Kinh đỊa tạng bồ TÁt bổn nguyện thiển thíCH



tải về 2.73 Mb.
trang8/32
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2016
Kích2.73 Mb.
#31926
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   32

Tóm lại, quư vị ngầm giúp đỡ hoặc làm những việc có lợi cho người khác, song quư vị không kể lể lôi thôi, không để cho ai biết cả, th́ đó gọi là "âm đức" Đời trước làm nhiều việc âm đức th́ đời này được thông minh; đời trước xem nhiều sách về Phật Học, tụng nhiều kinh điển Phật Giáo, như tụng Kinh Kim Cang Bát Nhă Ba La Mật được vài vạn biến, th́ đời này cũng được thông minh, sáng dạ. Ngoài ra, nếu đời trước đọc sách nhiều, chịu khó nghiên cứu sách vở để học hỏi, th́ đời này cũng được trí óc minh mẫn. Như vậy, trí thông minh chính là đến từ âm trắc - do đời trước đă tu nhân tích đức, tạo được nhiều âm đức, cho nên đời này mới được thông minh tài trí hơn người. 

" Âm đức dẫn lối tới thông minh” (Âm trắc dẫn nhập thông minh lộ). Nhờ có đức hạnh cho nên quư vị mới được thông minh; do đó có thể nói rằng chính đức hạnh đă dẫn dắt quư vị tới con đường thông minh vậy. 

" Thông minh nếu chẳng tin âm đức,/ ấy thông minh phản, thông minh hại” (Bất tín âm trắc sử thông minh,/ Thông minh phản bị thông minh ngộ). Nếu đời này quư vị được thông minh, nhưng v́ quên lăng nên quư vị không đi theo đường ngay nẻo phải, không tin âm đức, không làm việc thiện, chỉ cậy vào trí thông minh của ḿnh để mưu đồ việc xấu, th́ chính cái trí thông minh của quư vị sẽ hại quư vị vậy. V́ sao ư? Bởi nếu không thông minh th́ quư vị sẽ không làm được nhiều việc xấu! Chính v́ thông minh lanh lợi cho nên quư vị mới biết được những điều mà kẻ khác không thể nào ngờ tới; do đó, cho dù quư vị làm điều mờ ám hoặc ám hại người khác, th́ nhờ khôn khéo, quư vị vẫn không bị ai nghi ngờ hoặc phát giác ra được. Cho nên, sử dụng trí thông minh mà không tin là có âm đức, th́ cái trí thông minh đó sẽ trở thành chướng ngại, và là thứ "thông minh có hại" vậy! 

Thời Tam Quốc (Trung Hoa), Tào Tháo vốn là một người rất thông minh, có thể nói là thông minh c̣n hơn cả quỷ thần nữa. Ông ta cũng có một vài thành tựu nhờ thông minh, mưu trí. Tuy nhiên, những tác hại do cái trí thông minh xảo quyệt của ông ta gây ra cũng không phải là ít! 

Những kẻ thích được thông minh sau khi nghe qua bài kệ trên, th́ nên nỗ lực làm việc tốt, có ích cho nhân quần, chứ đừng mưu tính chuyện hăm hại người khác. 

Để bổ sung cho phần giảng về "Tŕ Giới Ba La Mật," tôi kể cho quư vị nghe một công án. Vào thuở Đức Phật Thích Ca Mâu Ni c̣n trụ thế, có hai thầy Tỳ Kheo nọ cùng nhau đi bái kiến Đức Phật. Trải qua một lộ tŕnh dài th́ hết nước uống, cả hai vị Tỳ Kheo này đều bị kiệt sức v́ khát. Giữa lúc tuyệt vọng, tưởng chừng sắp phải chết khát ấy, một vị Tỳ Kheo chợt trông thấy một cái sọ người, bên trong c̣n đọng chút nước, liền mừng rỡ reo lên: "Có nước rồi! Chúng ta đă khát đến nông nỗi này, thôi th́ hăy uống chỗ nước trong cái sọ này vậy!" 

Vị Tỳ Kheo kia can ngăn: "Không nên! Trong nước đó có côn trùng, chúng ta không thể uống được!" 

Vị Tỳ Kheo thứ nhất cố thuyết phục bạn: "Chúng ta đang khát khô cả cổ như vầy, nếu uống chỗ nước này th́ chúng ta sẽ thoát chết, có thể đi tiếp đến chỗ Đức Phật. Bằng không, cả hai chúng ta đành phải bỏ xác tại đây, không thể nào gặp Phật được!" 

Vị Tỳ Kheo kia vẫn cương quyết: "Tôi thà v́ tŕ Giới mà chết! Tuy rằng không được gặp Phật, song tôi nhất định vâng theo sự dạy bảo của Ngài, dẫu có chết cũng chẳng ân hận!" 

Vị Tỳ Kheo thứ nhất bèn uống cạn chỗ nước đọng trong cái sọ ấy, rồi một ḿnh tiếp tục cuộc hành tŕnh; c̣n vị Tỳ Kheo kia v́ không chịu uống, quả nhiên phải chết khát. 

Sau đó, thầy Tỳ Kheo có uống nước t́m đến được chỗ Phật ngự. Thầy tới đảnh lễ Đức Phật và thưa chuyện: "Bạch Đức Thế Tôn! Chúng con hai người cùng đi chung, được nửa đường th́ khát nước chịu không nổi; nhân thấy trong một cái sọ người có đọng một ít nước, con liền uống để khỏi bị chết khát, hầu có thể đến gặp Đức Thế Tôn. C̣n thầy Tỳ Kheo cùng đi với con th́ quá cố chấp, nhất định thà chết chứ không uống nước này; bởi trong nước có côn trùng, ông ấy bảo nếu uống tức là phạm Giới. Rốt cuộc, con nhờ uống nước này nên được sống sót và được diện kiến Đức Thế Tôn; c̣n ông ấy không chịu uống, có lẽ giờ đây đă bị chết khát rồi!" 

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói: "Ông tưởng là Tỳ Kheo ấy chết khát rồi sao? Tỳ Kheo ấy nhờ tŕ Giới, nên đă khiến cho ông ấy đến gặp Ta trước; hiện giờ ông ấy đang ở đây nghe Ta thuyết Pháp. Tŕ Giới quả thật là việc rất khó, song nếu có ḷng thành th́ Ta liền thấu rơ cảm thông. Ông tuy được gặp Ta, nhưng tâm ông không chí thành v́ ông giữ Giới không được tinh nghiêm. Do vậy, Tỳ Kheo kia nay đă khai ngộ chứng quả, c̣n ông th́ vẫn cần phải tiếp tục tu hành thêm nữa!" 

Qua công án này, chúng ta có thể thấy rằng sáu hạnh Ba La Mật - Tŕ Giới, Nhẫn Nhục, Bố Thí, Tinh Tấn, Thiền Định, Trí Huệ - cần phải được thực hành một cách chân thành, nghiêm túc. Nếu không thành tâm thành ư, chỉ làm qua loa cho xong chuyện, tất sẽ không tương ưng với Phật Pháp. Cho nên, người xuất gia thời thời khắc khắc đều phải ghi nhớ và noi theo bốn câu kệ này mà tu hành: 

 “Ǵn lời giữ ư, thân chớ phạm 

Chớ gây phiền năo hại chúng sanh 

Vô ích khổ hạnh cần xa lánh, 

Hành giả như thế khéo độ đời” 

(Thủ khẩu, nhiếp ư, thân mạc phạm, 

Mạc năo nhất thiết chư hữu t́nh, 

Vô ích khổ hạnh đương viễn ly, 

Như thị hành giả khả độ thế.) 

Tŕ Giới là điều vô cùng trọng yếu, quư vị chớ lầm tưởng rằng chỉ tŕ giữ lấy lệ, đại khái là được; bởi v́ chỉ cần sơ hở một chút là chúng ta có thể đi sai lệch cả ngàn dặm. Cho nên, tu hành cần phải đàng hoàng nghiêm chỉnh, siêng năng cẩn thận; làm việc ǵ cũng phải chân thật, chu đáo, không được cẩu thả. 

Tiếng Từ Bi. Ḷng "từ" ban vui, ḷng "bi" cứu khổ - tất cả những chúng sanh nghe được thứ âm thanh này của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đều có thể ĺa khổ được vui, thoát ṿng sanh tử. 

Tiếng Hỷ Xả. "Hỷ" là hoan hỷ, vui vẻ; "xả" là bố thí. Vậy, "hỷ xả" là hoan hỷ bố thí. Từ, Bi, Hỷ, Xả được gọi chung là Tứ Vô Lượng Tâm, tức là bốn cái tâm bao la vô lượng - Từ Vô Lượng Tâm, Bi Vô Lượng Tâm, Hỷ Vô Lượng Tâm và Xả Vô Lượng Tâm. Muốn tu hạnh bố thí th́ cần phải sanh tâm hoan hỷ - hoan hỷ xả bỏ, vui vẻ thực hành pháp bố thí. Không nên sau khi đă xả bỏ, đă bố thí rồi, th́ trong ḷng lại thấy tiếc nuối, không đành; bởi như thế tức là chưa sanh tâm hoan hỷ vậy. 

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni phát ra tiếng Hỷ Xả, khiến cho tất cả những chúng sanh nghe được âm thanh này đều sanh tâm hoan hỷ bố thí. 

Tiếng Giải Thoát. "Giải thoát" tức là có được thứ tự do chân chánh, hoàn toàn không bị ràng buộc vướng víu nữa. Vậy "giải thoát" tức là thoát khỏi cái ǵ? Đó chính là thoát ra khỏi nỗi khổ năo của sanh tử trong sáu nẻo luân hồi. 

Thuở xưa, có một vị Sư đến thỉnh vấn một bậc cao tăng danh tiếng rằng: "Xin hỏi Thượng Tọa, làm thế nào để được giải thoát?" 

Vị cao tăng hỏi lại: "Ai trói buộc ông vậy?" 

Vừa nghe xong, vị Sư nọ lập tức khai ngộ: "A! Th́ ra chẳng có ai trói buộc ḿnh cả; chẳng qua là tự ḿnh trói ḿnh đó thôi! Nếu ḿnh không tự trói chính ḿnh nữa, th́ tự nhiên ḿnh sẽ được giải thoát." 

Thế nào gọi là "tự ḿnh trói ḿnh"? Tất cả mọi người hăy lưu ư điểm này - bởi v́ chúng ta không có được cái nh́n thấu suốt, lại chẳng thể triệt để buông bỏ tất cả, nên mới bị ràng buộc tù túng, không đạt được sự tự tại; mà không đạt được sự tự tại cũng chính là không đạt được sự giải thoát! Nếu quư vị có thể nh́n thấu suốt sự việc, thông hiểu mọi chuyện, và có thể buông bỏ tất cả, tức là quư vị đă tự cởi trói và sẽ đạt được sự tự do chân chánh; được tự do cũng chính là được giải thoát vậy. Bấy giờ, quư vị sẽ thấy an nhiên tự tại, chẳng ràng chẳng buộc, "không quái không ngại, vĩnh viễn xa ĺa mộng tưởng điên đảo" (Tâm Kinh). Chân thật buông bỏ tất cả th́ sẽ được giải thoát; nếu không buông bỏ được th́ chẳng thể nào có được sự giải thoát. 

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đă phát ra thứ tiếng Giải Thoát này, vậy bây giờ chúng ta cũng nên giải thoát chính ḿnh, không nên tự trói ḿnh và cũng đừng tự giam ḿnh trong nhà tù, để rồi vĩnh viễn không được tự do. Sao lại nói chính ḿnh nhốt ḿnh trong nhà tù? Nếu quư vị không phải đang bị cầm tù tức là quư vị đă được giải thoát; c̣n nếu chưa đạt được sự giải thoát th́ cũng chẳng khác nào quư vị đang ở tù vậy, không được tự do làm theo ư ḿnh - đông tây nam bắc, muốn đi đâu cũng đều không được tự do cả! 

"Tự do" mà chúng ta đương nói đây không phải là tự do của cái "túi da hôi thối" này, mà là tự do của tự tánh. Nếu cái tự tánh này được tự do, th́ quư vị muốn sống là cứ việc sống, muốn chết là lúc nào cũng có thể chết được. Mà chết cũng chẳng cần phải có bệnh tật ǵ mới chết được, chỉ ngồi mà chết thôi - đó mới đúng là sự tự do chân chánh. Đây gọi là: 

Sống chết do ta, chẳng do trời. 

(Sanh tử do ngă, bất do thiên). 

Bấy giờ, quư vị muốn sống th́ sống, muốn chết th́ chết. Muốn sống đến một trăm tuổi, một ngàn tuổi, hay một vạn tuổi... đều được cả. Nếu không muốn sống nữa th́ bất cứ lúc nào cũng có thể trở về với "quê hương vốn có" của ḿnh. Quư vị thích ở cái "nhà" này th́ cứ việc ở; không thích ở nữa th́ có thể "dọn" đi bất cứ lúc nào tùy ư. 

Tự do của tự tánh gồm có hai thứ; đó là tự do của thần thức và tự do của bản hữu Phật tánh: 

1) Tự do của thần thức. Thần thức th́ thuộc âm và có thể du hành đến bất cứ nơi đâu; như từ thành phố Cựu Kim Sơn, thần thức có thể tới Nữu Ước, Âu Châu, Á Châu... Tuy rằng thần thức có thể biết rơ t́nh h́nh nơi ḿnh đến, nhưng lại không thể cầm nắm đồ vật - thần thức không thể mua quà từ Nữu Ước rồi mang về lại Cựu Kim Sơn được; tại sao vậy? V́ thần thức vốn thuộc âm. Thần thức chỉ có thể nh́n xem cảnh vật của Nữu Ước, chứ không thể làm bất cứ việc ǵ ở đó cả. 

2) Tự do của bản hữu Phật tánh. Phật tánh th́ thuộc dương, là toàn thể đại dụng, công năng rộng lớn vô hạn. Đạt được thứ tự do này, th́ cho dù quư vị đang ở thành phố Cựu Kim Sơn, nhưng nếu cần món đồ ǵ ở Nữu Ước, th́ chỉ cần duỗi tay ra là lấy được ngay. Quư vị thấy có kỳ diệu hay không? Đó có phải là thần thông không? Thật ra, đó là thứ cảnh giới của sự giải thoát, không ràng không buộc, vô quái vô ngại. Ở cảnh giới này, cả cơi tam thiên đại thiên thế giới như ở trong một căn pḥng, quư vị có thể đi lại khắp nơi trong đó và làm những việc ḿnh muốn. 

Vậy, nếu được giải thoát, được tự do, th́ chúng ta sẽ có được những cảnh giới như thế. Tuy nhiên, chúng ta không được phép hiển thị công phu của ḿnh một cách tùy tiện, bất cẩn. Không được nói rằng: "Quư vị thích món đó của Đức, vậy để tôi sang nước Đức mua về cho. Tôi chỉ việc thi triển thần thông là xong ngay!" Chúng ta dứt khoát không được lạm dụng thần thông để làm những việc như thế! 

Khi sắp nhập Niết Bàn, Đức Phật căn dặn tất cả đệ tử không được dùng thần thông; bằng không, nếu họ dùng thần thông, th́ họ phải gấp rút ra đi, không được ở lại thế giới này lâu hơn nữa! Bởi người thường th́ không có thần thông, do đó nếu quư vị dùng thần thông tất sẽ khiến cho mọi người sanh tâm sợ hăi đối với quư vị! 

Tóm lại, quư vị có thể tùy tâm như ư làm xong công việc, th́ đây là thuộc dương; c̣n làm không được là thuộc âm, và là tác dụng của thần thức - mọi người cần phải hiểu rơ điều này. 

Tiếng Vô Lậu. "Vô lậu" là ǵ? Là không c̣n vô minh nữa. Không c̣n vô minh tức là được vô lậu. Cho dù quư vị chỉ c̣n một phần vô minh mà thôi, th́ quư vị cũng không đạt được sự vô lậu. Cho nên, vô minh chính là nguồn gốc của phiền năo - hễ có vô minh th́ có đủ loại phiền năo, không có vô minh th́ không có phiền năo. 

V́ sao quư vị có tâm tham? V́ quư vị có vô minh. 

V́ sao quư vị có tâm sân? V́ quư vị có vô minh. 

V́ sao quư vị có tâm si? V́ quư vị có vô minh. 

V́ sao quư vị có tâm dâm dục? Cũng là v́ quư vị có vô minh! 

Chính v́ ngay từ điểm sơ khởi quư vị đă không hiểu rơ nên mới tạo ra các nghiệp chướng. Tuy nhiên, nếu nghe được tiếng Vô Lậu th́ quư vị sẽ không c̣n vô minh nữa. Cho nên, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni phát ra vô số loại âm thanh là để tất cả chúng sanh đều nghe được và nhờ đó mà ngộ Đạo. Có câu: 

Giáo thể chân chánh tại cơi này, 

Thanh tịnh có được tại âm thanh 

(Thử phương chân giáo thể, 

Thanh tịnh tại âm văn). 

Ở cõi Ta Bà, bản thể của Phật Giáo là âm thanh - dùng âm thanh làm Phật sự, vì thế mà có các loại âm thanh biểu dương, tán thán, diễn thuyết...

Kinh văn:

... tiếng Trí Huệ, tiếng Ðại Trí Huệ, tiếng Sư Tử Hống, tiếng Ðại Sư Tử Hống, tiếng Mây Sấm, tiếng Mây Sấm Lớn. Khi Ðức Phật phát ra bất khả thuyết bất khả thuyết âm thanh như thế xong,...

Lược giảng:

Tiếng Trí Huệ. "Trí huệ" là gì? Trí huệ "độ" ngu si - có trí huệ thì không có ngu si, có ngu si thì không có trí huệ - hai thứ này không thể đi đôi với nhau. Bây giờ tôi cho quý vị biết thêm một điều tương đối dễ hiểu hơn; đó là: "Trí huệ chính là ngu si, ngu si chính là trí huệ!" 

Có người nói rằng: "Tôi bây giờ ngu si, mà như thế tức là có trí huệ; vậy tôi cứ việc dung túng cái ngu si của mình!" Nếu quý vị có thể hết sức ngu si, ngu si đến cực điểm, thì đó chính là trí huệ chân chánh vậy! 

Lại có người nói: "Pháp Sư! Lý lẽ mà Thầy vừa nêu thật là khó chấp nhận! Thầy nói rằng trí huệ là ngu si và ngu si là trí huệ; thế nhưng tôi nhận thấy người ngu si thì toàn làm những chuyện hồ đồ, còn người có trí huệ thì làm những việc đúng đắn, sáng suốt."

Ðúng vậy, quý vị nói rất đúng, còn tôi thì nói không được đúng! Vì sao ư? Bởi vì ngu si có thể biến thành trí huệ, cho nên tôi nói "ngu si chính là trí huệ"; song trí huệ cũng có thể biến thành ngu si, cho nên tôi nói "trí huệ chính là ngu si" vậy. Mấy hôm trước, lúc giảng bài kệ "thông minh sáng dạ nhờ âm đức," tôi đã giải thích điều này rồi; bây giờ chẳng qua là nêu ra lại mà thôi. 

Người có trí huệ là người có được tự do chân chánh, và cũng chân chánh đạt được sự giải thoát. Tại sao nói vậy? Người có trí huệ thì không làm việc hồ đồ; còn người ngu si thì toàn làm những việc hồ đồ, không làm những việc thông minh. Ngoài ra, người ngu si không có được sự tự do, lại toàn ở thế "bị động." Trong khi đó, người có trí huệ thì trái lại, không bao giờ phải ở thế "bị động"; bởi họ có chủ tể chân chánh, trí huệ chân chánh, và bất luận sự việc nào xảy đến với họ, họ đều nhận thức được điểm tốt xấu của vấn đề - tốt thì nên làm, không tốt thì không làm. Nói chung, họ có được sức phán đoán chân chánh và trạch pháp nhãn (con mắt chọn lựa pháp) chân chánh. 

Người ngu si thì không như thế - họ biết rõ ràng là không đúng mà vẫn cứ làm. Thí dụ chúng ta đều biết cờ bạc là không tốt, nhưng những kẻ ngu si lại cho rằng đó là một cơ hội hiếm có trong muôn một, nếu thắng thì phát tài lớn! Chính vì một niệm tham lam vô minh, muốn phát "vô minh tài" này, mà tất cả tài sản của họ đều không cánh mà bay! Thua "cháy túi" mà họ vẫn chưa tỉnh ngộ, còn toan tính: "Mình phải thử thời vận thêm lần nữa, biết đâu phen này mình sẽ thắng, sẽ giàu to!" 

Như có người mua số đề, một đồng mua được tám chữ, nếu trúng thì được hơn một ngàn đồng, nhưng chẳng may sai mất một chữ nên không được tiền; người ấy lại cho rằng nếu mua lần nữa thì chắc chắn sẽ được trúng! Quý vị nghĩ xem, như thế có phải là ngu si không? Nếu những người đánh bạc đều thắng, thì người bày ra trò cờ bạc đỏ đen không cách gì phát tài được cả! 

Lại còn những người nghiện thuốc phiện nữa: Ai ai cũng công nhận rằng hút thuốc phiện là có hại, nhưng người ngu si thì nói: "Ðể tôi thử xem!" Thử một lần cảm thấy chưa thỏa mãn, bèn thử thêm lần thứ hai, rồi lần thứ ba, thứ tư..., cứ thế mà "thử" hết lần này sang lần khác. Một lần "thử" thôi là đã bị nghiện rồi, nếu không "thử" nữa thì chịu không nổi. Quý vị nói xem, như thế có phải là ngu si hay không? 

Một người bình thường thì đàng hoàng, lịch sự là thế, mà đến khi lên cơn ghiền, bị sự chi phối của thuốc phiện thì ôi thôi, nước mắt, nước mũi lòng thòng, toàn thân bứt rứt xốn xang, thật là khổ sở vô vàn, bèn phải vội vã kiếm tiền đi mua thứ thuốc đó về dùng để "nâng đỡ" tinh thần của mình. Ðây đều do sự ngu si gây ra, khiến cho họ không được tự do. Tại sao không được tự do? Những người hút thuốc phiện cho rằng hút thuốc phiện là một thứ tự do, cứ mải mê hút cho thỏa thích; thế nhưng, khi đến cữ nghiện mà không có thuốc để hút, thì họ có còn được tự do hay không? 

Vậy, quý vị làm việc gì mà lẽ ra mình không nên làm, thì đều là ngu si, không có trí huệ. Nếu có trí huệ thì quý vị sẽ không điên đảo, không làm những việc mà mình không nên làm!

Tiếng Ðại Trí Huệ. Người có đại trí huệ vừa nhìn qua sự việc thì có thể thấy được điểm then chốt của vấn đề, không cần phải đợi đến khi sự việc diễn tiến rồi mới phát hiện ra. Do có đại trí đại huệ nên họ có thể tiên liệu được việc nào không nên làm và nếu làm thì kết quả ra sao, nhờ đó họ mới không làm những việc hồ đồ. Thế nào là đại trí, đại huệ? Nghiên cứu Phật Pháp là đại trí đại huệ. Phải nghiên cứu Phật Pháp thì mới có thể đạt được tự do chân chánh, cho nên đó là đại trí huệ.

Tiếng Sư Tử Hống. Sư tử là chúa tể của muôn thú. Hễ nghe tiếng sư tử gầm lên thì tất cả các loài thú đều run sợ đến nỗi "trở tay không kịp" - đứng cũng đứng không vững, chạy cũng chạy không được. Thậm chí những dã thú hung dữ mạnh mẽ như hổ báo, lang sói..., cũng đều sợ hãi đến nỗi không có phản ứng gì cả! Bách thú khi nghe tiếng gầm của sư tử thì đều cảm thấy đầu óc như muốn vỡ tung ra vì sợ, chúng sợ sệt đến trở thành ngu si!

Tiếng Ðại Sư Tử Hống. Tiếng gầm của loài sư tử bình thường thì lợi hại như thế; còn tiếng gầm của đại sư tử thì càng vang xa hơn nữa, xa gần đều nghe rõ.

Tiếng Mây Sấm. Thứ âm thanh này nghe giống như tiếng sấm nổ vang ra từ trong đám mây.

Tiếng Mây Sấm Lớn. Tiếng sấm này nghe lớn hơn tiếng sấm bình thường. Ở đây ngụ ý rằng Phật Pháp ví như một áng mây lớn trên không, soi chiếu khắp đại lục, bao phủ khắp địa cầu. Tiếng sấm này một khi vang dội thì mọi nơi trên thế giới đều nghe được, biểu thị Phật Pháp phổ cập đến tất cả chúng sanh. 

Có mây, có sấm, thì sẽ có mưa. "Mưa" là biểu thị Phật Pháp tưới nhuần căn tánh của mọi chúng sanh, khiến cho tất cả chúng sanh đều được biết đến "mùi vị" của mưa Pháp (Pháp vũ). Mưa rưới nước xuống khắp thế gian, cây lớn thì hấp thụ nhiều nước, cây nhỏ thì hấp thụ ít hơn một chút; hoa cỏ thì tùy loại mà hấp thụ một lượng nước mưa thích ứng. Phật Pháp cũng tương tự như vậy - mọi chúng sanh đều được thấm nhuần mưa Pháp tùy theo căn cơ; nhờ vậy mà Pháp thân huệ mạng tăng trưởng và đại trí huệ được khai mở.

Khi Ðức Phật phát ra bất khả thuyết bất khả thuyết âm thanh như thế xong,... "Bất khả thuyết" là một con số rất lớn, không thể nói được là bao nhiêu. Vậy, sau khi Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni phát ra vô số loại âm thanh, nhiều đến không thể kể ra cho hết được, thì thế nào?

Kinh văn:

... từ thế giới Ta Bà và các cõi nước phương khác, có vô lượng ức Thiên, Long, Quỷ, Thần cũng đến tụ tập tại Ðao Lợi Thiên Cung. Ðó là thiên chúng ở trời Tứ Thiên Vương, trời Ðao Lợi, trời Tu Diệm Ma, trời Ðâu Suất Ðà, trời Hóa Lạc, trời Tha Hóa Tự Tại, trời Phạm Chúng, trời Phạm Phụ, trời Ðại Phạm, trời Thiểu Quang, trời Vô Lượng Quang, trời Quang Âm, trời Thiểu Tịnh, trời Vô Lượng Tịnh, trời Biến Tịnh...

Lược giảng:

Trước tiên, Ðức Phật phóng ra vô lượng đám mây sáng lớn, kế đến Ngài lại phát ra vô số loại Pháp âm, khiến chúng sanh lìa mê theo giác, bỏ tà về chánh. Bấy giờ, từ thế giới Ta Bà và các cõi nước phương khác...

"Ta Bà" là tiếng Phạn (Saha); Trung Hoa dịch là "kham nhẫn," và cũng là "cực khổ." So với thế giới Cực Lạc ở phương Tây, thì thế giới Ta Bà của chúng ta này đây quả thật là thế giới "Cực Khổ"!

Vì sao gọi là "kham nhẫn"? Vì chúng sanh ở thế giới này có thể nhẫn nhịn, chịu đựng sự thống khổ. 

"Các cõi nước phương khác" tức là những cõi nước thuộc thế giới phương khác, chứ không phải là thuộc thế giới Ta Bà của chúng ta. 

Bấy giờ, có vô lượng ức Thiên, Long, Quỷ, Thần từ khắp mọi nơi, cũng đến tụ tập tại Ðao Lợi Thiên Cung, tức cung trời Ba Mươi Ba.

Ðó là thiên chúng ở trời Tứ Thiên Vương. Tứ Thiên Vương còn được gọi là Hộ Thế Tứ Vương, tức là bốn ông thiên vương bảo hộ thế gian. Tứ Thiên Vương Thiên nằm ở lưng chừng núi Tu Di; còn Ðao Lợi Thiên thì ở tại sơn đỉnh của núi này. 

Tứ Thiên Vương chính là bốn vị đại thiên vương trấn giữ bốn phương - Ðông Thiên Vương, Nam Thiên Vương, Tây Thiên Vương và Bắc Thiên Vương. Vị Thiên Vương ở phương đông là Trì Quốc Thiên Vương, ở phương nam là Tăng Trưởng Thiên Vương, ở phương tây là Quảng Mục Thiên Vương, và ở phương bắc là Ða Văn Thiên Vương.

Ở cõi trời mà bốn vị đại thiên vương cư ngụ, thọ mạng của thiên nhân là năm trăm tuổi; và một ngày một đêm tại cõi Tứ Vương Thiên này là năm mươi năm ở chốn nhân gian. 

Tứ Vương Thiên là cõi trời gần với thế giới của chúng ta nhất. Người thế gian ai làm thiện hoặc làm ác đều do Tứ Vương Thiên xét xử; bởi chư thiên ở đó lo trông coi việc thiện ác của nhân gian chúng ta. Ðó là nói về Tứ Thiên Vương Thiên.

Trời Ðao Lợi. Trong phần trước tôi đã có giảng rồi - "Ðao Lợi" (Trayastrimsa) là Phạn ngữ; Trung Hoa dịch là "tam thập tam," tức là cõi trời Ba Mươi Ba. Thiên chủ của cõi trời này còn được gọi là Năng Thiên Tử.

Trời Tu Diệm Ma. Ðây là nơi mà ánh mặt trời và mặt trăng đều không giọi tới được. Thế thì nơi ấy có lẽ rất tối tăm? Cũng không hẳn! Bởi thiên nhân ở cõi Dạ Ma Thiên này trên thân đều có hào quang chiếu sáng, cho nên cũng không cần tới ánh sáng của mặt trời và mặt trăng. 

Vì sao cõi trời này có tên là "Dạ Ma"? "Dạ Ma" (Suyama) là Phạn ngữ; Trung Hoa dịch là "thiện thời phân" (khéo chia thời giờ). Vì sao gọi là "thiện thời phân"? Bởi vì cõi trời này nằm ở vị trí quá cao, ánh sáng của mặt trời và mặt trăng đều không thể nào giọi tới được; cho nên thiên nhân ở đây bèn lấy lúc bông sen nở hiệp để phân biệt ngày và đêm - hoa nở là ban ngày, hoa hiệp là ban đêm. 

Tại Tứ Vương Thiên thì thiên nhân thân cao nửa dặm (lý).

Tại Ðao Lợi Thiên, thiên nhân thân cao một dặm (lý), và có thọ mạng là một ngàn tuổi. Một ngày đêm ở cõi trời này là một trăm năm ở chốn nhân gian.

Còn ở Dạ Ma Thiên thì thế nào? Thiên nhân ở đây thân cao một dặm (lý) rưỡi, và có thọ mạng là một ngàn năm trăm tuổi. Một ngày đêm tại cõi trời này là một trăm năm ở trần gian. 

Cứ lên cao hơn một tầng trời thì thọ mạng được tăng thêm năm trăm tuổi, thân cao thêm nửa dặm (lý); cho nên càng lên các tầng trời phía trên thì thiên nhân thân hình càng cao lớn, và tuổi thọ càng gia tăng.

Trời Ðâu Suất Ðà. "Ðâu Suất Ðà" là Phạn ngữ (Tusita); Trung Hoa dịch là "tri túc" (biết đủ); do đó cũng gọi là "Tri Túc Thiên." Ðâu Suất Ðà Thiên gồm có nội viện và ngoại viện. Bồ Tác Di Lặc hiện ngụ tại nội viện, còn các thiên nhân thì ở tại ngoại viện. 

Tam Tai (ba thứ tai họa - lửa cháy, nước lụt, gió bão) không lan tràn đến Ðâu Suất Nội Viện được, song vẫn có thể hủy diệt Ðâu Suất Ngoại Viện.

Trời Hóa Lạc. Sự vui sướng tại cảnh trời này có tánh biến hóa, bởi sự vui sướng phi thường ấy là do chư thiên ở đó biến hóa ra.

Trời Tha Hóa Tự Tại. Sự vui sướng ở Tha Hóa Tự Tại Thiên vốn là của các cõi trời khác hóa hiện ra; vì chư thiên ở đây có thần thông nên họ có thể chuyển dịch sự vui sướng của các cõi trời khác về cõi trời của họ. Tha Hóa Tự Tại Thiên là nơi trú ngụ của thiên ma, chứ không phải của các vị thiên thần hoặc tiên nhân chân chánh.

Sáu cảnh trời kể trên - Tứ Vương Thiên, Ðao Lợi Thiên, Dạ Ma Thiên, Ðâu Suất Ðà Thiên, Hóa Lạc Thiên, Tha Hóa Tự Tại Thiên - được gọi chung là Lục Dục Thiên. Vì sao gọi là "Lục Dục Thiên" (sáu cõi trời dục)? Bởi vì các thiên nhân ở đó tuy được sanh lên cõi trời nhưng vẫn còn tâm dâm dục, vẫn còn những ý nghĩ không thanh tịnh. Trong khóa hè vừa qua, lúc giảng Kinh Lăng Nghiêm, tôi đã có giảng về Lục Dục Thiên rồi, song tôi tin chắc là quý vị nghe xong đều không muốn giữ cho mình và đã "tặng" lại hết cho tôi; vì thế bây giờ tôi giảng lại để "thân tặng" cho quý vị thêm lần nữa vậy!

Thiên chúng ở Lục Dục Thiên đều còn lòng ái dục. Sự hành dâm của chư thiên ở trời Tứ Thiên Vương và trời Ðao Lợi thì cũng giống như của con người ở nhân gian vậy. Vì sao ư? Bởi vì họ đều có hình thể. Thiên nhân ở trời Tứ Thiên Vương cũng kết hôn như người thế tục; và ngay cả thiên nhân ở trời Ðao Lợi cũng vậy, họ đều có vợ chồng, con cái chẳng khác gì loài người ở trần gian cả. 

Trẻ sơ sinh ở Tứ Vương Thiên thì như thế nào? Ở cõi trời này, trẻ con mới sinh ra đã lớn bằng đứa bé năm tuổi ở nhân gian. Còn ở Ðao Lợi Thiên thì sao? Trẻ sơ sinh ở trời Ðao Lợi thì trạc đứa bé bảy tuổi ở nhân gian; và ở trời Dạ Ma thì trẻ sơ sinh bằng cỡ đứa bé mười tuổi ở nhân gian. Trẻ con mới sinh ra là đã lớn như thế, ngồi trên đùi của thiên nhân; và một lát sau thì được cho ăn "thiên lộ tự nhiên," một thứ cam-lộ của cõi trời tự nhiên hóa hiện ra. Ăn xong chưa được bao lâu thì đứa bé vụt biến thành cao lớn như mọi thiên nhân khác - thân cao nửa dặm (lý), và thọ mạng là năm trăm tuổi. Ðó là nói về Tứ Vương Thiên.



tải về 2.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương