : Thế Lữ (theo quy luật và ký âm nhạc Tây phương).

Nhưng ngay chính khi bắt đầu thay đổi từ những bản ký âm khi xưa sang bản ký âm theo nốt phương Tây trên những dòng kẻ (5 dòng chính và các dòng phụ trên dưới), các nhạc sĩ Việt Nam đã ý thức ngay việc giữ gìn và thể hiện bản sắc dân tộc trong những sáng tác của mình. Đó là một thực tế rất đáng trân trọng. Đó là một bản lĩnh sáng tạo của các nhạc sĩ Việt Nam".

Trước khi các nhạc sĩ ngoài Công giáo nhập cuộc làm quen và phát huy nền tân nhạc, thì từ thập niên 10-20 của thế kỷ XX, các nhạc sĩ Công giáo "gạo cội" như Linh mục Gabriel Long, Linh mục Phaolô Đạt đã có những tác phẩm "nhà đạo" rất sớm qua việc lấy nhạc "Tây" ráp lời "ta", ký âm theo nhạc Tây phương, và từ thập niên 20-30 thế kỷ XX đã có những bản thánh ca nhạc và lời thuần Việt, ký âm theo nhạc Tây phương, đó là những bài : Ôi Yến Diên, Nửa Đêm Mừng Chúa Ra Đời … Sau đây là bằng chứng cụ thể : "Tuồng Thương Khó" (Quy Nhơn Impr. De la Mission 1926, 142 trang), Jacques Lê Văn Đức dọn theo tuồng Thương Khó của cha Gioan Bt. Nguyễn Bá Tòng – cha Anrê Miều ra công khó giúp, cha Sébastien Chánh lãnh sự dọn mấy bài hát (Sơ Thảo Thư Mục Công giáo – Linh mục Trần Anh Dũng xuất bản tại Paris 1992, từ trang 342-349).

Tóm lại, chính nhạc "Nhà thờ" đã khai mào cho nền tân nhạc Việt Nam, đó cũng là một đóng góp tích cực của Giáo Hội Công giáo Việt Nam cho nền văn hóa nước nhà – Bằng chứng này không ai có thể phủ nhận được].

Âm nhạc có liên quan tới Thánh Kinh thế nào ?

Tất cả ca nhạc Nhà thờ đều trực tiếp hay gián tiếp thể hiện Thánh Kinh. Trực tiếp thì dùng chính lời Thánh vịnh, Thánh thi mà phổ nhạc, thí dụ bài "Hãy đến đây" của tác giả Nguyên Hữu (Phụng Ca – NXB Tp.HCM 1998, trang 275), lấy nguyên văn Thánh vịnh 94,1-7 để phổ nhạc. Gián tiếp khi lấy ý tưởng của 1 đoạn, 1 câu Kinh Thánh để làm lời ca, thí dụ bài "Đồng Cỏ Tươi" của nhạc sĩ Hùng Lân : "Đồng là đồng cỏ tươi, Chúa chăn cho tôi nghỉ ngơi, suối ngọt cỏ non xanh rì, tôi nay còn thiếu thốn chi, vui thay mà cũng phúc thay …". Ý của Thánh vịnh 22 như sau : "Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì. Trong đồng cỏ xanh tươi Người cho tôi nằm nghỉ. Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi …".

Một bài thánh ca bình dân phổ biến nhất tại Việt Nam và mọi cộng đồng Công giáo Việt Nam trên toàn thế giới, đó là bài "Dâng Mẹ" của Linh mục nhạc sĩ Hoài Đức với lời ca mở đầu như sau : "Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ đồng trinh …", lời ca này đã nói lên 2 đặc ân cao quý của Đức Mẹ trong Thánh Kinh, đó là đặc ân làm Mẹ Thiên Chúa và đặc ân trọn đời đồng trinh.

Các nhạc sĩ Công giáo tại Việt Nam từ xưa tới nay có hàng ngàn người, các nhạc phẩm phụng ca, thánh ca bình dân và giáo ca (bài ca giáo lý, sinh hoạt) tính tới nay có khoảng trên 50.000 bài. Có những tác giả đã sáng tác trên 40 năm với hơn 2.000 bài thánh ca, như nhạc sĩ Linh mục Kim Long. Có những bài ca sinh hoạt đã phổ cập trên toàn quốc và cả thế giới nữa (cộng đồng Việt tại các nước), từ đoàn Thiếu nhi Thánh Thể tới đoàn Hướng Đạo Sinh, đoàn Thiếu nhi Bác Hồ, đoàn Thanh niên Cộng sản đều hát, múa trong các buổi sinh hoạt như bài "Anh Em Ta Về" của Linh mục nhạc sĩ Tiến Lộc, diễn tả chân lý Thánh Kinh : Mọi người đều là con Cha trên trời, là anh chị em với nhau nên phải yêu thương nhau – Lời Ca : "Anh em ta về cùng nhau ta sum họp này : một hai ba bốn năm. Anh em ta về cùng nhau ta sum họp này : năm bốn ba hai một. Một đều chân bước nhé, hai quay nhìn nhau đi, ba cầm tay chắc nhé, không muốn ai chia lìa. Bốn nhớ rằng chúng ta bốn bể anh em một nhà. Năm nhớ mãi tình này trong câu ca".

Những điều liệt kê trên đây mới chỉ vỏn vẹn trong nước Việt Nam nhỏ bé, Đức tin mới bén rễ chưa đầy 500 năm, nói chi tới các nước có truyền thống Công giáo lâu đời, cả 2.000 năm và tất cả các nước trên thế giới (không còn một nước nào trên thế giới mà không có tín hữu Công giáo hoặc Chính thống, Do Thái giáo, Anh giáo, Tin lành … mỗi nước đều có nền thánh nhạc của họ), thì con số không thể thống kê được. Thậm chí ở Mỹ và những nước chịu ảnh hưởng của Mỹ, trong dòng nhạc dân gian đời thường cũng có một loại nhạc rất phổ biến, rất được ưa chuộng, đó là Gospel Music (nhạc Phúc Âm).



Sau đây là bản danh sách một số tác giả thánh nhạc, thánh ca lừng danh trên toàn thế giới, đã đưa nền âm nhạc bác học Tây phương lên tới đỉnh cao mà cho tới nay, có lẽ chưa một nhạc sĩ đương đại nào qua mặt được. Đây là những người đã trình diễn hay sáng tác nhạc Công giáo, một nhánh trong nhạc Kitô giáo. Danh sách được giới hạn trong những nhạc sĩ chịu ảnh hưởng đạo Công giáo, sáng tác, trình diễn trong phạm vi phụng vụ Công giáo :

  1. Paolo Agostino : Tất cả các tác phẩm đều phục vụ tôn giáo.

  2. Vittoria Aleotti : Nữ tu sĩ sáng tác dòng Augustinô.

  3. Giovenale Ancina : Sáng tác thánh ca.

  4. Caterina Assandra : Nữ tu sáng tác dòng Benedictine.

  5. Thoinot Arbeau : Linh mục nhạc sĩ Công giáo.

  6. Jean de Brebeuf : Tu sĩ dòng Tên sáng tác Huron Carol .

  7. William Byrd : nhạc sĩ Anh giáo, sáng tác 5 bộ lễ đa âm và nhiều bản thánh ca.

  8. Hermannus Contractus : Sáng tác Alma Redemptoris Mater (Mẹ Chúa Cứu Thế Cao Cả).

  9. Tommaso da Celano : Sáng tác Dies Irae (Ngày Thịnh Nộ).

  10. Orlando de Lassus : Sáng tác nhiều bộ lễ đa âm và thánh ca.

  11. Guillaume de Machaut : Nhạc sĩ sáng tác Pháp thời trung cổ.

  12. Cristobal de Morales : Nhạc sĩ sáng tác thánh ca Tây Ban Nha thời Phục hưng.

  13. Josquin des Prez : Nhạc sĩ thời Phục hưng sáng tác nhiều bộ lễ đa âm và thánh ca.

  14. Guillaume Dufay : Phục vụ Nhà nguyện Giáo Hoàng, sáng tác nhiều bộ lễ đa âm và thánh ca.

  15. John Dunstaple (hoặc Dunstable) : Nhạc sĩ người Anh thời Phục hưng, sáng tác nhiều thánh ca đa âm.

  16. Frederick William Faber : Sáng tác nhiều Thánh thi.

  17. Giovanni Gabrieli : Người Ý thời Phục hưng, Baroque, sáng tác nhiều thánh ca.

  18. Jacobus Gallus : Người Slovenia dòng Xitô, sáng tác nhiều thánh ca.

  19. Joseph Gelineau : Người Pháp, sáng tác nhiều Thánh vịnh và những bài thánh ca trong cộng đồng Taizé.

  20. Carlo Gesualdo : Người Ý, sáng tác nhiều thánh ca.

  21. Francisco Guerrero : Người Tây Ban Nha, sáng tác nhiều ca khúc đạo và đời.

  22. Hildegard of Bingen : Nữ tu viện trưởng dòng Bénédictine, nhạc sĩ sáng tác thánh ca.

  23. Hucbald : Nhạc sĩ sáng tác và là nhà lý luận âm nhạc dòng Bénédictine.

  24. Luca Marenzio : Nhạc sĩ sáng tác thánh ca miền Madrigale.

  25. Domenico Mustafà : Sáng tác thánh ca cho các ca đoàn Nhà nguyện Sistine.

  26. Johannes Ockeghem : Nhạc sĩ sáng tác nhiều bộ lễ đa âm thời Phục hưng.

  27. Frederick Oakeley : Nhạc sĩ chuyển âm bài Adeste Fideles (Bài ca Giáng Sinh).

  28. Paul Deacon : Tu sĩ dòng Bénédictine, sáng tác bản Ut queant laxis (bài ca tụng Thánh Gioan Tẩy Giả, từ lời và nhạc của bản này đã phát sinh 7 nốt nhạc của Tây phương).

  29. Giovanni Pierluigi da Palestrina : Nhạc sĩ sáng tác người Ý thời Phục hưng, sáng tác nhiều bản thánh ca đa âm và được coi là người có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của âm nhạc Giáo hội Công giáo.

  30. Thomas Tallis : Nhạc sĩ sáng tác thánh nhạc đa âm tại Tudor nước Anh. đặc biệt các đối âm sớm nhất của Giáo Hội ca tụng Đức Trinh Nữ Maria.

  31. Tomás Luis de Victoria : Linh mục tại Descalzas Reales, nhạc sĩ sáng tác thánh nhạc đa âm Tây Ban Nha thời hậu Phục hưng.

  32. Samuel Webbe : Nhạc sĩ sáng tác Thánh thi Anh giáo.

  33. Mateo Albéniz : Linh mục nhạc sĩ sáng tác thánh ca Tây Ban Nha.

  34. Johann Christian Bach : con trai của J.S Bach, trở lại đạo Công giáo, chuyên sáng tác nhạc phụng vụ và thánh nhạc Công giáo.

  35. Ludwig van Beethoven : Trong các tác phẩm thánh nhạc Công giáo có Bộ lễ trọng thể và Bộ lễ cung Do trưởng.

  36. Hector Berlioz : Nhạc sĩ đã sáng tác bản Requiem thời danh, cũng như các Bộ lễ, Te Deum (Kinh Tạ Ơn), nhạc kịch Chúa Giêsu Hài Nhi.

  37. František Brixi : Nhạc sĩ sáng tác thế kỷ XVIII của Cộng hòa Czech. Ông đã viết 290 nhạc Nhà thờ và làm nhạc trưởng của Nhà thờ Chánh tòa St. Vitus.

  38. Severo Bonini : Dòng Bénédic-tine thời Baroque, sáng tác thánh nhạc.

  39. Anton Bruckner : Nhạc sĩ sáng tác người Áo thời hậu lãng mạn, thời danh về các bản giao hưởng. Về phía Công giáo, ông đã viết ít nhất 7 Bộ lễ và nhiều bản thánh nhạc khác.

  40. Francesca Caccini : Nữ nhạc sĩ sáng tác người Ý đầu thời lãng mạn, sáng tác nhiều bản thánh nhạc.

  41. Francesco Cavalli : Nhạc sĩ Ý đầu thời Baroque, sáng tác nhạc kịch và một số thánh nhạc, bao gồm cả Bộ lễ Requiem (Lễ Mồ).

  42. Marc-Antoine Charpentier : Nhạc sĩ sáng tác người Pháp thời Baroque, sáng tác nhiều Bộ lễ và thánh nhạc.

  43. Luigi Cherubini : Nhạc sĩ người Ý cuối thế kỷ XVIII sang đầu thế kỷ XIX, sáng tác nhiều nhạc kịch và thánh nhạc, gồm cả 11 Bộ lễ.

  44. Gaetano Donizetti : Nhạc sĩ sáng tác thời danh nhất về nhạc kịch, ông cũng sáng tác nhiều bản thánh nhạc gồm cả Bộ lễ.

  45. Antonín Dvořák : Nhạc sĩ sáng tác Cộng hòa Czeck, thời danh nhất về Nhạc Giao Hưởng Thế Giới Mới. Ông rất nhiệt thành với thánh nhạc, đã viết RequiemBộ lễ cung Do trưởng, Stabat Mater (Mẹ Đứng) và Te Deum (Kinh Tạ Ơn).

  46. Edward Elgar : Nhạc sĩ sáng tác Anh giáo cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX. Bản thánh ca thời danh nhất là bài The Dream of Gerontius (Giấc mơ của Gerontius), lời ca là một bài thơ của Á Thánh Đức Hồng Y Newman.

  47. Gabriel Fauré : Nhạc sĩ sáng tác Pháp thế kỷ XIX, nhạc sĩ organ nhà thờ nổi tiếng, và sáng tác một số lớn bản thánh nhạc, gồm cả bản Requiem thời danh.

  48. César Franck : Nhạc sĩ sáng tác Pháp thế kỷ XIX, thời danh với bản Giao hưởng cung Rê trưởng, sáng tác Thánh thi Bánh Các Thiên thần, nhạc kịch Bát Phúc.

  49. Christoph Willibald Gluck : Nhạc sĩ trọng yếu trong lịch sử nhạc kịch và cũng sáng tác một số bản thánh nhạc.

  50. Charles Gounod : Nhạc sĩ sáng tác Pháp rất thời danh với bản thánh ca Ave Maria và một số bản thánh nhạc.

  51. Henryk Górecki : Nhạc sĩ sáng tác Ba Lan cuối thế kỷ XX, thời danh với bản Giao hưởng thứ ba. Ông cũng viết nhiều bản nhạc thánh.

  52. Pietro Guglielmi : Năm 1793 ông trở thành nhạc trưởng của Đại Giáo đường St. Peter, Rome.

  53. Johann Michael Haydn : Em trai của Joseph Haydn, nhạc sĩ sáng tác nhiều bản thánh nhạc, gồm cả 47 Bộ lễ.

  54. Joseph Haydn : Nhạc sĩ sáng tác Áo thời cổ điển. Ông được cho là người đầu tiên sáng tác nhạc Giao hưởng. Tác phẩm gồm 14 Bộ lễ (gồm cả Bộ lễ trong thời chiến), 2 Te Deums và Stabat Mater. Ông là thầy của Mozart và Beethoven. Ông còn viết 2 nhạc kịch Các Mùa và Sự Sáng Tạo.

  55. Zoltan Kodaly : Nhạc sĩ sáng tác Hungary thế kỷ XX, đã viết Bộ lễ vắn, Te Deum, và Thánh vịnh Hungaricus.

  56. Franz Liszt : Nhạc sĩ sáng tác thời lãng mạn, nghệ sĩ piano nổi tiếng, tác phẩm chủ yếu dành cho piano. Sau này ông trở thành một thành viên Dòng Ba Phanxicô. Sáng tác nhiều nhạc phẩm đạo, gồm 5 Bộ lễ, nhạc kịch Chúa Cứu Thế và chuyện Thánh Isave.

  57. Antonio Lotti : Chuyên phụ trách âm nhạc tại Vương Cung Thánh Đường St Mark và sáng tác nhiều Bộ lễ.

  58. Olivier Messiaen : Nhạc sĩ sáng tác Pháp thế kỷ XX, sáng tác dưới chủ đề Đức tin vững bền của Công giáo Roma.

  59. Claudio Monteverdi : Nhạc sĩ sáng tác Ý, từ phong cách Phục hưng sang Baroque. Nhạc phẩm thời danh nhất là Vespro della Beata Vergine 1610 (kinh chiều cho Đức Trinh Nữ 1610), ông được phong chức Linh mục năm 1633.

  60. Wolfgang Amadeus Mozart : Sáng tác 18 Bộ lễ gồm cả Bộ lễ Cầu Hồn (Requiem Mass), các Bộ lễ Đội Triều Thiên, và các Bộ lễ Trọng thể cung Đô thứ, ông còn viết nhiều bản thánh ca như các giờ Kinh chiều, Lạy Mình Thánh và Hãy Nhảy Mừng.

  61. Arvo Pärt : Nhạc sĩ sáng tác Estonia cuối thế kỷ XX, thuộc Chính thống giáo, những bản thánh ca mang phong cách Công giáo là các Bộ lễ, Te Deum, và Stabat Mater.

  62. Giovanni Battista Pergolesi : Nhạc sĩ sáng tác Ý thời Baroque viết tác phẩm Stabat Mater rất nổi tiếng.

  63. Don Lorenzo Perosi : Linh mục Công giáo, nhạc trưởng của Ca đoàn Nguyện đường Sistine dưới 5 triều Giáo Hoàng.

  64. Francis Poulenc : Nhạc sĩ sáng tác Pháp thế kỷ XX với những tác phẩm nổi tiếng như Bộ lễ cung Sol trưởng, Gloria, Stabat Mater, và các Đối Đáp Của Tu Sĩ Carmel.

  65. Licínio Refice : Sáng tác hơn 300 tác phẩm thánh ca.

  66. Georg Reutter : Nhạc sĩ sáng tác nhạc Nhà thờ.

  67. Josef Rheinberger : Viết 12 Bộ lễ và bài Stabat Mater.

  68. Gioacchino Rossini : Một trong những nhạc sĩ sáng tác nhạc kịch vĩ đại nhất của Ý, cuối đời đã sáng tác bản Stabat Mater rất thời danh và Bộ lễ Trọng thể.

  69. Antonio Salieri : Nhạc sĩ sáng tác Ý thời cổ điển, thầy của Mozart, Schubert, và Liszt. Đã sáng tác nhiều nhạc kịch và thánh ca gồm 10 Thánh thi và 9 Thánh vịnh.

  70. Alessandro Scarlatti : Nhạc sĩ sáng tác Ý thời Baroque, tác phẩm đáng chú ý nhất là Bộ lễ Thánh Cecilia.

  71. Domenico Scarlatti : Nhạc sĩ sáng tác Ý thời Baroque, tác phẩm thánh ca nổi tiếng nhất là bài Stabat Mater và Salve Regina.

  72. Franz Schubert : Nhạc sĩ sáng tác vĩ đại thời Cổ điển người Áo. Tác phẩm nổi tiếng nhất là những Lieder và Symphonies. Ông cũng sáng tác 6 Bộ lễ và nhiều thánh ca khác, trong đó có bản Ave Maria lừng danh thế giới.

  73. Robert Schumann : Nhạc sĩ sáng tác Đức thời lãng mạn, dù là Tin lành, ông sáng tác Bộ lễ cung Do thứ, Bộ lễ Requiem và nhạc kịch Paradise and the Peri.

  74. Antonio Soler : Linh mục nhạc sĩ sáng tác thánh ca Tây Ban Nha.

  75. Igor Stravinski : Nhạc sĩ sáng tác Chính thống giáo Đông phương, đã sáng tác Bộ lễ Công giáo.

  76. Ralph Vaughan Williams : Nhạc sĩ sáng tác Anh thế kỷ XX, đã sáng tác nhiều thánh ca cho Nhà thờ Anh giáo và một ít tác phẩm cho phụng vụ Công giáo, gồm Bộ lễ và Te Deum.

  77. Giuseppe Verdi : Nhạc sĩ sáng tác Ý, sáng tác nhiều tác phẩm đạo, đặc biệt Bộ Đại lễ Cầu hồn.

  78. Antonio Vivaldi : Nhạc sĩ sáng tác Ý, viết nhiều thánh ca gồm những bài Choral lớn như Gloria, một số bài đơn ca và Thánh thi kèm dàn nhạc.

  79. Carl Maria von Weber : Nhạc sĩ sáng tác Đức thời cổ điển, ông sáng tác thánh ca phổ thông vào thế kỷ XIX.

  80. Niccolò Antonio Zingarelli : Nhạc sĩ Ý, được chỉ định làm nhạc trưởng Nguyện đường Sistine vào năm 1804.

Những nhạc kịch nổi tiếng và những nhạc phẩm tôn giáo :

  1. The Last Judgment (Phán xét chung –1826) của Ludwig Spohr.

  2. The Crucifixion (Chúa chịu đóng đinh – 1887) của John Stainer.

  3. Oedipus Rex (1927), Symphony of Psalms (Thánh vịnh Giao hưởng) của Igor Stravinsky.

  4. The Light of The World (Ánh sáng thế gian – 1873) của Arthur Sullivan.

  5. AChild of Our Time (Người Con của thời đại chúng ta – 1944) của Michael Tippett.

  6. Mass in A flat and E flat (Bộ lễ cung La giáng và Mi giáng) của Franz Schubert.

  7. Stabat Mater, Petite Messe (Mẹ đứng, Bộ lễ nhỏ) của Gioachino Rossini.

  8. Mass in D minor, Mass in F minor, Mass in E minor (Bộ lễ cung Re thứ, cung Fa thứ và cung Mi thứ) ; Te Deum in C major (Te Deum cung Do trưởng) của Antôn Bruckner.

  9. Requiem, A Mass for Chorus (Lễ Cầu hồn, Bộ lễ cho Choral) của Paul Hindemith (1892-1855).

  10. Mass in G (Bộ lễ cung Sol trưởng) của Francis Poulenc.

  11. Meditations on the Mystery of the Holy Trinity (Suy niệm mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi – 1969) ; Three Short Liturgies of the Divine Presence (3 lễ nghi Phụng vụ về sự hiện diện của Chúa – 1944) của Olivier Messiaen.

  12. Requiem, La Chanson d Eve (Bộ lễ Cầu hồn, Bài ca Evà) của Gabriel Faure (1845-1924).

  13. Judith (Bà Giuđitha – 1761) của Thomas Augustine Arne.

  14. The Resurrection and Ascension of Jesus (Chúa Phục Sinh và Lên trời – 1787) ; The Israelites in the Wilderness (Dân Israel trong sa mạc – 1775) của Karl Philipp Emanuel Bach.

  15. Christ on the Mount of Olives (Chúa Kitô trên núi Cây Dầu – 1800) của Ludwig van Beethoven.

  16. L'Enfance du Christ (Trẻ Giêsu – 1854) ; Grande Messe des Morts, Te Deum (Bộ lễ Cầu hồn lớn, Te Deum) của Hector Berlioz.

  17. A German Requiem (Bộ lễ Cầu hồn nước Đức – 1869) của Johannes Brahms.

  18. St. Ludmila (Thánh Ludmila – 1886) của Antonin Dvorak.

  19. The Dream of Gerontius (Giấc mơ của Gerontius – trước năm 1650) của Edward Elgar.

  20. Les Beatitudes (Bát phúc – 1879) của Cesar Franck.

  21. La Redemption (Ơn Cứu rỗi – 1882), St. Cecilia Mass (Bộ lễ Thánh Cêcilia) của Charles Gounod.

  22. Esther, Israel in Egypt, Jephtha, Joshua (Israel tại Ai Cập – từ 1732 đến 1750) ; Judas Maccabaeus, Messiah, Samson, Saul ; Semele, Solomon, Susanna, Theodora của Georg Friedrich Handel.

  23. The Season (Các Mùa – 1801), The Creation (Sáng Tạo – 1797) của Franz Joseph Haydn.

  24. Jeanne d'Arc au bucher (Jeanne d'Arc trên đống củi – 1938), Le Roi David (Vua Đavít – 1921) của Arthur Honegger.

  25. Christus (Chúa Kitô – 1866), The Story of St. Elizabeth (Truyện Thánh Êlisabeth – 1862), Via Crucis (Đường Thánh giá), Festival Mass (Bộ lễ Lễ hội), Coronation Mass (Bộ lễ Đội Triều thiên), Psalm XIII (Thánh vịnh 13) của Franz Liszt.

  26. Elijah (Tiên tri Êlia – 1846), St. Paul (Thánh Phaolô – 1836) của Felix Mendelssohn.

  27. Job (Ông Gióp – 1892), Judith (Bà Giuđitha – 1888), King Saul (Vua Saul – 1894) của Charles Hubert Hastings Parry.

  28. Le Deluge (1876), Oratorio de Noël (Nhạc kịch Giáng Sinh – 1863) của Camille Saint – Saens.

  29. Paradise and the Peri (1843) của Robert Schumann.

  30. The Seven Last Words of Christ on the Cross (Bảy lời cuối của Chúa Giêsu trên Thập giá – 1645) của Hinrich Schutz.

(Tư liệu từ Internet)

Các tác phẩm của những tác giả trên có thể được xếp vào 1 trong 6 thể loại âm nhạc của Giáo Hội sau đây :



  1. Bình ca, tức là thánh ca phụng vụ bằng tiếng Latinh theo các âm thức Grégorianus.

  2. Đa âm điệu cổ điển.

  3. Đa âm điệu tân thời.

  4. Thánh nhạc viết cho Đại quản cầm.

  5. Thánh ca bình dân tôn giáo.

  6. Giáo ca (dùng cho các lớp giáo lý, các sinh hoạt ngoài Nhà thờ).

Thánh nhạc như đã trình bày, rất phong phú và đa dạng.

Tại Việt Nam, một nước nhỏ bé ở góc trời Nam Á mới đón nhận hạt giống Đức Tin cách nay chưa đầy 500 năm, hiện chỉ có gần 7 triệu người Công giáo trên tổng số 88 triệu dân (6%), thế mà đã có một đội ngũ nhạc sĩ sáng tác thánh ca đông đảo với khoảng 50.000 tác phẩm. Điều đáng nói hơn nữa là các tác giả không Công giáo cũng tham gia nhiệt tình và có những tác phẩm mà ca từ thấm đậm men, muối Phúc Âm.



  • Nhạc sĩ Phạm Duy có tác phẩm :

  • "Chúa hòa bình", với đoạn ca từ đại ý : "Nếu ai vả má bên này thì hãy đưa má bên kia nữa …".

  • "Giọt mưa trên lá", có nhắc tới "Chúa chịu đóng đinh trên thập giá".

  • "Ngày Tân Hôn" (nhạc Pháp), có đoạn : "… Đường ta ước mơ về nơi chốn Thiên đường, về nơi tổ ấm nhờ ơn đức cao vời, ơn Mẹ Maria …".

  • Nhạc sĩ Lê Dinh Vũ Chương có tác phẩm : "Niềm tin", (BTT/PHNT ngày 15/9/1970) : "Chắp tay con quỳ lạy Chúa trên cao, tuy con sinh ra là người ngoại đạo, nhưng Chủ nhật thường hay đi xem lễ, vì người yêu con đến đón nơi Nhà thờ, dưới tháp chuông cao. Tiếng kinh ban chiều rộn rã không gian, con đưa tay lên nguyện cầu một lần. Xin trọn một đời thương nhau mãi mãi, và tình yêu không lừa dối, chứng cho lời con đó Chúa ơi ! Niềm tin không bến bờ, tràn bao nhiêu ước mơ. Con quỳ nghe Chúa dạy, đưa tay con làm dấu vụng về nhưng vẫn tin, vẫn tin rằng Chúa đã nghe con. Chúa cao trên trời nhìn xuống dương gian, cho tương lai con nguyện cầu được tròn, cho cuộc tình này không qua ngõ tối, đường đời hai con một lối, Chúa thương thì thương trót chua ơi !".

  • Nhạc sĩ Tấn An – Hoài Linh có tác phẩm "Nửa đêm quê ngoại", (TBTT.CH/BC3/XB 5/12/1966) : "Nửa đêm chân bước theo hồi chuông đưa, quỳ bên hang đá đơn sơ … mười năm qua … nào đã quên … nửa đêm tiếng kinh cầu, lòng tôi in bóng giáo đường tôn nghiêm, nửa đêm đi lễ bên em, tình trong như ánh sao đêm …".

  • Nhạc sĩ Lê Đình – Mạc Phong Linh có tác phẩm "Giáo đường chiều Chúa nhật" (BTT/NHK/PHNT ngày 16/4/1969) : "Chúa nhật có anh đón người em nhỏ, đón người ngoại đi xem lễ đường xa. Nhìn lên thánh cung lòng em ngỡ ngàng đưa tay làm dấu không rành, thẹn thùng nhưng thiết tha nhìn anh … Nguyện cầu xin Chúa thương đời anh …".

  • Nhạc sĩ Hoài Linh có tác phẩm "Lá thư trần thế" (BTT/NT/NHK/QN ngày 20/11/1968) : "Đêm nay Ngôi Hai trời xuống, ánh sao lung linh muôn mầu … Đêm nay Người xuống đời, xin đem nguồn vui tới, những đôi môi cằn cỗi lâu không cười …".

  • Nhạc sĩ Trần Quý có tác phẩm "Mùa sao trần thế" (xuất bản trước 1975) : "Đêm mùa sao sáng, đêm hội trần gian, đêm Người giáng thế ra đời cứu nhân … Đêm Noël đem mùa sao thắp sáng hơn đèn … Noël đêm Chúa giáng nhiệm mầu, con khấn hứa nguyện cầu cho người thôi ghét nhau. Con tin nơi Đức Chúa đời đời …".

  • Nhạc sĩ Tuấn Hải – Lê Kim Khanh có tác phẩm : "Đôi lòng cầu nguyện" (xuất bản trước 1975) : "Cũng Noël này mùa đông năm ấy tình đã xa bay … Lòng quá bơ vơ … Chỉ mong ơn Chúa ban một tình thương … Trên ngôi cao hào quang sáng soi trần gian sướng vui mừng Chúa ra đời, và riêng tôi đã nở hoa, cùng với người yêu quỳ tạ ơn Chúa …Niềm tin dâng Chúa thành kính kêu van cầu xin phép mầu, xin Ngài ban ơn phước cho Mẹ Việt Nam".

  • Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ có tác phẩm "Giáo đường im bóng", (Tinh Hoa ấn bản 1951, Huế) : "Nhớ tới đêm đầy ánh sáng … giây phút như ngừng trôi, tiếng kinh muôn đời … Dáng xinh xinh như tiên kiều, quỳ ngân thánh kinh ban chiều, trong giáo đường đêm Noël ấy, ngàn đời tôi mến yêu. Tiếng amen đều âm u … Thánh giá xa vời lắm, với chuông chiều ngân … Nơi giáo đường im bóng, tôi thầm mong ngóng, đắm đuối trên làn sóng mắt nàng huyền mơ".

  • Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn có tác phẩm "Chiều bên giáo đường", (BBT/PHNT ngày 15/12/1970) : "Hồi chuông thiêng sức loan mây trời … bên giáo đường yêu. Nguyện cầu, gục đâu bên hoa … Nguyện cầu, gục đầu bên nhau …".

  • Nhạc sĩ Châu Kỳ - Hồ Đình Phương có tác phẩm "Dưới chân Thánh giá", (BTT/PHNT 12/11/1971) : "Dưới chân Thánh giá tôi trở về xóm đạo … nhờ Chúa xót thương … Ôi tội lỗi này xin lạy Chúa, xin lạy Chúa con thống hối cho đến bao giờ. Dưới chân Thánh giá thôi chỉ còn là kỷ niệm … Đêm nao Thiên Chúa xuống trần … Đêm nay bên mái giáo đường, mình tôi đứng đếm giọt buồn tình xưa".

  • Nhạc sĩ Mai Khoa có tác phẩm "Đêm hạnh ngộ" (BTT/NHK/PHTT ngày 10/12/1968) : "Chúa sẽ đến trong đêm nay bởi loài người còn đọa đày … Chúa sẽ đến trong đôi tay chắp cánh với lời nguyện cầu : Xin thương nhau trọn tình đầu … Khi Mẹ nhìn Con, Chúa về trong đôi mắt, khi anh gặp em, Chúa ngự trên đôi môi, Chúa trong lời ngọt ngào, Chúa trong tình trìu mến …".

  • Nhạc sĩ Hồng Vân – Trần Quý cũng lời ca như sau : "Một hôm nhằm sáng Chúa nhật tôi đến giáo đường, được biết một người, người ấy có đạo Công giáo nên thường đi lễ Nhà thờ. Và nay khấn nguyện cầu cho an lành trong tâm hồn, con xin ơn Chúa ban phước nhiều cho tôi … Từ đó Chúa nhật tôi vẫn luôn dìu em đến Nhà thờ …".

  • Nhạc sĩ Xuân Điềm có tác phẩm "Mùa hoa tuyết" (xuất bản trước 1975): "Mùa hoa tuyết năm xưa đã về. Ngày lễ Noël … chạnh khơi thương nhớ em anh giữa Giáng Sinh … chắc em anh đang cầu xin : Lạy Chúa, Chúa Cứu Thế … Lạy Chúa thương con … dẫu xa nhau nhưng niềm tin Chúa càng thấm sâu, tình chung hai đứa như hoa tuyết mùa Giáng Sinh …".

  • Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông có tác phẩm "Đêm thánh huy hoàng" (BTT 14/12/1972) : "Một trời sao sáng ngời, Thiên Chúa sinh ra đời … muôn lời ca ngợi Chúa Giáng Sinh trần gian. Con quỳ xin Chúa trên trời, bình an khắp nơi nhân loài ... Nguyện cầu xin Chúa Trời vinh hiển trên muôn loài, xua màn đêm tăm tối khắp nơi trần thế. Niềm tin nơi Chúa đời đời … nhân loại đầy ơn phước Chúa trên tầng cao …"

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cũng rất yêu thích mùa Giáng Sinh : "Một mùa đông giá hang Bêlem Chúa sinh ra đời … Lạy Mẹ Sầu bi ban ơn, người người cùng thương nhau hơn, đất nước này đây sáng đức tin Chúa trên trời cao".

  • Tác phẩm "Đêm thánh vô cùng", nhạc của Franz Grubert (BTT 11/12/72) : "Đêm thánh vô cùng, giây phút tưng bừng, khắp thế gian hát kính mừng đêm đông Chúa sinh ra chốn hang lừa. Đêm đông giá Chúa sinh ra cứu nhân loại. Ôi đêm thánh bao tình thương mến, tấu khúc nhạc dâng đêm vô cùng. Ôi đêm thánh bao đàn chiên Chúa, xướng khúc nhạc dâng đêm vô cùng".

  • Tác phẩm "Ave Maria", nhạc của Schuber (BTT 11/12/1972) : "Xin Mẹ Maria, cho nước con qua ngày … Mẹ ơi bao la lòng Maria. Này đây muôn kinh quỳ tấu dâng lên Bà. Tạ ơn Thiên Chúa, Gabriel truyền tin khắp nơi, trần thế thắm bao tình ơn Thánh nữ Đồng Trinh. Ave Maria …".

  • Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hồi nhỏ có lẽ được học trường Công giáo Thiên Hựu, nên ca từ của anh nhiều đoạn giống Thánh Kinh :

  • Bài "Cát bụi" : "Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi để một mai vươn hình hài lớn dậy, ôi cát bụi tuyệt vời, mặt trời soi một kiếp rong chơi. Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi để một mai tôi về làm cát bụi, ôi cát bụi mệt nhoài, biển động nào gõ nhịp khôn nguôi …" – So với sách Sáng Thế : "Chúa phán : ngươi là bụi đất và sẽ trở về với bụi đất" (St 3,19).

  • Bài "Tuổi đá buồn" với lời ca "Đi về giáo đường, ngày Chủ nhật buồn".

  • Bài "Nguyệt ca" : "Từ khi em là nguyệt, câu kinh đã bước vào đời".

  • Bài "Xin mặt trời ngủ yên" có cụm từ "Chân mây địa đàng".

  • Bài "Dấu chân địa đàng" với cụm từ "đêm hồng địa đàng".

  • Bài "Cho một người nằm xuống" có câu kết : "Xin cho một người vừa nằm xuống thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang" – Câu ca như vọng lại lời nguyện cầu của các tín hữu Kitô cho người quá cố : "Lạy Chúa xin cho linh hồn … được lên chốn nghỉ ngơi", cũng là nội dung của những chữ tắt ghi trên mộ bia : RIP (Requiescat in Pace).

Một số bài có tựa đề rất ư là "đạo" như : "Lời thánh buồn", "Phúc Âm buồn", …

Đặc biệt trường hợp nhạc sĩ Vũ Thành An, trên báo Công Lý và Xã Hội số 17 ngày 15/5/2013, biên tập viên Hoàng Dung có bài "Nhạc sĩ Vũ Thành An, người viết khúc bi ca cho tình yêu" – Hoàng Dung viết : "Cùng với tình khúc thứ nhất 'Em đến thăm anh đêm ba mươi' và các bài 'Không tên', tên tuổi Vũ Thành An đã gắn liền với giới trẻ thời bấy giờ. Người ta có thể nghe nhạc của ông ở hầu hết các quán cà-phê nhạc của Sàigòn và những thành phố lớn khác ở miền Nam. Tại các quân trường và trên các làn sóng phát thanh [Đây là lời giới thiệu tập nhạc "Vũ Thành An – Tình khúc toàn tập"].

Sự thành công của 'Bài không tên cuối cùng" góp phần khẳng định tên tuổi của chàng nhạc sĩ 22 tuổi – Vũ Thành An, đặt anh ngồi ngang hàng với những cái tên Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Lê Uyên Phương trong địa hạt âm nhạc Sàigòn những năm 60.

Vũ Thành An sinh năm 1943 tại Hải Hậu, Nam Định – Năm 1954 theo gia đình di cư vào Sàigòn, năm 1959 học lớp đệ tứ (lớp 9) đồng thời học nhạc lý với nhạc sĩ Chung Quân. Sau thành công của 'Tình khúc thứ nhất', ông viết một mạch 'Bài không tên 1, 2, 3, 4', tất cả đều mang dư vị buồn bã, day dứt … Cuộc tình thứ nhất không thành, tiếp đến cuộc tình thứ hai cũng dở dang. Ông tiếp tục viết 'Bài không tên 5, 6, 7, 8, 9, 10'. Năm 1969 ông chấm dứt cuộc đời độc thân, lập gia đình và phát hành 'Tuyển tập những bài không tên'. Với tiếng hát mượt mà của ca sĩ Thanh Lan trên đài phát thanh cùng phong trào du ca Sàigòn, những bài 'Không tên' đã đóng dấu son cho sự nghiệp âm nhạc của ông.

Sau năm 1975, Vũ Thành An đi cải tạo tới năm 1985, đây là một bước ngoặt thay đổi đời ông. Năm 1981, trong một đêm bị chứng mất ngủ đeo đẳng vì những dằn vặt cuộc đời, ông nghe người bạn cùng phòng (cải tạo) thì thầm đọc kinh 'Kính mừng' … Sắp chết đuối trong những bế tắc, tâm hồn ông bỗng được soi sáng, ông bắt đầu viết thánh ca. Cũng cần phải nói rõ Vũ Thành An vốn là người ngoại đạo, năm 17 tuổi ông quen một cô gái rất ngoan đạo và để chiều lòng cô, ông học thuộc kinh 'Kính mừng' từ dạo ấy.

Sau khi đi cải tạo về, Vũ Thành An đi dạy kèm để kiếm sống, đồng thời viết tiếp 'Bài ca không tên' từ số 12 đến 50. Qua nhiều thăng trầm, giờ đây ông đã biết chấp nhận, yêu vẫn yêu, nhớ vẫn nhớ, nhưng không còn rã rời, quay quắt, điên dại nữa.

Năm 1987 ông kết hôn với bà Nguyễn Thị Vân, mẹ của 2 cậu trò ông đang dạy. Cả gia đình sang Mỹ định cư năm 1991. Năm 1996 ông tuyên bố ngưng sáng tác tình khúc. Hiện ông đang giữ chức Phó tế vĩnh viễn ở Portland, Oregon – USA (xin nhắc lại : chính trong trại cải tạo, ông đã trở thành tín hữu Công giáo, hiện nay ông tiếp tục sáng tác thánh ca). Năm 2006 ông trở về VN cho hoạt động của quỹ từ thiện Têrêsa do ông sáng lập vào năm 2002.

Trải qua nhiều biến động, Vũ Thành An giờ đây đã tìm được một cuộc sống, chọn được một cách sống nhiều niềm vui hơn, dẫu chàng không còn viết tình khúc bi ca như xưa nhưng những lời ca ấy vẫn lơ lửng phảng phất, không phải chỉ trong tâm khảm những người tìm lãng quên trong các quán cà-phê thập niên 60, mà còn trong trái tim đồng điệu của hàng triệu người yêu nhạc" (Hoàng Dung).

Đồng hành với hoạt động sáng tác phụng ca, thánh ca bình dân tôn giáo, giáo ca và những bài ca "đạo vào đời, đời hòa trong đạo", đội ngũ thực hiện và phổ biến các băng, đĩa nhạc đạo cũng rất hùng hậu trên toàn thế giới và cả trên nước Việt Nam nữa. Bao nhiêu triệu băng đĩa đã bán ra thì chưa thể và cũng không thể thống kê được trên 200 quốc gia trong thế giới. Chỉ biết mỗi mùa Giáng Sinh về, nhạc Giáng Sinh đầy ắp không gian, khắp hang cùng ngõ hẻm, cả trên TV, radio … đâu đâu cũng nghe nhạc Giáng Sinh :


  • Jingle Bell

  • Silent Night

  • Mùa Đông Năm Ấy

  • Hang Bêlem

  • Bài Thánh Ca Buồn với những lời thở than tha thiết : "Bài thánh ca đó còn nhớ không em ? Noël năm nào chúng mình có nhau … Cùng nhau quỳ dưới chân Chúa cao sang, xin cho đôi mình suốt đời có nhau … Bao nhiêu năm Chúa xuống dương gian, bấy nhiêu lần con nhớ người yêu" (Album Hơi Thở Giáng Sinh, nhạc sĩ Nguyễn Vũ).

Cùng với nhạc Giáng Sinh là hình ảnh các ông già Noël và các bà già Noël, xe tuyết, ngôi sao, cây thông và những hàng chữ Merry Christmas and Happy New Year trang trí cùng khắp nơi. Hàng tỷ thiệp Giáng Sinh được gửi qua gửi lại, trao tặng nhau những lời chúc tốt đẹp …

Và mới đây, một album thánh ca được vinh danh, nói lên sức sống của Thánh Kinh luôn mãnh liệt và bền vững giữa lòng thế giới : "Một album mang tên Mùa Vọng ở Êphêxô của Tu viện Đức Bà thành Êphêxô là một cộng đoàn nhỏ của 22 nữ tu dòng Biển Đức ở bang Missouri, Hoa Kỳ đã đứng hàng đầu trong bảng xếp hạng các album cổ điển trong suốt 6 tuần và các nữ tu được vinh danh là 'Những nghệ sĩ truyền thống cổ điển số một năm 2012'. Album được sản xuất bởi nhà sản xuất từng đoạt giải Grammy, là Christopher Alder. Các nữ tu Biển Đức nhấn mạnh rằng họ không phải là chuyên nghiệp, nhưng họ tập ít nhất 3 giờ mỗi ngày. Họ nói rằng ca hát là hình thức cầu nguyện ưa thích của họ" (Tuần báo CG&DT số 1911 tuần lễ từ 14-20/6/2013, trang 23).

Mới đây album thứ hai có tựa đề : "Thiên thần và Các Thánh ở Êphêxô" tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng. Nhà sản xuất Ch. Alder nói rằng ban đầu ông không bao giờ hình dung là mình đang nghe nữ tu hát : "Trước hết tôi rất ngạc nhiên, làm thế nào mà họ lại hát hay như thế, tôi bị thuyết phục ít nhất là chất giọng cao của họ, vì vậy tôi chìm đắm trong âm nhạc. Điều này chưa bao giờ xảy ra đối với tôi như đã xảy ra khi nghe các nữ tu Biển Đức hát ngay tại Hoa Kỳ".

3.2 Vũ điệu


  1. Каталог: tulieu -> nam2013
    nam2013 -> -
    nam2013 -> Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 01/02/2013
    tulieu -> BÁo cáo về hoạT ĐỘng của bộ TƯ pháp trong ba tháng đẦu năM 1948 ĐẠi hội nghị TƯ pháp toàn quốc lần thứ nhất các cuộC Đi kinh lý
    tulieu -> CÁc trậN ĐỘng đẤt từ NĂM 1500 ĐẾn năM 2005
    tulieu -> Kinh ngày chúa nhật hôm nay
    tulieu -> LUẬt công đOÀN 1990 VÀ 2012 ĐỐi chiếU
    nam2013 -> Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 20/04/2012
    nam2013 -> GIẢi viết văN ĐƯỜng trưỜng 2013 BẢn tin 08
    nam2013 -> Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 01/06/2012
    nam2013 -> THÔng đIỆP Ánh sáng đỨc tin lumen fidei củA ĐỨc thánh cha phanxicô cho các giám mụC, linh mục và phó TẾ những ngưỜI ĐÃ thánh hiến và TÍn hữu giáo dân về ĐỨc tin

    tải về 0.49 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương