Kinh đỊa tạng bồ TÁt bổn nguyện thiển thíCH



tải về 2.73 Mb.
trang6/32
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2016
Kích2.73 Mb.
#31926
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   32

Kinh văn:

...như là vầng mây sáng Ðại Viên Mãn, vầng mây sáng Ðại Từ Bi, vầng mây sáng Ðại Trí Huệ, vầng mây sáng Ðại Bát Nhã, vầng mây sáng Ðại Tam Muội, vầng mây sáng Ðại Kiết Tường, vầng mây sáng Ðại Phước Ðức, vầng mây sáng Ðại Công Ðức, vầng mây sáng Ðại Quy Y, vầng mây sáng Ðại Tán Thán. Ðức Phật phóng ra không thể nói hết vầng mây sáng rỡ như thế...

Lược giảng:

Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni phóng ra trăm ngàn vạn ức vầng mây sáng to lớn. Trăm ngàn vạn ức vầng mây này bao gồm rất nhiều chủng loại, song ở đây chỉ nêu ra mười loại tiêu biểu cho Thập Thừa Quán Pháp và Thập Pháp Giới mà thôi.

Vậy, lúc bấy giờ, Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni phóng ra các vầng mây sáng như là:

1) Vầng mây sáng Ðại Viên Mãn. Loại mây sáng này biểu thị Phật Ðạo chiếu soi khắp cả Pháp Giới. "Viên mãn" tức là tròn đầy, trọn vẹn - khắp mọi nơi, không một nơi nào dù nhỏ như hạt bụi mà không được áng mây quang minh này giọi ánh sáng tới. Tận hư không, khắp Pháp Giới, nơi nơi đều được bao phủ bởi đám mây sáng này. Vậy, vầng mây sáng Ðại Viên Mãn tiêu biểu cho Phật Ðạo viên mãn.

2) Vầng mây sáng Ðại Từ Bi. Ðây là tiêu biểu cho Bồ Tát Ðạo. Lòng "từ" có thể ban vui; tâm "bi" có thể diệt khổ - con đường mà các vị Bồ Tát đeo đuổi chính là ban phát niềm vui cho chúng sanh và giúp chúng sanh dứt trừ mọi khổ não. Chúng sanh thích niềm vui gì thì chư Bồ Tát ban cho niềm vui đó - thích ngọt cho ngọt, muốn chua cho chua. 

Thuở xưa, Bồ Tát Phổ Hiền đã từng giữ nhiệm vụ Hành Ðường trong chùa. Hành Ðường là thế nào? Ðó là lo việc lấy thêm cơm hoặc thức ăn cho người xuất gia trong lúc họ thọ trai. Thông thường, khi người xuất gia thọ trai thì có một người túc trực bên cạnh để giúp họ bới cơm và thức ăn vào bát; ăn hết thì đưa bát cho người ấy để lấy thêm. Khi giữ nhiệm vụ này, Bồ Tát Phổ Hiền thường mang theo bên mình những chai lọ lỉnh kỉnh đựng đủ loại gia vị để nêm thêm vào thức ăn cho vừa khẩu vị của mỗi người - hễ ai muốn ngọt hơn thì Ngài cho thêm đường, thích chua hơn thì Ngài cho thêm giấm, thích cay hơn thì Ngài cho thêm ớt...

Tuy nhiên, có khi Ngài vừa rót thêm giấm cho người thích ăn chua thì người ấy lại phàn nàn: "Ô hay, tôi không thích chua quá; tại sao ông lại thêm nhiều giấm đến thế?" Hoặc có người muốn cay hơn nữa, nhưng Ngài vì ngại rằng nếu cay quá thì khó ăn nên chỉ đưa thêm một chút ớt mà thôi, thì người đó lại cằn nhằn: "Thêm một chút nữa! Sao ít quá vậy?" Ðó gọi là:

 “Bồ Tát Phổ Hiền khó thể thỏa măn ư muốn của chúng sanh.” 

(Phổ Hiền Bồ Tát nan măn chúng sanh nguyện!)

Cho nhiều th́ chê dư, cho ít th́ chê thiếu - quư vị xem, thật là rắc rối, phức tạp! Cho nên, làm Bồ Tát không phải là chuyện dễ! 

Khổng Phu Tử của Trung Hoa có nói rằng: 

“Người nữ và kẻ tiểu nhân đều khó đối phó, 

Gần th́ khinh lờn, xa th́ óan trách.” 

(Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nan dưỡng dă. 

Cận chi, tắc bất tốn; viễn chi, tắc oán.) 

Người nữ và kẻ tiểu nhân đều khó đối phó. Tại sao lại khó? Vì nếu quý vị gần gũi, dễ dãi với họ, thì họ khinh lờn, không để ý đến lý lẽ và không giữ phép tắc; còn nếu quý vị xa cách, nghiêm nghị với họ thì họ lại oán ghét, hờn trách. Cho nên, ứng phó với họ không phải là chuyện dễ. Khổng Tử có lẽ đã từng trải, giàu kinh nghiệm về mặt này, cho nên mới thốt ra những lời xác đáng như thế!

Bồ Tát đối xử với chúng sanh cũng vậy - quá tốt hoặc quá tệ thì đều không hợp với Trung Ðạo. Cho nên, Phổ Hiền Bồ Tát cũng khó mà làm cho chúng sanh được vừa ý, hài lòng. Thực hành hạnh Bồ Tát là điều không phải dễ - mình sốt sắng lo cho người ta, nhưng họ lại không chịu "biết đủ"!

Tóm lại, Ðại Từ Bi Quang Minh Vân là biểu thị cho Bồ Tát Ðạo.

3) Vầng mây sáng Ðại Trí Huệ. Vầng mây này biểu thị cho Duyên Giác Ðạo. Duyên Giác là những bậc nhờ tu pháp Thập Nhị Nhân Duyên mà thành Ðạo; và như thế, cần phải có Ðại Trí Huệ. Các ngài quán sát Thập Nhị Nhân Duyên, thấu triệt đạo lý sanh diệt, biết rõ vạn vật thảy đều tự sanh tự diệt; rồi hoát nhiên được tỏ ngộ, từ Phật tánh sẵn có bèn nảy sanh một thứ trí huệ chân chánh. Do đó, đám mây sáng Ðại Trí Huệ này là tiêu biểu cho Duyên Giác Ðạo.

Thập Nhị Nhân Duyên tức là mười hai cái nhân duyên níu kéo nhau: Vô Minh duyên Hành, Hành duyên Thức, Thức duyên Danh Sắc, Danh Sắc duyên Lục Nhập, Lục Nhập duyên Xúc, Xúc duyên Thọ, Thọ duyên Ái, Ái duyên Thủ, Thủ duyên Hữu, Hữu duyên Sanh, Sanh duyên Lão, Tử. Ðây gọi là"thuận sanh môn" (lưu chuyển môn - sự xoay vần). 

Còn "hoàn diệt môn" (diệt trừ trở lại) tức là: Vô Minh diệt thì Hành diệt, Hành diệt thì Thức diệt, Thức diệt thì Danh Sắc diệt, Danh Sắc diệt thì Lục Nhập diệt, Lục Nhập diệt thì Xúc diệt, Xúc diệt thì Thọ diệt, Thọ diệt thì Ái diệt, Ái diệt thì Thủ diệt, Thủ diệt thì Hữu diệt, Hữu diệt thì Sanh diệt, Sanh diệt thì Lão, Tử diệt. 

Như vậy, nếu phá trừ được vô minh thì tất cả đều không nảy sanh. Bậc Duyên Giác quán sát đến điểm này liền phá bỏ vô minh trước nhất. Bởi tất cả đều từ vô minh mà ra, cho nên một khi vô minh đã bị phá hủy thì trí huệ chân chánh sẽ nảy sanh.

4) Vầng mây sáng Ðại Bát Nhã. "Bát Nhã" tức là trí huệ, và gồm có ba loại là Văn Tự Bát Nhã, Thực Tướng Bát Nhã và Quán Chiếu Bát Nhã. Bậc Thanh Văn dựa vào Văn Tự Bát Nhã mà sanh khởi Quán Chiếu Bát Nhã, rồi do Quán Chiếu Bát Nhã mà đạt đến Thực Tướng Bát Nhã, và vì đã đạt đến Thực Tướng Bát Nhã cho nên chứng được quả vị A La Hán. 

Vậy, đám mây sáng Ðại Bát Nhã là tiêu biểu cho Thanh Văn Thừa.

5) Vầng mây sáng Ðại Tam Muội. "Tam Muội" là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Ðịnh. Thiên nhân (người ở cõi trời) tu hành bậc thượng phẩm của Thập Thiện thì có được thứ định lực này, chứng đắc Tứ Thiền Bát Ðịnh (bốn Thiền, tám Ðịnh).

Tứ Thiền là bao gồm Tứ Thiền Thiên, Tam Thiền Thiên, Nhị Thiền Thiên và Sơ Thiền Thiên. Sơ Thiền gọi là Ly Sanh Hỷ Lạc Ðịa, Nhị Thiền gọi là Ðịnh Sanh Hỷ Lạc Ðịa, Tam Thiền gọi là Ly Hỷ Diệu Lạc Ðịa ("ly hỷ" tức là rời bỏ sự vui vẻ, sung sướng), và Tứ Thiền gọi là Xả Niệm Thanh Tịnh Ðịa.

Lại còn có Tứ Không Xứ - Không Vô Biên Xứ Thiên, Thức Vô Biên Xứ Thiên, Vô Sở Hữu Xứ Thiên, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiên. Như vậy, hợp lại gọi chung là Tứ Thiền Bát Ðịnh. Chư thiên ở đây đều có Ðịnh lực, và đều tu bậc thượng phẩm của Thập Thiện. (Thập Thiện gồm có thượng phẩm, trung phẩm và hạ phẩm.) Họ nhờ thọ Tam Quy và trì Ngũ Giới cho nên được sanh lên cõi trời. 

6) Vầng mây sáng Ðại Kiết Tường. Vầng mây này tiêu biểu cho Nhân Ðạo (cõi người). Con người, ai ai cũng muốn mọi sự được kiết tường. Người Trung Hoa thường dùng hai chữ này đi đôi với nhau -  "kiết" là may mắn thuận lợi,"tường" là điềm lành - nói chung là chỉ sự tốt đẹp. Những chúng sanh tu bậc trung phẩm của Thập Thiện, thọ Tam Quy, trì Ngũ Giới, thì được sanh vào cõi người.

7) Vầng mây sáng Ðại Phước Ðức. Ðây là biểu thị Tu-La Ðạo (cõi A-tu-la). A-tu-la có lúc ở cõi trời, có lúc ở nhân gian, trong loài súc sanh hoặc trong đường ngạ quỷ. Nói chung thì A-tu-la cũng có phước đức lớn; cho nên vầng mây sáng này soi chiếu cõi A-tu-la.

8) Vầng mây sáng Ðại Công Ðức. Ðây là biểu thị Súc Sanh Ðạo (cõi súc sanh). Ðức Phật phóng vầng mây sáng Ðại Công Ðức này khiến cho tất cả nghiệp tội của loài súc sanh đều tiêu trừ, và tương lai có thể lìa khổ, được vui.

9) Vầng mây sáng Ðại Quy Y. Ðây là biểu thị cho Ngạ Quỷ Ðạo (cõi quỷ đói). Ðức Phật phóng vầng mây sáng này khiến cho tất cả ngạ quỷ đều bỏ ác theo thiện, sửa đổi lại chính mình cho tốt, và cùng nhau phát tâm quy y Tam Bảo. Quỷ cũng có thể được quy y Tam Bảo.

10) Vầng mây sáng Ðại Tán Thán. Ðây là biểu thị cho Ðịa Ngục Ðạo. Ðức Phật phóng vầng mây sáng này với lòng khen ngợi. Những chúng sanh ở chốn địa ngục trông thấy vầng mây sáng này thì đều lìa khổ được vui, sửa sai hướng thiện, phát Bồ Ðề tâm.

Mười vầng mây sáng này tiêu biểu cho cơ nghi của chúng sanh trong Thập Ðạo, tức là mười nẻo đường hoặc mười cõi giới. Ðức Phật Thích Ca Nâu Ni phóng ra nhiều đám mây sáng như vậy, khiến cho chúng sanh trong mười Pháp Giới đều phát tâm tu hành để sớm thành Phật Ðạo.

Ðức Phật phóng ra không thể nói hết vầng mây sáng rỡ như thế - sau khi Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni đã phóng ra những vầng mây sáng kỳ diệu không tả xiết này, thì thế nào?

Kinh văn:

...rồi lại phát ra các âm thanh vi diệu, như là tiếng Ðàn Ba La Mật, tiếng Thi Ba La Mật, tiếng Sằn Ðề Ba La Mật, tiếng Tỳ Ly Da Ba La Mật, tiếng Thiền Ba La Mật, tiếng Bát Nhã Ba La Mật, tiếng Từ Bi, tiếng Hỷ Xả, tiếng Giải Thoát, tiếng Vô Lậu...

Lược giảng:

Rồi Ðức Thế Tôn lại phát ra các âm thanh vi diệu. Phật phát ra không phải chỉ một loại mà là vô số loại âm thanh. "Vi" là êm dịu, nhỏ nhẹ - âm thanh không ầm ĩ chói tai, mà rất là hài hòa, dịu dàng."Diệu" là thánh thót, trong và rõ - giọng nói của Phật rất thánh thót, vi diệu. 

Phật chỉ dùng một thứ âm thanh để thuyết pháp, nhưng bất cứ loại chúng sanh nào nghe thấy cũng đều hiểu được cả; thậm chí những người tuy khác quốc gia, bất đồng ngôn ngữ, cũng có thể hiểu được như nhau. Mặc dù Phật chỉ nói bằng một thứ tiếng, nhưng người Nhật nghe thì hiểu đó là tiếng Nhật, người Anh nghe thì hiểu đó là tiếng Anh, người Pháp nghe thì hiểu đó là tiếng Pháp, người Tây Ban Nha nghe thì hiểu đó là tiếng Tây Ban Nha... Tuy rằng ngôn ngữ mỗi nước mỗi khác nhau, nhưng tất cả đều hiểu được tiếng của Phật mà không cần phải phiên dịch. Cảnh giới của Phật vốn không thể nghĩ bàn; cho nên nói:

“Phật chỉ dùng một loại âm thanh để thuyết pháp 

nhưng mọi loài chúng sanh đều hiểu được.” 

(Phật dĩ nhất âm diễn thuyết Pháp, 

Chúng sanh tùy loại các đắc giải.) 

"Âm" nghĩa là gì? Chữ"âm" ở đây có thể giảng là đồng nghĩa với chữ"ẩm," tức là"uống." Vì sao gọi là"uống"? Bởi âm thanh ấy"rót" thẳng vào lòng quý vị, khiến quý vị nghe và hiểu thông suốt, chẳng khác nào"uống" từng lời vậy. 

Chữ "âm" này lại cũng có thể giảng theo nghĩa của chữ "ẩn," tức là "ẩn giấu." Bởi âm thanh thì có lớn có nhỏ, khi vang khi bặt, chẳng khác nào lúc ẩn lúc hiện, cho nên gọi là "ẩn." Ðức Phật có cảnh giới không thể nghĩ bàn - Pháp âm của Ngài, chúng sanh nghe nhận đều không giống nhau. Người này nghe ra là thứ tiếng này, người khác nghe ra là thứ tiếng khác. Thật ra thì vốn chỉ là một loại âm thanh mà thôi, nhưng chúng sanh vì chủng loại bất đồng, nên cái "nghe" cũng có sự khác biệt.

Âm thanh của Phật có thể truyền đi bao xa? Tôn Giả Mục Kiền Liên, vị đệ tử thần thông bậc nhất của Phật, đã thí nghiệm bằng cách dùng thần thông hướng về Hằng hà sa số thế giới ở phía đông để nghe xem âm thanh của Phật truyền đi được bao xa. Vượt qua Hằng hà sa số thế giới như thế mà Tôn Giả vẫn nghe được âm thanh của Phật rõ mồn một như đang đối diện với Ðức Phật vậy; cho nên âm thanh của Phật thật không thể nghĩ bàn.

Lúc bấy giờ Ðức Phật phát ra rất nhiều loại âm thanh chứ không phải chỉ có một loại; vậy thì tổng cộng có bao nhiêu loại? 

Như là tiếng Ðàn Ba La Mật. "Ðàn" là Ðàn-na (Dana), và vốn là tiếng Phạn; Trung Hoa dịch là "bố thí." Bố thí, trước kia giảng nhiều lần rồi. Bố thí thì gồm có tài thí, pháp thí và vô úy thí. Mặc dù mọi người đều hiểu rồi, nhưng nay giải thích cặn kẽ hơn về ý nghĩa của"bố thí." 

Bố thí mà không chấp trước ở tướng bố thí thì mới là sự bố thí chân chánh. Bố thí mà có sự chấp tướng thì quả báo sẽ là sanh về cõi trời; còn bố thí mà không chấp tướng thì được quả báo thuộc loại vô lậu. "Không chấp tướng" tức là tuy có hành động song trong lòng không so đo, nhớ nghĩ đến. Ví dụ như mình bố thí cho ai đó một số tiền, thâm tâm liền nghĩ: "A! Thế là phen này mình làm được một việc thiện, tương lai mình sẽ được hưởng phước báo!" Luôn suy nghĩ, tính toán như vậy thì rốt cuộc lại không được phước báo; cho dù có được phước báo đi chăng nữa thì cũng chỉ là sanh lên cõi trời mà thôi, chứ không thể hưởng được thứ phước báo vô lậu.

Phải như thế nào mới gọi là bố thí không chấp tướng? Phải đạt đến cảnh giới "tam luân thể không" - không có năng thí (người cho), không có sở thí (vật đem cho) và cũng không có thọ giả (người nhận). 

Thế nào gọi là "năng thí"? Thế nào gọi là "sở thí"?" Năng thí" tức là bố thí mà còn có cái "ngã," không quên được cái"tôi." Ví dụ cứ nhớ rằng: "Mình đã cúng dường một số tiền để xây chùa, đúc tượng Phật, in kinh điển"; rồi sanh tâm chấp trước. Chấp trước như thế nào? Cứ nghĩ rằng mình là người có khả năng bố thí, cứ thấy mình là người đã dám xuất ra năm vạn đồng để cúng dường! Ðó là "năng thí."

"Sở thí" tức là những thứ được mang ra bố thí. Như nghĩ rằng: "Mình đã bỏ ra năm vạn đồng để làm việc bố thí. Mình đã cúng dường tiền bạc để cất chùa, in kinh, tạc tượng. Mình đã làm công quả, tạo được công đức. Mình có góp phần bố thí. Mình là kẻ có công bố thí, có đem của cải ra bố thí."

Có năng thí và sở thí rồi, tất phải có "thọ giả," tức là người thọ nhận của đem cho, thì mới hoàn tất sự bố thí. 

"Thọ giả" thì có năng thọ và sở thọ. Thế nào gọi là "năng thọ"? Chẳng hạn có một người xuất ra năm vạn đồng bố thí cho tôi, thì tôi chính là "năng thọ" - kẻ thọ nhận; còn số tiền mà tôi thọ nhận từ người ấy chính là"sở thọ."

Không có năng thí thì cũng không có sở thí. Ðã không có năng thí, sở thí, thì cũng không có năng thọ, sở thọ - tức là không có thọ giả  - đó gọi là "tam luân thể không." Cho nên, bố thí mà không chấp trước vào tướng bố thí thì mới gọi là sự bố thí "tam luân thể không."

"Ba La Mật (paramita)" là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là "đáo bỉ ngạn" (đến bờ bên kia), và cũng là "bỉ ngạn đáo." "Ðáo bỉ ngạn" là nói theo ngữ pháp của tiếng Trung Hoa; còn "bỉ ngạn đáo" là nói theo ngữ pháp của tiếng Phạn (Ấn Ðộ) và tiếng Anh, có hơi khác với văn phạm của Trung văn. Vậy, "đáo bỉ ngạn" và "bỉ ngạn đáo," nói tóm lại là "đáo" cái "bỉ ngạn" nào? 

Đến bờ bên kia (Đáo bỉ ngạn) ngụ ư rằng tất cả những việc mà chúng ta làm đă thành công rồi, chúng ta đă đạt mục đích, đă thực hiện được điều ḿnh hằng mong muốn. Ví dụ, hiện nay chúng ta muốn chấm dứt sự sanh tử, th́ đối với chúng ta, sanh tử là “bờ bên này” (thử ngạn), c̣n Niết Bàn là “bờ bên kia” (bỉ ngạn). Như thế, từ bờ sanh tử bên này mà vượt qua được con sông phiền năo, tới được bờ Niết Bàn bên kia, gọi là “đến bờ bên kia” (đáo bỉ ngạn). 

Chúng ta từ thế giới này muốn đến thế giới Thường Tịch Quang của Phật, nếu bây giờ khởi hành thì đến khi tới nơi, cũng gọi là "đáo bỉ ngạn." Từ bờ bên này của phàm phu mà sang đến bờ bên kia của Thánh nhân, chứng được Thánh quả, cũng gọi là "đáo bỉ ngạn." Trước kia chúng ta chưa thông hiểu Phật Pháp, nay lại hiểu rõ Phật Pháp, tức là chúng ta cũng"đáo bỉ ngạn" vậy.

Tuy nhiên, "đáo bỉ ngạn" thì có "bỉ ngạn rốt ráo" và "bỉ ngạn không rốt ráo." Thế nào là "bỉ ngạn rốt ráo"? Thế nào là "bỉ ngạn không rốt ráo"? Phàm phu chúng ta nếu chứng đắc Sơ Quả tức là đến được "bờ bên kia" của Sơ Quả chứ chưa đến được "bờ bên kia" của Nhị Quả. Chứng đắc Nhị Quả tức là đến "bờ bên kia" của Nhị Quả, chứ chưa đến được "bờ bên kia" của Tam Quả. Chứng đắc Tam Quả tức là đến được "bờ bên kia" của Tam Quả. Chứng đắc Tứ Quả tức là đến được"bờ bên kia" của Tứ Quả, chứ vẫn chưa đến được "bờ bên kia" của Bồ Tát. Chứng đắc tri kiến và trí huệ của Bồ Tát tức là đến được"bờ bên kia" của Bồ Tát, chứ chưa phải là của chư Phật. Phải chứng được Phật Quả thì mới là đạt đến cái "bỉ ngạn rốt ráo," và đó cũng chính là cái "bỉ ngạn" cuối cùng. 

Cho nên, ý nghĩa của ba chữ "đáo bỉ ngạn" vô cùng thâm áo. Nay tôi chỉ giảng sơ lược đạo lý này, sau khi hiểu rõ ý nghĩa của từ ngữ "đáo bỉ ngạn" rồi, quý vị hãy suy rộng ra, bổ sung thêm, để đạt đến chỗ rốt ráo của "bờ bên kia." Nói như vậy cũng có nghĩa là tuy tôi giảng rất ít, song quý vị có thể dựa vào những đạo lý tôi giảng mà suy rộng, bổ túc, triển khai vấn đề cho bao quát hơn; như thế thì tôi chỉ giảng một mà quý vị có thể lãnh hội được mười hoặc trăm. 

Ngoài ra, như bây giờ bắt đầu giảng kinh, hai tiếng đồng hồ sau thì giảng xong, đó là "đáo bỉ ngạn," là "Ba La Mật" - buổi giảng kinh đã"đáo bỉ ngạn" vậy. Lại nữa, từ lúc bắt đầu giảng câu"như thị ngã văn," có thể nói là chúng ta còn ở"thử ngạn" (bờ bên này); đến khi giảng xong câu "giai đại hoan hỷ, tín thọ nhi khứ," là chúng ta đã "đáo bỉ ngạn" - sang đến bờ bên kia rồi. Tóm lại, làm việc gì mà thành công, đạt mục đích rồi, thì đó là "đáo bỉ ngạn." Quý vị hiểu thấu suốt từ ngữ "đáo bỉ ngạn" này, tức là quý vị cũng "đáo bỉ ngạn" vậy. Mục đích tối hậu của chúng ta là thành Phật, chứng được A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề, đắc quả Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, thì mục đích đó cũng chính là "bỉ ngạn" của chúng ta vậy.

Tiếng Thi Ba La Mật. "Thi" là tiếng Phạn, nói đầy đủ là "Thi La" (Sila); Trung Hoa dịch là "thanh lương." "Thanh" là thanh tịnh, trong sạch; "lương" là lương sảng, mát mẻ. Vậy, "thanh lương" có nghĩa là vừa sạch sẽ vừa mát mẻ; ngụ ý rằng chẳng những không có phiền não mà còn được thoải mái, thanh thản nữa.

"Thi La" còn được dịch là "phòng chỉ" (ngăn dứt). Mỗi quốc gia đều có dự bị quân đội, để phòng khi nước khác không giữ quy củ, xâm lấn đất nước mình, thì mình có binh lính sẵn sàng để chống cự; đó gọi là "quốc phòng" - sự phòng bị của quốc gia. Gia đình có sự phòng bị của gia đình, mỗi cá nhân đều có sự phòng bị của riêng mình. Ở đây là nói về sự phòng bị của mình đối với chính mình. 

Thế nào gọi là "phòng chỉ"? Ðó là "phòng bị" mà"đình chỉ." Phòng bị việc gì? Tức là đề phòng tất cả điều ác, đình chỉ tất cả việc ác, tuyệt đối không làm điều ác. Và, đó chính là:

.”Chớ làm các việc ác, 

Vâng làm mọi việc lành.” 

 (Chư ác mạc tác, 

Chúng thiện phụng hành.) 

Khi xưa có một cư sĩ đến xin một vị Ḥa Thượng giải thích cho ông biết Phật Pháp là ǵ. Ḥa Thượng đáp: " Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành." 

Vị cư sĩ liền nói: "Bạch Ḥa Thượng, điều tôi muốn biết là Phật Pháp. C̣n chuyện 'chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành,' th́ đứa bé lên ba cũng biết được, sao Ngài lại bảo đó là Phật Pháp?" 

Ḥa Thượng đáp: "Tuy đứa bé ba tuổi hiểu được, nhưng ông già tám mươi không làm được!" 

"Chớ làm các việc ác” (Chư ác mạc tác) " Chư ác" tức là tất cả mọi cái ác, mà cũng là một trong những việc ác. Chữ "chư" này là chỉ số nhiều, mà cũng có thể hiểu là một. Ví dụ, quư vị làm được một việc ác thứ nhất tất sẽ làm được việc ác thứ hai, làm việc ác thứ hai rồi quư vị sẽ làm việc ác thứ ba, làm việc ác thứ ba rồi tất quư vị sẽ không ngần ngại mà làm việc ác thứ tư, cho đến cả trăm ngàn vạn điều ác - như thế, tất cả đều khởi sự từ con số một, từ một việc ác ban đầu mà sinh sôi nảy nở rồi tích lũy dần dần. Giống như trái núi, quư vị thấy to lớn như vậy, nhưng thực tế nó được kết thành từ những hạt bụi nhỏ, vô số hạt bụi kết tụ lại h́nh thành một ḥn núi. Cho nên quư vị nói "nhiều," nhưng "nhiều" rốt cuộc là bao nhiêu? Không có số lượng nhất định! Thế th́ chi bằng cứ nói là "một," như vậy c̣n dễ hiểu hơn! 

V́ thế, ngay cả một việc ác cỏn con cũng không nên làm; đó chính là "chớ làm các việc ác" vậy. Nếu như nói "chớ làm các việc ác," e rằng có người lại nghĩ: "Đó là nói không nên làm nhiều việc ác, c̣n một việc ác này thôi th́ đâu phải là nhiều, ḿnh có làm cũng chẳng sao!" Cho nên, ở đây tôi nhấn mạnh là một việc ác c̣n không nên làm, huống hồ là nhiều việc ác! Nhiều th́ càng không nên làm. Vậy, điều trọng yếu nhất, vi diệu nhất là một việc ác cũng không làm! 

“Vâng làm mọi việc lành “ (Chúng thiện phụng hành). "Chúng" là nhiều; đồng nghĩa với chữ "chư." " Vâng làm mọi việc lành " nghĩa là tất cả mọi việc thiện, bất kể là lớn hay nhỏ, chúng ta đều nên làm, chẳng nên bỏ sót một việc nào. Cho dù là chuyện nhỏ nhặt, nhưng miễn là việc tốt th́ cũng nên làm. Bằng không, nếu bỏ qua, th́ sẽ bị thiếu một việc thiện nhỏ đó, mà như thế th́ không thể gọi là "mọi việc lành " được! "Chúng" là toàn thể đại dụng, trọn vẹn, không thiếu một chút ǵ. Do đó, không thể nói rằng: "Tôi chỉ làm việc thiện này thôi; tôi không thích làm việc thiện kia!" Làm thiện sự th́ dù nhiều hay ít, dù lớn hay nhỏ, chúng ta cũng đều nên làm tất cả. 

Còn đối với việc ác thì hoàn toàn trái ngược - việc ác, bất kể là lớn hay nhỏ, nhiều hay ít, chúng ta đều tuyệt đối không nên phạm. Nếu quý vị làm điều ác bất chấp lớn nhỏ, như thế là điên đảo đấy! Cho nên, sở dĩ vị Hòa Thượng này nói: "Tuy đứa bé ba tuổi hiểu được, nhưng ông già tám mươi không làm được," là vì chúng ta làm mà chưa đạt tới chỗ viên mãn.

"Thi La" còn có nghĩa là Giới - Giới Luật. Khi Ðức Phật sắp nhập Niết Bàn, ngài A Nan thỉnh vấn bốn điều, và một trong bốn điều ấy là khi Phật còn tại thế thì chúng đệ tử thờ Phật làm Thầy, vậy sau khi Phật nhập Niết Bàn rồi thì phải tôn ai làm Thầy. Bấy giờ, Ðức Phật dạy rằng: "Chúng đệ tử xuất gia phải lấy Giới làm Thầy!" Những giới luật ấy chính là "chớ làm các việc ác, vâng làm mọi việc lành," và cũng chính là "chỉ ác, phòng phi" - ngăn dứt điều ác, đề phòng việc quấy. Cho nên Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni nói Thi La Ba La Mật.

"Giới" là tối trọng yếu, là quan trọng nhất. Bố thí là vấn đề quan trọng nhất trong việc tu hành, mà trì Giới lại cũng là vấn đề quan trọng nhất. Sao có nhiều vấn đề "quan trọng nhất" vậy? Trong Phật Pháp không có thứ nhì, mà toàn là thứ nhất, bất cứ pháp nào cũng đều là thứ nhất cả! 

Có người hỏi tôi: "Phật Pháp có tám vạn bốn ngàn pháp môn, vậy pháp môn nào là đệ nhất, cao nhất, vi diệu nhất?" Quý vị đoán tôi trả lời như thế nào? Tôi nói: "Phật Pháp có tám vạn bốn ngàn pháp môn, thì có tám vạn bốn ngàn pháp môn là đệ nhất, là số một, không có pháp môn nào là hạng nhì cả!" Vì sao tôi nói như vậy? Tám vạn bốn ngàn pháp môn là để đối trị tám vạn bốn ngàn tật bệnh của chúng sanh. Mỗi chúng sanh đều mắc một chứng bệnh khác nhau, thế thì, pháp môn nào trị lành được bệnh của người nào, thì pháp môn ấy là hạng nhất đối với người đó vậy! 

Thí dụ như các dược phẩm, có thứ thì trị nhức đầu, có thứ thì trị đau cổ, hoặc đau mắt, đau tai, nhức răng, sổ mũi..., có thứ thì trị các chứng bệnh khác trong cơ thể; vậy quý vị nói thứ thuốc nào là hay nhất, là số một? Nếu nói rằng thuốc nhức đầu là số một còn thuốc đau mắt là số hai, tức là sai lầm! Quý vị mắc chứng nhức đầu, uống thuốc đau đầu vào thì hết nhức, thì thuốc ấy là số một; quý vị bị bệnh đau mắt, uống thuốc đau mắt rồi thì hết đau, thì thuốc này cũng là số một vậy.

Loài người chúng ta đều có "bệnh" tham, sân, si; nếu quý vị hiểu Phật Pháp rồi trị được "bệnh" tham trong tâm mình, thì pháp môn trị tâm tham ấy là đệ nhất; nếu quý vị hiểu Phật Pháp rồi trị được "bệnh" sân, thì pháp môn trị tâm sân ấy là đệ nhất; và nếu quý vị hiểu Phật Pháp rồi dứt trừ được lòng si mê, thì pháp môn trị tâm si ấy là đệ nhất. Chúng sanh có tám vạn bốn ngàn thói hư tật xấu, Phật bèn giảng nói tám vạn bốn ngàn pháp môn để đối trị những thói hư tật xấu ấy. Hễ pháp môn nào trị dứt được bệnh của quý vị thì pháp môn ấy là số một; bằng không thì không gọi là số một được. Do đó, tám vạn bốn ngàn pháp môn đều là tám vạn bốn ngàn pháp môn thuộc loại số một cả! 

Kinh Kim Cang dạy:"Pháp đây bình đẳng, không có cao thấp." Ðã không có cao thấp cho nên tôi nói cả tám vạn bốn ngàn pháp môn đều là số một, là đệ nhất, quý vị bảo như thế có phải là Phật Pháp không? 

Tôi giảng kinh không giống như các người khác - như "chư ác mạc tác," thì chữ "chư" phải giảng là "nhiều," không thể nào là "một" được! Tôi thì khác! Tôi áp dụng ngữ pháp của tiếng Anh, đảo ngược lại để truy tìm từ đầu. Bởi tôi không biết về số học, con số nhiều quá làm tôi không biết đâu vào đâu nữa. Liệu mình không theo kịp, tôi bèn quày trở lại để đón đầu. Thí dụ có người chạy rất nhanh, người đó quẹo, tôi cũng quẹo, cứ thế mà chạy theo người ấy. Song người ấy chạy quá nhanh, biết mình không thể nào bắt kịp được, tôi bèn quay đầu chạy ngược hướng lại tức thì đón được anh ta! Quý vị xem, tôi giảng Kinh cũng theo phương thức ấy - số mục quá nhiều, đếm không nổi, do vậy tôi nói là"một" cho đơn giản. Như thế, chẳng những tôi mà ngay cả đứa trẻ con cũng có thể hiểu được! Ðó là cách giảng của tôi!

"Thi La Ba La Mật." "Thi La" là trì Giới. Người trì Giới thì rất nhiều, nhưng người mà tôi muốn nói đến chính là Ðạo Tuyên Luật Sư. Ðạo Tuyên Luật Sư là một vị Pháp Sư trì Giới nghiêm minh bậc nhất và nghiên cứu Giới Luật cao thâm nhất ở Trung Hoa. Ngài do trì Giới tinh nghiêm mà khiến cho chư thiên cảm động và hằng ngày đến dâng cơm cúng dường; vì thế Ngài thọ dụng thức ăn của cõi trời chứ không phải của nhân gian. Trong các Tổ Sư ở Trung Hoa từ trước đến nay, chỉ có Ðạo Tuyên Luật Sư được thọ hưởng sự cúng dường của chư thiên, và việc này ai ai cũng rõ biết. 



tải về 2.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương