Lê Huy Trứ, msee



tải về 8.85 Mb.
trang5/33
Chuyển đổi dữ liệu25.10.2017
Kích8.85 Mb.
#33900
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33

Lý Nhất Thể


Theo Kinh Hoa Nghiêm (Gandavyuha) mà tôi mạo muội tự hiễu, đó là - không có không gian (no space,) không có thời gian liên tục (no continuous time) nghĩa là quá khứ (past), hiện tại (present) và vị lai (future) chỉ là Một (nhất nguyên, oneness, none-duality, original singularity) cuộn tròn trong cái khoảnh khắc Như Không mà khoa học ngày nay mới tìm ra gọi là vướng mắc lượng tử (Quantum Entanglement.) Mà ngay cả cái vướng mắc lượng tử đó củng là không (emptiness.)
Trần Đình Hoành đã diễn tả về vô lượng kiếp trong quá khư, hiện tại và vị lai qua bày kệ dưới đây.

Đến từ vô lượng kiếp

Đi về vô lượng kiếp

Lúc này đang ở đây

Đang tại vô lượng kiếp
(Trần Đình Hoành)
Đối lại với bài kệ trên:
Không từ đâu mà đến

Không tại đó mà về

Lúc này không ở đây

Không “thọ” vô nhất kiếp
(Lê Huy Trứ)

November 12th, 2013

(11-12-13)
Theo thiển ý, Không” có vô lượng kiếp hay nói một cách khác tất cả vô lượng nghiệp đều nhuyễn trong Chơn NTam Muội. Bởi thế, đức Phật còn có tên là Như Lai (Tathagatha), nghĩa là người đã đến như thế, thực chất là người không từ đâu đến mà cũng không đi đâu, không đến không đi. Người không sống trong hiện tại tương đối nhưng tuyệt đối vĩnh hằng. The science stated, General Relativity allows space (không gian) and time (thời gian) to be mutually exclusive and interchangeable, and treats them as aspects of a single entity (nhất thể tuyệt đối, oneness) - “spacetime.” As Indian advaita teacher Nisargadatta Maharaj said: “The trinity: mind, self and spirit, when looked into, becomes unity.” Tạm dịch: Cái ý, ngã và linh hồn của thánh linh nhìn vào chỉ là một. Phật giáo cũng nói vũ trụ vạn vật là nhất thể tức chỉ là một tâm mà thôi nhưng không thể chấp vào một, cũng không thể chấp vào nhiều, tạm gọi là bất nhị (non-dualism.) Phật giáo có thể giải thích một cách rõ ràng và rất khoa học về việc tại sao vũ trụ vạn vật thiên hình vạn trạng, cương nhu, thể lõng thể rắng khác nhau, không không, có có, lại đồng nhất cùng một thể tánh gọi là Phật tánh. Về Bản Thể tuyệt đối, Bồ Tát Long Thọ nói rằng không thể lý giải theo những quan niệm của thế gian được vì nó là bất khả thuyết bởi ngôn ngữ của nhân sinh.
    1. Tục Đế Đối Với Chân Đế


Chân Như là mục đích tối thượng trong Phật học vì Chân Như là thật tướng và thật tánh của tất cả hiện tượng. Với Phật giáo, mọi ngành học thuật nghiên cứu đều nằm trong vòng chân lý tương đối giới hạn trong vòng lý tính hữu hạn của con người. Trong khi đó, mục đích của khoa học là nghiên cứu, tìm tòi, khám phá và chứng minh. Tất cả mọi ngành học đều nhắm đến thể, tướng, và ứng dụng của một đối tượng để nghiên cứu cái vật chất mà con người tưởng là có thật.

Theo Emmanuel Kant, lý tính không thể thấu hiểu được, nắm bắt được “vật tự nó,” nghĩa là thực tại tối hậu, thực tại như chính nó. Lý tính chỉ hiểu được thế giới hiện tượng (phénomène) còn cái bản thể (noumène) thì không thể. (“ Noumèneest parfois considéré comme synonyme de chose en soi, faisant référence aux faits tels qu'ils sont absolument et en eux-mêmes, par opposition au terme de phénomène, faisant référence à ce qui est connaissable. Le noème est l’image mentale translinguistique [notion sémantico-cognitive,] figure macrostructurale [notion de rhétorique.] Sau này, với Sartre, hữu thể tự thân, hữu thể tự nó (l’en soi) cũng là sự bất lực lớn nhất của ý thức con người (le pour soi). Các nhà triết học về khoa học như Wittgeinstein, Thomas Kuhn, Karl Popper… đã cho chúng ta thấy những giới hạn của khoa học, nghĩa là giới hạn của lý tính.

Trên thực tế, không thể hợp nhất thuyết tương đối và vật lý lượng tử dù chỉ trên phương diện lý thuyết toán học. Chỉ có ở cấp độ vượt khỏi lý tính, mà chúng ta thường gọi là tâm linh hay trí huệ thì tâm thức mới bắt đầu chứng nghiệm được chân lý tuyệt đối (thật tánh và thật tướng của chân như.) Sở dĩ, nói tâm linh vượt khỏi lý tính, vì tâm linh không bị giới hạn trong những thể định lượng, định tính, và lý luận của khoa học. Chỉ có tâm linh mới nhận biết và thấu hiểu trí tuệ bát nhã. Bởi thế những người thực hành tâm linh và đạt quả tâm linh trong văn hóa Tây phương vẫn gọi là những nhà thần bí (mystique.) Chẳng hạn, năng lực của "giới" và cái chúng ta gọi là “giới thể,” và thiền định, thiền quán, bồ đề tâm, hồi hướng, chân như, như không…thì không thể đo bằng dụng cụ máy móc hay quan sát bằng mắt trần tục được. Thậm chí tâm lý học chiều sâu (phân tâm học) cũng chẳng thể nào quán được “một tâm thức sạch phiền não” là như thế nào, vì phân tâm học chỉ khảo sát về tâm - mà lại là tâm thô - thì làm sao có thể biết trạng thái không có tâm (vô tâm) là thế nào. Với tâm không có phiền não, tâm không có tư tưởng (tâm vô niệm), thì phân tâm học đã mất đối tượng khảo sát của nó, nghĩa là nó trở nên vô hiệu, không giải thích được.

Lý tưởng của Phật giáo là lý trung đạo, cũng như của Đông phương và Tây phương là chân lý tương đối, quy ước có thể tiếp cận và phản ánh một phần nào chân lý tối thượng tuyệt đối. Sự nối kết giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối, và sự nối kết giữa Đời và Đạo là mục tiêu của Phật giáo Đại thừa. Đó cũng là con đường giải thoát và giác ngộ của toàn bộ Phật giáo.

Hiện nay, mục đích lý tưởng của khoa học là thể hiện được, phản ảnh được một góc nhỏ của bức ảnh toàn đồ (hologramme, bức ảnh chụp giao thoa bằng tia laser, mỗi phần nhỏ của nó khi rọi ra đều cho hình ảnh của toàn bộ bức ảnh. Như huyễn như mộng !) của toàn bộ vũ trụ. Chúng ta có thể đang ở trong holographic universe(s) với buterfly effect (bướm ngài nhẹ vỗ cánh trên thượng giới tạo nên đại chấn động dưới dương gian.) Nếu đây là sự thật thì cái thuyết của tôi, không từ đâu đến, không từ đó mà đi, không ở tại đây, không có vô lượng nghiệp có thể trở thành chân lý. Tất cả vạn vật đều luôn ở trong chân như, không mất đâu cả để mà tìm kiếm, để mà an tâm và kiến tánh. Parts of a whole of emptiness { }. Nhà vật lý Einstein đã từng mơ ước một tương quan như vậy giữa khoa học và Phật giáo, “Tôn giáo của tương lai phải là một tôn giáo vũ trụ. Tôn giáo đó phải vượt khỏi một Thượng đế có nhân cách và tránh khỏi những giáo điều và thần học. Bao trùm cả lĩnh vực tự nhiên và tâm linh, nó phải đặt nền tãng trên một cảm thức tôn giáo phát sinh từ kinh nghiệm về tự nhiên và về tâm linh như một nhất thể đầy ý nghĩa. Đạo Phật trả lời được cho sự mong ước khát khao này. Nếu có một tôn giáo nào có thể đương đầu được với những nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó sẽ là đạo Phật.” Đều này cho chúng ta thấy rằng, Einstein, những khoa học gia và những bật hiền triết trên thế giới không nhất thiết phải là Phật tử, quy y tam bão, mới được giác ngộ.

Mối liên hệ lý tưởng của khoa học và vũ trụ là mỗi phần tử đều “vô ngã, tương dung tương nhập” với nhau và “vô ngã, tương dung tương nhập” với vũ trụ quan. Cái nhìn “vô ngã của mọi phần tử với nhau đồng thời vô ngã với cái toàn thể,” đó là cái nhìn, quan điểm và cũng là chỗ rốt ráo của Kinh Hoa Nghiêm.

Theo quan niệm Á Đông, hầu hết mọi ngành học đều có chữ đạo (y đạo, võ đạo, trà đạo,…) như đạo Lão với Thái Cực (hư vô) sinh Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng sinh Bát Quái sinh 64 quẻ Càn Khôn Đại Nã Di, ... Các nhà Lý học Trung Hoa thế kỷ XI và XII cũng cố biện luận về cái đạo lý trong sự vật và cuộc sống nhưng tiếc rằng họ nhiều tư biện, thiếu những kiến thức tiến bộ của khoa học, và nhất là thiếu một trí huệ bao quát như Phật Giáo, cho nên vẫn không vượt qua được chân như. Gần đây, trong đường hướng đó, nhà vật lý lý thuyết Fritjof Capra viết cuốn Đạo của Vật lý, The Tao of Physics (1974) chứng minh mạch lạc về những tương đồng của vật lý học hiện đại và đạo học Đông Phương.

Với Tây phương, các môn học phần nhiều gắn với tiếp vĩ ngữ “logie”: ontologie (ontology, hữu thể học), phénoménologie (phenomenology, hiện tượng luận), sociologie (sociology, xã hội học), psychologie (tâm lý học)… Tiếp vĩ ngữ logie này bắt nguồn từ chữ Logos của Hy Lạp, có nghĩa là nguyên lý vũ trụ, nói theo Á Đông là Đạo của Vũ Trụ Quan, và tối thượng là Chân Như. Như thế, sociologie có thể dịch là “đạo của xã hội, hay khoa học xã hội,” psychologie là “đạo của tâm lý, hay khoa học tâm lý”…

Cái học của Đông và Tây đều muốn tìm đến thực tại tối hậu là Đạo hoặc Logos. Mà mục đích là về với Chân Như. Chẳng hạn, nghệ thuật Phật Giáo tìm cách biểu hiện cái Chân Như trên mặt hình tướng. Triết Lý Đông Phương và khoa học Tây Phương cũng tìm cách chứng minh cái thực tại tối hậu ấy theo phong cách của mỗi nền văn minh, từng phong tục của mỗi dân tộc, và kiến thức của mỗi con người.

Tóm lại, khoa học của chân lý tương đối, (tạm gọi là tục đế) và Chân Như duyên khởi của chân lý tuyệt đối, (chân đế) không có mâu thuẫn lẫn nhau mà ngược lại bổ túc cho nhau, và cùng soi sáng lẫn nhau. Chẳng hạn trong vật lý học hiện đại, không có một hạt cơ bản nào, không có một hệ thống nào là độc lập, tồn tại riêng biệt, mà chúng “tương trợ” lẫn nhau (interdependence, interconectedness) cùng “duyên khởi” với nhau, thậm chí “vô ngại, tương dung tương nhập” với nhau bởi lý nhân duyên và nghiệp nhân quả trong nhất thể tuyệt đối.

Cho nên, Phật Giáo không chống đối khoa học, không ngăn ngại khoa học, với tư cách là cái học, sự nghiên cứu của lý trí con người. Trái lại, chúng ta đả thấy khoa học càng phát triển sâu rộng bằng lý trí và thiện tâm thì những chân lý và trí tuệ của Phật giáo càng được sáng tỏ. Đúng như mong ước của Einstein, những chân lý tuyệt đối của Phật Giáo soi sáng cho những con đường của những chân lý tương đối, cho những paradigm (hệ hình, mẫu hình, chữ của Thomas Kuhn, 1962) của khoa học. Cho đến lúc những chân lý tương đối là sự phản ảnh của chân lý tuyệt đối, là một với chân lý tuyệt đối với tinh thần của trí tuệ bát nhã, "Sắc tức thị Không..." Do đó chúng ta có thể khẳng định, như Giáo Sư Trần Chung Ngọc viết, Phật Giáo tiếp tục vượt qua hơn nơi mà khoa học dừng lại, vì khoa học không thể giải thích xa hơn. Hay là Phật Giáo vượt qua bờ khoa học đến bến Chân Như.

Con người luôn luôn tìm kiếm hạnh phúc, hạnh phúc càng trường cửu càng tốt (hữu thường.) Nhưng chúng sinh vẫn chạm mặt với khổ đau vì họ đã không biết thiết lập những nguyên nhân cho hạnh phúc, mà ngược lại, luôn mải gieo trồng hạt giống khổ đau. Những khổ đau, những ách nạn từ cá nhân cho đến xã hội ở khắp thế giới chứng tỏ sự sai lầm trong tư duy và trong hành động của chúng ta là thế nào. Đó là, mơ ước ngàn đời làm thế nào để nối kết được cuộc đời mình với thực tại tối hậu, với cái tuyệt đối; nối kết được sự nghiệp của mình nghĩa là tư duy sáng tạo và hành động của mình với thực tại tối hậu. Muốn được trường sanh bất tử, bám vào vật chất, trụ vào vọng tâm không chấp nhận vô thường và vô ngã. Không biết làm sao nối kết được Đời với Đạo để được tự tại an tâm, mà chỉ có Chân Như duyên khởi mới giúp được chúng ta thực hiện được ước mong đó, đạo với đời tuy hai mà một.

Con người có thể tìm hiểu, học hỏi, bắt chước chữ “pháp” của Lão Tử, trong câu: “Người bắt chước Đất, Đất bắt chước Trời, Trời bắt chước Đạo, Đạo bắt chước Tự nhiên,” mà Chân Như qua mọi biểu lộ của nó ở trong mọi ngành hoạt động của con người, khoa học, chính trị, kinh tế, xã hội … Mở được con mắt trí tuệ, con người có thể thấy được phản ảnh của Chân Như trong thế giới hình tướng, kiến được tự tánh. Như kinh Bát Nhã nói, thấy sắc (hiện tượng, form) tức là thấy tánh Không (bản thể, emptiness.) Với sự học Chân Như cả về mặt hình tướng lẫn thể tánh, mặt hiện tượng lẫn bản thể như vậy, con người sẽ hiểu biết, tương trợ và thể nhập Chân Như. Đây là mục đích, và sở nguyện thiêng liêng của con người, nối kết được Đời với Đạo, giác được thế giới hình tướng biểu lộ với thể tánh không hình tướng không biểu lộ, nối kết sinh tử với Niết Bàn, nối kết ngọn với gốc, nối kết sự ra đi với trở về, nối kết thời gian với cái không có thời gian, cái hữu hạn với cái vô hạn, đại ngộ giải thoát thành Phật.


    1. tải về 8.85 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương