Lê Huy Trứ, msee


Chứng Nghiệm Về Vạn Vật Đồng Nhất Thể



tải về 8.85 Mb.
trang6/33
Chuyển đổi dữ liệu25.10.2017
Kích8.85 Mb.
#33900
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33

Chứng Nghiệm Về Vạn Vật Đồng Nhất Thể


Nhà bác học lỗi lạc người Áo, Ernst Mach nêu ra nguyên lý, “Bất kể vật chất nào trong vũ trụ cũng phải gắn kết chặt chẽ với toàn bộ phần còn lại của vũ trụ; không tồn tại bất kỳ một cá thể độc lập nào; sự phân chia vật chất thành những thành phần đối lập loại trừ lẫn nhau là sai lầm, giả tạo, bởi toàn vũ trụ là MỘT!”

Nhất thể cũng là Ngã (ego self, duy ngã độc tôn) mà tự tánh của nó cũng là không (Vô Ngã, no self.) Tất cả đều vô thường, đều như huyễn. Đó là lý bất nhị. Nhưng Sắc tất thị không (emptiness) bất khả tư nghi, mà chỉ chứng nghiệm, và kiến tánh. Dzogchen starts from the basic premise of Non-Duality, “Everything is Self” and yet “Self is empty,” so one avoids the complicated ego traps one might fall into if everything was just Self. Starting from this view one then proceeds to abolish all other dualities, i.e. time, space, god, and society, quite literally anything that implies an external permanent reality. The Non-Dual state means no ‘self’ and no ‘other’ - just the dance of reality or awareness, whichever syntax appeals to you more. It is all simply the spontaneous arising of images, sounds, and sensations that make up reality. You cannot just talk about the Emptiness of Form, you have to experience it and this is where the multitude of enlightenment techniques comes in. If you manage to see and experience the ‘emptiness of Self’ then you are no longer bound by the idea that there is actually anything inside you, except for a huge pool of unlimited potential waiting to assume any form in a moment.
Dzogchen phân biệt giữa 4 triết lý tối thượng, đó là hư vô (nihilism,) hữu thường (trường cữu, eternalism,) nhất nguyên (monism,) and nhị nguyên (dualism.) Cái khác biệt của hư vô là không chỉ là Không mà có không, không có. Sắc tức không, không tức sắc. Hữu thường trở nên vô thường. Nhất thể không bác bỏ lý đa nguyên. Cuối cùng tất cả liên hệ lẫn nhau trong nhị nguyên mà tâm thức nguồn gốc và căn bản của tất cả.
An important aspect of understanding this view is to know how it differs from what in Dzogchen is traditionally called the ‘Four Philosophical Extremes.’ These are nihilism, eternalism, monoism and dualism.

- Dzogchen differs from nihilism in the sense that there is not only Emptiness, but that reality is a constant dance between Emptiness and Form.

- Dzogchen differs from eternalism by the fact that reality is a constantly changing and dynamic expression of awareness – everything is bound to change and give way to something else.

- Dzogchen differs from monoism in the sense that Non Duality does not negate the existence of Multiplicity, the many varied expressions of consciousness that make up our experience of reality.

- Finally Dzogchen differs from Duality in that all things are interconnected in the inseparability of the Mind as root and foundation of all things.
      1. Lý Thuyết Khoa Học Hiện Đại Về Vạn Vật Nhất Thể


Đó chính là thuyết Big Bang. Theo lý thuyết, vũ trụ ban sơ chỉ là một điểm (singularity) kích thước cực kỳ nhỏ (infinitesimal,) đó là kích thước Planck (10-33cm.) Bổng nhiên bùng nổ rồi tạo ra vũ trụ ngày nay, từ cực vi thành cực đại. Như Lão Giáo, Hư Vô sinh Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái, ... Tôi chứng minh, 1 = Oneness, Singularity, Nhất Thể, mà 1 = 20 , 21 = 2, 22 = 4, 23 = 8, 24 = 16, ...2n, where, n = 0,1,2,3...∞. Do đó, Nhất thể do tâm tạo. Từ nhất niệm sinh ra vạn vật.

Sau gần 14.8 tỉ năm, vũ trụ ngày nay có kích thước ước lượng là 93 tỉ năm ánh sáng, trong đó có không gian, thời gian, vật chất với số lượng vô cùng lớn, gần như vô hạn, có vạn vật với thiên hình vạn trạng, nhưng chung qui có thể qui về lượng tử (quantum) là đơn vị nhỏ nhất của năng lượng. Kích thước của lượng tử chính là kích thước của vũ trụ trước khi nổ. Tất cả vật chất đều có thể qui về năng lượng theo công thức nổi tiếng của Einstein, E=mc2 . Trong đó m là khối lượng vật chất, c và vận tốc ánh sáng, là một hằng số gần bằng 300,000 km/second. Như vậy vũ trụ đồng nhất thể, đó là lượng tử.

Lý thuyết hiện đại về vạn vật đồng nhất thể còn được bổ sung bởi hiện tượng quantum entanglement. Đây là hiện tượng một hạt photon có thể xuất hiện đồng thời ở vô lượng, vô biên vị trí khác nhau trong vũ trụ mà thí nghiệm của Maria Chekhova và các đồng sự tại Viện Khoa học Ánh sáng Max Planck và Đại học Moscow tiến hành năm 2012 đã chứng tỏ. Các thí nghiệm và quan sát xác nhận rằng các lượng tử (ví dụ hạt photon) có những tính chất kỳ bí không thể tưởng tượng nổi. Đó là không có số lượng, một hạt photon có thể xuất hiện đồng thời ở 100,000 vị trí khác nhau thì nó trở thành 100,000 hạt photon. Con số 100,000 cũng không phải là giới hạn, con số có thể lên đến vô cực. Kết qủa của những thí nghiệm này rất quan trọng cho triết học, đó là không gian, thời gian, số lượng vật chất chỉ là ảo tưởng, không có thật. Toàn bộ vũ trụ vạn vật thật ra chỉ là một hạt lượng tử mà thôi, vạn vật nhất thể.

David Bohm và Craig Hogan còn đi xa hơn, cho rằng cái nhất thể của vũ trụ vạn vật là thông tin (information,) là ảo hóa, giống như quan điểm của Duy Thức Học Phật giáo, vũ trụ có thể được mô tả bằng digital. Craig Hogan còn mô tả rõ thế nào là bit thông tin vũ trụ. Vũ trụ chỉ là hai con số 0 (off) và 1 (on.)
      1. Nghịch Lý EPR


Năm 1935, Albert Einstein, Boris Podolsky và Nathan Rosen (EPR) đã công bố một bài báo trên tạp chí Physical Review mà sau này thường được gọi là nghịch lý EPR. Họ lý luận rằng, Theo cơ học lượng tử (Quantum Mechanics,) người ta có thể chế tạo ra một lượng tử vướng víu (quantum entangled,) điều đó có nghĩa về mặt toán học là một cặp hạt (a pair of quantum) mà các tính chất của các hạt không độc lập (not independent) với nhau mà liên quan (interdependent) với nhau.

Nếu xét hai hạt tương quan lượng tử và tách chúng ra xa nhau. Khi đo tọa độ của hạt thứ nhất thì sẽ biết được tọa độ của hạt thứ hai, vì chúng liên đới lượng tử. Song bây giờ, nếu lại đo xung lượng của hạt thứ hai ta lại có thể biết được xung lượng của hạt thứ nhất. Như thế, ta có thể đồng thời đo được tọa độ lẫn xung lượng của mỗi hạt, điều này trái với nguyên lý bất định Heisenberg của cơ học lượng tử. Đó là nghịch lý EPR.

Theo tôi nghỉ đây là quả xảy ra trước nhân (effect precedes cause.) Tôi chưa tìm thấy kinh điển nào nói đến chuyện này. Hạt lượng tử thứ nhất là nhân (cause), và hạt kia là quả (effect.) Chưa kịp đo được phản ứng của cái nhân; mà cái quả đả liên đới xãy ra trước cái nhân. Trong nhân có quả, trong quả có nhân như sóng trong đại dương, không biết đợt nào trước, đợt nào sau. Chuyện gieo nhân, gặt quả trong đạo Phật thì có nhiều người đả giảng rồi nhưng chuyện gieo quả rồi chờ nhân thì tôi đang còn cố công tìm hiễu. Chúng ta điều biết con người sợ quả, bồ tát sợ nhân. Nếu tâm tạo được cái quả rồi chờ cái nhân tới thì chúng ta có thể thay đổi được nhân quả? Tuy nhiên đó chỉ là cái tham vọng của khoa học và con người chứ không phải là mục đích tối thượng của Phật Giáo là vượt qua bờ mê, bể khỗ, luân hồi, thoát khỏi vòng nhân quả để giác ngộ.

Cho đến hôm nay, người ta vẫn không biết thực tại là gì. Thực tại do tâm? We create the reality? Có một điều có vẻ chắc chắn nhất là thế này: Thực tại là cái gì đó nhiều chiều hơn không gian ba chiều của chúng ta. Phải chăng thế giới này là một projection (hình chiếu) của thực tại mà thôi. Chúng ta tạm gọi thực tại là một cái x nào đó thì vũ trụ này của chúng ta là một mảnh chiếu của thực tại trong không gian ba chiều này? Thí dụ như thuyết String theory (lý thuyết dây tơ,) hoặc vật chất tối (dark matter) hay các lý thuyết khác v.v… tuy mỗi nhà khoa học diễn giãi khác nhau, nhưng phải chăng thực tại là một cái gì đó nhiều chiều hơn (multiple dimensions) mà con người rất khó tiếp cận với nó, vì ngôn ngữ và tri thức của con người bị không gian ba chiều quy định, và giới hạn mất rồi.

Trong hướng đó, David Bohm, một nhà vật lý học lượng tử xuất sắc, đã đề ra một mô hình, các hạt (particles) chúng ta đang thấy, khi ẩn khi hiện đó, mà Bát Nhã Tâm Kinh gọi là, Sắc tất thị không, Không tất thị sắc. Những hạt hay sóng (waves) này tuy vận động như vậy nhưng chúng nhận thông tin (information) từ một quantum potential, từ một trường lượng tử (quantum field.) Trường lượng tử điều khiển các hạt bằng thông tin, tương tự như wireless, remote control. Theo David Bohm, trường lượng tử đó có tính chất bất định xứ (nonlocal, vô sở) không biết tới không gian, nó tác động tức thì nhưng vô trụ. David Bohm còn đi xa hơn, ông nói ánh sáng không phải là hiện tượng vật lý mà là một hiện tượng tâm lý. Chúng ta hiểu theo quan điễm của Phật Giáo đó là trường lượng tử chứa tâm, chứa thức mà vạn pháp duy thức là điều đã được Huyền Trang tổng kết trong bộ kinh Thành Duy Thức Luận. Lục Tỗ đả dạy, “Ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm!”

Những thí nghiệm trong năm 2008 của nhóm Nicolas Gisin và Đại học Geneva Thụy Sĩ chứng tỏ dứt khoát rằng Einstein đã sai lầm. Các thí nghiệm này cho chúng ta biết rằng: các tính chất của các hạt “không tồn tại” trước khi các tính chất đó được quan sát bởi một thiết bị đo đạc. Tính chất bất định xứ của lượng tử cho chúng ta biết rằng quan niệm của chúng ta về không gian là ảo tưởng, không gian không có thật, vì nếu không gian có thật (realism) thì phải có định xứ (locality.) Tính chất bất định xứ còn tiết lộ một việc “động trời” khác là số lượng cũng không có thật. Hai photon ở cách xa nhau cũng chẳng khác gì cùng một photon. Điều này khiến chúng ta nhớ rằng Phật giáo từ lâu đã nói Tâm là bất nhị. Bất nhị không phải là hai cũng không phải là một (non dualism.) Thực tại, lượng tử rõ ràng là như vậy. Chúng ta nói đó là hai photon khác nhau hay cùng một photon đều không đúng. Hệ quả quan trọng là “người với ta tuy hai mà một” sự phân biệt 7 tỉ người trên hành tinh chỉ là ảo tưởng, vì 7 tỉ người đó xuất phát từ một thực tại bất nhị mà Đức Phật và các thiền sư giác ngộ đã đích thân chứng nghiệm. Có lẽ David Bohm là người giác ngộ và hiểu rõ nhất như đả thấy ở đoạn trên.

Gần đây, Maria Chekhova và các đồng sự tại Viện Khoa Học Ánh Sáng Max Planck và Đại học Moscow vừa tạo ra những trạng thái lượng tử chứa tới 100,000 photons, và tất cả chúng đều bị vướng víu với nhau (quantum entanglement.) Họ tạo những xung ánh sáng trong một trạng thái “chân không nén (condensed space)” và nhóm nghiên cứu tìm thấy sự vướng víu trở nên mạnh hơn khi số lượng photons có trong tăng trưởng theo tỷ lệ thuận, trong điều kiện lượng tử, 1= 100,000. Nhưng đó chưa phải là giới hạn, không có giới hạn nào, một có thể bằng vô cực hay ngược lại (1 = ∞.) Điều này, càng cho thấy rõ toán học chỉ là tùy tiện, chủ quan của con người, nay thế này, mai thế khác, trúng sai chỉ là tương đối trong quá trình không gian và thời gian nghiên cứu, quan sát và chứng minh.

Cơ học lượng tử tương quan (Relational Quantum Mechanics) mong làm sáng tỏ vấn đề, đả kết luận, đã đến lúc chúng ta cần xét lại hình ảnh của thế giới bên ngoài. Thực tế khách quan không phải là một thực tế tuyệt đối cũng không phải là một thực tế độc lập mà chỉ là một thực tế tương quan. Đơn giãn hóa, sự thật chỉ là tương đối.

Ý nghĩa cụ thể, vật chất (sắc, matter, form) không có thật, nhưng chúng ta vẫn thấy có vật, vì cái mà chúng ta thấy là sự tương tác giữa các giác quan phàm tục của chúng ta đó là lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể, não bộ) cùng với luật nhân quả, và 12 mối quan hệ nhân duyên (tương quan) của các cấu trúc ảo của vật chất. Cấu trúc ảo là những hạt ảo quarks và electrons cấu trúc thành protons, neutrons, hạt nhân nguyên tử, nguyên tử, phân tử và cuối cùng là thế giới, sinh vật, con người. Vật thì không thật sự hiện hữu, nhưng những hạt ảo làm thành cấu trúc ảo, và chúng ta thấy và tương tác với mối quan hệ giữa các cấu trúc ảo đó. Điều này đã được Heisenberg, (1901-1976,) một nhà vật lý, và lý thuyết gia người Đức, người phát minh ra nguyên lý bất định (the law of uncertainty,) nói rõ, “Atoms and elementary particles…form a world of potentialities or possibilities, rather than one of things or facts…atoms are not things.” Tạm dịch: Nguyên tử và các hạt cơ bản…hình thành một thế giới tiềm thể hay có khả năng hiện hữu, chứ không phải một thế giới của vật thể hay sự vật có thật…Nguyên tử không phải là vật [matter.])

Điều kiện để các tiềm thể (potentialities) hay khả năng (possibilities) đó hiển thị thành vật, sau sự hình thành của lục căn trong chúng sinh mà tâm ta cho là thực tế. Hay là, lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể, não bộ) nhìn nhận thấy vật theo kinh nghiệm đo đạt của lục căn tiếp xúc với lục trần, rồi thì lục thức mà tâm tin đó là thật. Những cấu trúc ảo mà Phật giáo gọi là lục trần đó là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; đó là sáu đối tượng của sáu loại giác quan. Sự tiếp xúc của lục căn và lục trần tạo ra lục thức (thấy, nghe, ngửi, nếm, cảm giác tiếp xúc, ý thức.)

Vậy cái thực tế tương quan mà Relational Quantum Mechanics đề cập, chính là 18 giới (lục căn, lục trần, lục thức) của Phật giáo. Nhưng kinh điển Phật giáo còn đi xa hơn khi nói rằng không phải chỉ có lục thức, còn hai thức nữa mà giới khoa học còn hơi xa lạ, đó là Mạt Na Thức và A Lại-Da Thức. Mạt Na Thức chính là tâm thức phân biệt chấp ngã của chúng sinh. A Lại-Da Thức chính là toàn bộ thông tin hình thành nên vũ trụ (complete universal information, knowledge, history of universe(s,) của vạn vật và đời sống của chúng sinh lẫn con người. Biết được những điều này thì đạt được vô thượng chánh đẳng chánh giác (samma-sambuddha.)

Đây là một kết luận quan trọng của Relational Quantum Mechanics không chỉ đối với vật lý hay khoa học nói riêng mà là một kết luận quan trọng về nhận thức luận của triết học nói chung. Phật giáo từ lâu đã có thuyết Thập Nhị Nhân Duyên tương quan với Relational Quantum Mechanics của vật lý học lượng tử ngày nay.

Bất đẳng thức Bell bị vi phạm trong các thực nghiệm lượng tử cho thấy rằng các vật thể không có tính chất nội tại nào cả, liệu đó có phải là phủ nhận sự tồn tại của thế giới bên ngoài mà vật lý mong muốn mô tả hay không? Nên nhớ rằng Phật pháp từ lâu đã nói rằng tất cả các pháp đều không có tự tánh. Hay nói cách khác tánh Không là bản chất của vạn pháp. Tánh Không của vạn vật không phải chỉ thể hiện trong thế giới lượng tử mà nó còn thể hiện trong thế giới Ta Bà. Thế giới Ta Bà (Samsāra, hay Saha tiếng Phạn ngữ) có nhiều giới nhưng khoa học chỉ có biết tới được một giới tục đế mà thôi.

Theo Pháp môn Tịnh Độ, Ta Bà có nghĩa là ráng chịu đựng, vì chúng sinh ở trong cõi này chịu các phiền não, tham sân si bức bách, làm các điều ác, xoay quanh trong ba nẻo sáu đường, lại cứ cam lòng nhẫn chịu không mong ngày ra khỏi. Nhân loại sống trong cõi này đều giả tạm, vô thường, không thật vì suốt cả cuộc đời bị sinh, lão, bệnh, tử, tiền tài, danh vọng chi phối, bức bách thật là khổ não. Ta Bà không phải chỉ có một thế giới tục đế mà chúng sinh (sential beings) đang ở, mà nó gồm cả những vũ trụ với hàng hà đại thiên thế giới, trong phạm vi hóa độ của Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngoại Ta Bà ví như Cực Lạc. Cực là rất, lạc là vui. Trong Kỳ Viên Hội, Đức Phật gọi ngài Xá Lợi Phất dạy rằng, “Cõi đó vì sao gọi là Cực Lạc? Vì chúng sinh trong cõi đó không có các điều khổ, chỉ hưởng thuần những sự vui, nên gọi là Cực Lạc.” Đức Phật giải thích theo pháp tục đế, chỉ có tính cách tương đối, cho đa số chúng sinh dể hiểu mà thôi. Theo tôi hiểu, Ta Bà là Cực Lạc; Cực Lạc là Ta Bà. Ta Bà là Ta Bà; Cực Lạc là Cực Lạc. Vui và Khổ chỉ là ảo tưởng của vô minh. Ta Bà và Cực Lạc tự tâm thức !

Nhà vật lý và toán học người Hungary, Nobel Vật Lý 1963, Eugene Wigner (1902-1995) viết, “The very study of the external world led to the conclusion that the content of the consciousness is an ultimate reality. Particles only exist when observed, and so the reality of particles entails that consciousness is a fundamental element of reality. Càng nghiên cứu thế giới bên ngoài, càng dẫn tới kết luận rằng nội dung của ý thức là thực tại tối hậu. Hạt chỉ hiện hữu khi được quan sát, và như thế thực tại của hạt nhân tạo ra (quả, cause) rằng ý thức là yếu tố cơ bản của thực tại.

Von Neumann (1903-1957,) nhà toán học người Mỹ gốc Hungary, có nhiều đóng góp cho vật lý lượng tử và khoa học máy tính, phát biểu, “Nothing would be real unless consciousness exists, that all real things are constituents of consciousness – which is a complete reversal of materialism.”  Không có cái gì là thật trừ phi ý thức hiện hữu, tất cả vật thật đều cấu thành từ ý thức, điều này hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa duy vật.

Niels Bohr (1885-1962,) nhà vật lý người Đan Mạch, giải Nobel vật lý 1922 nói, “Isolated material particles are abstractions.” Hạt vật chất cơ bản cô lập là những sự vật trừu tượng- tức không phải vật thật.

Phát biểu của các nhà khoa học hàng đầu thế giới kể trên có ý nghĩa gì ? Nếu các hạt hạ nguyên tử như quarks, electrons chỉ là hạt ảo, chúng không tồn tại khi bị cô lập, và nguyên tử, viên gạch cơ bản của thế giới vật chất không phải là vật (phát biểu của Heisenberg,) như vậy chủ nghĩa duy vật hoàn toàn bị sụp đổ, vì không còn vật để “duy” và vật lý học cũng hoàn toàn sụp đổ vì tính chất duy vật, khách quan, thực tế là không có (emptiness of emptiness.) Đó chính là ý nghĩa chủ yếu về mặt triết học của The End of Physics (Ngày Tàn của Vật lý học) trong tác phẩm của John Horgan, còn việc con người vẫn tiếp tục phát minh sáng chế để làm cho cuộc sống tiện nghi hơn, đời sống sung sướng hạnh phúc hơn, khỏe mạnh sống lâu hơn, đồng thời chế tạo hỏa tiễn, máy bay chiến đấu tàng hình, tàu ngầm điện tử, chiến hạm nguyên tử, bom nguyên tử để chuẩn bị chiến tranh đưa nhân loại và thế giới đến hiễm họa tận thế và diệt vong cũng chỉ là những chuyện nhỏ nhặc của phàm tục. Nhìn bên ngoài thì chủ nghĩa duy vật thắng thế, vì quanh ta là cuộc sống vật chất, các thành phố, đường sá, nhà cửa, xe cộ, đồ dùng, lục địa, núi non, sông ngòi, sinh vật, biển đảo, nguồn năng lượng, TV, computers, smart phones, …tất cả đều là vật chất. Nhưng trong thâm tâm của các nhà vật lý học có trình độ của thiện tri thức đã nhận thấy, vật chỉ là ảo, nguyên tử không phải là vật (matter. ) Nên bao nhiêu vật chất mà chúng ta thấy chỉ là cơ chế tương quan lượng tử (Relational Quantum Mechanics.) Điều đó cũng giống như ta thấy trong cuốn phim, có cuộc sống, có con người, có nói năng, có yêu đương, vui buồn, đau khổ, sung sướng, già bệnh, sống chết, ... nhưng tất cả chỉ là ảo. Và cuộc đời mà ta đang sống cũng tương tự như giấc mơ – tĩnh giấc dậy, nồi kê chưa chín. Craig Hogan, Giáo Sư Thiên Văn và Vật Lý của Đại Học Chicago, Giám Đốc Trung Tâm Fermilab về Hạt Cơ Bản của Vật Lý Thiên Văn, nói rằng: vũ trụ mà chúng ta sống cũng chỉ là số (binary,) giống y như tin học (information,) nhưng cao cấp hơn rất nhiều lần thôi (multiple higher dimensions.) Cuốn phim trên màn hình mới chỉ là cuộc sống trong không gian 3 chiều (dài rộng và thời gian) và chỉ có sự tham dự của 3 thức (thấy, nghe, ý thức.) Còn cuốn phim vũ trụ đời thường của chúng ta diễn ra trong không gian 4 chiều (dài, rộng, cao, thời gian) có sự tham dự của 8 thức (thấy, nghe, ngửi, nếm, tiếp xúc, ý thức, mạt-na thức, a-lại-da thức.) Khoa học đả nghỉ đến không gian 9 chiều và 1 chiều của thời gian (10 higher dimensions – 9 space dimensions and 1 dimension of time.) Tôi thiết nghỉ, có tới nhiều dimensions hơn thế nữa mà khoa học chưa tìm ra.

Một nhà khoa học khác là Craig Hogan còn trình bày lập luận của ông một cách rất thuyết phục để nói rằng vũ trụ có bản chất là số trong bài viết nhan đề “Is Space Digital” Phải chăng vũ trụ là số binary, 1,0?

Theo lý thuyết của Hogan, mọi vật trong thế giới 3D trong thế giới của chúng ta đều có thể mã hóa trên một diện tích 2D ở độ phân giải Planck. Kích cỡ Planck là kích cỡ nhỏ nhất, và những binary bit cơ bản của thông tin (information) nằm trong kích cỡ Planck. Kích thước Planck là khoảng cách vật lý nhỏ nhất còn có ý nghĩa, dưới khoảng cách này thì con số chỉ còn là con số toán học vô nghĩa, nó vô nghĩa vì không còn tương ứng với một thực thể vật lý nào. Kích thước Planck là 10-33 cm. Đó chính là kích thước của lượng tử (quantum.) Từ kích thước Planck, ông tính ra diện tích Planck là 10-66 cm2. Mà một bit thông tin (one information bit) vũ trụ bằng 4 diện tích Planck.



tải về 8.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương