Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ


Hình 7: Đánh giá của nhà đầu tư nước ngoài về chất lượng cơ sở hạ tầng



tải về 3.48 Mb.
trang36/47
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích3.48 Mb.
#1943
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   47

Hình 7: Đánh giá của nhà đầu tư nước ngoài về chất lượng cơ sở hạ tầng

Quan sát kỹ các lĩnh vực cụ thể, chúng ta có thể thấy rằng thứ tự xếp hạng các loại dịch vụ cơ sở hạ tầng thì khá giống nhau (xem Hình 6). Nhà đầu tư nước ngoài đánh giá dịch vụ viễn thông có chất lượng hợp lý, các dịch vụ tiện ích khác xếp hạng thấp hơn, điện thoại và hệ thống đường kết nối ở nhóm số ba. Họ bày tỏ sự rất thất vọng đối với chất lượng đường bộ và dịch vụ xử lý nước thải và cho điểm xếp hạng thấp nhất. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2013-2014, xếp hạng chất lượng dịch vụ cơ sở hạ tầng ở hầu hết các hạng mục đều tệ hơn đáng kể (vd: điểm số năm 2014 thấp hơn và 90% khoảng tin cậy không trùng lặp). Với điểm số các năm trước thì không đáng ngạc nhiên khi sự tụt giảm lớn nhất là ở lĩnh vực xử lý chất thải, đường bộ, đường sắt, và đường nối giữa đường bộ và đường sắt.



Hình 8: Sự thay đổi về đánh giá của doanh nghiệp FDI đối với chất lượng cơ sở hạ tầng trong giai đoạn 2013-2014

Bảng 4 cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về sự tụt giảm trong xếp hạng chất lượng cơ sở hạ tầng theo thời gian. Trong năm 2012, doanh nghiệp FDI cho biết mất khoảng 10 ngày thì ổ gà trên đường nơi họ hoạt động nếu có sẽ được sửa chữa và chỉ 9,4% không thấy các con đường được sửa bao giờ. Nhưng sang năm 2014, doanh nghiệp cho biết thời gian sửa chữa này lên đến là 20 ngày và gần 21% khẳng định là không thấy có hành động sửa chữa nào. Về tình trạng cắt điện, trong năm 2012, trung bình số lần điện bị cắt là 1,25 đối với doanh nghiệp FDI ở Việt Nam và 100% lần cắt điện đều được thông báo trước cho doanh nghiệp vì vậy họ có thể điều chỉnh hoạt động của mình. Trong năm 2014 thì ngược lại, doanh nghiệp phản ánh có trung bình 3 lần cắt điện và 10% số lần này là không báo trước. Dịch vụ viễn thông được đánh giá có chất lượng tốt nhất khi số giờ mất tín hiệu là bằng 0 theo thời gian



Bảng 3: Duy tu cơ sở hạ tầng (theo năm và theo tỉnh)

Năm

Số ngày trung bình để sửa chữa đường (#)

Tỷ lệ cho rằng đường không được sửa

Số lần cắt điện trung vị (#)

Tỷ lệ báo trước

Số lần mất tín hiệu dịch vụ viễn thông trung vị (#)

Câu hỏi

E2

E2.1

E3

E4

E5

2010

30

26.8%

5

80%

0

2011

15

11.1%

1

100%

0

2012

10

9.4%

1.25

100%

0

2013

3.5

9.1%

0

90%

0

2014

20

20.6%

3

90%

0

#Điểm yếu 4: Gánh nặng quy định, chính sách

Việc nhà đầu tư nước ngoài cảm nhận về hệ thống quy định của Việt Nam kém hiệu quả là một điều khá ngạc nhiên khi mà chính phủ đã đầu tư rất nhiều nỗ lực vào cải cách các thủ tục đăng ký kinh doanh và thủ tục hành chính.163 Để dễ theo dõi, chúng tôi chia phân tích thành bốn phần về bốn yếu tố gánh nặng quy định (gia nhập thị trường, thủ tục hành chính phiền hà, thanh tra, và hải quan).

Bảng 4 cho thấy các thủ tục gia nhập thị trường tại Việt Nam còn nhiều điểm cần cải thiện, dù đây dường như không phải là lĩnh vực khiến nhà đầu tư nước ngoài thất vọng. Bảng được phân chia thành bốn khu vực. Góc phần tư thứ nhất phía trên, bên trái biểu thị số ngày trung vị cần thiết để nhận được ba giấy tờ chính để được cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Doanh nghiệp được hỏi họ phải chờ bao nhiêu ngày để được cấp giấy phép đầu tư kể từ ngày nộp đơn xin cấp. Như có thể thấy, tỷ lệ này vẫn tương đối ổn định trong vòng 5 năm đối với doanh nghiệp mới tại Việt Nam. Hiện nay, trung bình mất khoảng 30 ngày để được cấp phép đầu tư mới và gia hạn giấy phép đầu tư, mất 30 ngày để hoàn thành các thủ tục đăng ký kinh doanh và mất 15 ngày để nhận được mã số thuế từ cơ quan thuế. Lưu ý rằng những con số này là doanh nghiệp tự báo cáo và không phải là con số thống kê chính thức. Hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện thủ tục này ở cấp tỉnh, ngoại trừ những doanh nghiệp hoặc dự án quy mô rất lớn (trên 1.500 tỉ đồng hoặc 70 triệu đô la) hoạt động trong lĩnh vực bị hạn chế và đòi hỏi phải có sự phê chuẩn của Chính phủ. Thời gian thực hiện các thủ tục được khảo sát trong năm 2014 khá nhất quán với các năm trước, ngoại trừ năm 2011 nổi bật với thời gian thực hiện thủ tục nhanh đột biến.

Ngoài ra, góc phần tư thứ hai, phía trên bên phải cho thấy, các thủ tục một cửa cho phép 85% doanh nghiệp FDI hoàn thành các thủ tục cùng một lúc, do vậy tổng thời gian để chính thức đi vào hoạt động đối với doanh nghiệp mới thành lập còn thấp hơn tổng số ngày cần thiết để nhận được các giấy tờ.164 Thực tế, 81% doanh nghiệp cho biết họ có đủ điều kiện hoạt động hoạt động sau ba tháng kể từ ngày nộp hồ sơ và 38% cho biết đủ điều kiện hoạt động trong vòng một tháng. Cả hai con số này đều giảm so với các năm trước nhưng không đáng kể. Một thay đổi đáng lưu ý đó là, Luật Đầu tư và Luật doanh nghiệp được Quốc Hội thông qua năm 2014 đã tách giấy phép đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Bắt đầu từ năm nay, doanh nghiệp FDI sẽ phải có giấy phép đầu tư trước khi có thể bắt đầu đăng ký kinh doanh.165



Bảng 4: Gánh nặng quy định trong thủ tục gia nhập thị trường đối với doanh nghiệp FDI







Số ngày để nhận được (trung vị)

Mức độ thuận lợi

Năm

Giấy phép đầu tư

(số ngày trung vị)

Gia hạn giấy phép (số ngày trung vị)

Năm

Giấy phép đầu tư

(số ngày trung vị)

Gia hạn giấy phép (số ngày trung vị)

Năm

Giấy phép đầu tư

(số ngày trung vị)

Câu hỏi

C1.1

C1.2

C1.3

C1.4

C2

C4<=4

C4<=3

2010

30

30

30

15

87.8%

83.2%

45.2%

2011

30

15

15

15

65.7%

88.9%

57.0%

2012

30

30

30

15

70.8%

84.3%

47.6%

2013

30

20

30

15

78.4%

87.0%

47.4%

2014

30

30

30

15

84.9%

80.5%

38.0%

 

Những giấy tờ khác

Tổng chi phí

Năm

Giấy tờ yêu cầu thêm

Số giấy tờ cần thêm (Bách phân vị thứ 25)

Năm

Giấy tờ yêu cầu thêm

Số giấy tờ cần thêm (Bách phân vị thứ 25)

Năm

Giấy tờ yêu cầu thêm

Câu hỏi

C3

C3.1

C5

2010

44.3%

1

2

3

50

2000

30000

2011

23.5%

1

1

2

100

2000

20000

2012

22.2%

1

1

3

100

2000

15000

2013

26.6%

1

1

3

100

2000

20000

2014

47.0%

1

1

2

100

2000

20000

Tiếp theo, chúng tôi điều tra gánh nặng của những cuộc thanh, kiểm tra theo thời gian bằng việc sử dụng dạng đồ thị hình hộp. Trong một hộp, đường bên trong hộp đại diện cho giá trị trung vị, các đầu hộp thể hiện giá trị bách phân vị thứ 25 và 75 tương ứng, và phần “râu” mô tả các giá trị thấp nhất và cao nhất được ghi nhận (không bao gồm giá trị bất thường). Phần ngoài hộp là các chấm riêng lẻ cho biết số lần thanh kiểm tra lớn hơn 1,5 lần so với giá trị bách phân thứ 75.

Hình 9: Đồ thị hình hộp về tổng số lần thanh, kiểm tra doanh nghiệp FDI

trong giai đoạn 2010-2014

Chú thích: Phản hồi về số lần bị thanh, kiểm tra trong các năm trước 2010-2013 cũng được thể hiện trên hình nhằm mục đích so sánh. Đường bên trong hộp đại diện cho giá trị trung vị, các đầu hộp thể hiện giá trị bách phân thứ 25 và 75 tương ứng, và phần “râu” mô tả các giá trị thấp nhất và cao nhất được ghi nhận (không bao gồm giá trị bên ngoài). Phần ngoài hộp là các chấm riêng lẻ cho biết rằng số lần thanh kiểm tra lớn hơn 1,5 lần so với giá trị bách phân thứ 75.

Thông điệp từ Hình 9 cho thấy, đối với đại đa số doanh nghiệp, các đợt thanh kiểm tra không phải là một gánh nặng quá lớn. Doanh nghiệp trung vị bị thanh kiểm tra 2 lần một năm và con số này không thay đổi theo thời gian. Thậm chí đối với doanh nghiệp bị thanh tra nhiều nhất, thì số lần thanh tra cũng không phải là một gánh nặng lớn. Năm 2014, số lần thanh tra ở góc tứ phân vị phía trên là 4 và số lần thanh tra nhiều nhất ghi nhận được là 8. Sự đa dạng trong các đợt thanh kiểm tra trong năm 2014 cao hơn những năm trước, nhưng không có gì đáng báo động.

Đồ thị cũng minh họa những nguyên nhân của quan ngại này đó là hàng năm vẫn có những trường hợp cho kết quả đột biến, hay nói cách khác, một bộ phận nhỏ doanh nghiệp bị phiền hà quá mức. Chẳng hạn, trong năm 2014, có bốn doanh nghiệp bị thanh tra trên 20 lần và một doanh nghiệp bị thanh tra bởi 40 đơn vị khác nhau. Mức độ phiền hà không khác nhau nhiều giữa các ngành, nhưng tập trung vào những doanh nghiệp vừa và lớn. Một doanh nghiệp trên 500 nhân sự có 10% khả năng nằm trong nhóm bị thanh tra quá mức, và nếu tăng 1 điểm về quy mô nhân sự, theo thang quy mô nhân sự 8 điểm, thì sẽ làm gia tăng khả năng bị thanh tra lên 8%. Kết quả tương tự cũng được ghi nhận khi đo lường quy mô bằng vốn đầu tư theo giấy phép đầu tư. Năm 2014, các doanh nghiệp Trung Quốc và Singapore có xu hướng bị thanh tra nhiều hơn doanh nghiệp các quốc gia khác (khoảng 6% so với mức trung bình toàn quốc là dưới 1%).



Gánh nặng quy định cuối cùng được thể hiện qua phân tích về thủ tục hải quan, tổng hợp kết quả trong Hình 2.26. 66% doanh nghiệp FDI trong mẫu điều tra cho biết họ thuê đại lý hải quan và 34% doanh nghiệp tự thực hiện các thủ tục về hải quan. 16% doanh nghiệp tham gia điều tra thực hiện thủ tục hải quan tại cảng, 5% làm thủ tục tại sân bay và khoảng 22% thực hiện thông quan cho hàng hóa tại cục hải quan của tỉnh. Số liệu tổng hợp từ tất cả các nhóm cho thấy doanh nghiệp mất khoảng 2,8 ngày để thực hiện thông quan cho hàng nhập khẩu, và khoảng 4,2 ngày để thông quan hàng xuất khẩu. Thủ tục thông quan hàng nhập khẩu đã có cải thiện nhẹ so với năm 2013 trong khi đó tình trạng ách tắc hàng xuất khẩu lại trở lên tệ hơn. Tuy nhiên, cả hai đều không có dấu hiệu bất thường so với thời gian trước. Doanh nghiệp cho biết, khâu tốn thời gian và phức tạp nhất trong quy trình làm thủ tục hải quan là khâu thanh tra, kiểm tra – đây cũng là khâu mà doanh nghiệp cho biết thường phải trả chi phí không chính thức nhiều nhất.

Hình 10: Thời gian chờ đợi để thông quan hàng hóa (số ngày nhận được hàng)

Tóm lại, điều tra doanh nghiệp PCI-FDI trong 2 năm gần đây cho thấy trong tương quan so sánh các quốc gia cạnh tranh, Việt Nam có lợi thế ở các lĩnh vực như: mức thuế, nguy cơ bị thu hồi tài sản, ổn định chính sách và khả năng tham gia vào quá trình hoạch định các chính sách có ảnh hưởng trực tiếp tới họ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI đều chia sẻ chung cảm nhận là môi trường kinh doanh của Việt Nam đang kém hấp dẫn hơn các quốc gia cạnh tranh về chi phí không chính thức, gánh nặng các quy định pháp luật, chất lượng dịch vụ công và chất lượng của cơ sở hạ tầng. Rõ ràng, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong cắt giảm gánh nặng quy định, chính sách cho doanh nghiệp nước ngoài. Thực tế, các chi phí thời gian và tiền bạc khi gia nhập thị trường như chi phí đăng ký kinh doanh và xin cấp phép vẫn ở mức hợp lý và ổn định trong suốt thời gian điều tra PCI. Các thủ tục gia nhập thị trường tiếp tục cải thiện, vì Quốc hội gần đây đã thông qua dự thảo sửa đổi các Luật Doanh nghiệp và Đầu tư nhằm mục đích đơn giản hóa hơn nữa các thủ tục đăng ký kinh doanh (như xóa bỏ yêu cầu về con dấu doanh nghiệp) bên cạnh việc gỡ bỏ hạn chế đầu tư vào nhiều ngành.166. Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp cho biết họ vẫn chịu nhiều chi phí cho các gánh nặng quy định, chính sách khi phải tuân thủ với các thủ tục đăng ký kinh doanh, thanh tra, kiểm tra và thủ tục hải quan. Những vấn đề này được doanh nghiệp khuyến nghị đưa vào các chương trình nỗ lực cải cách chính sách sắp tới của Việt Nam./.

TIẾP TỤC CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

KINH DOANH - GÓC NHÌN TỪ KHU VỰC

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM –

TS Phạm Ngọc Long,

Ủy viên BCH Hiệp Hội DNNVV Việt Nam;

Viện trưởng Viện Khoa học Quản trị DNNVV;

Kinh tế Việt Nam năm 2014 qua đi với những dấu hiệu của sự phục hồi ấn tượng và bất ngờ. GDP tăng 5,98% so năm 2013, vượt mức kế hoạch (5,8%) đề ra. Xuất khẩu đạt 150 tỷ USD, tăng 13,6% và xuất siêu đạt 2 tỷ USD, mức cao nhất kể từ khi BOP của Việt Nam đạt thặng dư vào năm 2012. Thị trường tài chính - tiền tệ đã dần đi vào ổn định, nợ xấu giảm, mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều hạ, tạo điều kiện khuyến khích tiêu dùng và đầu tư, thêm nhiều cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận tín dụng và hỗ trợ ngân hàng giảm tồn đọng vốn nhàn rỗi, giảm dư thừa thanh khoản. Đáng chú ý CPI bình quân năm 2014 tăng 4,09% so với bình quân năm 2013, mức tăng khá thấp trong vòng 10 năm qua. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 15,6 tỷ USD, tăng 24,5% so năm 2013. Thông tin tình hình kinh tế quý I/2015 cho thấy đà phục hồi càng rõ rệt (GDP/CPI tăng lần lượt 6,03%/0,74% so cùng kỳ, CPI tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây ...);



Thành quả đáng khích lệ ...

Kết quả trên có được nhờ những nỗ lực không ngừng của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ hướng trọng tâm “đột phá” cải cách thể chế (hoàn thiện khung khổ pháp lý với nhiều điểm mới, tiến bộ), cải cách TTHC (dự kiến sớm tiệm cận các tiêu chí xếp hạng ASEAN 6 vào cuối năm 2015 và ASEAN 4 vào năm 2016), tiếp tục tái cơ cấu mạnh hơn hệ thống tài chính - ngân hàng và đầu tư phát triển về cơ sở hạ tầng của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng thực thi được chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bước đầu thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Những thành tựu này được một số tổ chức quốc tế (World Bank Group, WEF, Eurocharm, Moody...) hân hoan ghi nhận qua sự công bố các chỉ số xếp hạng chuyên nghiệp dù ở mức độ tích cực, lạc quan hay có phần còn bi quan khác nhau, đều thống nhất ở điểm chung là môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam đã và đang được cải thiện, nhiều tiến bộ và trở thành điểm thu hút nhiều hơn sự quan tâm của các nhà đầu tư, kinh doanh nước ngoài;



Vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức ...

Mặc dầu vậy, bên cạnh những tín hiệu tích cực thì nền kinh tế Việt Nam vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức về năng lực cạnh tranh quốc gia nói chung và sự chậm trễ đối phó với hội nhập của phần lớn các doanh nghiệp trong nước nói riêng. Tăng trưởng kinh tế đạt được dưới tiềm năng. Mặt bằng giá (CPI) ở mức thấp chủ yếu nhờ tác động giảm giá nguyên liệu, năng lượng đầu vào (như giá dầu thô, thép, bông sợi ...) và tổng cầu còn yếu (sức mua nội địa tăng chậm, xuất khẩu nông sản giảm sút) chứ không phải do chủ động kiểm soát lạm phát (vẫn liên tục điều chỉnh giá nhiều mặt hàng thiết yếu, nới lỏng cung tiền và còn chờ ghi nhận có tính độ trễ từ quý II/2015). Tăng trưởng tín dụng đạt mức thấp, xử lý nợ xấu còn chậm, dù mặt bằng lãi suất giảm mạnh. Cho thấy sức hấp thụ vốn của đại bộ phận khu vực doanh nghiệp khá yếu. Xuất khẩu tăng cao chủ yếu nhờ ở khu vực doanh nghiệp FDI và kinh tế thế giới vẫn đang trong đà phục hồi chậm chạp, chứa đựng nhiều rủi ro. Bên cạnh đó bội chi ngân sách vẫn lớn, nợ công (gồm cả nợ nước ngoài) còn cao, tỷ giá hối đoái tạm ổn định với mức dự trữ ngoại tệ còn mỏng, chưa thực vững chắc. Đặc biệt là sức ép tiến trình hội nhập phải “mở toang” cửa thị trường và nới lỏng nhiều điều kiện thuế, hải quan, hàng rào kỹ thuật không mấy “dễ chịu” cho việc cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).



Каталог: Uploads -> Articles04
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles04 -> MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN
Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

tải về 3.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương