Kinh đỊa tạng bồ TÁt bổn nguyện thiển thíCH



tải về 2.73 Mb.
trang9/32
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2016
Kích2.73 Mb.
#31926
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   32

Có bài kệ nói về cảnh giới dục lạc của chư thiên ở Lục Dục Thiên như sau:

Tứ Vương, Đao Lợi c̣n ôm ấp 

Dạ Ma nắm tay, Đâu Suất cười 

Hóa Lạc nh́n lâu, Tha nh́n thoáng 

Đó là dục lạc cơi Lục Thiên. 

(Tứ Vương, Đao Lợi dục giao băo, 

Dạ Ma chấp thủ, Đâu Suất tiếu, 

Hóa Lạc thục thị, Tha tạm thị, 

Thử thị Lục Thiên chi dục lạc.) 

“Tứ Vương, Đao Lợi c̣n ôm ấp" (Tứ Vương, Đao Lợi dục giao băo). Thiên chúng ở trời Tứ Thiên Vương và trời Đao Lợi cũng hành dâm như loài người ở thế gian vậy. 

" Dạ Ma nắm tay, Đâu Suất cười” (Dạ Ma chấp thủ, Đâu Suất tiếu). Hành vi sắc dục của thiên nhân ở trời Dạ Ma là cầm tay nhau. 

Ở cơi trời này, thiên nam và thiên nữ giao t́nh bằng cách nắm tay nhau, tương tự như lối bắt tay của người Tây phương vậy. 

Thế c̣n ở trời Đâu Suất th́ sao? Ở trời Đâu Suất th́ thiên nam thiên nữ chỉ cười với nhau là đă thành vợ chồng rồi; bởi thiên nhân ở đó b́nh thời không hề cười! V́ sao? V́ ḷng ham muốn của họ quá nhẹ, hầu như là không c̣n nữa vậy. Tại Lục Dục Thiên, hễ lên cao được một tầng trời th́ dục niệm lại giảm nhẹ bớt một bậc. 

Tại sao ở cơi nhân gian chúng ta, những người tu Đạo đều cần phải "khử dục đoạn ái," quét sạch mọi dục niệm? Bởi v́ nếu dục niệm mà nhiều th́ ngu si mê muội cũng nhiều thêm; dục niệm càng giảm thiểu th́ trí huệ sáng suốt càng gia tăng. Dục niệm là thuộc cơi Ngũ Trược Ác Thế - cái ǵ gọi là "trược"? Đó là dục niệm! Dục niệm là một thứ ô trược nhất, dơ bẩn nhất. 

Ḷng sắc dục của thiên chúng trên cơi trời Tứ Thiên Vương th́ cũng giống như của nhân gian chúng ta vậy; c̣n dục niệm của thiên nhân ở trời Đao Lợi th́ có phần nhẹ hơn so với ở trời Tứ Thiên Vương. 

Hành vi sắc dục của thiên nhân ở trời Dạ Ma là nắm tay nhau, c̣n ở trời Đâu Suất th́ cười với nhau. Quư vị chớ cho rằng cười là tốt - nhân gian chúng ta thường cho cười là điều tốt, mà không biết rằng cười cũng có một tác dụng về mặt t́nh cảm và sắc dục. 

Chư thiên ở cơi trời Dạ Ma đều thích dụng công tu hành, cho nên rất hiếm khi có chuyện nắm tay nhau xảy ra. 

" Hóa Lạc nh́n lâu, Tha nh́n thoáng” (Hóa Lạc thục thị, Tha tạm thị). "Thục thị" tức là nh́n hơi lâu một chút, như chừng một phút, hai phút hoặc năm phút. Thiên nam thiên nữ ở trời Hóa Lạc th́ đăm đăm ngó nhau chừng một vài phút là thành dâm; c̣n ở trời Tha Hóa Tự Tại th́ chỉ cần nh́n phớt nhau thôi, không phải nh́n lâu. 

" Đó là dục lạc cơi Lục Thiên” (Thử thị Lục Thiên chi dục lạc). Hành vi sắc dục của thiên nam thiên nữ ở Lục Dục Thiên là như thế - hễ lên cao hơn một tầng th́ dục niệm giảm nhẹ bớt một tầng. Kẻ có dục niệm nặng nề th́ không thể sanh lên cơi trời, cho nên những người được sanh thiên đều rất ít dục niệm. Bài kệ vừa rồi là nói về dục lạc ở Lục Dục Thiên. 

Trời Phạm Chúng, trời Phạm Phụ, trời Ðại Phạm. Ðây là ba tầng trời thuộc cõi Sơ Thiền, cũng gọi là Sơ Thiền Tam Thiên. Ngoài ra, còn có cõi Nhị Thiền và Tam Thiền, và ở mỗi cõi cũng đều có ba tầng trời.

Trời Phạm Chúng. "Phạm" là gì? "Phạm" có nghĩa là thanh tịnh. Dục niệm của thiên nhân ở cõi Sơ Thiền Thiên thì càng nhẹ hơn nữa so với ở Lục Dục Thiên, cho nên gọi là "phạm." Tất cả thiên nhân cư ngụ ở tầng trời này đều thanh tịnh và đều là dân chúng của toàn cõi Phạm Thiên.

Trời Phạm Phụ. Chư thiên ở nơi này là những vị Tể Quan thanh tịnh, làm quan trên cõi trời. "Phụ" tức là phụ tá; và ở đây là phụ tá cho Ðại Phạm Thiên Vương.

Còn trời Ðại Phạm thì sao? Ðây là nơi trú ngụ của Ðại Phạm Thiên Vương. Ngài vốn là người rất siêng năng dụng công tu Ðạo, song chỉ tu thiên phước để được hưởng phước lạc của cõi trời chứ chưa đạt đến mức khai ngộ và chứng quả vị; do đó, ngài được sanh lên cõi trời và làm vua trời Ðại Phạm. Vị Ðại Phạm Thiên Vương này được sự hỗ trợ của chư thiên ở tầng trời Phạm Chúng và Phạm Phụ.

Sơ Thiền Tam Thiên còn được gọi là Ly Sanh Hỷ Lạc Ðịa, tức là cảnh giới xa lìa sự sanh khởi phiền não, vô cùng vui sướng. Phàm phu chúng ta khi dụng công đạt tới cảnh giới Sơ Thiền, thì cũng có thể đến được Sơ Thiền Thiên để gặp Ðại Phạm Thiên Vương, các Tể Quan phụ tá của ngài, và dân chúng cư ngụ ở đó. 

Trời Thiểu Quang, trời Vô Lượng Quang, trời Quang Âm. Ðây là ba tầng trời thuộc cõi Nhị Thiền, cũng gọi là Nhị Thiền Tam Thiên. Làm thế nào để được sanh lên cõi trời Nhị Thiền này? Cần phải "khử dục đoạn ái," dứt sạch tâm dâm dục! Nếu vẫn còn lòng ham mê sắc dục thì không thể nào sanh về cõi trời này được. Mỗi tầng trời ở đây chênh lệch nhau một "giai cấp"; vì sao? Bởi chư thiên ở nơi này không còn dục niệm nữa, cứ lên cao mỗi tầng thì dục niệm mỗi giảm nhẹ, ít dần.

Trời Thiểu Quang. Thân thể của chư thiên ở tầng trời này đều tỏa ánh hào quang; và hào quang này lớn hơn nhiều so với hào quang của thiên nhân ở trời Dạ Ma. Tuy nhiên, trong ba tầng trời thuộc Nhị Thiền Tam Thiên, thì hào quang của thiên nhân ở trời Thiểu Quang có phần kém thua hai tầng trời kia. 

Vì sao các thiên nhân này có hào quang? Ðó là do lúc còn tu hành ở thế gian, họ chuyên chú tuân thủ Giới Luật, trì Giới rất thanh tịnh. Chư thiên ở trời Phạm Chúng và Phạm Phụ cũng tuân thủ Giới Luật vậy, có điều là không được nghiêm ngặt bằng chư thiên ở trời Thiểu Quang, cho nên thanh tịnh thì có thanh tịnh, song không phát hào quang. Thiên nhân trời Thiểu Quang thì giữ Giới chẳng những tinh nghiêm mà còn sanh xuất hào quang nữa, do đó mà được sanh lên tầng trời này.

Trời Vô Lượng Quang. Tầng trời vừa rồi là Thiểu Quang - ít hào quang; còn tầng trời này thì thế nào? Thì có vô lượng vô biên hào quang, không tính ra số lượng được.

Trời Quang Âm. Tầng trời nằm phía trên trời Vô Lượng Quang là trời Quang Âm. Chư thiên ở trời Quang Âm nói chuyện với nhau bằng cách nào? Bằng hào quang! Tương tự như việc dựa vào tác dụng của điện quang để cấu tạo hình ảnh của tivi, chư thiên ở đây dùng ánh sáng tiêu biểu cho lời nói. Thiên nhân ở trời Quang Âm không nói ra tiếng, điều đó không có nghĩa là họ không biết nói; chẳng qua là họ không dùng ngôn ngữ mà lại dùng hào quang để nói chuyện. 

Có người phê bình, cho rằng chư thiên ở trời Quang Âm là không biết nói, không có ngôn ngữ, không có văn tự; và sở dĩ họ dùng hào quang thay cho ngôn ngữ, văn tự là vì họ vốn không biết nói! Không phải thế! Nếu họ không biết nói, thì chẳng lẽ cả tầng trời Quang Âm toàn là thiên nhân "câm" hết sao? Thế thì so với người biết nói ở chốn nhân gian có tốt hơn gì đâu? Nếu nói rằng chư thiên ở trời Quang Âm dùng hào quang tiêu biểu cho lời nói vì họ đều bị câm, thế thì sanh lên tầng trời này có lợi ích gì???

Cho nên, tôi nói rằng họ cũng có ngôn ngữ, chẳng qua là họ không dùng đến ngôn ngữ mà thôi. Nhân gian chúng ta thì có văn tự và chúng ta dùng văn tự để tiêu biểu ngôn ngữ, chứ chúng ta không phải chỉ dùng văn tự mà từ bỏ ngôn ngữ. Hào quang được dùng ở trời Quang Âm cũng tương tự như văn tự của nhân gian chúng ta - chư thiên ở đó dùng hào quang để viết, tính chất cũng tựa như máy fax của chúng ta vậy. Sự việc nhất định là như thế; chứ không phải là họ chẳng có ngôn ngữ, chỉ có thể nói bằng hào quang mà thôi!

Cho nên, đối với Phật Pháp, quý vị cứ đem Phật Pháp với thế gian pháp ra để hỗ tương so sánh, suy luận, thì sẽ hiểu được ngay. Quý vị chớ nên hùa theo người khác mà vội cho rằng cõi trời Quang Âm chẳng có ngôn ngữ và tất cả chư thiên ở đó đều bị câm! Những người đó chắc chắn là chưa hiểu rõ vấn đề!!!

Vừa rồi là nói về ba tầng trời của Nhị Thiền Thiên. Người tham Thiền đạt được Ðịnh lực của Nhị Thiền Thiên tức là đến được cảnh giới Ðịnh Sanh Hỷ Lạc Ðịa, từ trong Ðịnh sanh xuất ra một thứ hỷ lạc. 

Tuy nhiên, kẻ đạt tới cảnh giới Nhị Thiền cũng không thể nói rằng công phu tu tập của mình đã lên đến tột đỉnh, đến mức cao nhất. Không phải như thế! Quý vị, những người đang dụng công, bây giờ hãy tự hỏi rằng mình đã đạt đến trình độ này hay chưa? Có thật là mạch tim mình có ngừng đập? Có thật là sự hô hấp của mình có gián đoạn? Có phải là hễ ngồi Thiền thì sự hít thở của mình liền đình chỉ? Không phải ư? Nếu không phải, thì hãy tiếp tục dụng công tu tập; nếu không dụng công thì không thể nào ngăn chặn được vòng luân hồi sanh tử. Cho dù quý vị có đạt được cảnh giới Sơ Thiền hay Nhị Thiền đi nữa, sự sanh tử của chính quý vị vẫn chưa kết thúc. 

Chúng ta dụng công tu tập không phải để thấy được một vài cảnh giới nho nhỏ, thấy được Bồ Tát hiện thân hộ pháp, hoặc trông thấy người nào đó ... Khi chúng ta ngồi Thiền, nếu có trông thấy hào quang thì phải biết đó chỉ là thứ cảnh giới nhỏ nhặt, không nên sanh tâm chấp trước, bám trụ vào cảnh giới. 

Có trường hợp đang ngồi Thiền thì thân thể tự dưng lắc lư - quý vị không muốn động đậy, nhưng thân thể cứ chao qua đảo lại, có muốn ngừng cũng không ngừng lại được. Ðây là tác dụng của sáu loại chấn động đối với lục căn, biểu hiện sáu cách chấn động của đại địa. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là công phu chân chánh, quý vị vẫn còn phải hướng tới trước mà nỗ lực nhiều hơn nữa mới được. 

Quý vị nếu chưa đạt được cảnh giới Sơ Thiền và Nhị Thiền, thì cần phải cố gắng dụng công hơn nữa, không nên lười biếng. Nếu lười biếng thì không dứt được sanh tử; mà không dứt được sanh tử thì sẽ rất nguy hiểm cho tương lai của quý vị; cho nên, xuất gia tu hành không phải là chuyện dễ. Lười biếng tức là tự dọn đường cho mình tiến vào địa ngục. Nếu không muốn đọa địa ngục, thì phải siêng năng chịu khó, chăm chỉ dụng công. 

Có người phàn nàn: " - , hễ tôi dụng công là trong người thấy khó chịu, không được khỏe." Thế thì đợi đến khi đọa địa ngục, quý vị sẽ thấy rằng ở đó còn khó chịu, khổ sở hơn nhiều! Quý vị muốn được thoải mái sung sướng trong hiện tại, thì tương lai sẽ không được "dễ chịu"; còn nếu quý vị chịu khó dụng công ngay từ bây giờ, thì tương lai tất sẽ rất "dễ chịu." Do đó, quý vị hãy cân nhắc điều này cho kỹ! Một khi bị đọa địa ngục, thì không biết phải chịu đày đọa đến bao lâu; vì nếu bị đọa vào địa ngục Vô Gián thì sẽ không có ngày được ra, quanh năm suốt tháng phải ở trong đó mà thọ tội, chịu sự trừng phạt. Bởi đã xuất gia học Ðạo rồi mà còn lười biếng trễ nãi, chẳng chịu dụng công, chẳng học Phật Pháp, chỉ muốn "tự do tự tại" theo ý mình, nên phải thọ tội ở địa ngục. Ðó chính là "tự do tự tại" vào địa ngục vậy!

Trời Thiểu Tịnh, trời Vô Lượng Tịnh, trời Biến Tịnh. Ðây là ba tầng trời thuộc cõi Tam Thiền.

Cõi Sơ Thiền còn gọi là Ly Sanh Hỷ Lạc Ðịa, Nhị Thiền là Ðịnh Sanh Hỷ Lạc Ðịa, và Tam Thiền là Ly Hỷ Diệu Lạc Ðịa.

Tại Sơ Thiền Thiên - trời Phạm Chúng, trời Phạm Phụ, và trời Ðại Phạm - chư thiên đều thanh tịnh, song chưa có hào quang. Thật ra thì không hẳn là hoàn toàn không có - họ cũng có hào quang đấy, nhưng hết sức yếu ớt, mờ nhạt. Các thiên nhân thuộc Nhị Thiền Thiên thì có hào quang sáng rỡ và cũng thanh tịnh hơn.

Ở đây chúng ta có thể nêu ra một tỷ dụ rất đơn giản, so sánh trình tự của các tầng trời với tiến trình làm sạch sàn nhà. Trước hết, sàn nhà cần phải được quét dọn cho thật sạch sẽ - đây là dụ cho các tầng trời thanh tịnh Phạm Chúng, Phạm Phụ và Ðại Phạm (thuộc Sơ Thiền Thiên). 

Sàn nhà tuy đã được quét dọn sạch sẽ rồi, song chưa được đánh sáp nên trông không có vẻ sáng sủa, bóng loáng. Sau khi đánh sáp thì mặt nền sáng hẳn lên - đây là dụ cho trời Thiểu Quang, trời Vô Lượng Quang và trời Quang Âm của Nhị Thiền Thiên.

Ðánh sáp rồi, chúng ta cần phải lau chùi thêm nữa thì sàn nhà mới hoàn toàn sáng loáng, bóng lộn. Bởi sau khi đánh sáp, trên mặt sàn vẫn còn sót chút ít bụi bặm hoặc một vài cọng lông chổi, cho nên sàn nhà tuy có sáng lên song vẫn chưa hoàn toàn sạch sẽ. Khi được lau chùi cẩn thận, không còn dính một hạt bụi, thì sàn nhà vừa sáng sủa lại vừa sạch sẽ - đây là dụ cho trời Thiểu Tịnh, Vô Lượng Tịnh và Biến Tịnh của Tam Thiền Thiên. Quý vị nào muốn hiểu rõ cảnh giới của các tầng trời, thì nên suy gẫm thêm về tỷ dụ này. 

Khi quý vị tọa Thiền đến được cảnh giới Tam Thiền thì mọi ý niệm đều không còn, tất cả vọng niệm đều đình chỉ. Tại Sơ Thiền thì ý niệm vẫn còn tồn tại, quý vị vẫn còn sự suy nghĩ. Ở cảnh giới Nhị Thiền thì dòng ý niệm này vẫn chưa đoạn dứt; song đến Tam Thiền thì mọi niệm đều dứt tuyệt - không còn tình trạng hết niệm này sanh đến niệm kia khởi nữa. 

Trong một sát-na có chín mươi cái sanh tử, trong mỗi cái sanh tử lại có chín trăm niệm; cho nên chỉ nội trong một khoảnh khắc vô cùng ngắn ngủi mà chúng ta đã khởi không biết bao nhiêu là niệm. Nhưng khi quý vị đạt đến cảnh giới Tam Thiền thì mọi niệm đều đình chỉ. Lúc này, một niệm cũng không khởi, không còn niệm trước cũng chẳng có niệm sau - tất cả đều vắng lặng. Ðó là cảnh giới của Tam Thiền.

Bấy giờ, chẳng những khí và mạch đình chỉ, mà luôn cả niệm cũng đình chỉ, không còn nảy sanh nữa. Những người hành Thiền đến trình độ này có thể ngồi Thiền trong suốt một tháng mà không biết là đã một tháng, hoặc ngồi Thiền cả năm mà không biết là đã một năm trôi qua. Mặc dù họ không còn ý niệm về tánh thời gian và không gian nữa, song đó là trạng thái nhập Thiền Ðịnh chứ không phải là chết; cho nên nếu muốn thì họ vẫn có thể trở về được. "Muốn trở về" ư? Thế không phải là mọi niệm đều đình chỉ rồi sao? Khi họ vừa sực nghĩ: "Vì sao mình lại ngồi Thiền ở đây nhỉ?"; thì luồng ý niệm lập tức tái sanh và họ trở về lại.

Vậy, ở cảnh giới Tam Thiền thì ngay cả ý niệm cũng không tồn tại, cho nên gọi là "tịnh" (trong sạch). Nếu còn ý niệm thì cũng như còn dính bụi bặm vậy, chưa được thanh tịnh, sạch sẽ hoàn toàn. Do đó, các tầng trời thuộc Tam Thiền Thiên có tên là Thiểu Tịnh, Vô Lượng Tịnh và Biến Tịnh.

Tam Thiền Thiên cũng gọi là Ly Hỷ Diệu Lạc Ðịa, cảnh giới xa rời sự vui sướng. Loài người chúng ta hễ sanh tâm vui vẻ thì cho là điều tốt, song ngay cả "điều tốt" này chúng ta cũng phải lìa bỏ, không nên chấp trước bám víu vào sự vui sướng. Ðược như thế thì sẽ nảy sanh tác dụng vi diệu.

Kinh văn: 

...trời Phước Sanh, trời Phước Ái, trời Quảng Quả, trời Vô Tưởng, trời Vô Phiền, trời Vô Nhiệt, trời Thiện Kiến, trời Thiện Hiện, trời Sắc Cứu Cánh, trời Ma Hê Thủ La, cho đến trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Tất cả Thiên chúng, Long chúng, cùng các chúng Quỷ, Thần đều đến hội họp.

Lược giảng:

1) Trời Phước Sanh. Vì sao gọi là trời Phước Sanh? Bởi chư thiên ở tầng trời này đều là "khổ nhân dĩ tận, lạc phi thường trụ" - họ không còn sự đau khổ, và cũng không còn chấp trước vào dục lạc nữa. 

Thế nào gọi là "khổ nhân dĩ tận, lạc phi thường trụ"? Chư thiên ở Sơ Thiền Thiên vẫn còn một thứ khổ não mà ngay cả tại Nhị Thiền Thiên và Tam Thiền Thiên, sự khổ não này cũng vẫn còn tồn tại, chưa hoàn toàn dứt tuyệt. Phải đến Tứ Thiền Thiên, ở tầng trời Phước Sanh này, thì mới đích thực là "khổ nhân dĩ tận" - cái mầm mống gây khổ não đó không còn nữa, mọi chủng tử của khổ não đều bị hủy diệt. Phải chăng hết khổ rồi thì sẽ được vui? Bấy giờ, họ cũng chẳng chấp trước vào cái vui, cho nên nói là "lạc phi thường trụ."

Thế thì, nguyên nhân của khổ là gì? Nguyên nhân của khổ là "dục" - "dục" đích thị là cái nhân dẫn đến mọi đau khổ. "Dục" là gì? Ðó là "dục niệm," hay "dục vọng," tức là lòng ham muốn; tiếng Anh gọi là desire! Chữ "dục" này chính là nguyên nhân, mầm mống của khổ đau; nếu không có "dục" thì không có đau khổ. Không có tâm dâm dục thì không có cái nhân gây tạo bao nhiêu khổ não khác. 

Thiên nhân ở Tứ Thiền Thiên đều không còn dâm tâm; bởi họ đã dứt trừ được tâm dâm dục nên nói là "chư dục đỗ tuyệt" - mọi dục vọng, ham muốn đều đã dứt tuyệt, không còn nữa. Các tướng trạng thô trọng đều bị hủy diệt, hết thảy các tướng có hình sắc và rất thô đều bị đoạn trừ. Tướng thô trọng diệt rồi, thì họ liền đắc được một thứ phước đức rất thanh tịnh, nên gọi là trời Phước Sanh - nơi nảy sanh thứ phước thanh tịnh. Ðó là tầng trời thứ nhất thuộc Tứ Thiền Thiên.

Nhiều người chỉ biết suông trời là trời; quý vị có biết là có bao nhiêu cõi trời không? Theo kinh điển đạo Phật thì có sáu tầng trời cõi Dục (Lục Dục chư thiên), ba tầng trời Sơ Thiền (Sơ Thiền tam thiên), ba tầng trời Nhị Thiền (Nhị Thiền tam thiên), ba tầng trời Tam Thiền (Tam Thiền tam thiên); còn Tứ Thiền thì sao? Cõi Tứ Thiền thì có đến chín tầng trời, và trời Phước Sanh là tầng trời thứ nhất thuộc Tứ Thiền Thiên. Chính vì có sự nảy sanh và hiện tiền của phước thanh tịnh tại tầng trời này cho nên có tên là "trời Phước Sanh."

2) Trời Phước Ái. Ðây là tầng trời thứ hai thuộc Tứ Thiền Thiên. "Phước ái" tức là love, love cái gì? Love cái phước - yêu phước, thích phước. "Phước Ái Thiên" tức là cõi trời yêu chuộng phước đức.

Chư thiên ở tầng trời này thì:

Tâm xả viên dung 

Thắng giải thanh tịnh, 

Được diệu tùy thuận, 

Khổ vui đều rời 

(Xả tâm viên dung, 

Thắng giải thanh tịnh, 

Đắc diệu tùy thuận, 

Khổ lạc song ly.) 

" Tâm xả viên dung” (Xả tâm viên dung).  Ḷng thí xả của chư thiên ở tầng trời này đă đạt đến cảnh giới viên dung vô ngại - những ǵ không thể thí xả đều được thí xả, những ǵ có thể thí xả cũng đều thí xả; những ǵ không thể buông bỏ đều được buông bỏ, những ǵ có thể buông bỏ th́ càng phải buông bỏ. Đó gọi là "xả tâm viên dung" vậy. 

"Thắng giải thanh tịnh." Họ đạt được thứ giải thoát thù thắng rất thanh tịnh. "Thắng," tiếng Anh gọi là supreme. "Thắng giải thanh tịnh" - phước báo của họ to lớn vô ngần, có thể nói là phước ấy vượt khỏi trời đất, không có ǵ có thể che lấp được. 

" Được diệu tùy thuận” (Đắc diệu tùy thuận).  Họ đạt tới cảnh giới "tùy tâm như ư," muốn thế nào th́ được thế ấy. Đây là một sự tùy thuận vô cùng kỳ diệu, muốn ǵ được nấy, luôn luôn được toại tâm toại ư. 

" Khổ vui đều rời” (Khổ lạc song ly). Bấy giờ, không có khổ đau cũng chẳng còn vui sướng - họ đã lìa bỏ được cảm giác khổ và sướng. Tuy nhiên, chư thiên ở đây cũng còn một thứ ước muốn khác, một thứ hy vọng khác. Ðó là điều gì? Hy vọng của họ chính là hai tầng trời ở ngay phía trên trời Phước Ái; đó là hai tầng trời nào? Ðó là trời Quảng Quả và trời Vô Tưởng - họ hy vọng đạt được cảnh giới của hai tầng trời này. 

Trời Quảng Quả là một trong những tầng trời thuộc Tứ Thiền Thiên, còn trời Vô Tưởng là nơi trú ngụ của ngoại đạo. Từ trời Phước Ái, chư thiên có thể đến trời Quảng Quả, lại cũng có thể đến trời Vô Tưởng; mà đến trời Vô Tưởng tức là tiến vào cảnh giới của ngoại đạo. Cho nên, ở đây cũng giống như gặp phải ngã rẽ vậy - rất dễ đi sai đường. Do đó, tuy là sanh lên cõi trời, song cũng dễ bị đi lạc vào cảnh trời của ngoại đạo.

3) Trời Quảng Quả. Thế nào gọi là trời Quảng Quả? Trời Quảng Quả là quả vị của phàm phu. Sáu tầng trời cõi Dục (Lục Dục chư thiên) đều được xem là cảnh giới phàm phu - quả vị mà hạng phàm phu có thể đạt được thì không vượt quá trời Quảng Quả, không hơn được cảnh giới của trời Quảng Quả.

Trời Quảng Quả cách biệt hẳn mọi nhiễm ô, phiền lụy của các tầng trời bên dưới. Tại trời Quảng Quả, chư thiên sống trong niềm an lạc vô cùng vô tận và thần thông của họ cũng diệu dụng vô cùng; cho nên, được sanh lên trời Quảng Quả không phải là chuyện dễ. Ở trời Quảng Quả, sự "diệu tùy thuận" còn thâm áo hơn ở trời Phước Ái một bậc - không chỉ "tùy thuận" thôi, mà là "quảng diệu tùy thuận," một sự tùy thuận rộng lớn, vi diệu! "Tùy thuận" tức là tùy tâm thuận ý, chư thiên ở nơi này chứng đắc được quả vị mà họ đang tu tập, thuận theo điều họ mong mỏi. Ðó là Quảng Quả Thiên.

4) Trời Vô Tưởng. Thế nào gọi là trời Vô Tưởng? Chư thiên ở trời Vô Tưởng đã đoạn dứt tư tưởng, song đó chưa phải là sự đoạn dứt vĩnh viễn; họ chỉ mới đoạn được trong năm trăm kiếp mà thôi. Thọ mạng của họ là năm trăm kiếp, như vậy suốt trong một đời của họ, tư tưởng không nảy sanh - họ không nghĩ ngợi, không có tư tưởng. Thế nhưng, trong năm trăm kiếp ấy, có bốn trăm chín mươi chín (499) kiếp là không có tưởng, và có một kiếp có tưởng. Trong một kiếp này, suốt nửa kiếp đầu thì tư tưởng diệt, không hề dấy khởi; đến nửa kiếp sau cuối thì tư tưởng lại sanh khởi. Cho nên, "vô tưởng" ở đây có nghĩa là trọn đời, rất hiếm khi sanh khởi tư tưởng.

Toàn cõi trời này là nơi trú ngụ của ngoại đạo. Tại đây, hàng ngoại đạo tự cho là cảnh trời rốt ráo, và đinh ninh rằng lúc này họ có thể đạt được Niết Bàn. Chính vì thế mà họ ở lại đây để tu hành; song tu hành thì tu hành mà vẫn bị đọa lạc như thường! Vậy, tầng trời này là chỗ ở của ngoại đạo.

5) Trời Vô Phiền. "Phiền" tức là phiền não. Thiên nhân ở tầng trời này không còn "kiến tư phiền não" nữa, họ đã đoạn dứt được kiến tư phiền não. "Kiến tư phiền não" là gì? 

"Kiến" là cái thấy; đối diện cảnh giới liền sanh lòng tham ái, đó gọi là "kiến phiền não" - phiền não của cái thấy. "Tư" là nghĩ ngợi; đối với đạo lý, vì không hiểu rõ mà sanh tâm phân biệt, ấy gọi là "tư phiền não" hay "tư hoặc" - phiền não của ý tưởng.

Chư thiên ở tầng trời Vô Phiền này không còn hai mối phiền não kiến hoặc và tư hoặc nữa, nên cũng không phải chịu đựng mối phiền não phiền nhiệt; mà cũng chẳng có khổ, chẳng có sướng - sướng khổ đều tiêu vong. Tại cảnh giới "khổ lạc song vong" này, họ không có tâm đấu tranh. Bởi không có tâm đấu tranh, nên cũng chẳng có phiền não; hết phiền não thì được thanh lương (mát mẻ).

6) Trời Vô Nhiệt. "Nhiệt" (nóng) tức là nhiệt não. Tầng trời này rất mát mẻ, thanh thản, không còn cái "nhiệt" của phiền não.

7) Trời Thiện Kiến. Vì sao gọi là trời Thiện Kiến? Chư thiên ở tầng trời này có tầm nhìn vô cùng rộng lớn, họ có thể nhìn thấy được rất xa.

8) Trời Thiện Hiện. Ở tầng trời này có một sự biến hóa rất vi diệu - chư thiên ở đây có thể biến hóa ra mọi cảnh giới an lạc.

9) Trời Sắc Cứu Cánh. Trời Sắc Cứu Cánh là tầng trời cuối cùng trong số các tầng trời thuộc Sắc Giới Thiên.

10) Trời Ma Hê Thủ La. "Ma Hê Thủ La" là tiếng Phạn; Trung Hoa dịch là "Ðại Tự Tại." Ðại Tự Tại Thiên Vương có tám tay, ba đầu, cỡi một con trâu lớn màu trắng; và Ngài tự cho là mình rất thong dong, tự tại.

Trong mười cảnh trời kể trên, ngoại trừ trời Vô Tưởng là nơi trú ngụ của thiên ma ngoại đạo, tất cả chín tầng trời còn lại - trời Phước Sanh, trời Phước Ái, trời Quảng Quả, trời Vô Phiền, trời Vô Nhiệt, trời Thiện Kiến, trời Thiện Hiện, trời Sắc Cứu Cánh, trời Ma Hê Thủ La - đều thuộc cõi Tứ Thiền Thiên.

Tứ Thiền còn gọi là Xả Niệm Thanh Tịnh Ðịa. Ở cảnh giới Sơ Thiền thì sự hô hấp gián đoạn, tới Nhị Thiền thì mạch tim ngưng đập, đến Tam Thiền thì ý niệm dứt tuyệt; còn ở Tứ Thiền thì sao? Thì "xả niệm," vất bỏ hết mọi niệm, không còn gì nữa.

Cho đến trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Ngoài ra, còn có cả chư thiên ở các tầng trời Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ, và Phi Phi Tưởng Xứ cũng đến cung trời Ðao Lợi để tham gia Pháp Hội.

Bởi ngay cả cái "thức" cũng không còn nên gọi là "phi tưởng"; nhưng "phi tưởng" này không phải là hoàn toàn không có "tưởng," mà là vẫn còn chút ít, vì thế gọi là "phi phi tưởng" - chẳng phải không có tư tưởng. Ðó là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiên. 

Tất cả Thiên chúng, Long chúng, cùng các chúng Quỷ, Thần đều đến hội họp, tham gia Pháp Hội tại cung trời Ðao Lợi.

Kinh văn: 

Lại có những vị thần ở các cõi nước phương khác cùng thế giới Ta Bà, như Thần biển, Thần sông cái, Thần sông con, Thần cây, Thần núi, Thần đất, Thần suối và ao đầm, Thần cây con và hạt giống, Thần ngày, Thần đêm, Thần hư không, Thần trên trời, Thần ăn uống, Thần cỏ cây và gỗ; các vị thần như thế đều đến hội họp.

Lược giảng:

Lại có những vị thần ở các cõi nước phương khác cùng thế giới Ta Bà... "Phương khác" tức là các thế giới khác, các quốc độ khác. Không phải chỉ có quỷ thần từ thế giới phương khác, mà luôn cả quỷ thần ở cõi Ta Bà cũng lũ lượt đến cung trời Ðao Lợi để tham gia Pháp Hội. 

Như Thần biển, Thần sông cái, Thần sông con. Thế nào gọi là biển, sông cái, sông con? Ðây đều là những nơi có nước. Trong Kinh Trường A Hàm có nói đến nguồn gốc của biển, sông, hồ. Ðó là bởi thế gian này có sự hiện diện của mặt trời - từ mặt trời phát ra một nguồn nhiệt lực gây nóng bức khiến cho vạn vật đều tiết "mồ hôi"; chính lượng "mồ hôi" này tích tụ lại và hình thành sông, hồ, ao, biển... Không phải chỉ riêng con người mà ngay cả đất đai, cây cối cũng có "mồ hôi" - tất cả chúng sanh đều có "mồ hôi." Mặt trời dọi đến đâu thì tỏa sức nóng đến đó, và sức nóng này gọi là "chích" (nướng). Thế giới này vì có quá nhiều "mồ hôi" - nhiều nước - nên có rất nhiều sông, hồ. 

Nước hiện hữu khắp nơi - tận hư không, khắp Pháp Giới, đâu đâu cũng có nước cả. Trong Kinh Lăng Nghiêm có chép về việc cầm hạt châu thủy tinh hướng lên không trung để hứng nước trong ánh trăng vào giữa đêm trăng sáng. Ðiều này chứng tỏ rằng khắp nơi đều có nước. Tuy nhiên, cũng có những nơi chúng ta không thấy có sự hiện diện của nước, là vì những nơi đó chỉ có "tánh" của nước chứ không có "thể" của nước. Ðiều này cũng tương tự như việc mọi người đều có Phật tánh, nhưng chúng ta không thấy được Phật tánh mà chỉ thấy được hình thể con người thôi vậy. Tánh của nước là ẩm ướt; hầu như mọi nơi đều có khí ẩm, do vậy có thể nói rằng mọi nơi đều có nước. Ðồng thời, mọi nơi đều có lửa. 



tải về 2.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương