Lời giới thiệu tài liệu này được biên soạn phục vụ cho


Định hình hệ thống các giá trị cốt lõi đễ xây dựng môi trường văn hóa ở cơ sở giáo dục phổ thông



tải về 46.13 Kb.
trang10/16
Chuyển đổi dữ liệu23.02.2023
Kích46.13 Kb.
#54273
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   16
GVPT8 - Xây dựng VHNT trong các cơ sở GDPT

2.2. Định hình hệ thống các giá trị cốt lõi đễ xây dựng môi trường văn hóa ở cơ sở giáo dục phổ thông
2.2.1. Giá trị cốt lõi
Giá trị cốt lõi là điều mà nhà trường cam kết thực hiện cho các bên có liên quan, các nguyên tắc chỉ đạo hành vi của các thành viên trong nhà trường. Đó chính là một vài các nguyên tắc và niềm tin cơ bản, lâu dài, để định hướng làm việc, hành vi, các quan hệ và ra quyết định. Đó là cái mà nhà trường cố gắng theo đuổi, thậm chí ngay cả khi môi trường bên ngoài thay đổi. Giá trị hướng dẫn các thành viên của nhà trường thực hiện công việc của họ.
Giá trị ở trường học thường bao gồm:
+ Hệ giá trị trong công việc
+ Hệ giá trị trong các mối quan hệ nội bộ
+ Hệ giá trị trong việc quản lý môi trường tác động vào nhà trường
+ Hệ giá trị trong ứng xử với bản thân.
Chúng thể hiện cụ thể qua:
+ Thái độ của cán bộ, giáo viên, học sinh
+ Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp
+ Các chính sách tạo cơ hội công bằng
+ Chất lượng dịch vụ.
Ví dụ về giá trị: Cam kết đạt đến sự tuyệt hảo; Hòa nhập; Sáng tạo; Tính chuyên nghiệp; Lấy học sinh làm trung tâm; v.v
PGS. Yenming Zhang NIE - Nanyang Technological University trong bài Shaping School Culture đã so sánh tám giá trị có hạng cao nhất trong giá trị văn hóa nhà trường và trong giá trị văn hóa doanh nghiệp như sau:
Bảng so sánh các giá trị có thứ hạng cao trong văn hóa nhà trường
và văn hóa doanh nghiệp


STT

Các giá trị có thứ hạng cao trong văn hóa doanh nghiệp

Các giá trị có thứ hạng cao
trong văn hóa nhà trường


1

Tính cạnh tranh

Sự đổi mới

2

Sự công bằng

Chấp nhận rủi ro

3

Dám nghĩ dám làm

Trao quyền lực

4

Tinh thần nhóm

Sự tham gia của mọi người

5

Sự đổi mới

Tập trung vào kết quả

6

Kết quả hoạt động cá nhân

Tập trung vào con người

7

Sự thi hành

Làm việc nhóm

8

Truyền thống

Sự ổn định.

Mỗi nhà trường đều có lịch sử tồn tại và phát triển. Sự tồn tại, phát triển của nhà trường qua thời gian đã tạo ra những giá trị văn hoá nào đó. Tuy nhiên, những giá trị văn hoá không phải là cố định, bất biến, nó có thể thay đổi tuỳ thuộc vào sự thay đổi của xã hội, thậm chí qua các thời kỳ hiệu trưởng và các biến động khác. Để xây dựng, vun trồng, phát triển văn hóa nhà trường, hiệu trưởng cần tổ chức những khảo sát đánh giá các giá trị văn hoá đang tồn tại trong nhà trường: đâu là các giá trị tích cực, tiêu cực, đâu là các giá trị văn hoá được nhiều cán bộ, giáo viên trong trường mong muốn nhất. Hiệu trưởng cũng cần xác định rõ đâu là những giá trị văn hoá đích thực, cốt lõi có tính đặc trưng của nhà trường đang tồn tại tạo nên sự khác biệt về bản sắc với các trường khác để nuôi dưỡng, vun trồng.

tải về 46.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương