Khoa kinh tế quản trị kinh doanh



tải về 1.3 Mb.
trang2/14
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.3 Mb.
#1904
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

……

1.6 Đánh số trang


Đánh số ở giữa trang và cỡ số tương đương cỡ chữ bài viết. Có 2 hệ thống đánh số trang của đề tài:

- Đánh số trang bằng số La-mã chữ thường (i, ii, iii, iv, v,…): Các trang từ sau bìa phụ đến trước chương 1 không đánh số trang bìa chính và trang bìa phụ.

- Đánh số trang bằng số Á-rập (1, 2, 3,…) từ chương 1 đến phần tài liệu tham khảo và phụ lục.

1.7 Hình

Hình vẽ, hình chụp, đồ thị, bản đồ, sơ đồ... phải được đặt theo ngay sau phần mà nó được đề cập trong bài viết lần đầu tiên. Tên gọi chung các loại trên là hình.

Hình phải chọn kích cỡ sao cho cân đối. Hình thường được trình bày gọn trong một trang riêng. Nếu hình nhỏ thì có thể trình bày chung với bài viết. Nếu hình được trình bày theo khổ giấy nằm ngang, thì đầu hình phải quay vào chỗ đóng bìa. Hình nên để ở chế độ in line with text để không bị chạy, canh giữa và không làm khung cho hình.

- Đánh số hình: Mỗi hình đều được bắt đầu bằng chữ "Hình" sau đó là số Á Rập theo chương và theo số thứ tự (ví dụ: Hình 1.2 là hình thứ hai của chương 1)

- Tên hình: Yêu cầu ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu và phải chứa đựng nội dung, thời gian, không gian được biểu hiện trong hình (tránh dùng tên chung chung như kết quả của điều tra 1 hay 2). Số thứ tự của hình và tên hình được đặt ở phía dưới hình, đặt giữa dòng, chữ thường, cỡ chữ 13.

- Ghi chú trên hình: Các ghi chú trên hình nên tránh viết chữ tắt gây khó hiểu cho người đọc. Trường hợp ghi chú dài thì ghi cuối hình. Chữ thường, cỡ chữ 10.



- Phần ghi chú ở cuối hình: Được đặt giữa, chữ thường và in nghiêng, cỡ chữ 11 và dùng để giải thích rõ các nội dung chỉ tiêu trong bảng hoặc nguồn tài liệu. In nghiêng, cỡ chữ 11.

Ví dụ:




Nguồn: Số liệu khảo sát, 2009

Hình 2.3 Phân phối các nguồn thu nhập của hộ gia đình



1.8 Bảng

Bảng phải được trình bày số liệu gọn, tránh quá nhiều số liệu làm cho bảng trở nên phức tạp và khó hiểu. Bảng phải được đặt tiếp theo ngay sau phần được đề cập trong bài viết lần đầu tiên. Bảng thường được trình bày gọn trong một trang riêng. Nếu bảng nhỏ thì có thể trình bày chung với bài viết. Không được cắt một bảng trình bày ở 2 trang. Trường hợp bảng quá dài không trình bày đủ trong một trang thì có thể qua trang, trang kế tiếp không cần viết lại tên bảng nhưng phải có tên của các cột. Nếu bảng được trình bày theo khổ giấy nằm ngang, thì đầu bảng phải quay vào chỗ đóng bìa. Nguyên tắc trình bày bảng số liệu theo nguyên tắc thống kê.



- Đánh số bảng: Mỗi bảng đều được bắt đầu bằng chữ "Bảng" sau đó là số Á Rập theo chương và theo số thứ tự (như đánh số hình).

- Tên bảng: Yêu cầu ngắn gọn, đầy đủ, rõ ràng và phải chứa đựng nội dung, thời gian, không gian được biểu hiện trong bảng. Số thứ tự của bảng và tên bảng được đặt ở phía trên bảng, canh trái, chữ thường, cỡ chữ 13. Khi xuống dòng nội dung tương đối rõ nghĩa.

- Chỉ tiêu theo cột: Tên cột phải ngắn gọn, dễ hiểu. Cột trong một bảng thường được chia nhỏ xuống tối đa ba mức độ. Tên cột có thể viết tắt, nhưng phải được chú giải ở cuối bảng. Chữ thường, cỡ chữ có thể từ 12-13.

- Chỉ tiêu theo hàng: Tên hàng phải ngắn gọn, dễ hiểu. Chữ thường, canh trái, cỡ chữ có thể từ 12-13.

- Đơn vị tính:

+ Đơn vị tính chung: Nếu toàn bộ số liệu trong bảng cùng đơn vị tính thì đơn vị tính được ghi góc trên, bên phải của bảng.

+ Đơn vị tính riêng theo cột: Nếu từng chỉ tiêu theo cột khác nhau thì đơn vị tính được đặt dưới chỉ tiêu của cột.

+ Đơn vị tính theo hàng: Nếu từng chỉ tiêu theo hàng đơn vị tính khác nhau thì đơn vị tính được đặt sau chỉ tiêu theo mỗi hàng hoặc có thêm cột đơn vị tính.



- Cách ghi số liệu trong bảng: Số liệu trong từng hàng (cột) có cùng đơn vị tính phải nhận cùng một số lẻ thập phân. Số liệu ở các hàng (cột) khác nhau đơn vị tính không nhất thiết có cùng số lẻ với hàng (cột) tương ứng. Số liệu được canh phải.

Một số ký hiệu quy ước:

+ Nếu không có tài liệu thì trong ô ghi dấu gạch ngang “-“

+ Nếu số liệu còn thiếu thì trong ô ghi dấu “...”

+ Trong ô nào đó không có liên quan đến chỉ tiêu, nếu ghi số liệu vào đó sẽ vô nghĩa hoặc thừa thì đánh dấu “x”.



- Phần ghi chú ở cuối bảng: được đặt giữa, chữ thường và in nghiêng, cỡ chữ 11 và dùng để giải thích rõ các nội dung chỉ tiêu trong bảng:

+ Nguồn tài liệu: nêu rõ thời gian, không gian.

+ Các chỉ tiêu cần giải thích.



Ví dụ:

Bảng 3.5: Số liệu và đơn giá thực tế một số loại sản phẩm sản xuất



trong năm 2003 và 2004 của công ty A

Tên

Đơn vị

Khối lượng

 

Đơn giá

 

Giá trị sản xuất

Kỳ gốc

Kỳ báo cáo




Kỳ gốc

Kỳ báo cáo




Kỳ gốc

Kỳ báo cáo

Sản phẩm 1

1000V

10.000

12.000




238

240




2.380

2.880

Sản phẩm 2

1000C

20.000

21.000




550

500




11.000

10.500

Sản phẩm 3

Mét

5.000

7.000




35

38




175

266

Sản phẩm 4

Tấm

-

3.800




-

1.000




-

3.800

Sản phẩm 5

Tấm

2.200

-




1.200

-




2.640

-

Tổng cộng

x

x

x

 

x

x

 

16.195

17.446

Nguồn: Bảng báo cáo tình hình kinh doanh Công ty A, 2003,2004.

1.9 Công thức


Công thức được đánh số theo số Á Rập theo chương, theo số thứ tự, đặt trong dấu ngoặc đơn, đặt bên phải.

(2.3)

1.10 Số

Số đi kèm với đơn vị đo lường thì viết số sau đó là đơn vị đo lường (ví dụ: 5 L, 5 kg,…). Nếu số đứng đầu câu thì phải viết chữ số (Năm mươi người …….).

Số thập phân phải dùng dấu phẩy (ví dụ: 3,25 kg) và số từ hàng ngàn trở lên thì dùng dấu chấm (1.230 USD).

1.11 Trích dẫn

Trích dẫn trong phần nội dung của bài viết là một trong những việc rất quan trọng trong các bài viết khoa học, báo cáo nghiên cứu, luận văn… Nếu sử dụng thông tin của người khác mà không ghi rõ nguồn trích dẫn thì thông thường gọi là đạo văn.

Tác giả của thông tin được trích dẫn trong bài được định nghĩa là cá nhân (một tác giả), tập thể (nhiều tác giả), các cơ quan tổ chức. Không ghi học hàm, học vị, địa vị xã hội của tác giả.

Tác giả là cá nhân: Trích dẫn tác giả người nước ngoài theo họ, đối với người Việt Nam ghi cả họ tên. Ví dụ: tên đầy đủ của tác giả và năm xuất bản là James Robert Jones (1992) thì ghi Jones (1992).

Tác giả là tổ chức: Nếu tổ chức đó có tên rất phổ biến thì có thể viết tắt. Nếu không thì ghi đầy đủ tên tổ chức.

Cách thức trích dẫn theo tiêu chuẩn của Harvard là hệ thống trích theo tác giả và năm xuất bản. Trích dẫn có hai hình thức: Trích trực tiếp và trích gián tiếp.

Trích dẫn trực tiếp: là trích dẫn nguyên văn, phải đảm bảo tính chính xác từ ngữ, định dạng của tác giả được trích dẫn. Nội dung trích dẫn đặt trong dấu ngoặc kép.

Trích dẫn gián tiếp: là sử dụng cụm từ, ý tưởng, kết quả hoặc đại ý của một vấn đề để diễn tả theo ý, cách viết của mình trong bài viết.

Nếu tên tác giả đặt ở đầu câu: thì đặt năm xuất bản, trang trong dấu ngoặc đơn (ví dụ: Cormack (1994, trang 32-33) phát biểu rằng “khi viết bài mà bài viết đó có các độc giả là giới chuyên môn học thuật đọc, người viết luôn luôn/lúc nào cũng phải nêu nguồn trích dẫn từ các công trình đã xuất bản”)

Nếu tác giả đặt ở cuối câu: thì đặt tên tác giả, năm xuất bản, trang trong dấu ngoặc đơn (ví dụ: Việc tham khảo và trích dẫn các tài liệu đã xuất bản là một đặt trưng của việc viết những bài cho đối tượng độc giả là những nhà chuyên môn học thuật (Cormack, 1994).



Cách ghi nguồn trích dẫn

Ví dụ minh họa

Một tác giả:

Tên tác giả, năm xuất bản, trang



UNDP (2009, trang 25) nhận định …

… (UNDP, 2009, trang 25)



Hai tác giả:

Ghi cả hai tên tác giả, nối với nhau bằng chữ và hoặc chữ and (tiếng Anh)



Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008, trang 76) ….

… (Bellamy and Taylor, 1998, pp.40)



Nhiều hơn hai tác giả:

Chỉ ghi tên một tác giả hoặc chữ et al (tiếng Anh)



Võ Thành Danh và cộng sự (2005) …

… (Henderson et al., 1987, p.64)



Tác giả có nhiều hơn một tài liệu xuất bản trong năm:

Thì ghi thêm a,b,c đi kèm sau năm



Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (2005a, 2005b) thu nhập bình quân đầu người….

1.12 Tài liệu tham khảo

Tất cả các tài liệu được trích dẫn trong nội dung bài viết phải có trong danh mục tài liệu tham khảo với những thông tin chi tiết về tài liệu đó và ngược lại.

Tất cả các tài liệu nước ngoài phải được viết nguyên văn, không viết theo kiểu phiên âm. Những tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài ít người Việt biết thì có có thể ghi thêm phần tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu.

Tài liệu tiếng nước ngoài đã được chuyển sang tiếng Việt thì sắp xếp vào danh mục tiếng Việt. Tác giả là người Việt nhưng tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài thì liệt kê trong danh mục tiếng nước ngoài (mặc dù đăng bài hoặc xuất bản tại Việt Nam).

Sử dụng Hệ thống trích dẫn của Harvard Anglia Ruskin University (Cambride & Chelmsford) (xem phụ lục 3)

CHƯƠNG 2

HÌNH THỨC CỦA LUẬN VĂN

Thông thương bố của của một luận văn như sau:



TT

Mô tả

Ghi chú



Trang bìa chính

Không tính số trang



Trang bìa phụ

Không tính số trang



Trang chấp nhận của hội đồng

Dành cho luận văn cao học



Lời cảm tạ






Trang kính tặng

(nếu có)



Tóm tắt tiếng Việt

Dành cho Cao học, NCS



Tóm tắt tiếng Anh

Dành cho Cao học, NCS



Trang cam kết kết quả






Trang nhận xét của cơ quan thực tập

Dành cho Đại học



Mục lục






Danh sách bảng






Danh sách hình






Danh mục từ viết tắt






Phần chính luận văn

- Chương 1: Giới thiệu

- Chương 2: Tổng quan tài liệu

Áp dụng cho Cao học và Nghiên cứu sinh.

- Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Chương 4: Giới thiệu tổng quan vấn đề nghiên cứu

- Chương 5: Kết quả và thảo luận.



Tùy theo đề tài có thể chia làm nhiều chương

Chương …: Kết luận và kiến nghị








Tài liệu tham khảo






Phụ lục




2.1 Trang bìa chính, bìa phụ

Luận văn sau khi chỉnh sửa, in chính thức sẽ đóng bìa cứng, chữ vàng, in chữ hoa, kiểu chữ New Times Roman, màu của luận văn theo quy định. (xem phụ lục 1)

Riêng đối với chuyên đề, tiểu luận đại học, luận văn đại học không cần sử dụng bìa cứng.

Màu luận văn:



- Chuyên đề: Màu vàng










- Tiểu luận đại học: xanh dương nhạt










- Luận văn đại học: xanh lá cây










- Luận văn thạc sĩ: xanh dương đậm










- Luận án tiến sĩ: đỏ đậm





2.2. Trang tóm tắt

Khoảng 200 – 350 từ đối với luận văn cao học và 500 – 700 từ đối với luận án tiến sĩ. Tóm tắt trình bày 4 nội dung chính:

- Giới thiệu chủ đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu.

- Mô tả một số phương pháp nghiên cứu chính của nghiên cứu.

- Tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được và các nhận định chính.

- Các kết luận và đề xuất chính.

Trong phần tóm tắt của luận văn nên tránh dùng hình, bảng và không trích dẫn tài liệu tham khảo.

2.3. Lời cảm tạ

Thường là lời cảm tạ đến người hướng dẫn, người giúp đỡ, người/đơn vị tài trợ/dự án/đề tài để luận văn được hoàn thành.



Mẫu:

LỜI CẢM TẠ

(Chữ in hoa, cỡ chữ 14, đặt giữa dòng)



………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………



Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..

Người thực hiện



tải về 1.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương