Kinh đỊa tạng bồ TÁt bổn nguyện thiển thíCH



tải về 2.73 Mb.
trang7/32
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2016
Kích2.73 Mb.
#31926
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   32

Giới Luật thì chuyên nói về giới tướng, giới pháp và oai nghi - ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh. Ba ngàn oai nghi này từ đâu mà có? Từ Tứ Ðại Oai Nghi - đi, đứng, nằm, ngồi - đi cũng phải có oai nghi, ngồi cũng phải có oai nghi, đứng cũng phải có oai nghi, và nằm cũng phải có oai nghi:

Đi như gió 

Đứng như tùng 

Ngồi như chuông 

Nằm như cung 

(Hành như phong, 

Lập như tùng, 

Tọa như chung, 

Ngọa như cung.) 

" Đi như gió " tức là đi như làn gió. Gió này hoàn toàn không phải là gió lốc, cũng chẳng phải là cuồng phong. Đi mà hấp tấp như chạy, tất không là gió lốc th́ cũng thành cuồng phong. Người xuất gia khi cất bước phải khoan thai như làn gió nhẹ, chỉ dịu dàng thổi lướt qua, không làm xao động mặt nước; tuy rằng có gió song không làm dậy sóng. 

"Đứng như tùng" tức là đứng th́ thân phải thẳng như cây tùng, không nên ngoẹo đầu ngoẹo cổ, dáng vẻ ủ rủ chẳng có chút tinh thần, giống như chưa tỉnh ngủ vậy. Phải đứng cho ngay, thẳng người lên; khi đi th́ đừng lúi húi khom lưng c̣ng cổ, cũng đừng gằm đầu cúi mặt! Tuy nhiên, không nên cúi đầu tức là phải ngẩng đầu, nhưng ngẩng lên quá cũng không đúng, mà phải ngẩng một cách tự nhiên. Đây là nói về cách đứng, một trong bốn đại oai nghi. 

Ngoài ra, khi đi th́ không nên nh́n đông nh́n tây, cũng đừng dáo dác trông trước trông sau! Quư vị lơ láo nh́n ngó như thế mà cảnh sát trông thấy th́ sẽ nghĩ: " A! Tên này khả nghi quá, hắn định dở tṛ trộm cướp ǵ đây. Hắn ŕnh xem có ai ở nhà không để đột nhập đấy mà!" và liền chú ư đến quư vị. Cho nên, đừng nh́n ngang liếc dọc, chớ dáo dác ḍm ngó! 

"Ngồi như chuông" tức là ngồi ngay ngắn, vững chăi như cái chuông úp vậy. 

"Nằm như cung" tức là nằm như cái cung. Ðó là tư thế "thác tai đáp khác," còn gọi là dáng nằm kiết tường. "Thác tai" là nằm nghiêng về bên tay phải, bàn tay lật ngửa ra kê dưới má phải; "đáp khác" là tay trái duỗi ra và bàn tay úp lại để trên bắp đùi trái; hai chân hơi co lên một chút, tư thế tựa như cây cung. 

Về bốn đại oai nghi đi đứng nằm ngồi, thì mỗi oai nghi có hai trăm năm mươi điều lệ -  hai trăm năm mươi điều về đi, hai trăm năm mươi điều về ngồi, hai trăm năm mươi điều về đứng, hai trăm năm mươi điều về nằm. Ði sâu vào chi tiết thì mỗi một oai nghi đều có tới hai trăm năm mươi điều lệ, chứ chẳng phải là chuyện đơn giản! Như thế, bốn đại oai nghi thì tổng cộng là một ngàn điều lệ. Một ngàn điều lệ cho mỗi thời - quá khứ một ngàn, hiện tại một ngàn và vị lai một ngàn - nên tổng cộng là ba ngàn oai nghi.

Ðạo Tuyên Luật Sư trì giới tinh nghiêm, đầy đủ ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh, cho nên người cõi trời cảm động mà dâng cơm cúng dường Ngài. Lúc tu hành, Ngài không tùy tiện nói cười. Nói chuyện với Ngài phải nói hợp với Giới Luật thì Ngài mới đáp lại; bằng không, Ngài không trả lời. Ngài không tùy tiện cười đùa, cũng chẳng khóc than, nóng giận, mà luôn luôn có vẻ điềm tĩnh, bình thản vốn sẵn - không mừng, không giận, chẳng buồn, chẳng vui. Không có mừng giận buồn vui, thế thì đó là người gì? Phải chăng là người gỗ - người gỗ thì chẳng biết mừng vui, chẳng biết nổi nóng, chẳng biết khóc than, cũng chẳng biết cười đùa? Thật ra, con người, khi những trạng thái mừng giận buồn vui không còn phát khởi, thì đó chính là lúc họ đạt đến Trung Ðạo. Người trì Giới, nhất cử nhất động đều phải giữ Trung Ðạo. Ðạo Tuyên Luật Sư nhờ giữ Trung Ðạo, cho nên người cõi trời cảm động mà ngày ngày mang vật thực tới cúng dường Ngài. Hằng ngày, cứ vào giữa trưa, Tiên Lục Huyền Sướng lại đến dâng cúng Ngài những đồ ăn thức uống của cõi trời.

Ðạo Tuyên Luật Sư vốn tu hành trên núi Chung Nam (Trung Quốc). Núi Chung Nam nối liền với rặng Hy Mã Lạp Sơn, dãy núi thông nhau liên tiếp, không đứt đoạn. Nghe nói có rất nhiều người đến núi Chung Nam tu hành và được ngộ Ðạo. Trên núi này cũng có rất nhiều cọp beo, nhưng chúng không hề gây trở ngại cho những vị xuất gia tu Ðạo, lại còn hộ pháp cho họ nữa. 

Ðạo Tuyên Luật Sư bấy giờ sống trong một am tranh trên núi Chung Nam để tu hành, và ngày ngày đều được thiên nhân đến cúng dường vật thực. Biết được chuyện ấy, Khuy Cơ Pháp Sư liền sanh vọng tưởng; vọng tưởng gì? Ngài nghĩ: "Tất cả đồ ăn thức uống của nhân gian, chay cũng như mặn, ta đều đã nếm qua; duy có thức ăn của cõi trời là ta chưa được thưởng thức mà thôi. Nay Ðạo Tuyên Luật Sư được người trời cúng dường, ta phải đến chỗ ông ấy thọ trai một bữa cho biết mới được!" Thế là Ngài liền đến núi Chung Nam để gặp Ðạo Tuyên Luật Sư. 

Ðương thời, Khuy Cơ Pháp Sư là Quốc Sư trong nước. Ngài vốn là đệ tử của Huyền Trang Pháp Sư và chuyên giảng về Duy Thức. Khuy Cơ Pháp Sư vô cùng thông minh; Ngài là một nhân vật chủ yếu trong số tám, chín trăm Hòa Thượng cùng hợp tác phiên dịch kinh điển tại chùa Bạch Mã.

Khuy Cơ Pháp Sư đến am tranh rất sớm để đợi bữa cơm trưa, vì Ðạo Tuyên Luật Sư chỉ thọ trai vào giờ ngọ. Nhưng đợi mãi, tới quá trưa, rồi xế chiều, cho đến tối mịt cũng không có ai đến dâng cúng thức ăn cả; cho nên cả ngày hôm đó Ðạo Tuyên Luật Sư không có gì để dùng qua bữa, Khuy Cơ Pháp Sư cũng đành phải ôm bụng chịu đói! 

Pháp Sư Khuy Cơ thường nhật quen dùng những thức ăn ngon, bây giờ suốt một ngày phải nhịn đói, chịu không nổi - mối phiền não này thật tình là không phải nhỏ - bèn chất vấn ngài Ðạo Tuyên: "Nghe nói chỗ Ngài có người trời dâng cơm cúng dường, thế sao hôm nay tôi đến lại chẳng thấy có động tịnh gì cả? Hay là Ngài nói khoác? Có phải là Ngài vọng ngữ, dối người?" 

Ðạo Tuyên Luật Sư nói: "Tùy Ngài, muốn nói sao cũng được! Ngài nói tôi lừa dối mọi người thì cũng mặc Ngài, song chỉ có tôi biết là tôi có dối gạt người khác hay không mà thôi!" 

Mặc dù Khuy Cơ Pháp Sư nói oan cho Ðạo Tuyên Luật Sư là lừa dối người, nhưng Luật Sư vẫn không buồn biện luận lôi thôi. Khuy Cơ Pháp Sư đợi mãi đến chiều tối; rồi vì trời tối mịt nên về không được, phải ở lại am tranh. Hai ngài - Khuy Cơ Pháp Sư thì to béo, còn Ðạo Tuyên Luật Sư thì gầy ốm. Ðạo Tuyên Luật Sư mặc dù thọ dụng thức ăn của chư thiên cúng dường, nhưng lại không được mập; Khuy Cơ Pháp Sư thì tuy không có thực phẩm của nhà trời để dùng, mà lại phốp pháp, mập mạp - một phần cũng vì Pháp Sư ngon miệng, nên suốt ngày cứ khuyến khích đầu bếp ráng nấu những món chay thật ngon lành!

Thế là đêm hôm ấy, Khuy Cơ Pháp Sư phải ở lại am tranh; Ngài không tham Thiền, kê đầu là ngủ, lại còn ngáy vang như sấm. 

Trong khi đó, Ðạo Tuyên Luật Sư ngồi Thiền, nhưng bị tiếng ngáy ồn ào của Khuy Cơ Pháp Sư quấy rầy, lại thêm lũ rận không ngớt làm Ngài khó chịu (khí hậu ở vùng núi Chung Nam rất lạnh, người tu Ðạo lại bận dụng công, rất ít tắm rửa, nên trong mình thường có rận); khiến cho Ngài không tài nào nhập Ðịnh được. Do đó, Ngài đành phải ngồi bắt rận; nhưng vì trì Giới, không dám sát sanh, nên Ngài bắt từng con rồi từ từ thả nhẹ xuống đất cho chúng tự bò đi nơi khác. Lúc bấy giờ trong am không đốt đèn, mà Khuy Cơ Pháp Sư cũng đã ngủ say, chẳng thể hay biết chuyện gì được. Sau đó, Ðạo Tuyên Luật Sư lại tiếp tục tọa Thiền. 

Sáng hôm sau, Ðạo Tuyên Luật Sư trách Khuy Cơ Pháp Sư: "Sao Ngài chẳng tu hành gì cả vậy? Không tọa Thiền, không dụng công, tối đến đặt lưng xuống là ngủ vùi, lại còn ngáy ầm ĩ và mớ nữa, khiến tôi đây không thể tọa Thiền, cũng chẳng nhập Ðịnh được!" 

Khuy Cơ Pháp Sư nói: "Ngài nói tôi không tu hành ư? Tôi lại thấy Ngài mới là kẻ chẳng tu hành đấy! Ngài nói có thiên nhân đến cúng dường cho Ngài, song tôi chờ mãi mà chẳng thấy bóng một thiên nhân nào tới cả. Ðã thế, đêm qua Ngài không chuyên chú dụng công mà lại ngồi bắt rận. Ngài bắt được hai con, nếu Ngài lỡ tay gí chết chúng thì cũng được đi, đằng này Ngài lại thả xuống đất, khiến một con thì bị té chết, một con thì bị gãy mất hai chân. Con rận bị chết đó bèn tố cáo Ngài với Diêm La Vương, cho nên Diêm La Vương định phái loài quỷ đến bắt Ngài về tra hỏi. Tôi phải nói tốt cho Ngài, rằng Ngài là một người tu Ðạo, mong Diêm Vương lượng thứ cho Ngài, và xin cho hai con rận kia đi đầu thai; nhờ vậy Ngài mới không bị liên lụy. Thế mà nay Ngài lại nói ngược là tôi quấy rầy Ngài, không để yên cho Ngài tu hành! Xem ra, Ngài mới thật là kẻ không biết tu hành đấy!"

Ðạo Tuyên Luật Sư thắc mắc tự hỏi: "Ông ta làm sao mà biết chuyện mình thả hai con rận xuống đất được nhỉ? Ðêm qua lại không đốt đèn, sao ông ta lại biết rõ sự việc đến thế?" Tuy nghĩ như thế, Ðạo Tuyên Luật Sư vẫn không dám biện hộ; bởi Ngài nghiêm trì Giới Luật, không lời qua tiếng lại tranh cãi với người khác. Người ta nói Ngài thế nào Ngài cũng nhẫn chịu, không hề tranh biện. 

Sau đó, Khuy Cơ Pháp Sư chào từ biệt Ðạo Tuyên Luật Sư: "Chào Ngài, tôi đi đây! Ngài cứ ở đây mà làm ra vẻ tu hành. Tôi không muốn chờ đến trưa để thọ trai nữa!"

Trưa hôm đó, Tiên Lục Huyền Sướng lại đến cúng dường Ðạo Tuyên Luật Sư như thường lệ. Ðạo Tuyên Luật Sư nói với vẻ không vui: "Hôm qua sao ông không đến?" 

Tiên Lục Huyền Sướng lập tức quỳ xuống thưa:"Thưa Luật Sư! Hôm qua không phải là tôi không đến dâng cúng. Chẳng qua là tôi đã đến đây rồi, song không cách nào vào trong am của Ngài được cả. Lúc tôi đến, chung quanh am tranh này trong vòng bốn mươi dặm, đều tràn ngập một thứ ánh sáng sắc vàng chói ngời, rực rỡ. Tôi bị chóa mắt, không thể nào nhìn thấy con đường trước mặt được nữa. Tôi bèn hỏi Thổ Ðịa Bồ Tát là vì sao phía trước lại có hào quang chói vàng rực rỡ, khiến tôi không thể đi tới được như thế; thì Thổ Ðịa Bồ Tát đáp rằng: 'Bởi vì trong nhà tranh đó có một người vốn là nhục thân Bồ Tát - một vị Bồ Tát sống.' Hôm qua tôi đi lui đi lại đến mấy lần, nhưng đều không có cách nào vào được, cho nên không thể cúng dường cho Ngài, cúi mong Ngài lượng thứ cho!"

Ðạo Tuyên Luật Sư bấy giờ mới vỡ lẽ: "Thảo nào Khuy Cơ Pháp Sư được Hoàng Ðế hết lòng tin tưởng và tôn làm Quốc Sư! Thì ra Ngài chính là nhục thân Bồ Tát!"

Từ đó về sau, Ðạo Tuyên Luật Sư không dám coi thường Khuy Cơ Pháp Sư nữa. Thật cảnh giới của Bồ Tát, chúng ta không thể nào suy đoán được! 

Tiếng Sằn Ðề Ba La Mật. Trong sáu Ðộ (Lục Ba La Mật) thì tôi đã giảng xong hai Ðộ, như thế là còn bốn Ðộ nữa. Vậy, Ðộ thứ ba là "Sằn Ðề"; đây cũng là tiếng Phạn (Ksanti); Trung Hoa dịch là "nhẫn nhục." 

"Nhẫn nhục" thì gồm có Sanh Nhẫn, Pháp Nhẫn và Vô Sanh Pháp Nhẫn. Vô Sanh Pháp Nhẫn là một cảnh giới vô cùng thâm áo, vi diệu, luôn tràn ngập một niềm Pháp hỷ. Phải chứng đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn, thì quý vị mới thực sự nếm được mùi vị của Phật Pháp, thực sự hiểu rõ được sự áo diệu và không thể nghĩ bàn của Phật Pháp. 

Quý vị phải có thể nhẫn nhục thì mới mong đạt được "Ba La Mật"; không nhẫn nhục được thì không thể nào đạt được "Ba La Mật" - không đến được "bờ bên kia" vậy!

Tiếng Tỳ Ly Da Ba La Mật. "Tỳ Ly Da" cũng là Phạn ngữ (Virya); Trung Hoa dịch là "tinh tấn"; và đây là Ðộ thứ tư trong Lục Ðộ. Có người hiểu lầm đức tinh tấn này là tinh tấn hướng theo ngoại đạo; nhưng kỳ thực, người chân chánh hiểu rõ tinh tấn thì phải tinh tấn hướng về Phật Pháp. Nếu hướng theo ngoại đạo mà tinh tấn, thì đó chỉ là tu khổ hạnh một cách vô ích mà thôi. 

Ở Ấn Ðộ có rất nhiều tà phái ngoại đạo. Có phái ngoại đạo chủ trương không ăn cơm mà chỉ ăn cỏ, bắt chước các hành vi của loài trâu, trì giữ "ngưu giới" (giới trâu). Có phái ngoại đạo thì đề xướng học theo những hành vi, động tác của chó và trì "cẩu giới" (giới chó) - việc gì chó không làm thì họ không làm; thức nào chó không ăn thì họ cũng chẳng đụng đến; chỉ những thức nào chó chịu ăn thì họ mới ăn mà thôi. Ðó gọi là "ngưu cẩu giới" (giới trâu, giới chó).

Lại có phái ngoại đạo thì đề xướng việc ngủ trong đống tro. Thân thể con người vốn đã không được sạch sẽ rồi, thế mà họ thì sao? Họ lại còn bôi tro lên khắp mình mẩy cho dơ dáy thêm, cứ vùi thân trong tro trong bụi mà bảo đó là tu hành!!!

Ngoài ra, còn có phái ngoại đạo đưa ra chủ thuyết rằng tu hành thì phải chịu khổ - chịu khổ như thế nào? Phải nằm ngủ trên giường đinh để chứng tỏ rằng mình có khả năng chịu đựng sự đau đớn về thể xác, có thể thực hành mọi khổ hạnh. 

Trên đây là một vài thí dụ điển hình trong vô số khổ hạnh tự hành hạ thân xác một cách phi lý và vô ích của các phái ngoại đạo. Những kẻ ấy tự cho rằng họ rất tinh tấn dụng công; kỳ thực, đó chỉ là một thứ tinh tấn của tà tri tà kiến chứ không phải của chánh tri chánh kiến, cho nên thứ tinh tấn ấy chẳng có ích lợi gì cả!

Chúng ta hãy tinh tấn về mặt thiện pháp, chứ đừng nên tinh tấn về mặt ác pháp. Nếu quý vị áp dụng sự tinh tấn vào ác pháp, thì đó là đi ngược với Ðạo, là quay lưng lại với Ðạo vậy. 

Ðối với thiện pháp, tinh tấn tức là chăm chỉ lạy Phật, tụng kinh, lễ sám, niệm Phật - đó là nói về "thân tinh tấn" (sự tinh tấn của thân). Rồi kế đến là "tâm tinh tấn" (sự tinh tấn của tâm); thế nào gọi là "tâm tinh tấn"? Tức là trong lòng thời thời khắc khắc đều nhớ đến việc tu hành, niệm niệm không quên siêng năng tu tập thiện pháp, lúc nào cũng hăng hái tu hạnh Tinh Tấn Ba La Mật, chẳng quản mệt nhọc. 

Nếu quý vị chân chánh tu học Phật Pháp, tất quý vị sẽ không cảm thấy mệt mỏi, cũng chẳng thấy đói bụng hay khô cổ, và cũng không phải chịu đựng những phiền nhiễu ngoài ý muốn. Vì sao vậy? Vì hễ quý vị tinh tấn thì sẽ không thấy có thứ cảm giác uể oải, chán nản đó nữa. Nếu quý vị biếng nhác, thiếu tinh tấn, thì rất dễ sanh nhiều tật xấu, lại thường cảm thấy mệt mỏi, xuống tinh thần, chỉ muốn đi ngủ cho khỏe thân mà thôi! Tinh tấn là thước đo chủ yếu xem mình như thế nào. Vậy, ở mọi nơi mọi lúc chúng ta đều phải siêng năng tu hành thiện pháp, như thế mới gọi là "Tinh Tấn Ba La Mật."

Trong khóa tu học vào mùa hè năm ngoái, lúc giảng Kinh Lăng Nghiêm, tôi có đề cập đến bốn câu kệ mà người xuất gia cần phải khắc cốt ghi tâm. Khi Ðức Phật còn trụ thế, các đệ tử xuất gia của Phật hằng ngày đều phải trì tụng bài kệ ấy, tuyệt đối không được xao lãng; vì thế mà trong khóa hè năm ngoái tôi đã đặc biệt đem ra giảng cho quý vị nghe. Tôi thậm chí nhận thấy rằng những người có ý định muốn xuất gia cũng cần phải thuộc nằm lòng bốn câu đó, huống hồ là những kẻ đã xuất gia - quý vị lại càng không được quên! Bốn câu kệ ấy như sau:

“Ǵn lời giữ ư, thân chớ phạm 

Chớ gây phiền năo hại chúng sanh 

Vô ích khổ hạnh cần xa lánh, 

Hành giả như thế khéo độ đời” 

(Thủ khẩu nhiếp ư thân mạc phạm, 

Mạc năo nhất thiết chư hữu t́nh, 

Vô ích khổ hạnh đương viễn ly, 

Như thị hành giả khả độ thế.) 

“Ǵn lời giữ ư, thân chớ phạm " (Thủ khẩu nhiếp ư thân mạc phạm). "Thủ khẩu" có nghĩa là không nói năng một cách tùy tiện, cũng không tùy tiện phê đúng phê sai, nói cái này tốt, bảo cái kia xấu, khen món nọ ngon, chê thức kia dở ...; mà phải "giữ mồm giữ miệng," thận trọng từng lời ăn tiếng nói. 

"Nhiếp ư," tức là thâu nhiếp ư niệm lại, không để cho nó chạy đông chạy tây, không vọng tưởng viễn vông, không nghĩ ngợi lăng xăng. 

"Thân mạc phạm," có nghĩa là thân không phạm Giới. 

Từng giây từng khắc, chúng ta nhất định phải luôn luôn tự nhắc nhở chính ḿnh rằng ḿnh là người xuất gia, dứt khoát không được vi phạm Giới Luật, quy củ - đó gọi là "thủ khẩu, nhiếp ư, thân mạc phạm" vậy. 

" Chớ gây phiền năo hại chúng sanh” (Mạc năo nhất thiết chư hữu t́nh) Chúng ta không nên quấy nhiễu, năo loạn chúng hữu t́nh. Chẳng riêng ǵ đối với con người, mà ngay cả đối với một con vật cũng vậy, nếu quư vị làm cho nó giận dữ tức là quư vị không đúng rồi. Phàm là người xuất gia th́ chớ nên gây phiền năo cho mọi chúng sanh. 

" Vô ích khổ hạnh cần xa lánh” (Vô ích khổ hạnh đương viễn ly). Đối với mười hai hạnh Đầu Đà th́ chúng ta nên thực hành; nhưng đối với những khổ hạnh không có ích và không khế hợp với Phật Pháp th́ chúng ta cần phải tránh xa, chớ nên theo. Thậm chí có phái ngoại đạo tuyên bố là có phương pháp tu hành thành Phật ngay trong đời này, th́ quư vị cũng chớ nên học theo! Chúng ta chỉ nên y chiếu giáo pháp của Đức Phật để tu hành, chứ đừng chạy theo những kẻ tu "ngưu cẩu giới," bắt chước lối sống của loài trâu, loài chó. Do đâu mà nảy sinh hiện tượng "ngưu cẩu giới"? 

Hàng ngoại đạo thực hành khổ hạnh, tự hành hạ thân xác, làm những việc rất khổ cực, và cũng có người được mở Thiên Nhăn. Sau khi có Thiên Nhăn, họ t́nh cờ trông thấy một con chó được thác sanh lên cơi trời. Thế là họ kết luận ngay rằng loài chó được thăng thiên, vậy nếu họ học theo loài chó, th́ họ cũng sẽ được thăng thiên như thế; cho nên họ bèn tŕ "cẩu giới," bắt chước sống theo loài chó. 

Lại có những kẻ ngoại đạo khác cũng được Thiên Nhăn Thông, th́ trông thấy một con trâu sau khi chết được sanh lên cơi trời; cho nên họ bèn học theo cách của loài trâu, tŕ giữ "ngưu giới." 

Những kẻ ngoại đạo này v́ không có trí huệ, cho nên tuy khó nhọc tu tập nhiều loại khổ hạnh nhưng đều không được ích lợi ǵ cả; do đó nói "vô ích khổ hạnh đương viễn ly." 

" Hành giả như thế khéo độ đời” (Như thị hành giả khả độ thế). Người hành Đạo cần phải như vậy - thủ khẩu, nhiếp ư, tŕ Giới, không năo loạn chúng sanh, không hành xác một cách vô ích - th́ mới có thể cứu đời và giáo hóa chúng sanh. 

"Tinh tấn," thật ra, vốn không hiện hữu. Sở dĩ nói có tinh tấn, chẳng qua là để nói pháp với phàm phu chúng ta mà thôi; chứ căn bản th́ không có cái gọi là "tinh tấn." Do đó, có thể nói rằng cả sáu Độ trong Lục Độ đều là Tinh Tấn, mà đồng thời cũng đều không phải là Tinh Tấn. 

Bố Thí, Tŕ Giới, Nhẫn Nhục là thuộc về sự tinh tấn của thân; c̣n Thiền Định, Bát Nhă (Trí Huệ) là thuộc về sự tinh tấn của tâm. Như vậy, tinh tấn hoàn toàn không hiện hữu v́ nó đă hợp nhất với năm Độ kia và được biến thành thứ khác. Thí dụ, quư vị chăm chỉ tu hạnh bố thí, th́ đó là sự tinh tấn của Bố Thí; quư vị nghiêm tŕ Giới Luật, th́ đó là sự tinh tấn của Tŕ Giới; quư vị kiên tŕ nhẫn nhục chịu đựng, th́ đó là sự tinh tấn của Nhẫn Nhục. Nếu quư vị chuyên cần tinh tấn thêm nữa, th́ đó là sự tinh tấn của Tinh Tấn, tức là bản thân của tinh tấn đang tinh tấn, nỗ lực. Lại nữa, nếu quư vị siêng năng tọa Thiền, không nghỉ ngơi, chẳng nề mỏi mệt, th́ đó là sự tinh tấn của Thiền Định; quư vị chuyên cần tu tập Trí Huệ Bát Nhă, th́ đó là sự tinh tấn của Trí Huệ; quư vị học tập pháp môn Bát Nhă, th́ đó là sự tinh tấn của Bát Nhă. 

Cho nên, tinh tấn tự nó vốn không hiện hữu, bởi nó được biến thành một thứ "lao nhi vô công" - tuy vất vả song chẳng cậy công. Do đó, quư vị không nên chấp trước rằng ḿnh có tinh tấn, v́ như thế mới gọi là sự tinh tấn chân chánh! Nếu quư vị cứ cố chấp, khăng khăng cho rằng ḿnh tinh tấn như thế này như thế nọ, rằng sự tinh tấn của ḿnh là vô lượng vô biên, rằng ḿnh rất tinh tấn tu học Lục Độ Ba La Mật - th́ kể như quư vị chẳng tinh tấn ǵ cả! Bởi như thế tức là có một cái "tinh tấn" nằm chắn trong ḷng và làm trở ngại tư tưởng siêu thoát của quư vị, khiến cho quư vị không có được sự tinh tấn chân chánh. 

Một khi chân chánh hiểu rơ Phật Pháp, quư vị sẽ thấy rằng tất cả vốn không hiện hữu. Lúc chưa thấu triệt th́ quư vị c̣n thấy có cái gọi là "tinh tấn," song đến lúc hiểu rơ rồi th́ sẽ không thấy có nó nữa! Nghe nói như thế th́ có người sẽ bảo: "Hiện tại tôi không thấy có ǵ cả, vậy tôi chẳng cần phải tinh tấn!" Đành rằng quư vị không tinh tấn th́ tinh tấn cũng chẳng hiện hữu, song ở đây vẫn có điểm khác biệt. Đó là, nếu quư vị thực sự hiểu Phật Pháp, th́ sự tinh tấn chân chánh cũng không hiện hữu! V́ sao ư? Bởi v́ bấy giờ quư vị không c̣n chấp trước nữa! C̣n nếu quư vị không hiểu Phật Pháp, vẫn c̣n một mực chấp trước ở sự tinh tấn của ḿnh, th́ đó không thể kể là tinh tấn được. Chính v́ quư vị thực t́nh không hiểu Phật Pháp, hoàn toàn không biết thế nào là tinh tấn, cho nên càng không thể nói là ḿnh tinh tấn! 

Về Phật Pháp, bởi quư vị chưa hiểu nên không biết, chứ khi hiểu được rồi th́ c̣n cần phải buông bỏ luôn cả Phật Pháp nữa; bằng không, tức là quư vị vẫn c̣n chưa hiểu Phật Pháp! Chúng ta phải ĺa bỏ tất cả các tướng, chớ nên chấp trước vào bất cứ một cái ǵ; bởi hễ c̣n có chỗ chấp trước, bám víu, tức là chưa hiểu Phật Pháp vậy! 

Tiếng Thiền Ba La Mật. "Thiền" là tiếng Phạn, gọi tắt từ chữ "Thiền Na" (Dhyana); Trung Hoa dịch là "tư duy tu," và cũng là "tịnh lự." Về Thiền Định th́ có Tứ Thiền, Bát Định, và c̣n có Cửu Thứ Đệ Định nữa. Ngoài ra, Thiền lại được phân làm Thế Gian Thiền, Xuất Thế Gian Thiền, và Xuất Thế Thượng Thượng Thiền. 

Phàm phu chúng ta th́ tu Thế Gian Thiền; trong đó bao gồm Tứ Vô Lượng Tâm và Tứ Vô Sắc Định. Về những cảnh giới này, tôi không giải thích cặn kẽ, bởi chỉ cần quư vị dụng công tu hành và tọa Thiền th́ tự nhiên sẽ thấu rơ được tất cả. C̣n Xuất Thế Thiền là ǵ? Xuất Thế Thiền th́ gồm có Tứ Thiền Bát Định, Bát Thắng Xứ, Bát Bội Xả. 

Bây giờ tôi có giảng rơ những danh tướng này th́ cũng chỉ làm cho quư vị thấy rối thêm mà thôi! Bởi v́ ví dụ nói rằng món này ngon, nhưng nếu không ăn thử th́ rốt cuộc quư vị cũng không biết được mùi vị của nó là ngon lành ra sao cả! Cho nên, bây giờ quư vị biết là có nhiều thứ khác nhau như Thế Gian Thiền, Xuất Thế Gian Thiền, Xuất Thế Gian Thượng Thượng Thiền, Như Lai Thiền, Tổ Sư Thiền... rồi; chỉ cần quư vị chịu siêng năng dụng công tu hành, sau này chắc chắn quư vị sẽ biết được "hương vị" của các thứ đó. 

Tiếng Bát Nhă Ba La Mật. "Bát Nhă" là tiếng Phạn (Prajna); Trung Hoa dịch là "trí huệ." Trí Huệ lại phân ra Thế Gian Trí và Xuất Thế Gian Trí. 

Thế Gian Trí cũng gọi là Thế Trí Biện Thông. Những tiến bộ về khoa học, triết học hiện nay cùng tất cả các kiến thức, đều là học vấn của thế gian. Khả năng biện luận thông minh, nhạy bén về các việc thế gian, dù không có lư cũng có thể nói thành có lư - đó gọi là Thế Trí Biện Thông. 

Xuất Thế Gian Trí tức là trí huệ của xuất thế gian. Siêng năng cầu Phật Đạo, nghiên cứu Phật Pháp không bao giờ ngơi nghỉ, thậm chí lúc ngủ cũng tư duy đến Phật Pháp, chiêm bao cũng suy nghĩ đến Phật Pháp, và cho dù ốm đau bệnh hoạn, bất kỳ lúc nào cũng nghĩ đến Phật Pháp - đó chính là chân chánh tu tập trí huệ xuất thế vậy. 

Vậy th́ trí huệ xuất thế gian và trí huệ thế gian rốt cuộc là một hay là hai thứ khác nhau? Đó vốn chỉ là một, nhưng c̣n phải xem quư vị sử dụng nó như thế nào - dùng vào chuyện thế gian th́ nó là trí huệ thế gian, dùng ở Phật Pháp xuất thế th́ nó là trí huệ xuất thế. 

Trí huệ hoàn toàn không có hai, mà chỉ phân ra để giảng thôi. Ban đầu, quư vị nghiên cứu các vấn đề của thế gian và biết được tất cả mọi thứ trên cơi đời này đều là Khổ, Không, Vô Thường, Vô Ngă. Rồi sau đó, nếu quư vị dùng cái trí hiểu biết về việc thế gian ấy để nghiên cứu học vấn xuất thế, th́ đó cũng chính là trí huệ xuất thế vậy. Cho nên, Thế Gian Trí và Xuất Thế Gian Trí vốn không phải là hai. 

Đa số người đời chỉ có trí huệ thế gian chứ không có trí huệ xuất thế gian; song cũng có người lại có trí huệ xuất thế gian mà không có trí huệ thế gian. V́ sao lại có sự như thế? Có nhiều người rất thông minh nhưng cứ làm toàn những việc hồ đồ - chuyện không cần thiết th́ tận lực mà làm, c̣n việc quan trọng như vấn đề sanh tử th́ lại thờ ơ, chẳng để ư đến và cũng chẳng muốn t́m hiểu. Ngoài ra, cũng có người nghiên cứu vấn đề xuất thế nhưng lại không hiểu ǵ về pháp thế gian cả. Chúng ta cần phải hiểu rơ cả pháp nhập thế lẫn pháp xuất thế: 

Nhập thế mà xuất thế, 

Xuất thế mà nhập thế 

"Kư nhập thế nhi xuất thế, 

Kư xuất thế nhi nhập thế." 

Nhập thế mà xuất thế, xuất thế mà nhập thế - sự nhập thế và xuất thế cần phải thông đạt vô ngại. Nếu quư vị hiểu rơ th́ nhập thế cũng chính là xuất thế; nhược bằng không hiểu th́ cho dù là xuất thế cũng trở thành nhập thế vậy! 

Cổ nhân có câu: 

Thông minh sáng dạ nhờ âm đức 

Âm đức dẫn lối tới thông minh 

Thông minh nếu chẳng tin âm đức, 

Ấy thông minh phản, thông minh hại 

Thông minh năi thị âm trắc trí, 

Âm trắc dẫn nhập thông minh lộ, 

Bất tín âm trắc sử thông minh, 

Thông minh phản bị thông minh ngộ. 

" Thông minh sáng dạ nhờ âm đức” (Thông minh năi thị âm trắc trí). Chúng ta nhờ đâu mà có được trí thông minh? Đó là nhờ đời trước chúng ta làm được nhiều việc "âm đức" Việc "âm đức" là ǵ? Đó là những việc nhân đức được thực hiện một cách âm thầm với ḷng hảo tâm thật sự, chứ không phải với mục đích khoe khoang, hoặc để cho người khác thấy. Chẳng hạn có người cảnh nhà đơn chiếc, chết mà không có quan tài để chôn, quư vị động ḷng trắc ẩn bèn mua cho người đó một cỗ áo quan, rồi lo khâm liệm và chôn cất tử tế; tuy làm được một việc tốt, đáng khen, nhưng quư vị không khoe khoang, không tiết lộ với ai cả - như thế là có âm đức vậy. 



tải về 2.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương