LỊch sử ĐOÀn thanh niên cộng sản hồ chí minh



tải về 1.58 Mb.
trang13/13
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích1.58 Mb.
#1784
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

KẾT LUẬN


Ra đời và trưởng thành từ một vùng đất có chiều dày lịch sử và truyền thống cách mạng, dưới sự tổ chức, chăm lo rèn luyện và lãnh đạo của Đảng bộ, sự chỉ đạo của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi tỉnh Quảng Trị không ngừng được phát triển, lớn mạnh, đã có những đóng góp xuất sắc vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và dựng xây đất nước tiến lên trên con đường xã hội chủ nghĩa.

Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh, thiếu nhi Quảng Trị là một bộ phận hữu cơ trong lịch sử Đảng bộ, lịch sử quê hương và lịch sử Đoàn Thanh niên cả nước.

Sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lớp thanh niên đầu tiên của tỉnh Quảng Trị đi tiên phong trên con đường cách mạng do Đảng lãnh đạo đã mở đường nhen nhóm phong trào thanh niên chuẩn bị các điều kiện cho tổ chức thanh niên Cộng sản đầu tiên ra đời, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển phong trào thanh niên Quảng Trị hòa cùng dòng chảy của phong trào thanh niên cả nước. Dưới ngọn cờ vẻ vang của Đoàn, lớp lớp đoàn viên, thanh, thiếu niên nối tiếp nhau nêu cao chủ nghĩa yêu nước, được thức tỉnh và giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, quyết tâm đi theo con đường mà Nguyễn ái Quốc và Đảng ta đã lựa chọn với khát vọng giải phóng dân tộc. Họ đã chiến đấu oanh liệt, anh dũng hy sinh, đã góp phần làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc.

Từ sau Hiệp định Giơnevơ (7-1954), lịch sử lại đặt cho Quảng Trị sứ mệnh và nhiệm vụ hết sức nặng nề và vinh quang: Đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai, thống nhất Nam - Bắc. Cuộc chiến đấu ấy diễn ra trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt khi Quảng Trị bị chia thành hai vùng Nam - Bắc sông Bến Hải với hai chiến tuyến: Cách mạng và phản cách mạng. Với lòng yêu nước nồng nàn, chí căm thù giặc sâu sắc và quyết tâm sắt đá vì độc lập tự do của Tổ quốc, thế hệ thanh, thiếu nhi Quảng Trị ở hai bờ giới tuyến đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, dạn dày gan góc cùng với Đảng bộ, nhân dân Quảng Trị và cả nước thực hiện cuộc trường chinh chống Mỹ suốt hơn hai mươi mốt năm trời không nghỉ. Hai mươi mốt năm ấy là chặng đường lịch sử đầy gian khổ, hy sinh nhưng vô cùng oanh liệt và vẻ vang, ghi đậm dấu ấn của các thế hệ thanh niên: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” với quyết tâm và ý chí kiên cường:

Nhà tan cửa nát cũng ừ

Quyết tâm thắng Mỹ cực chừ sướng sau!

Các thế hệ thanh niên đã nối tiếp nhau góp phần làm nên những chiến công hiển hách: Lũy thép Vĩnh Linh, Cồn Tiên, Dốc Miếu, Đường 9 Khe Sanh, Thành Cổ Quảng Trị... đã trở thành huyền thoại to lớn và cuộc đấu tranh thắng lợi giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà.

Bước vào thời kỳ hòa bình xây dựng Tổ quốc sau ngày miền Nam giải phóng (4-1975) dù trong điều kiện cùng một mái nhà chung: Bình-Trị-Thiên cho đến khi Quảng Trị về với tên gọi của chính mình, lớp lớp thanh, thiếu nhi Quảng Trị với khí thế hào hùng cách mạng bắt tay vào sự nghiệp khắc phục hậu quả chiến tranh, tái thiết lại quê hương. Được sự chăm lo giáo dục của Đảng, thế hệ trẻ Quảng Trị tiếp tục phát huy tài năng, sức trẻ lập nên những thành tích mới trong học tập, lao động sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quê hương với tinh thần “Lên rừng, xuống biển, đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”. Công tác Đoàn và phong trào thanh niên Quảng Trị không ngừng được củng cố, phát triển lớn mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ cách mạng và nhu cầu nguyện vọng của đông đảo thanh, thiếu nhi tỉnh nhà.

Trong suốt hành trình gần bảy thập kỷ qua, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh, thiếu nhi Quảng Trị đã viết nên bản anh hùng ca cách mạng, tô đẹp thêm truyền thống vẻ vang của quê hương Quảng Trị anh hùng. Từ thực tiễn hoạt động của Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi Quảng Trị, có thể rút ra mấy bài học kinh nghiệm sau đây:

Một là: Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh, thiếu nhi Quảng Trị luôn luôn gắn bó chặt chẽ với lịch sử Đảng bộ, với truyền thống quê hương, với hành trình gian khổ, thử thách khắc nghiệt hiếm có. Trong gian khổ, thử thách khốc liệt của các cuộc chiến tranh, trong sự chịu đựng vượt lên sự khắc nghiệt của thiên nhiên để tồn tại và phát triển, đã hun đúc nên bản lĩnh kiên cường của người dân Quảng Trị.
Trong những thời kỳ, những giai đoạn, những thử thách của lịch sử có lúc tưởng chừng không thể vượt qua đã tỏa sáng tinh thần yêu nước nồng nàn, giác ngộ lý tưởng cách mạng sâu sắc của các thế hệ thanh niên và chính đó là động lực tinh thần vô giá, xuyên suốt dẫn dắt thế hệ trẻ hành động vì lý tưởng cộng sản cao cả, vượt qua những thử thách gian khổ trong những bước ngoặt có tính lịch sử.

Bởi vậy, bài học quý báu là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải luôn đặt lên hàng đầu, thường xuyên nhiệm vụ bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, giáo dục, phát huy truyền thống quê hương cho tuổi trẻ. Chỉ khi nào được soi sáng bởi lý tưởng cách mạng cao đẹp, được vũ trang bằng lý luận cách mạng của Đảng, được truyền thống hào hùng của quê hương cổ vũ, thôi thúc, tuổi trẻ sẽ đi đến tương lai bằng tinh thần, nghị lực, sự quyết tâm sáng tạo với sức mạnh to lớn vượt qua khó khăn gian khổ để chiến thắng các trở lực, để vững bước đi lên.

Hai là: Xây dựng củng cố tổ chức Đoàn trở thành hạt nhân chính trị của phong trào thanh niên với bản chất và quy luật phát triển của nó.

Trước hết, tổ chức Đoàn là tổ chức của những người cộng sản trẻ tuổi dưới sự lãnh đạo của Đảng, là tổ chức quần chúng gần Đảng nhất, là đội dự bị tin cậy của Đảng. Đoàn tiếp nhận sự lãnh đạo của Đảng như là một nhu cầu tự nhiên, tất yếu bảo đảm cho Đoàn không ngừng phát triển lớn mạnh. Đồng thời, Đoàn thường xuyên bổ sung nguồn sinh lực mới cho Đảng, giúp Đảng giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ.

Mặt khác, Đoàn là một tổ chức của thanh niên, vì thanh niên, đại diện và bảo vệ lợi ích chính đáng của thanh niên. Đây là mối quan hệ sống còn của Đoàn, bởi vậy mọi sự xa rời quần chúng, mọi biểu hiện quan liêu trong công tác Đoàn luôn làm cho Đoàn yếu đi và không còn là tổ chức của tuổi trẻ.

Vì vậy, xây dựng Đoàn vững mạnh trên các mặt: Về tư tưởng, chính trị và tổ chức là điều kiện bảo đảm thực hiện vai trò nòng cốt chính trị trong các tổ chức thanh niên và phong trào thanh, thiếu niên, mở rộng mặt trận đoàn kết hợp thanh niên, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giúp Đảng chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng xây dựng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh vững mạnh.

Ba là: Phát động và tổ chức các phong trào hành động cách mạng của thanh niên phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, điều kiện cơ chế của từng thời kỳ, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của thanh, thiếu nhi, trên cơ sở đó để đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp công tác, hướng về cơ sở, đi sâu, đi sát cơ sở.

Thực tiễn lịch sử Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi đã chứng minh ở đâu, bất cứ hoàn cảnh lịch sử nào nếu tổ chức Đoàn biết lựa chọn tổ chức các phong trào hành động phù hợp nhiệm vụ cách mạng và nhu cầu đời sống tuổi trẻ thì sẽ “hiệu triệu” được tuổi trẻ, bồi dưỡng và phát huy cao độ sức mạnh của tuổi trẻ.

Trong điều kiện mới, Đoàn cần tổ chức sáng tạo các hoạt động cách mạng phù hợp với đặc điểm, đối tượng thanh niên và phù hợp cơ chế mới. Tích cực chủ động nắm bắt chủ trương, đường lối, chính sách, nhiệm vụ chính trị của Đảng, chính quyền để đề ra nhiệm vụ công tác Đoàn đúng đắn, sáng tạo.

Tích cực lao động đẩy mạnh các phong trào hành động cách mạng trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi của thanh niên, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy tuổi trẻ.

Bốn là: Phải xây dựng một đội ngũ cán bộ làm công tác Đoàn, Hội, Đội đáp ứng những tiêu chí cần thiết để tác động có hiệu quả đến đối tượng quần chúng đặc thù của Đảng.
Công tác thanh thiếu niên là một khoa học. Do đó, người làm công tác thanh, thiếu niên phải có tính khoa học và nghệ thuật trong công tác vận động quần chúng của mình.
Bác Hồ dạy: Cán bộ là cái gốc của công việc, cán bộ nào phong trào ấy. Thực tế phong trào thanh, thiếu nhi đã tôi luyện đào tạo nên nhiều lớp cán bộ Đoàn phát triển và trưởng thành. Đồng thời, chính phong trào thanh, thiếu nhi cũng là môi trường, trường học để cán bộ Đoàn kiên trì, khổ học, khổ luyện mà tiến bộ, đóng góp quan trọng trong sự phát triển của tổ chức Đoàn và phong trào thanh, thiếu niên.

Trong mọi hoàn cảnh, thời kỳ lịch sử khác nhau, cán bộ Đoàn luôn là người đi đầu, tiên phong, dẫn dắt phong trào thanh, thiếu nhi. Họ chính là những cán bộ căng đầy bầu nhiệt huyết, sẵn sàng hy sinh, tự nguyện dấn thân vì thế hệ trẻ, gương mẫu trong cuộc sống đời thường, đầy sự sáng tạo và nhạy cảm, có trình độ và kỹ năng tác nghiệp cao.


Trong điều kiện mới hiện nay, cán bộ Đoàn-Hội-Đội không chỉ phải làm tốt công tác vận động chính trị mà còn phải chủ động, sáng tạo, mạnh dạn đề xuất và tổ chức chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội để phát huy mạnh mẽ nội lực của tuổi trẻ, đưa tuổi trẻ vào hoạt động thực tiễn, xung kích thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng đáp ứng được lợi ích chính đáng của thanh, thiếu nhi. Đội ngũ cán bộ thanh niên phải là những người bạn đáng tin cậy, vừa chia sẻ nhưng vừa có thể hướng dẫn thanh thiếu nhi trong suy nghĩ và hành động.

Do đó, cần đặc biệt quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, tư tưởng, học vấn và trình độ, nghiệp vụ công tác thanh, thiếu nhi, quan tâm tạo điều kiện và có yêu cầu cao về ý chí tự tu dưỡng, rèn luyện để đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ; đồng thời được bồi dưỡng, phát triển tạo nguồn cán bộ trẻ bổ sung cho đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị.

Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh, thiếu niên trong gần 70 năm qua là tài sản tinh thần vô giá cho các thế hệ tuổi trẻ tiếp bước đi lên. Vinh dự, tự hào về truyền thống quí báu của Đoàn, lớp lớp thanh, thiếu niên Quảng Trị hôm nay sẽ kế thừa và phát huy truyền thống ấy trong sự nghiệp cao cả: Chiến thắng nghèo nàn lạc hậu, vượt qua khó khăn, thử thách xây dựng quê hương Quảng Trị giàu đẹp, văn minh, tiến bộ vững bước trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, quê hương.

DANH SÁCH
BAN CHẤP HÀNH, BAN THƯỜNG VỤ
TỈNH ĐOÀN QUẢNG TRỊ QUA CÁC THỜI KỲ

 I. THỜI KỲ 1930-1945:

Đồng chí Hoàng Hữu Chấp: Được Tỉnh ủy phân công phụ trách Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Trị (3-1931).

(Từ 1931-1945 tổ chức Đoàn được xây dựng củng cố và phát triển ở các địa phương, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của các chi bộ Đảng và cấp ủy Đảng cùng cấp. Lúc này chưa có hệ thống tổ chức Đoàn từ tỉnh đến cơ sở).

II. THỜI KỲ 1945-1954:

1. Tháng 9-1945: Tỉnh ủy Quảng Trị thành lập Ban Chấp hành Lâm thời Đoàn TNCQ tỉnh Quảng Trị gồm các đồng chí:

- Đồng chí Hà Xuân Mỹ: Bí thư.

- Đồng chí Hồ Ngọc Tích: Ủy viên.

- Đồng chí Trương Công Kỉnh: Ủy viên.

- Đồng chí Trần Nguyên Thảng (Việt Tú): Ủy viên.

2. Tháng 12-1945: Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn Quảng Trị do Đại hội Đoàn TNCQ toàn tỉnh lần thứ I bầu gồm các đồng chí:

- Đồng chí Trần Nguyên Thảng (Việt Tú): Bí thư.

- Đồng chí Trần Trọng Hoãn (Trần Trọng Tân): Phó Bí thư.

- Đồng chí Phan Song: Ủy viên.

- Đồng chí Trương Quang Diệu: Ủy viên.

- Đồng chí Hoàng Ngọc Quang: Ủy viên.



3. Tháng 9-1947: Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn Quảng Trị gồm các đồng chí:

- Đồng chí Trần Nguyên Thảng (Việt Tú): Bí thư.

- Đồng chí Lê Văn Bằng: Ủy viên Ban Thường vụ.

- Đồng chí Dương Quang Thuận: Ủy viên Ban Thường vụ.

- Đồng chí Dương Tường: Phụ trách Văn hóa văn nghệ.

- Đồng chí Nguyễn Duy Bình: Phụ trách Bình dân học vụ.

- Đồng chí Nguyễn Bá Linh: Bí thư Huyện Đoàn Hải Lăng.

- Đồng chí Lê Mạnh Thái: Bí thư Huyện Đoàn Triệu Phong.

- Đồng chí Hoàng Lữ Quang: Bí thư Huyện Đoàn Cam Lộ.

- Đồng chí Nguyễn Như Nguyện: Phụ trách Trại sản xuất của Tỉnh Đoàn.

- Đồng chí Nguyễn Quang Tạo: Phụ trách Thanh niên Công giáo.

- Đồng chí Phan Thị Mỹ Công: Phụ trách Nữ công.

(Đầu năm 1948 đến tháng 4-1948 đồng chí Dương Quang Thuận làm Quyền Bí thư và từ tháng 5 - 1948 đến tháng 11 - 1948 đồng chí Lê Văn Bằng làm Bí thư).

4. Từ tháng 12-1948 đến tháng 6-1949: Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn gồm 3 đồng chí:

- Đồng chí Hoàng Lữ Quang: Bí thư.

- Đồng chí Nguyễn Tạo: Ủy viên Ban Thường vụ.

- Đồng chí Nguyễn Thường: Ủy viên Ban Thường vụ.

(Từ tháng 6-1949 đến tháng 2-1950 Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn khuyết chức danh Bí thư Tỉnh Đoàn lúc này 2 đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ là: Đồng chí Nguyễn Tạo và đồng chí Nguyễn Thường thay nhau làm nhiệm vụ Thường trực Tỉnh Đoàn cho đến khi Tỉnh ủy điều động đồng chí Lê Mạnh Thái về làm Bí thư Tỉnh Đoàn).

5. Tháng 2-1950:

- Đồng chí Lê Mạnh Thái làm Bí thư Tỉnh Đoàn.



6. Tháng 11-1950: Đại hội Đoàn TNCQ toàn tỉnh lần thứ II đã bầu Ban Chấp hành gồm 15 đồng chí và Ban Thường vụ gồm 5 đồng chí:

- Đồng chí Lê Mạnh Thái: Bí thư.

- Đồng chí Phan Thăng: Ủy viên Ban Thường vụ.

- Đồng chí Ngô Văn Nhã: Ủy viên Ban Thường vụ.

- Đồng chí Nguyễn Xuân Hàn: Ủy viên Ban Thường vụ.

- Đồng chí Trương Văn Kiếm: Ủy viên Ban Thường vụ.

- Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Thiểu: Ủy viên Ban Chấp hành phụ trách thiếu nhi và nữ thanh niên.

...


(Cuối năm 1950: Liên khu Đoàn khu 4 tăng cường cho Tỉnh đoàn Quảng Trị 2 cán bộ thuộc Liên khu Đoàn và được bổ sung vào Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn:

- Đồng chí Vương Đình Kế: Bí thư.

- Đồng chí Nguyễn Văn Lương: Ủy viên Ban Thường vụ.

Trong thời gian này đồng chí Lê Mạnh Thái làm Phó Bí thư, cho đến đầu năm 1951 đồng chí Lê Mạnh Thái được phân công giữ chức vụ Quyền Bí thư Tỉnh đoàn).



III. THỜI KỲ 1954-1975:

1. Tháng 3-1965: Đại hội Đoàn Thanh niên toàn tỉnh lần thứ III đã bầu Ban Chấp hành gồm 15 đồng chí và đồng chí Lam Sơn được bầu giữ chức vụ Bí thư (tư liệu này do đồng chí Nguyễn Xuân Quyết – Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn lúc đó cung cấp, nhưng đồng chí Quyết không nhớ danh sách các đồng chí tham gia Ban Chấp hành và Ban Thường vụ).

2. Cuối tháng 3-1965:

Đồng chí Trần Phương Thạc làm Bí thư Tỉnh Đoàn cho đến năm 1972.



IV. THỜI KỲ BÌNH-TRỊ - THIÊN HỢP NHẤT (1976-1989):

- Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Trị Thiên khóa I, nhiệm kỳ 1977-1981 đã bầu đồng chí Trần Phương Thạc làm Bí thư.

- Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Trị Thiên khoá II, nhiệm kỳ 1981-1987 đã bầu đồng chí Ngô Yên Thi làm Bí thư.

- Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Trị Thiên khoá III, nhiệm kỳ 1981-1989 đã bầu đồng chí Lê Hữu Thăng làm Bí thư.



V. THỜI KỲ TÁI LẬP TỈNH QUẢNG TRỊ:

1. Tháng 7 - 1989 đến tháng  8 - 1992:

* Sau khi tỉnh Quảng Trị được lập lại, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Quảng Trị gồm các đồng chí:

- Đồng chí Lê Hữu Thăng: Bí thư.

- Đồng chí Thái Vĩnh Liệu: Phó Bí thư.

- Đồng chí Hoàng Chiếm Hùng: Phó Bí thư.

- Đồng chí Lê Quang Lanh: Ủy viên Ban Thường vụ.

- Đồng chí Nguyễn Thị Phương Thảo: Ủy viên Ban Thường vụ.

* Sau khi đồng chí Lê Hữu Thăng chuyển công tác (đầu tháng 3-1990), Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn gồm:

- Đồng chí Thái Vĩnh Liệu: Quyền Bí thư Tỉnh Đoàn từ tháng 3 đến tháng 7-1990, Bí thư Tỉnh Đoàn từ
tháng 7- 1990.

- Đồng chí Lê Quang Lanh: Phó Bí thư Thường trực.

- Đồng chí Hoàng Chiếm Hùng: Phó Bí thư.

- Đồng chí Hoàng Văn Thông: Ủy viên Ban Thường vụ.

- Đồng chí Nguyễn Văn Hùng: Ủy viên Ban Thường vụ.

* Đầu năm 1992, đồng chí Thái Vĩnh Liệu chuyển công tác, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn được kiện toàn, bổ sung lần thứ hai gồm các đồng chí:

- Đồng chí Lê Quang Lanh: Bí thư Tỉnh Đoàn.

- Đồng chí Nguyễn Văn Hùng: Phó Bí thư Thường trực.

- Đồng chí Hoàng Văn Thông: Phó Bí thư.

- Đồng chí Phạm Hồng Nam: Ủy viên Ban Thường vụ.

- Đồng chí Hoàng Đức Thắng: Ủy viên Ban Thường vụ.

2. Nhiệm kỳ 1992-1997: Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Quảng Trị gồm các đồng chí:

- Đồng chí Lê Quang Lanh: Bí thư Tỉnh Đoàn.

- Đồng chí Nguyễn Văn Hùng: Phó Bí thư.

- Đồng chí Phạm Hồng Nam: Ủy viên Ban Thường vụ.

- Đồng chí Lê Bá Truyền: Ủy viên Ban Thường vụ.

- Đồng chí Hoàng Đức Thắng: Ủy viên Ban Thường vụ.

- Đồng chí Nguyễn Đức Dũng: Ủy viên Ban Thường vụ.

- Đồng chí Phan Văn Linh: Ủy viên Ban Thường vụ.



3. Nhiệm kỳ 1997 - 2002: Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Quảng Trị gồm các đồng chí:

- Đồng chí Nguyễn Văn Hùng: Bí thư Tỉnh Đoàn.

- Đồng chí Hoàng Đức Thắng: Phó Bí thư.

- Đồng chí Nguyễn Đức Dũng: Ủy viên Ban Thường vụ.

- Đồng chí Võ Văn Hoàn: Ủy viên Ban Thường vụ.

- Đồng chí Nguyễn Trí Tuân: Ủy viên Ban Thường vụ.

- Đồng chí Nguyễn Viết Thế: Ủy viên Ban Thường vụ.

- Đồng chí Nguyễn Đăng Quang: Ủy viên Ban Thường vụ.

(Sau khi đồng chí Nguyễn Văn Hùng được Thường vụ Tỉnh ủy điều động về công tác tại Tỉnh ủy, từ ngày 01-8-2001, đồng chí Hoàng Đức Thắng được bầu làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Đăng Quang - Phó Bí thư Thường trực, đồng chí Nguyễn Viết Thế - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn).

 

DANH SÁCH


CÁC CÁ NHÂN ĐƯỢC TUYÊN DƯƠNG
ANH HÙNG TRONG 2 CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MỸ

* THỜI KỲ CHỐNG PHÁP:

Đồng chí Vũ Thiết - Vĩnh Linh, Quảng Trị - Anh hùng lực lượng vũ trang



* THỜI KỲ CHỐNG MỸ:

I- ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG:

TT

Họ và tên

Đơn vị

Năm
tuyên dương

1.      

Nguyễn Xuân Cầu

An ninh vũ trang Quảng Trị

1976

2.      

Phan Thanh Chung

Bộ đội chủ lực Quảng Trị

1972

3.      

Đỗ Nam

Lực lượng an ninh Quảng Trị

1976

4.      

Trương Chí Cương

Lực lượng an ninh Quảng Trị

1967

5.      

Thái Văn A

Bộ đội chủ lực đảo Cồn Cỏ

1967

6.      

Nguyễn Tăng Mật

Bộ đội chủ lực đảo Cồn Cỏ

1967

7.      

Cao Văn Khang

Bội đội địa phương Vĩnh Linh

1967

8.      

Trần Trung Kiên

Bội đội địa phương Vĩnh Linh

1967



1.      

Cao Lương Bằng

Bội đội địa phương Vĩnh Linh

1969

2.      

Trương Thị Khuê

Dân quân xã Vĩnh Thủy, Vĩnh Linh

1969

3.      

Lê Văn Bang

Dân quân xã Vĩnh Giang, Vĩnh Linh

1967

4.      

Trương Thành Nam

Lực lượng an ninh Vĩnh Linh

1971

5.      

Trương Quang Thọ

Dân quân xã Gio Hải, Gio Linh

1973

6.      

Trương Đo

Xã đội trưởng Vĩnh Sơn, Vĩnh Linh

1973

7.      

Đào Xuân Hướng

Lực lượng an ninh Vĩnh Linh

1973

8.      

Vân Thị Xuân

Dân quân xã Hải Phú, Hải Lăng

1976

9.      

Nguyễn Chí Phi

Dân quân xã Trung Giang, Gio Linh

1976

10.   

Lê Thị Tám

Dân quân xã Triệu Ái, Triệu Phong

1976

11.   

Nguyễn Xuân Giang

Lực lượng an ninh Quảng Trị

Chưa xác định rõ năm

II- ANH HÙNG LAO ĐỘNG:

1.

Hồ Ánh

Vĩnh Chấp, Vĩnh Linh

1965

2.

Đinh Như Gia

HTX nông nghiệp Vĩnh Nam, Vĩnh Linh

1967

3.

Trần Chí Thành

Ngành giao thông Vĩnh Linh

1967

4.

Lê Văn Phú

Ngành thương nghiệp Vĩnh Linh

1967


MỘT SỐ HÌNH ẢNH

CỦA CÁC BÍ THƯ TỈNH ĐOÀN QUA CÁC NHIỆM KỲ

Đ/C HOÀNG HỮU CHẤP



Đ/C HÀ XUÂN MỸ



Đ/C TRẦN NGUYÊN THẢNG



Đ/C DƯƠNG QUANG THUẬN



Đ/C NGÔ PHƯỚC LAN



Đ/C NGUYỄN NƯỚC



Đ/C NGUYỄN HOA NAM



Đ/C TRẦN PHƯƠNG THẠC



Đ/C NGÔ YÊN THI



Đ/C LÊ HỮU THĂNG



Đ/C THÁI VĨNH LIỆU



Đ/C LÊ QUANG LANH



Đ/C NGUYỄN VĂN HÙNG





Đ/C HOÀNG ĐỨC THẮNG
Каталог: Chuyende
Chuyende -> Ủy ban nhân dân thành phố ĐÀ NẴng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Chuyende -> Ủy ban nhân dân thành phố ĐÀ NẴng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Chuyende -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam huyện nam đÔng độc lập Tự do Hạnh phúc
Chuyende -> Ủy ban nhân dân thành phố ĐÀ NẴng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Chuyende -> ĐỀ CƯƠng ôn tập thi tốt nghiệp môn tiếng anh năm học 2012- 2013
Chuyende -> Ủy ban nhân dân thành phố ĐÀ NẴng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Chuyende -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố ĐÀ NẴng độc lập Tự do Hạnh phúc
Chuyende -> Ủy ban nhân dân thành phố ĐÀ NẴNG
Chuyende -> Ủy ban nhân dân thành phố ĐÀ NẴNG
Chuyende -> Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013

tải về 1.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương