Khoa kinh tế quản trị kinh doanh


Trang xác nhận của Hội đồng (dành cho Cao học)



tải về 1.3 Mb.
trang3/14
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.3 Mb.
#1904
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

2.4 Trang xác nhận của Hội đồng (dành cho Cao học)


Trang này gồm tất cả chữ ký, tên của các thành viên hội đồng và cán bộ hướng dẫn xác nhận kết quả bảo vệ luận văn cao học. (xem phụ lục 2).

2.5 Trang cam kết kết quả


Mẫu:

TRANG CAM KẾT

(Chữ in hoa, cỡ chữ 14, đặt giữa dòng)

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..

Người thực hiện

Nếu học viên sử dụng số liệu của đề tài hay dự án nào đó thì phải có giấy xác nhận cho phép sử dụng số liệu của chủ nhiệm đề tài, dự án để lưu hồ sơ của học viên)


Mẫu:

TRANG CAM KẾT

(Chữ in hoa, cỡ chữ 14, đặt giữa dòng)

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi trong khuôn khổ của đề tài/dự án ………. Tên dự án ………. Dự án có quyền sử dụng kết quả của luận văn này để phục vụ cho dự án.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..

Người thực hiện

2.6 Mục lục

Trình bày chi tiết tối đa đến mục cấp 2, số trang. Riêng phần phụ lục thì không trình bày chi tiết.



Mẫu:

MỤC LỤC

(Chữ in hoa, cỡ chữ 14, đặt giữa dòng)

Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2


2.7 Danh sách bảng

Liệt kê chính xác tên của các bảng trong bài viết và trong phần phụ lục và số trang tương ứng.



Mẫu:

DANH SÁCH BẢNG

(Chữ in hoa, cỡ chữ 14, đặt giữa dòng)

Trang

Bảng 3.1 Tình hình hoạt động tín dụng Ngân hàng BIDV Sóc Trăng 28

Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 2012 30


2.8 Danh sách hình


Liệt kê chính xác tên của các hình trong bài viết và trong phần phụ lục và số trang tương ứng.

Mẫu:

DANH SÁCH HÌNH

(Chữ in hoa, cỡ chữ 14, đặt giữa dòng)

Trang

Hình 2.1 Sơ đồ quy trình tín dụng tại Ngân hàng BIDV Sóc Trăng 13

Hình 2.2 Sơ đồ quy trình tín dụng tại Ngân hàng BIDV Sóc Trăng 24


2.9 Danh mục từ viết tắt


Trình bày đầy đủ các thuật ngữ viết tắt trong bài viết, trong bài viết phải viết đầy đủ cho lần đầu tiên và kèm theo từ viết tắt. Ví dụ: Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Các đơn vị đo lường không cần trình bày.

Mẫu:

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

(Chữ in hoa, cỡ chữ 14, đặt giữa dòng)

ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long

ĐHCT : Đại học Cần Thơ

BNN-PTNN : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn



2.10 Tài liệu tham khảo

Liệt kê tất cả những tài liệu đã được trích dẫn trong bài viết, cần phải viết chính xác tên và họ để người đọc có thể truy tìm tài liệu khi cần. Áp dụng tiêu chuẩn của Harvard (Xem phụ lục 1).



Lưu ý: Tất cả các tác giả được trích dẫn trong bài viết thì phải ghi ở phần tài liệu tham khảo và ngược lại tất cả các tài tiệu tham khảo thì phải được trích dẫn trong bài viết, tránh liệt kê thiếu hay dư tài liệu tham khảo.

2.11 Phụ lục

Đặt ngay sau phần tài liệu tham khảo. Phụ lục là phần số liệu thô, các bảng xử lý thống kê, hình vẽ, hình chụp, các bảng số liệu ít quan trọng không đưa vào bài viết, bảng câu hỏi,.… Có thể nhóm chúng thành phụ lục lớn theo chủ đề.



2.12. Nội dung chính của luận văn

Nội dung chính của luận văn gồm nhiều chương. Tùy theo nội dung nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu, chuyên ngành, bậc đào tạo mà có số chương khác nhau, nhưng thông thường gồm các chương sau:



Chương 1: GIỚI THIỆU

Giới thiệu chủ đề nghiên cứu của luận văn để làm rõ tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của chủ đề. Nội dung bao gồm bối cảnh, đặt ra các giả thuyết và mục tiêu nghiên cứu sẽ đạt được. Riêng đối với luận án tiến sĩ cần có thêm các mục như ý nghĩa của luận ánnhững điểm mới của luận án. Chương này thường gồm các phần sau:

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu: Nêu lý do hay sự cần thiết để thực hiện đề tài nghiên cứu.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung: Mục tiêu cơ bản, cuối cùng, tổng quát của đề tài nghiên cứu.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể: Phát triển mục tiêu chung thành các mục tiêu nhỏ hơn, ở mức độ chi tiết, nhằm nghiên cứu sâu hơn các khía cạnh của đề tài.

1.3 Phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Không gian: Địa bàn, cơ quan nghiên cứu.

1.3.2 Thời gian: Thời gian thu thập số liệu, thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu.

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

….

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Nội dung phải tổng quan được tài liệu liên quan đến chủ đề của luận văn để làm cơ sở cho việc thiết kế các nội dung nghiên cứu. Tài liệu phải cập nhật, viết có tính phân tích tổng hợp chứ không làm tóm tắt các kết quả nghiên cứu từ tài liệu lược khảo. Phải ghi đầy đủ họ và tên tác giả, năm, tên bài nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu, số liệu, phương pháp phân tích và kết quả nghiên cứu.



Chương này chỉ áp dụng đối với bậc cao học và nghiên cứu sinh.

Chương 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

Trình bày khung lý thuyết nghiên cứu (hệ thống hóa về lý luận các vấn đề có liên quan đến đề tài được chọn nghiên cứu để làm cơ sở cho phân tích thực tiễn).

Trình bày và thảo luận các khái niệm quan trọng nhất liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các chỉ tiêu, công thức tính toán và ý nghĩa của các chỉ tiêu đo lường được sử dụng trong đề tài nghiên cứu (dựa vào các lý thuyết, nghiên cứu từ trước đến nay) giúp người đọc hiểu được nghiên cứu của tác giả.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Trình bày chi tiết về số liệu được sử dụng trong nghiên cứu. Đối với đề tài sử dụng số liệu sơ cấp, người viết cần trình bày một cách chi tiết và lý giải về thiết kế mẫu (phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu, địa bàn) và phương pháp thu thập số liệu. Đối với đề tài sử dụng số liệu thứ cấp, thông tin chi tiết về nguồn số liệu sẵn có cần phải được trình bày.

3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Trình bày và thảo luận các lý thuyết, mô hình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các kết quả thực hiện về vấn đề nghiên cứu trong các nghiên cứu thực nghiệm trước, những vấn đề chưa được nghiên cứu hay những thiếu sót còn tồn tại trong các nghiên cứu trước để làm cơ sở cho các bổ sung, phát triển trong nghiên cứu này tại nội dung về xây dựng mô hình nghiên cứu ở bước tiếp theo.

- Xây dựng mô hình nghiên cứu cho luận văn (ví dụ mô hình sự thỏa mãn của nhân viên, mô hình lòng trung thành của khách hàng…). Phần này sẽ trình bày chi tiết các giả thuyết cần kiểm định trong mô hình nghiên cứu. Các biến số trong mô hình phải được định nghĩa rõ ràng (cách thức đo lường và đơn vị tính).

- Trình bày chi tiết về phương pháp phân tích. Người viết phải trình bày các phương pháp, công cụ được sử dụng nhằm giải quyết mục tiêu chính của đề tài đã được đưa ra ở chương 1.

Chương 4: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (Cơ quan hoặc địa bàn nghiên cứu)

Tên chương này phải điều chỉnh cho phù hợp với từng nội dung đề tài (ví dụ: Thực trạng tín dụng ở ĐBSCL hoặc Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam)



* Đối với địa bàn nghiên cứu

3.1 Khái quát địa bàn nghiên cứu, tổ chức có liên quan đến nội dung nghiên cứu

3.2 Tổng quan về môi trường vĩ mô, sản xuất kinh doanh của ngành, các thể chế, chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu.

3.3 Đánh giá thực trạng của đối tượng nghiên cứu



Chú ý, tên mục chỉ mang tính gợi ý, tùy theo đề tài mà có sự điều chỉnh cho phù hợp.

* Nếu là cơ quan cụ thể

3.1 Lịch sử hình thành

3.2 Cơ cấu tổ chức

3.3 Ngành nghề kinh doanh hoặc chức năng nhiệm vụ

3.4 Tổng quan hoạt động sản xuất kinh doanh

3.5 Thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển



Chương 5: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Tên chương chỉ mang tính gợi ý, tùy theo nội dung nghiên cứu chương này có thể được điều chỉnh thành nhiều chương theo mục của đề tài.

Chương này trình bày chi tiết kết quả của nghiên cứu bằng cách sử dụng bảng số liệu, hình, mô tả, sử dụng phép thống kê đánh giá kết quả,... sao cho kết quả chính của nghiên cứu được nổi bật.

Chương này có thể viết thành hai dạng (i) trình bày kết quả và thảo luận chung hay (ii) tách trình bày kết quả và thảo luận riêng. Người viết chọn cách viết sao cho phù hợp với khả năng của mình cũng như đặc điểm điểm của kết quả nghiên cứu.

Nội dung thảo luận phải làm nổi bậc mối quan hệ của kết quả đạt được của nghiên cứu với giả thuyết đặt ra cho nghiên cứu. Thảo luận làm rõ những kết quả chính, ý nghĩa, các vấn đề có liên quan; dùng tài liệu tham khảo để biện minh kết quả nghiên cứu. Bài viết phải tạo được sự gắn kết của kết quả nghiên cứu với nội dung, nội dung với mục tiêu, và mục tiêu với tên đề tài.

Chương...: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Căn cứ vào kết quả chính của nghiên cứu để đưa ra các kết luận trong mối liên hệ với mục tiêu của nghiên cứu và đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo (nếu có). Lưu ý khi viết kết luận thì không giải thích và đề xuất phải gắn với chủ đề của luận văn.



TRƯỞNG KHOA

PHỤ LỤC 1

TRANG BÌA CHÍNH



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA …………….

(cỡ chữ 14, in đậm)


HỌ TÊN TÁC GIẢ

(cỡ chữ 14, in đậm )


TÊN ĐỀ TÀI ………

(cỡ chữ 20, in đậm)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngành……………

Mã số ngành: ……….

(cỡ chữ 14, in đậm, mã số theo Danh mục ngành cấp 4)

Tháng-Năm (cỡ chữ 13)



tải về 1.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương