Kim Vân Kiều Truyện



tải về 1.24 Mb.
Chế độ xem pdf
trang26/47
Chuyển đổi dữ liệu01.03.2023
Kích1.24 Mb.
#54303
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   47
kim-van-kieu-truyen

Với gỗ tuy thù sâu,
Mừng trong vòng được ló đầu.
Ôi! Khung vuông tròn khoe thân ô nhục!
Nhưng hình hài khúm núm, thẹn lòng nhau.
Ngồi đáy giếng, lo âu,
Đáng thương thay mắt cạn khô lệ sầu!
Ơn hiền hầu!
Day cho cứng cổ,
Lại chẳng bắt làm ca lâu.
Tri phủ xem xong, vui vẻ nói:
- Bài này so với bài trước, lại càng hay hơn! Thật là giai nhân sánh với
tài tử. Thôi! Ta tha cho về đoàn tụ với nhau!
Liền hối tả hữu mở gông tha cho Thúy Kiều, đoạn gọi Thúc Chính lên
khuyên nhủ:
- Người ta kiếm được người vợ như thế, thật là khó lắm. Ông sợ nhà
thông gia quở trách thì đừng đưa chị này về quê nhà là yên chuyện. Cha con
nhà ông đã đến đây cũng phải lượng tình, còn như bố vợ không có lí gì cấm
đoán được việc này!
Thúc Chính nghe nói ngậm miệng, không biết đáp lại thế nào. Quan
phủ hối tả hữu sửa soạn cờ quạt, cỗ nhạc, kiệu hoa có chữ “Hỷ” đỏ, đưa hai
người song song về nhà.
Hai người lạy tạ Tri phủ, cảm ơn tác thành rồi lên kiệu trở về, rất là vui
sướng.
Không biết hai người về sau thế nào, xin xem hồi sau phân giải.


HỒI THỨ MƯỜI BA
BIỆT LÝ ĐAU KHỔ, SAO NỠ CHIA PHÔI
GHEN TUÔNG SÂU CAY, KHÔNG HỀ NÓI HỘ
ợ chồng ân ái, bỗng chốc chia phôi, cố nhiên khó bề chia dứt.Song
cứ một mực khóc lóc thảm thương thì cũng không phải là điềm tốt.
Thúc sinh chia tay với Thúy Kiều, chẳng qua tạm biệt để về thăm
quê, ít là sáu tháng, nhiều chỉ một năm, hà tất phải lệ nhoà máu chảy, đòi
đoạn can trường, chừng như vĩnh quyết, thảo nào chuyến đi này thành ra
sinh li tử biệt.
Hoạn tiểu thư ghen tuông sâu độc, song sở dĩ không nói ra ngay cũng
chỉ là cứ lẳng lặng thử coi Thúc sinh thú thật hay không thú thât, che giấu
hay không che giấu đó thôi. Nếu thú thật nói ngay, thì tuy lấy vợ lễ, chia sẻ
yêu thương, mà cái tình vợ chồng vẫn còn. Đằng này Thúc sinh lại giấu biệt
không nói, thành ra chỉ biết yêu vợ lẽ mà không biết yêu vợ cả. Yêu và
thương đều mất cả, thế thì ai mà không giận? Đã giận rồi thì không thẳng
tay làm khổ sao được? Làm khổ Thúy Kiều tức là làm khổ Thúc sinh này.
Nếu Thúc sinh nghe lời Thúy Kiều, về đến nhà liền thú thật và xin lỗi
thì Hoạn tiểu thư dù có ghen tuông đến đâu cũng quyết không nỡ quá khắc
nghiệt đến như vậy. Thế mà anh chàng lại không nghe lời khuyên bảo của
Thúy Kiều, giấu đầu hở đuôi, để gây tai vạ cho Thúy Kiều đến như thế. Vả
chăng, Thúc sinh và Hoạn tiểu thư kết duyên với nhau đã lâu mà lại không
biết vợ là người thế nào, thật cũng tầm thường lắm thay!...
Lại nói, Thúc Chính thấy tri phủ phán truyền cho Thúc sinh và Mã
Kiều được nên duyên vợ chồng lâu dài, đã đến bước này chẳng biết làm
sao, dành phải nghe lời dặn của tri phủ, che dấu kín đáo không để cho người
nhà biết chuyện.
Hôm sau, Thúc sinh cùng Thúy Kiểu tới lạy tạ ơn cha. Thúc Chính
nói:


Con ạ! Không phải cha không thể dung được con đâu! Chỉ sợ con dâu
lớn ở nhà không dung được con thôi!
Thúy Kiều nói:
Thưa cha! Con sẽ hết sức làm tròn bổn phận của kẻ lẽ mọn. Mặc dù chị
con có làm điểu gì ngang trái, con cũng xin hết sức cam chịu.
Thúc Chính nói:
- Ừ! Con nói cũng phải, nhưng con không về Vô Tích thì nó cũng
không làm gì được con.
Thúy Kiều lạy tạ lui ra. Thúc Chính dặn Thúc sinh xếp một căn nhà
mới cho Thúy Kiều ở riêng, kẻo người bên nhà đến trông thấy sinh chuyện
thêm phiền.
Trên dưới cứ một mực bưng bít như vậy. Chẳng ngờ có người biết,
đem chuyện ấy chuyển đến tai Hoạn tiểu thư. Hoạn tiểu thư cười nói;
Ta chỉ muốn chàng cứ giấu ta. Nếu chàng nói rõ cho ta biết lấy vợ lẽ
thì một là ta phải chiều chồng, hai là phải giữ thể diện của mình nữa. Nay
chàng đã giấu ta thì ta phải nhân đó tính kế làm cho chúng câm miệng
không thể nói gì được nữa, thử xem chúng có cách nào thoát được tay ta
hay không?
Bỗng có một tên người ở muốn lấy lòng chủ, ton hót:
Bẩm bà! Ông con ra ngoài, nghe nói mới cưới một cô vợ lẽ tài sắc hơn
người.
Hoạn tiểu thư nghe, không đợi người kia nói hết, liến quát mắng om
sòm:
Tên này muốn chết! Ông lấy vợ lẽ, có khi nào lại không nói với ta?
Chắc là ông đánh mày, bây giờ mày đến trước mặt ta, đặt điều gây vạ, để li
gián vợ chồng ta chứ gì? Thật là đáng giận!


Liền phạt người ấy phải tự vả vào mồm ba chục cái, đoạn còn hầm hè
nói:
-Tên này láo thật! Gây vạ cho người khác đã đành, sao lại dám gây vạ
cho cả ông chủ nữa? Từ nay về sau, đứa nào còn tầm bậy tầm bạ nữa thì bà
sẽ bẻ bốn cái răng cửa.
Bọn người ở thấy vậy không ai còn dám hé môi nữa.
Bỗng một hôm, có người vú em, gọi là mụ Lí, nói với Hoạn tiểu thư:
-Dễ chừng việc cậu lấy vợ lẽ là có thật, mợ ạ!
Hoạn tiểu thư nói:
-Tôi vẫn tin nhà tôi lắm. Nếu nhà tôi lấy vợ lẽ, tất không giấu tôi đâu!
Vú vừa nói câu chuyện ấy là nghe ở miệng ai nói ra?
Mụ Lí nói:
- Đó là nghe anh Thúc Sô từ Lâm Tri về nói đấy.
Tiểu thư nói:
- Đặt điều gây sự, té ra là thằng này. Hồi trước nó đánh vỡ chiếc chén
ngọc là vật ưa thích của nhà tôi, nên nhà tôi đã đánh nó một trận đòn. Nó
vẫn để bụng, nay mới thêu dệt ra câu chuyện, cốt gây tức để làm tôi mang
tiếng là người vợ bất hiền và làm nhà tôi mang tiếng là người chồng bạc
hạnh, thật là đáng giận!
Liền bảo Thúc Năng ra gọi Thúc Sô vào. Giây lát Thúc Sô đến. Hoạn
tiểu thư quát bảo cả bốn gia đinh:
Thằng Thúc Sô này hỗn xược, dám phỉ báng chủ nhà, vậy bay nhổ hộ
tao bốn cái răng cửa của nó.
Bọn gia đinh nghe xong liền trói Thúc Sô lại, rồi kẻ kìm người búa
nhất tề ra tay.Thúc Sô kêu thét lên một tiếng, nằm chết ngất dưới đất, hồi
lâu mới tỉnh, thì đã bị nhổ mất bốn chiếc răng cửa rồi.


Từ đó vê sau, không còn một ai dám nói đến việc chủ nhà lấy vợ lẽ
nữa. Qua hơn một năm, im lìm như không ai nghe biết có chuyện gì cả.
Trong thời gian ấy, Thúc sinh đã từng sai một gia dinh thân tín về nhà
dò xét chuyện này nhưng cũng tuyệt không hề nghe ngóng thấy gì cả bèn
trở về báo lại. Thúc sinh mừng lắm nói với Thúy Kiểu:
Tôi cưới nàng đã hơn một năm và sai người về nhà nghe ngóng thì chị
cả không hề hay biết gì. Nàng tính giấu giếm như thế có khéo hay không?
Thúy Kiều nói:
Người đi động cỏ, chim bay rụng lông. Ở Lâm Tri này kinh động đến
quan nha như thế, chẳng lẽ bên nhà lại không chút tăm hơi gì cả. Có lẽ là có
mưu gian gì đây?
Thúc sinh nói:
- Nàng đoán cũng phải! Song những thư từ qua lại, không có một chút
gì tỏ ra là biết có việc này. Không lẽ lại không đáng tin sao?
Thúy Kiều nói;
Việc tuy thế song thiếp vẫn ngờ. Chàng ở Lâm Tri lâu, nhân lúc chị
chưa biết gì, tưởng nên trở về nhà thăm một chuyến dò xem. Nếu có chuyện
gì cũng tiện việc điều đình, bằng không có gì nữa cũng để cho chị an tâm.
Chàng thường nói chị ấy là người ít nói ít cười, mừng nhiều giận lắm cũng
không lộ ra sắc mặt. Hạng người ấy cơ trí sâu xa, thiếp rất sợ. Còn thật thà
trung hậu như chàng, e không phải là địch thủ của Trí đa tinh 
[23]
 đâu?
Thúc sinh nói:
-Thật thế! Chị ấy với tôi, đôi bên ân ái rất là ý hiệp tâm đầu. Từ khi lấy
nhau đến nay chưa có điểu gì ngang trái. Nhưng quả thật tôi sợ chị ấy như
cọp, vì chị ấy cử chỉ trang nghiêm, làm việc không cẩu thả. Gần chị ấy như
gần thần ninh, không hể dám phóng túng. Đã lâu rồi cùng muốn về để xem
chị ấy có biết hay không, chỉ vì mới cưới nàng nên không nỡ vội xa cách
đấy thôi!


Thúy Kiều nói:
-Chị ấy có yên thì ta mới được yên. Làm cho chị yên, tức là để ta yên.
Không nhân lúc chuyện này chưa vỡ lở mà tự điều chỉnh đi, một mai việc
lộ, biết làm thế nào? Thiếp đã lấy chàng, là người của chàng, chỉ mong một
nhà hoà thuận, trên dưới yên vui, còn từ đây về sau, ngày xuân còn dài, lo
gì?
Thúc sinh nói:
-Nếu thế thì tôi cũng yên lòng về thăm nhà vậy!
Bỗng có người đưa tin cha gọi, Thúc sinh liền theo sang cửa hiệu hầu
cha. Thúc Chính thấy con đến, liền bảo:
-Vương thị đã là vợ lẽ con rồi, cố nhiên là ở lâu dài cùng trời đất.
Nhưng con ở ngoài đã lâu cũng nên về nhà cho ổn định lòng vợ cả. Chớ để
người ngoài chê là đắm đuối bên này, phụ tình bên kia làm cho ông bà bên
ấy tức giận thì cha lại thêm mang luỵ vào thân.
Thúc sinh nói:
Vợ lẻ con cũng đã khuyên con về thăm nhà một chuyến, nay cha lại
nói như thế thì để bữa mai, còn sẽ về Nam .
Thúc Chính mừng lắm, liền thu xếp tiền bạc để đưa Thúc sinh lên
đường. Thúc sinh về, nói lại ý cha cho Thúy Kiểu nghe. Đêm hôm ấy Thúy
Kiều sửa soạn tiệc rượu để tiễn đưa Thúc sinh và nói:
-Chàng đi chuyến này cần phải khéo an ủi. Ngày này sang năm, thiếp
chờ mong chàng trở lại!
Thúc sinh nói:
-Tôi đi nhiều là nửa năm, ít chỉ ba tháng, thế nào cũng xong. Không để
nàng phải nhọc lòng mong đợi lâu!
Thúy Kiều nói:


- Chàng ở đây đã hơn một năm mới tính việc trở về. Nếu ba tháng nửa
năm lại muốn đi ngay, há chẳng làm cho chị cả sinh lòng ngờ vực? Đã ngờ
vực thì tất sinh chuyện. Nên chi, dù chàng có nhớ thiếp đến mấy đi nữa,
không được một năm là nhất quyết không nên quay lại đây.
Thúc sinh nghẹn ngào nói:
Phong ba vô hạn, vừa mới được yên. Nhân duyên hữu hạn, lại vội xa
cách, thì dù sắt đá cũng tan tác lòng!
Thúy Kiểu gạt nước mắt, nói:
- Thiếp há không muốn cùng chàng đoàn tụ luôn luôn hay sao? Chỉ vì
thời cùng thế bách, không thể hoãn được, nên mới phải đang tâm giục
chàng lên đường, chớ thật lòng thiếp cũng tơi bời đau đớn lắm!
Kế đó, hai người trông nhau mà khóc. Thúc sinh nói:
Nàng vốn thạo thơ từ, bữa nay biệt nhau, sao mỗi người không làm
một thiên để ghi lại cuộc li biệt này!
Thúy Kiêu nói:
Xin chàng ngâm trước!
Thúc sinh đặt chén, rồi làm một bài thơ rằng:

tải về 1.24 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương