Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 01/02/2013


Từ sự thật Thánh Kinh tới sự thật lịch sử



tải về 386.84 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích386.84 Kb.
#3715
1   2   3   4

Từ sự thật Thánh Kinh tới sự thật lịch sử.

4.1 Thành Troy : Trong sử thi Iliad và Odyssey của Homer thời thượng cổ, thành Troy được nhắc tới như một chiến trường khốc liệt giữa hai lực lượng lớn thời đó : lực lượng tấn công là đoàn quân Hy Lạp dũng mãnh ; lực lượng phòng thủ là quân đội tinh nhuệ và kiên cường của vua quan thành Troy. Chiến tranh xảy ra chỉ vì một nàng Helen xinh đẹp tuyệt vời. Câu chuyện xảy ra vào năm 1184 trước Công nguyên. Có nhiều tranh cãi cho rằng đây chỉ là một câu chuyện thần thoại hư cấu và thành Troy cũng không có thật trên bản đồ thế giới, vì cho đến cuối thế kỷ 19 không ai xác định được vị trí thành Troy ở chỗ nào, bởi nó đã bị chôn vùi từ lâu như một phế tích dưới lòng đất.

Eric Cline, một sử gia kiêm nhà khảo cổ học tại đại học George Washington D.C nhận định : "Hầu như ai cũng nghĩ câu chuyện trong thiên sử thi Iliad chỉ là huyền thoại, thậm chí có nghi vấn Iliad không phải là tác phẩm của Homer, thế nhưng thành Troy và cuộc chiến thành Troy là có thực, các bằng chứng khảo cổ học và các tư liệu đã chỉ ra rằng cuộc chiến thành Troy đã diễn ra".

Thánh Kinh Tân Ước nói gì về thành Troy ?

Trong hành trình truyền giáo thứ hai, sách Công vụ đoạn 16, câu 8-12 đã tường thuật rằng : Thánh Phaolô đã khởi đi từ cảng Xêdarê lên Antiokia ở phía bắc Israel rồi qua phía tây đến Derbe, Lytra, Iconio Antiokia (thuộc Tiểu Á) đến thành Troy, rồi xuống tàu vượt biển sang Philípphê xuống Thessalônica, Beroia, Athêna, Corintô ; xuống thuyền về Ephêsô rồi lại xuống thuyền trở về Xêdarê nơi xuất phát. Hành trình thật dài và thật gian lao vất vả để rao giảng Tin Mừng, ngài kể lại : "Khi tôi đến thành Troy rao giảng Tin Mừng Đức Kitô, dù cửa đã mở cho tôi để làm việc Chúa nhưng tôi vẫn không yên lòng vì không gặp được Titô, người anh em của tôi. Tôi từ giã những người ở đó đi Macêđônia" (lời thánh Phaolô trong thư 2Cr 2,12-14).

Có một thương gia người Đức giầu có và say mê khảo cổ, ông Heinrich Schliemann, quyết chí đi tìm cho ra thành Troy và dấu tích con ngựa gỗ. Năm 1870 ông khởi sự cuộc phiêu lưu tìm kiếm. Qua nhiều năm gian khổ, cuối cùng Schliemann đã tìm ra thành Troy. Đó là một khu đồi tại tỉnh Canakkale, miền bắc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Sau Schliemann, nhiều thế hệ khảo cổ học đã đào bới và tìm thấy một thành cổ với rất nhiều niên đại khác nhau. Ngày nay thành Troy là một địa danh không thể thiếu cho khách du lịch đến thăm miền đông bắc Thổ Nhĩ Kỳ. Du khách hoàn toàn bất ngờ vì Troy không nằm ở Hy Lạp. Lúc đầu chính Schliemann cũng tưởng Troy nằm ở địa phận Hy Lạp. Đặc biệt thành Troy gồm 9 thành nhỏ được xây dựng gần nhau như các vệ tinh bao quanh một thành phố lớn ở giữa. Phế tích này hầu như chỉ còn vài bức tường và nền gạch cũ, nhưng quy mô của nó làm người ta ngạc nhiên …

(BTV Minh Nguyễn trong bài "Đi tìm sự thật trong sử thi Iliad và Odyssey của Homer" – Báo Kiến Thức Ngày Nay số 797 ngày 1/4/2012, trang 76-77)

Được trang bị công nghệ kỹ sinh hiện đại, một nhóm các chuyên gia khảo cổ thuộc Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) quyết định triển khai cuộc thăm dò mới ở một trong những thành cổ nổi tiếng nhất lịch sử. "Mục tiêu của chúng tôi nhằm tìm kiếm thêm một lớp thông tin mới bổ sung kho dữ liệu mà chúng ta đã biết về Troy", Giáo sư William Aylward nói. Thành cổ bất tử trong trường ca Iliad của Homer ngày nay hiện nằm ở phía tây Thổ Nhĩ Kỳ, và đã được khám phá vào thập niên 1870 nhờ công của nhà tiên phong trong lĩnh vực khảo cổ học người Đức Heinrich Schliemann. Kể từ đó, các nhóm chuyên gia thay phiên nhau khảo sát khu vực này theo định kỳ, nhưng tính đến nay chưa đến 1/5 thành Troy được nghiên cứu. "Kế hoạch của chúng tôi là mở rộng đến khu vực chưa từng được khảo sát, triển khai có hệ thống những công nghệ mới nhằm thu thập thêm nhiều thông tin hơn nữa về những người đã cư trú ở đó cách đây hàng ngàn năm", chuyên gia Aylward cho biết.

Con người đã bắt đầu cư ngụ tại Troy từ buổi đầu của thời đại đồ đồng, nhưng người hiện đại vẫn không biết nhiều về giai đoạn tiền sử của người thành Troy. Và đó cũng là điều mà nhóm của chuyên gia Aylward muốn khám phá. (BTV Thụy Miên trong bài "Tái khai quật thành Troy" – Báo Thanh Niên ngày 21/10/2012)



NHẬN ĐỊNH

Đọc Iliad của Homer, người ta có thể nghĩ đây là câu chuyện thần thoại, hư cấu và địa danh Troy có thể không có thật, hơn nữa sự biến mất từ rất lâu của thành Troy do thiên tai, động đất hoặc do sự đổi thay của các triều đại, các thế hệ hoặc điều kiện sinh sống … càng củng cố thêm ý tưởng : Troy không có thật.

Trái lại đọc những đoạn Thánh Kinh Tân Ước nói về thành Troy qua tường thuật của thánh Luca (sách Tông Đồ Công vụ đoạn 16,8-12), và chính lời tâm sự như là hồi ký sống động của thánh Phaolô, một chứng nhân lịch sử (2Cr 2,12-14), mộ ngài, xác ngài còn tại Roma, mới đây Tòa Thánh đã cho các nhà khoa học được thăm dò, xét nghiệm … không ai có thể nghi ngờ về tính xác thực của thành Troy (vì những đoạn văn trên, tác giả tường thuật theo đúng phong cách của một sử gia chân chính). "Cái áo choàng của tôi đã để lại nhà anh Cácpô ở Troy, thì khi đến, xin anh (Luca) đem theo, cũng như các sách vở, nhất là những cuộn giấy da" (2Tm 4,13).

Theo người viết, các tác giả Eric Cline (đương đại) và thương gia Heinrich Schliemann (thế kỷ 19) chắc chắn đã đọc những đoạn Thánh Kinh nêu trên, vì 95% họ là những tín hữu Tin lành hoặc Công giáo, ngày đêm miệt mài đọc Thánh Kinh, kèm theo nỗi đam mê tìm kiếm, khám phá với óc suy luận sắc bén, và những phương tiện thăm dò hiện đại, họ mới dám quyết chắc Troy có thật sau đó cất công nghiên cứu, tìm tòi, cuối cùng sự thật đã được chứng minh, một thành Troy hoành tráng đã được khai quật và trở thành điểm du lịch hấp dẫn của nước chủ nhà hiện nay – Thổ Nhĩ Kỳ.



4.2 Thành Jéricho : Jéricho là thành cổ nhất ở xứ Palestin, nằm ở bờ tây sông Jordan, phía bắc biển Chết, cách trung tâm Jérusalem 24km về phía đông. Đây cũng là một thành phố thấp nhất thế giới : 260m dưới mực nước biển, được coi là thành có người cư ngụ sớm nhất thế giới (cách nay 11.000 năm). Khoảng năm 9400 trước Công nguyên, Jéricho đã có 70 nhà ở xếp theo vòng tròn bên trong một bức tường đá rất kiên cố, với những khối đá lớn, có khối cao 3,6m, rộng 1,8m, có một tháp canh và một cầu thang 22 bậc đá …

Jéricho bị đổi chủ nhiều lần do các cuộc xâm lăng triền miên trong lịch sử Trung Đông từ Assyria tới đế quốc Babylon, rồi đế quốc La Mã … Từ năm 659, người Hồi giáo cai trị, cũng năm ấy có trận động đất phá hủy thành. Năm 747, một trận động đất lớn nữa khiến dân chúng rời xa thành. Năm 1187, Thập tự chinh đánh nhau với người Hồi giáo tại đây, Thập tự chinh bị thua, kể từ đó Jéricho trở thành hoang phế, bị bão cát chôn vùi …

Người ta dường như không còn nhớ tới tên thành Jéricho nữa, nhiều người cho rằng thành Jéricho không có thật … thế nhưng từ năm 1867-1868, Charles Warren đã khai quật lần đầu tiên ở địa điểm có tên Tell-As-Sultan và đã phát hiện nền móng của thành phố. Năm 1907-1909-1911 Ernst Sellin và Carl Watzinger tiếp tục khai quật thêm. Tới năm 1930-1936 đến lượt nhà khảo cổ John Garstand đào bới tiếp. Những cuộc khai quật khác vẫn tiếp tục chung quanh địa danh này. Vào các năm 1952, 1958 và 1997 vẫn còn khai quật.

NHẬN ĐỊNH

Một điều rõ ràng ai cũng nhận thấy khi đọc Thánh Kinh, đó là : những địa danh được nhắc tới trong Thánh Kinh bằng lối văn lịch sử thì đều có thật : Các vua La Mã được nhắc tới, các toàn quyền La Mã được kể tên như Augustô, Quiriniô, Philatô … Các địa danh như thành Ur, Ramses, Jéricho … các thành phố, hải cảng mà thánh Phaolô đã đi qua trong ba cuộc hành trình truyền giáo và một hải trình về Roma để chịu xử chém … tất cả đều có thật trên bản đồ thế giới, cho dù có những nơi bị hoang phế hoặc thiên tai chôn vùi, hoặc do các cuộc xâm lăng đổi chủ, rồi đổi tên luôn, nhưng cuối cùng vẫn tìm được gốc gác cội nguồn như thành Troy và Jéricho chẳng hạn. Về thành Jéricho, Kinh Thánh đã nói rất rõ :



  • Chiếm thành Jéricho : "Jéricho đóng kín cổng thành, nội bất xuất, ngoại bất nhập, phòng thủ chống lại con cái Israel … Bấy giờ dân hò reo xung trận và người ta rúc tù và, vừa nghe tiếng tù và, dân hò reo xung trận và tường thành sụp đổ tại chỗ …" (Gs 6,1-21).

  • Jéricho được chia cho chi tộc Benjamin : "Các thành của chi tộc Benjamin như sau : Jéricho, Bet, Khoocla, Emec, Cơvit …" (Gs 18,21).

Kinh Thánh Cựu Ước còn nhắc nhiều lần tới Jéricho …

Trong Tân Ước :



  • "Khi Đức Giêsu gần đến Jéricho, có một người mù đang ngồi ăn xin nơi vệ đường …" (Lc 18,35-43).

  • "Sau khi vào thành Jéricho, Đức Giêsu đi ngang qua thành phố ấy, ở đấy có một người tên là Dakêu … đón rước Người vào nhà …" (Lc 19,1-11).

  • Dụ ngôn người Samari nhân hậu : "Một người kia từ Jérusalem xuống Jéricho, dọc đường bị rơi vào tay bọn cướp …" (Lc 10,29-37).

Ngày nay Jéricho là một điểm du lịch nổi tiếng với đặc sản là cây cọ và chà là, một địa danh không thể thiếu được trong các "tua" hành hương Đất Thánh. (Tư liệu từ Wikipedia trên Internet)

  1. Vấn đề bình đẳng giới

5.1 Văn bản Thánh Kinh

    1. Phụ nữ là bạn đời ngang hàng với đàn ông.

(Sau khi đã sáng tạo vũ trụ và muôn loài muôn vật để nuôi sống loài người, cuối cùng Thiên Chúa đã tạo dựng con người) Sách Sáng Thế đã viết : "Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình … Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ. Thiên Chúa chúc lành cho họ và Thiên Chúa phán với họ : "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều cho đầy mặt đất … hãy làm chủ cá biển chim trời … đây Ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ cây mang hạt giống … để làm lương thực …" (St 1,27-30).

Ở chương 2 sách Sáng Thế có một tường thuật khác : "… Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi và con người trở nên một sinh vật …" (St 2,7). Tác giả kể tiếp : "Đức Chúa là Thiên Chúa phán : Con người ở một mình thì không tốt, Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó … Đức Chúa là Thiên Chúa cho một giấc ngủ mê ập xuống trên con người và con người thiếp đi. Đức Chúa rút một cái xương sườn của con người ra và lắp thịt thế vào … làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người. Con người nói : Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi. Nàng sẽ được gọi là Đàn Bà vì đã được rút ra từ Đàn Ông. Bởi thế người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình và cả hai thành một xương một thịt" (St 2,21-25).

Trong Tân Ước, thánh Mátthêô, thánh Marcô, thánh Luca đều thuật lại lời Chúa Giêsu trưng dẫn Cựu Ước và kết luận : "Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp loài người không được phân ly" (Mt 19,6).

Còn thánh Phaolô thì tuyên bố : "Vợ không có quyền trên thân xác mình nhưng là chồng ; cũng vậy, chồng không có quyền trên thân xác mình nhưng là vợ … vợ không được bỏ chồng và chồng cũng không được rẫy vợ" (1Cr 7,4.11) ; "Trong Chúa không nam thì chẳng có nữ và không nữ thì chẳng có nam, thật thế người nữ tự người nam mà có thì người nam cũng bởi người nữ mà sinh ra và mọi sự đều tự Thiên Chúa mà có" (1Cr 11,3-12). Phụ nữ cao trọng biết bao !



    1. Một phụ nữ được chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế.

"Thiên Chúa đã sai Con của mình giáng trần sinh làm con một người đàn bà" (Gl 4,4).

    1. Phụ nữ được chia gia tài như các anh em trai.

  • Bấy giờ các con gái của ông Xơlopkhát tiến đến … và nói với ông Môsê : "Xin cho chúng tôi một phần đất giữa các anh em của cha chúng tôi". Ông Môsê trình lên Đức Chúa trường hợp của họ. Đức Chúa phán với ông Môsê : "Các con gái của Xơlopkhát nói có lý, người phải cho chúng một phần đất làm gia nghiệp giữa các anh em của cha chúng …" (Ds 27,1-12).

  • Ông Gióp sinh được 7 con trai và 3 con gái, ông đặt tên cho cô thứ nhất là "Bồ Câu", cô thứ hai là "Hoa Quế", cô thứ ba là "Phấn Thơm" … Cha của các cô đã chia gia tài cho các cô như các anh em trai (G 42,13-16).

    1. Phụ nữ có tên trong gia phả.

Phụ nữ có mặt trong gia phả Chúa Giêsu (trái với lối viết gia phả của người Do Thái, chỉ có tên đàn ông đứng đầu các chi mà thôi) : "Đây là gia phả Đức Giêsu Kitô, con cháu vua Đavít, con cháu tổ phụ Abraham. Ông Abraham sinh Isaác, Isaác sinh Giacóp … Giuđa ăn ở với bà Tama sinh Peret … Xanmôn lấy Rakháp sinh Bôat, Bôat lấy bà Rút sinh Ôvết … Giacóp sinh Giuse, chồng bà Maria, bà là Mẹ Đức Giêsu cũng gọi là Đấng Kitô" (Mt 1,1-17).

    1. Phụ nữ được bênh vực.

Trong những năm bôn ba rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu luôn bênh vực quyền lợi của phụ nữ, đề cao phẩm giá của họ :

      • Một phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình, bị người Do Thái lôi ra ném đá, Chúa Giêsu cứu sống chị và bao dung tha thứ : "Chị hãy về bình an và từ nay đừng phạm tội nữa" (Ga 8,1-12).

      • Một lần ông Pharisêu mời Chúa Giêsu dùng bữa … bỗng dưng một cô gái tội lỗi tới phục dưới chân Chúa, đổ dầu thơm trên chân Chúa và lấy tóc mình mà lau. Ông Pharisêu nghĩ trong lòng rằng nếu ông này là tiên tri thì phải biết cô gái chạm đến chân mình là ai : một người tội lỗi … Chúa Giêsu đón nhận những giọt nước mắt sám hối của cô, đã tha thứ cho cô và bênh vực cô trước mặt ông Pharisêu (Lc 7,35-49).

    1. Phụ nữ được biểu dương.

Bà góa nghèo được Chúa khen ngợi, đề cao dù bà chỉ đóng góp một số tiền ít ỏi (2 xu). Chúa tuyên bố : "Ta bảo thật cho các ngươi rõ, bà góa này nghèo khó mà dâng cúng nhiều hơn hết mọi người" (Lc 21,1-5).

Tóm lại : Thánh Kinh cho thấy ngay từ nguyên thủy, phụ nữ bình đẳng với nam giới, không có sự kỳ thị. Trong quá trình hình thành dân tộc Do Thái, dân riêng của Chúa, do ảnh hưởng mạnh mẽ của xã hội loài người nơi các nước xung quanh, những lệch lạc về bình đẳng giới đã xảy ra như vấn đề đa thê và ly dị, nhưng tới thời Chúa Giêsu, Ngài đã lập lại trật tự ban đầu và sự bình đẳng này sẽ là vĩnh viễn.

Thánh Phaolô, vị Tông Đồ nhiệt thành của Chúa đã tuyên bố rõ ràng : "Không còn chuyện phân biệt Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà, nhưng tất cả anh chị em chỉ là một trong Đức Kitô" (Gl 3,27-28).



5.2 Thân phận phụ nữ : Trong thế giới ngoài Kitô giáo, đặc biệt ở Á Đông, qua ca dao, tục ngữ … và những phong tục tập quán của xã hội :

  1. Phụ nữ bị đánh giá thấp.

      • Đàn ông rộng miệng thì sang,

Đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà.

      • Đàn ông nông cạn giếng khơi,

Đàn bà sâu sắc như cơi ăn trầu.

  1. Trong hôn nhân, phụ nữ luôn thụ động.

      • Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

      • Thân em như hạt mưa sa,

Hạt rơi xuống giếng, hạt ra ngoài đồng.

  1. Phụ nữ bị Nho giáo áp chế : Theo quan điểm của Nho giáo, một triết thuyết có ảnh hưởng rất lớn, rất sâu và rất lâu trên dân tộc ta :

    • Thuyền theo lái, gái theo chồng.

    • Tại gia tòng phụ,

Xuất giá tòng phu,

Phu tử tòng tử.



    • Nhất nam viết hữu,

Thập nữ viết vô.

    • Con gái là con người ta,

Con dâu đích thực mẹ cha mua về.

    • Trai năm thể bảy thiếp,

Gái chính chuyên một chồng.

Nói tới tục đa thê của đàn ông và thân phận "lẽ, mọn" của đàn bà, thì không có lời nào đau đớn hơn lời của nữ sĩ họ Hồ :

"Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng,

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung"

(Hồ Xuân Hương)

Trường hợp người phụ nữ góa chồng, dù đầu còn xanh, tuổi còn trẻ, tinh thần Nho giáo (không bắt buộc nhưng) khuyến khích, đề cao việc ở vậy suốt đời để "thờ chồng nuôi con" (tiểu thuyết Lạnh Lùng, 1936 của Nhất Linh). Đại thi hào Nguyễn Du cũng phải ngậm ngùi than : "Đau đớn thay phận đàn bà" (Kiều).

5.3 Thân phận phụ nữ ở những vùng ảnh hưởng của nhiều tôn giáo: nhất là vùng Trung Đông và châu Phi. Ở đây số phận phụ nữ thật bi thảm, dường như họ không có quyền gì cả, không được ăn mặc tự do, không được lộ diện khi ra ngoài, không được đi ra ngoài một mình, có nơi không được đi học, không được chơi thể thao, không được lái xe, không được bầu cử, không được đi làm, trong hôn nhân thì phải chấp nhận cảnh chồng chung (đa thê) và ngay cả việc vẹn toàn thân thể cũng không được bảo vệ (theo điều 3 bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền).

Biên tập viên Đông Phương có bài trên báo Tuổi Trẻ ngày 25/4/2012 ­– "Anh : Cảnh báo nạn cắt bỏ cơ quan sinh dục nữ" :

Tờ Sunday Times hôm 22/4 đã lên tiếng cảnh báo sự vi phạm nghiêm trọng quyền con người đối với 100.000 nạn nhân của phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ âm vật (FGM).

Theo các phóng viên của tờ Sunday Times, các bác sĩ, nha sĩ và nhiều nhân viên y tế đã thực hiện các phẫu thuật cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ hoặc khâu các cửa âm đạo cho rất nhiều phụ nữ và trẻ em, trong đó có những bé gái chưa đến 10 tuổi. Theo luật pháp Anh, việc thực hiện các phẫu thuật dạng này sẽ bị phạt đến 14 năm tù.

"Nếu một bé gái da trắng bị xâm hại, cảnh sát sẽ lao ngay vào cuộc. Còn nếu đó là bé gái da đen, sẽ không có người nào quan tâm đến chúng. Đây là điều mà tôi gọi là nạn phân biệt chủng tộc" - siêu mẫu kiêm đại sứ Liên Hiệp Quốc gốc Somalia, Waris Dirie, nạn nhân của FGM khi mới 5 tuổi, cho biết : "FGM được xem là một trong những truyền thống có nguồn gốc từ các nước châu Phi như Sudan, Somalia, Ethiopia và trở nên phổ biến trong những dân châu Phi di cư đến Anh. Các nước này quan niệm việc thực hiện các phẫu thuật FGM sẽ giúp hạn chế dục vọng của phụ nữ".

Theo Tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới có 100-140 triệu phụ nữ và bé gái đã bị cắt bỏ âm vật. Trong số đó có khoảng 92 triệu người đến từ châu Phi. (Đông Phương – Theo Daily Mail ;

Báo Tuổi Trẻ ngày 25/4/2012).

Một vài nơi có sự "nới lỏng" nhưng cũng còn rất hạn chế.

Biên tập viên Vĩnh Linh trên báo Phụ Nữ ngày 17/8/2012 có bài "Quyền làm việc của phụ nữ Saudi Arabia" :

Saudi Arabia đã lên kế hoạch xây dựng một đô thị mới dành riêng cho phụ nữ, để họ thỏa lòng mong muốn được làm việc, xây dựng sự nghiệp.

Cơ quan sở hữu công nghiệp Saudi Arabia (còn gọi là Modon) được yêu cầu phải làm gì để đất nước Saudi Arabia tiếp cận với thế giới hiện đại, trong đó có dự án về một đô thị mới, đảm bảo quyền làm việc của phụ nữ. Hiện, dự án đang trong quá trình thiết kế xây dựng, có thể khởi công vào năm tới. Đô thị mới cho phép phụ nữ đi làm mà không mang "tội" xem nhẹ luật Hồi giáo.

Đô thị tự trị này ở phía Đông thành phố Hafuf, hy vọng sẽ thu hút nguồn đầu tư 500 triệu riyal (khoảng 84 triệu bảng Anh), tạo ra 5.000 việc làm trong ngành dệt may, dược phẩm và công nghiệp chế biến thực phẩm. Ở đây sẽ có những phụ nữ điều hành doanh nghiệp, các dây chuyền sản xuất phù hợp với nữ giới.

Dù luật Saudi Arabia không cấm phụ nữ làm việc, nhưng thực tế chỉ 15% nữ giới ở đất nước này hiện diện trong các công sở, nơi làm việc. Kế hoạch nêu trên trùng khớp với tham vọng của chính phủ là để cho phụ nữ đóng vai trò năng động hơn trong việc phát triển đất nước ; nhấn mạnh đến việc tạo công ăn việc làm cho phụ nữ, nhất là nữ thanh niên. Phó Tổng giám đốc Modon, ông Saleh Al-Rasheed nói với phóng viên nhật báo Al-Eqtisadiah : "Tôi chắc chắn phụ nữ có thể chứng tỏ khả năng của họ trong nhiều lĩnh vực và khẳng định rằng đời sống công nghiệp phù hợp với sở thích, năng lực và thuộc tính tự nhiên của nữ giới".

Thực ra, Saudi Arabia vẫn có những nhà máy dành riêng cho phụ nữ, cũng như một số công ty chịu thuê nữ công nhân, nhưng đó vẫn là số ít. Ông Al-Rasheed cho biết thêm : "Chúng tôi tiếp tục kế hoạch thiết lập một số công việc cho nữ giới theo đường hướng phát triển công nghiệp ở những vùng khác nhau của đất nước".

Việc cho thay thế nhân viên bán hàng người nước ngoài bằng phụ nữ Saudi cũng là một phần của sự chuyển đổi để phụ nữ đất nước Hồi giáo này có cơ hội làm việc. Hè này, phụ nữ Saudi bắt đầu thay chỗ nhân viên bán hàng người nước ngoài ở các quầy hàng mỹ phẩm, nước hoa. Trước đó nửa năm, nữ giới Saudi cũng đã thay thế nam giới để bán hàng ở các cửa hàng đồ lót.

Bên cạnh vài tiến bộ nêu trên, nữ quyền ở Saudi Arabia vẫn còn được "chỉ định" bởi đạo Hồi. Tháng 9/2011, vua Abdullah thông báo là phụ nữ có quyền bầu cử và ứng cử ở các cuộc bỏ phiếu địa phương vào năm 2015, nhưng Saudi Arabia cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới cấm phụ nữ lái xe.



Nơi cấm thiếu nữ dùng điện thoại : Một chính quyền xã ở huyện Dausa, bang Rajasthan của Ấn Độ vừa ra lệnh cấm các thiếu nữ dùng điện thoại di động để ngăn họ "gọi cho trai bất kỳ khi nào" (CN – PV báo Công An Tp.HCM ngày 8/11/2012).

Mới đây, Ủy ban Olympic quốc tế đã mất nhiều công sức mới thuyết phục được Saudi Arabia cho nữ VĐV tham dự Olympic lần đầu tiên.

(Vĩnh Linh – Theo Daily Mail ;

Báo Phụ Nữ ngày 17/8/2012)



Báo Công giáo và Dân tộc số 1848, trong trang "Dư luận", đã đăng bài Phụ nữ nói chuyện "Vùng lên" :

    • Muốn bình đẳng tuổi hưu (Thu Thủy, Q.3 – Tp.HCM) : Hiện nay, theo quy định của luật Lao động, nữ vẫn nghỉ hưu sớm hơn nam giới 5 năm. Nhiều người cho rằng đó cũng là một chính sách quan tâm đến sức khỏe phụ nữ. Tuy nhiên, hiện nay, điều kiện kinh tế, xã hội cũng như các dịch vụ xã hội đa dạng đã góp phần nâng cao sức khỏe phụ nữ đáng kể. Nhiều phụ nữ vẫn muốn có thêm thời gian làm việc, nhiệt huyết vẫn còn và sức khỏe vẫn đảm bảo. Do đó, nếu nói về bình đẳng thì tôi cũng muốn bình đẳng với nam giới về cả tuổi hưu.

    • Bất bình đẳng trong lựa chọn giới tính thai nhi (Như Quỳnh, Q. Bình Thạnh – Tp.HCM) : Xã hội ngày nay kêu gọi về bình đẳng giới với rất nhiều hình thức nhưng tôi chưa thấy có phong trào nào đủ mạnh mẽ để kêu gọi các bà mẹ, ông bố bình đẳng trong việc chấp nhận giới tính thai nhi. Đơn cử trong năm Nhâm Thìn này, rất nhiều ông bố bà mẹ đã tốn rất nhiều tiền để đầu tư vào việc lựa chọn giới tính thai nhi là nam với hy vọng sinh ra một cậu quý tử là Rồng hay nhiều gia đình tỏ ra thất vọng khi biết họ sắp đón nhận một bé gái, thậm chí là phá thai … Điều này cũng khó tránh khỏi quan niệm "Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" từ lâu đã ăn sâu trong tiềm thức người dân. Tôi thấy xã hội cần có những hoạt động mạnh mẽ hơn để xóa dần suy nghĩ này.

    • Bất bình đẳng trong việc nhà (Kim Ngọc, Q. Gò Vấp, Tp.HCM) : Ra xã hội cùng làm việc và kiếm tiền như nhau nhưng về nhà là chồng tôi lại nằm dài trên sofa xem tivi, đọc báo chờ cơm. Trong khi đó, tôi tan sở về vội vã chợ búa, cơm nước rồi còn lo chuyện bài vở cùng con cái … xong hết việc cũng đến tối khuya, người mệt lả. Tôi thấy, dù có bình đẳng thế nào thì người phụ nữ vẫn phải kiêm nhiệm thiên chức làm vợ, làm mẹ của mình, chỉ người nào may mắn mới kiếm được chồng biết san sẻ việc nhà. Do vậy, tôi thấy mặc dù xã hội đã có nhiều tiến triển trong phong trào bình đẳng giới nhưng nhiều vấn đề còn tùy vào quan điểm, ý thức trách nhiệm của đàn ông.

    • Vẫn khổ khi bước chân ra xã hội (Ngọc Lan, Q. Thủ Đức, Tp.HCM) : Bình đẳng giới đã cho phép nhiều phụ nữ ngày nay mạnh dạn bước chân ra xã hội và có những đóng góp rất tích cực. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp người phụ nữ thành đạt hay giỏi hơn chồng ít nhiều chịu nỗi đắng cay do tính tự ái của các ông chồng. Các "trụ cột gia đình" này khi thấy vợ thành công thường lời ra tiếng vào, nghi kỵ hay có trường hợp còn cấm cửa vợ ở nhà, làm người phụ nữ rất khổ tâm.

    • Bình đẳng trong việc quyết định sinh con (Ngọc Phượng, Q. Gò Vấp, Tp.HCM) : Hiện nay trong gia đình, tôi không phải là người quyết định sinh bao nhiêu con. Gia đình chồng và chồng tôi đã đặt mục tiêu ba con cho tôi từ khi tôi mới về làm dâu, trongkhi tôi chỉ muốn có một. Tôi biết tình trạng này cũng diễn ra khá nhiều ở các gia đình khác. Việc sinh nhiều con làm ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc của người phụ nữ.

    • Bạo hành gia đình (Phương Thảo, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM) : Cho dù phong trào bình đẳng giới đã dấy lên mạnh mẽ ở nước ta nhưng theo tôi nó vẫn chưa thực sự hiệu quả, nhất là ở nông thôn. Tình trạng bạo hành gia đình vẫn diễn ra khắp nơi ở các vùng quê, làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của phụ nữ. Tuy nhiên, do tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào đầu óc người dân, rất nhiều phụ nữ đã cố chịu đựng âm thầm để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Tôi thấy xã hội nên có nhiều hoạt động hơn để những người phụ nữ nông thôn biết rõ về quyền lợi của mình và biết cách bảo vệ bản thân.

    • Nhiều phụ nữ hiểu sai về bình đẳng giới (Tuyết Hoa, Q.1, Tp.HCM): Tôi thấy nhiều phụ nữ hiện nay vì hiểu sai về bình đẳng giới nên đã có những suy nghĩ, hành động không phù hợp với lối sống Á đông. Đã có không ít bạn trẻ nữ dùng cái "lý luận bình đẳng giới" để biện minh cho những thiếu sót của mình, không chịu rèn luyện, trau dồi đạo đức, nét đẹp của người phụ nữ. Vì muốn bình đẳng mà có không ít các cô gái cho mình là hiện đại đã đua đòi bắt chước các thói hư tật xấu của nam giới như thuốc lá, đua xe, mại dâm, cờ bạc … mà đánh mất đi vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt.

    • Đã có những bước tiến (Thu Cúc, Q.3, Tp.HCM) : Có thể nói ngày nay người phụ nữ đã được trọng dụng và giữ nhiều vị trí quan trọng trong xã hội. Đó hẳn là những bước tiến tích cực của việc bình đẳng giới. Tuy nhiên, chỉ là những bước tiến cho thấy đất nước ta có quan tâm đến quyền lợi phụ nữ, nhưng thực tế những con số đó vẫn chưa thể nói lên điều gì khi tỷ lệ trẻ nam và trẻ nữ vẫn còn chênh lệch nhau rất nhiều (115 nam/100 nữ), điều đó chứng tỏ xã hội vẫn ưu tiên cho nam giới nhiều hơn nữ giới.

    • Bình đẳng hay gái hư (Quỳnh Như, Q.3, Tp.HCM) : Phụ nữ làm việc và thành đạt như nam giới thì không ai nói gì nhưng nếu cũng "chịu chơi" như các quý ông thì chắc chắn sẽ bị dèm pha. Đàn ông có thể ngồi quán xá la cà, rượu chè trong khi cánh phụ nữ chúng tôi thỉnh thoảng ngẫu hứng đi ăn, uống vài chai bia là bị dòm ngó, lời ra tiếng vào. Do đó, dù có bình đẳng như thế nào hay xã hội thoáng ra sao thì những định kiến vẫn còn làm khổ người phụ nữ.

    • Cần người chồng chia sẻ việc nhà (Kim Phụng, Q. Thủ Đức, Tp.HCM) : Phụ nữ ngày nay đã tiến bộ rất nhiều trong mọi lĩnh vực, nhưng để đạt được những thành quả đó, có thể nói người phụ nữ phải nỗ lực gấp hai, ba lần so với nam giới mới đạt được tiêu chí "Giỏi việc nước, đảm việc nhà". Như vậy, dù được bình đẳng trong xã hội nhưng phụ nữ không bình đẳng trong gia đình. Tôi thấy chúng ta nên giáo dục những trẻ trai phải biết làm việc nhà ngay từ nhỏ, đồng thời có phong trào phát động phụ nữ biết khéo léo hơn trong việc chia sẻ công việc nhà với chồng hơn là cố chịu đựng và phong trào "đàn ông giúp vợ".

    • Liên hiệp quốc : Duyệt xét lại bộ phim tài liệu mới It's a girl ! (Lại một con gái !), hãng tin CWN ngày 19/7 cho rằng các vụ nạo phá thai chọn giới tính, theo thống kê của LHQ, đã dẫn tới một con số ước lượng khoảng 200 triệu trẻ gái bị "mất tích". "Ngày nay nhiều nữ giới đã bị nạo phá hoặc giết chết hơn tổng số của tất cả những vụ diệt chủng thế kỷ XX cộng lại" (CG&DT số 1868, tuần lễ từ 27/7 – 2/8/2012).

    • Úc : Viết cho tờ Sydney Morning Herald, Michael Cook báo động các độc giả về một hậu quả không được dự tính trước của việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Các cặp hôn nhân này sẽ muốn có con. Những cặp đồng tính nữ có thể thu xếp được việc này, với sự trợ giúp từ công nghệ học hiện đại. Đồng tính nam thì không thể. Họ sẽ cần những người thay thế. Và Cook hỏi : "Những người phụ nữ này sẽ đến từ đâu ? Câu trả lời là : nơi đâu các tử cung rẻ nhất". Ông kết luận rằng các phụ nữ tuyệt vọng, chủ yếu từ các quốc gia nghèo, sẽ bị bóc lột để cưu mang các trẻ em (CG&DT số 1868, tuần lễ từ 27/7 – 2/8/2012).

    • Hàng chục ngàn người tập trung tại các thành phố lớn ở Pakistan vào ngày 14/10/2012 để bày tỏ sự ủng hộ cô bé Malala Yousufzai, 14 tuổi đã bị Taliban bắn trọng thương vì cô đã dám đấu tranh bảo vệ quyền được đi học của phụ nữ (theo Internet 15/10/2012, nguyệt san báo CG&DT số 214 tháng 10/2012, trang 123).

    • Tin Internet 21/10/2012 : Thúc đẩy thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, ngày 20/10 Ủy Ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, tổ chức tọa đàm về các giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam … kêu gọi xóa bỏ định kiến, thiên kiến về giới trong suy nghĩ, văn hóa, … ở mỗi cá nhân, gia đình, công sở và ngoài xã hội, nhằm tạo bình đẳng hơn cho phụ nữ.

    • Mất cân bằng giới tính liên tục tăng (Liên Châu, báo Thanh Niên ngày 4/11/2012) : Hội thảo quốc gia về mất cân bằng giới tính khi sinh đã được tổ chức ngày 3/11 tại Hà Nội. Theo Tổng cục Dân số, mất cân bằng giới tính khi sinh tăng liên tục từ 2006 đến nay, từ 109 trẻ trai/100 trẻ gái hiện đã ở mức 112,3/100. Ông Dương quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số cho biết, chênh lệch trẻ trai/gái tăng cao ở nhóm gia đình có kinh tế khá giả, phụ nữ có học vấn cao. Cụ thể : ở nhóm dân số nghèo nhất, tỷ lệ trẻ trai/trẻ gái là 105/100 ; nhóm dân số giàu nhất, tỷ lệ này là 112/100. Đặc biệt, trong nhóm giàu nhất, ở lần sinh thứ ba tỷ lệ này càng cao, lên đến 133/100. Chênh lệch trẻ trai/gái thấp nhất (107/100) ở nhóm phụ nữ không biết chữ và lên đến 114/100, ở nhóm bà mẹ có trình độ từ cao đẳng trở lên.

NHẬN ĐỊNH

  1. Vấn đề muôn thuở : Bình đẳng giới.

1.1 Bộ luật rất cổ và phải nói là "thời danh nhất", đó là bộ luật Hammurabi của Babylon cổ đại, 1760 trước Công nguyên.

Bộ luật được khắc chữ nêm trên bia đá Bazan cao 2,44m do nhà Ai Cập học Gustave Tequier phát hiện vào tháng 12/1901 tại phần đất có tên cổ là Elam (thuộc Iran hiện nay), bia hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Louve (Pháp).

Nói chung luật Hammurabi củng cố tính giai cấp và bất bình đẳng về đời sống hôn nhân điều 129 quy định : "Nếu người vợ không có con thì chồng có quyền ly dị, bán vợ, lấy vợ lẽ … Nếu chồng bắt được vợ ngoại tình thì có quyền trói vợ với nhân tình ném xuống sông … Còn nếu vợ bắt được chồng ngoại tình thì chỉ được phép ly dị thôi" (điều 129). Trong toàn bộ luật chỉ có một khoản khá nhân đạo đối với phụ nữ, đó là : "chồng không được bỏ vợ khi vợ bị bệnh phong cùi" (Tài liệu Wikipedia trên Internet).

1.2 Theo Kinh Thánh, ngay từ khi tạo thiên lập địa, Chúa đã dựng nên con người có nam có nữ, cả hai đều "giống hình ảnh Chúa" (có lý trí và tự do). Nam, nữ khác biệt về tâm sinh lý và thế lý là do sự phân công, bố trí nhiệm vụ mỗi phái đảm nhiệm để phục vụ lợi ích chung, đó là cuộc sống gia đình và việc bảo tồn nòi giống.

Hai phái có khác biệt nhưng không có "nhất bên trọng, nhất bên khinh", nam, nữ đều bình đẳng trước mặt Chúa, đều là con Chúa, đều là tác phẩm tuyệt vời của Chúa, đều đáng quý, đáng trọng như nhau và đều được thưởng hay bị phạt như nhau khi chu toàn hay không chu toàn nhiệm vụ Chúa đã giao.

Có tác giả cắt nghĩa đoạn Kinh Thánh nói về việc Thiên Chúa tạo dựng loài người, đã suy luận từ động tác của Chúa : "Rút chiếc xương sườn của ông Ađam, đắp thịt da vào, tạo ra bà Eva" để kết luận : đó là một hành động nói lên sự bình đẳng giới. Chúa không lấy xương đầu, xương cổ kẻo đàn bà lại "ngồi lên đầu, lên cổ" đàn ông. Chúa cũng không lấy xương ngón chân kẻo đàn ông lại "dày đạp" đàn bà. Xương sườn ở trung độ nói lên tính bình đẳng giới.

Lời Chúa hay lý tưởng của Chúa được truyền đạt cho loài người nói chung, và cho một dân được tuyển chọn nói riêng, đó là dân Do Thái. Khốn nỗi loài người thì đã phạm lỗi với Chúa (tội tổ tông), ngày một xa rời giáo huấn của Chúa, còn dân Do Thái thì "cứng đầu cứng cổ" nên cũng có thời đa thê, cũng ly dị và phân biệt đối xử với phụ nữ, nhưng lý tưởng của Kinh Thánh thì vẫn trước sau như một và tới thời Chúa Giêsu (cách đây hơn 2000 năm), Ngài chấm dứt mọi hình thức kỳ thị, bắt mọi người quay về lý tưởng thánh thiện ban đầu và ấn định quy luật vĩnh viễn về bình đẳng giới.



    • Có mấy người Pharisêu hỏi Chúa Giêsu : "Thưa Thầy, có được phép rẫy vợ mình vì bất cứ lý do nào không ?", Người đáp : "Các ông không đọc thấy điều này sao : Thuở ban đầu Thiên Chúa đã làm ra con người có nam có nữ và Người phán : Vì thế, người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình và cả hai sẽ thành một xương một thịt … Vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly". Họ thưa với Người : "Thế sao ông Môsê truyền dạy cấp giấy ly dị mà rẫy vợ ?" Người bảo họ : "Vì các ông lòng chai dạ đá nên ông Môsê đã cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu không có thế đâu. Tôi cho các ông biết, ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ và cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình" (Mt 19,1-10).

1.3 Đối chiếu với xã hội loài người, có thể nói chưa bao giờ có sự bình đẳng cả. Một ít dân như dân tộc Lào và các dân tộc thiểu số Tây Nguyên (Việt Nam) … thì theo mẫu hệ, người phụ nữ được coi trọng hơn, họ cưới bắt chồng, và người đàn ông phải ở rể (nhưng thân phận đàn ông chưa đến nỗi bi đát) … Trái lại, tuyệt đại đa số các dân tộc theo phụ hệ và số phận phụ nữ "chân yếu tay mềm" thật bất hạnh.

Mãi tới ngày 10/12/1948, Liên Hiệp Quốc mới có bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Đây là lần đầu tiên một tổ chức quốc tế lên tiếng bênh vực phẩm giá con người nói chung và quyền bình đẳng giới nói riêng (phần nhập đề), tuy nhiên trong thực tế có phải nước nào cũng chấp hành những nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc đâu. Cho tới nay vẫn còn nhiều tiếng kêu gào "giải phóng phụ nữ", nhiều nước vẫn còn áp chế phụ nữ bằng mọi thứ luật bất công – ngay cả thân thể cũng bị xâm phạm cách thô bạo (cắt âm vật) … Đây là sự vi phạm trắng trợn điều 3 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền : "Mọi người phải được an toàn cá nhân, không ai được xúc phạm".

Hiện nay vấn đề ly dị càng ngày càng nhiều, mà ly dị cũng có nghĩa là người phụ nữ (nói chung) chịu thiệt thòi hơn. Còn vấn đề bất bình đẳng giới thì vẫn tồn tại hầu khắp các nước, hậu quả là tình trạng mất cân bằng giới tính. Ngay tại Việt Nam, thống kê cho thấy cứ 112 trẻ nam mới có 100 trẻ nữ sinh ra mà thôi ; tương lai không xa sẽ có nhiều chàng trai "ế vợ" như đã có tiếng chuông báo động ở Trung Quốc : "Không lâu nữa, sẽ có hàng trăm triệu thanh niên Trung quốc không tìm được vợ".


  1. Vấn đề nhân phẩm

Thánh Kinh từ mấy ngàn năm trước đây đã đề cao phẩm giá con người, đã tuyệt đối tôn trọng mạng sống : cấm giết người, cấm phá thai, cấm tự tử kể cả hình thức an tử.

Điều răn thứ năm : "Chớ giết người" (phá thai, tự tử, an tử đều là giết người, coi rẻ mạng sống và phẩm giá con người). Vì tôn trọng phẩm giá con người nên Thánh Kinh không chấp nhận chế độ nô lệ : Chúa Giêsu sống trong xã hội Do Thái bị La Mã cai trị, vấn đề nô lệ vẫn tồn tại cả ở Do Thái lẫn La Mã, nên trong khi giảng dạy một số dụ ngôn, Ngài có đề cập tới vai trò "chủ tớ" như hiện trạng xã hội, nhưng chủ ý của Chúa là dạy người ta ở địa vị nào cũng phải chu toàn bổn phận của mình. Đầy tớ mà làm tốt công việc thì : "Chủ sẽ đặt chúng vào bàn ăn và thắt lưng đi lại hầu hạ chúng" (Lc 12,37-38).

Ngay từ thế kỷ I sau Công nguyên, Thánh Phaolô đã tuyên bố : "Trong Đức Kitô không còn Do Thái hay Hy Lạp, không còn nô lệ hay tự do, không còn đàn ông hay đàn bà" (Gl 3,27-28) ; và trong thư gửi ông Philêmôn, ngài đã yêu cầu "giải phóng nô lệ" (Anh hãy nhận lại tên nô lệ Ônêximô) "Thay vì một người nô lệ thì được một người anh em thân mến … cả về tình người cũng như về tình anh em trong Chúa" (Plm 16).

Trong khi cả nhân loại thì mãi tới ngày 1/1/1863 mới chính thức có tuyên ngôn giải phóng nô lệ (trên các bang miền Nam nước Mỹ) của tổng thống Abraham Lincoln, và phải tới mùa xuân năm 1865, hơn 4 triệu nô lệ gốc Phi trên nước Mỹ mới được giải phóng ; và tới 1948, Liên Hiệp Quốc mới có Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền kêu gọi tôn trọng quyền cơ bản và phẩm giá con người.

Năm 1977 một cuốn sách viết về sự tàn ác tột cùng của chế độ nô lệ, đã đoạt giải Pulitzer và giải Sách Toàn Quốc (National Book Ward) của Mỹ, đó là cuốn tiểu thuyết Cội Rễ (Roots) của nhà văn Mỹ gốc Phi Alex Haley (1921-1992), khi chuyển sang phim, bộ phim liền đoạt giải Emmy. Tại Việt Nam, Roots đã được dịch với tựa đề Cội Rễ, do dịch giả Dương Tường, nhà xuất bản Tác Phẩm Mới 1984. "Cuốn sách ra đời như một sự kiện làm chấn động cả nước Mỹ. Đó là sự tái tạo một quá khứ khi mà những người da đen bị bắt cóc và bị đem bán làm nô lệ, bị tước đoạt mọi thứ quyền … Hàng triệu bản được bán hết trong một thời gian ngắn. Bộ phim truyền hình 8 tập được dựng từ tác phẩm này đã thu hút 80 triệu lượt người xem, một kỷ lục chưa từng thấy vào thời điểm đó" (Wikipedia – Internet).

Tới hôm nay vấn đề nô lệ vẫn chưa chấm dứt. Báo Thanh Niên ngày 15/9/2012 đăng tin "Pháp xử vụ bắt người làm nô lệ" : Tòa án vùng Seine-saint-Denis, ngoại ô Paris (Pháp) vừa tuyên án vợ chồng Florence Carrasco và Franck Franou 18 năm tù giam vì tội bắt cô Sabrina làm nô lệ từ 2003-2006 … Trước đó hai người đàn ông khác cũng bị họ bắt làm nô lệ, một người đã chết vì tình trạng sức khỏe tồi tệ (Lan Chi).

Điều mà người viết tin là phép mầu, đó là từ mấy ngàn năm trước đây, Thánh Kinh đã có lời dạy về sự bình đẳng của mọi người và bình đẳng giới : "Không còn phân biệt Do Thái hay Hy lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà, tất cả là một trong Đức Kitô" (Gl 3,28). Trong khi xã hội loài người cho tới nay vẫn còn chìm đắm trong sự kỳ thị và phân biệt đối xử.


  1. Каталог: tulieu -> nam2013
    nam2013 -> Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 08/07/2013
    nam2013 -> -
    tulieu -> BÁo cáo về hoạT ĐỘng của bộ TƯ pháp trong ba tháng đẦu năM 1948 ĐẠi hội nghị TƯ pháp toàn quốc lần thứ nhất các cuộC Đi kinh lý
    tulieu -> CÁc trậN ĐỘng đẤt từ NĂM 1500 ĐẾn năM 2005
    tulieu -> Kinh ngày chúa nhật hôm nay
    tulieu -> LUẬt công đOÀN 1990 VÀ 2012 ĐỐi chiếU
    nam2013 -> Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 20/04/2012
    nam2013 -> GIẢi viết văN ĐƯỜng trưỜng 2013 BẢn tin 08
    nam2013 -> Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 01/06/2012
    nam2013 -> THÔng đIỆP Ánh sáng đỨc tin lumen fidei củA ĐỨc thánh cha phanxicô cho các giám mụC, linh mục và phó TẾ những ngưỜI ĐÃ thánh hiến và TÍn hữu giáo dân về ĐỨc tin

    tải về 386.84 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương