X. giá trị CỦa tín ngưỠng tôN giáO



tải về 32.6 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích32.6 Kb.
#190
X. GIÁ TRỊ CỦA TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO
Người có niềm tin tôn giáo cho rằng nhờ có niềm tin tôn giáo mà tinh thần họ được an lạc thoải mái. Người không tín ngưỡng hoặc có hoài nghi cho rằng tôn giáo là loại mê tín, quan điểm không rõ ràng về thế giới quan, nhân sanh quan.

Mọi người cũng nên thứa nhận rằng từ thời kỳ Văn nghệ Phục hưng lại đây, các tôn giáo đều có nhiều thay đổi như Chánh giáo phân chia, giáo quy giáo nghĩa cải cách, thừa nhận chân lý khoa học, công nhận giá trị của xã hội thế tục, thừa nhận tôn giáo đa nguyên tính và tích cực đối thoại với các tôn giáo khác, thậm chí công khai thừa nhận những sai lầm từ trước đến giờ v.v…Thế giới ngày nay so sánh từ hình thái dân tộc xã hội nguyên thủy đến xã khu văn minh, từ lúc có chữ viết cho đến thời đại khoa học, chúng ta vẫn xem tôn giáo là một loại thực sự tồn tại, người đồng bóng cho đến Giáo Hoàng vẫn là đối tượng chú ý. Một số tình huống này nói lên tôn giáo là một loại hiện tượng văn hóa truyền thống, là loại vẫn tồn tại trong xã hội hiện tại. Từ đây chúng ta tìm hiểu giá trị tôn giáo.


1. ĐÁNH CUỘC CỦA PASCAL

          Theo đề xuất ban đầu của Pascal, cuộc đánh cược giả định rằng nó không đưa ra những lý lẽ ủng hộ hay chống lại sự hiện hữu của Thiên Chúa; nhưng vẫn có những lý lẽ ủng hộ cho cả hai bên. Vì lý trí không thể quyết định hoàn toàn, và vì vấn đề có tầm quan trọng như vậy, dù sao chúng ta cũng phải quyết định, chúng ta phải "đánh cược" nếu chúng ta không thể chứng minh. Một câu hỏi được đặt ra là: Bạn sẽ đặt cược vào đâu?

           Nếu bạn nó đặt vào Thiên Chúa, thì bạn chẳng mất gì, ngay cả khi Thiên Chúa không hiện hữu. Nhưng nếu bạn đặt nó chống lại Thiên Chúa, và bạn sẽ mắc sai lầm nếu Thiên Chúa thực sự hiện hữu, khi đó bạn mất tất cả: Thiên Chúa, đời sau, thiên đàng, ích lợi đời đời. Nghĩa là: nếu bạn thắng, bạn được tất cả, nếu bạn thua, bạn mất tất cả.

          Nếu có một Thiên Chúa tốt lành vô cùng, và Ngài thực sự xứng đáng với lòng trung thành và lòng tin của tôi, thì tôi có nguy cơ làm điều bất chính nhất nếu không nhìn nhận Ngài.



            Cuộc đánh cược không thể – hay không nên ép buộc tin. Nhưng nó có thể là một sự khích lệ chúng ta tìm kiếm Thiên Chúa, để học tập và tái nghiên cứu các luận chứng mà chúng cho thấy rằng có một Điều gì đó – hay – một Người nào đó là lời giải thích cuối cùng về vũ trụ và về cuộc sống của tôi. 

             Pascal nói rằng có ba loại người: 1/ những người đã tìm kiếm Thiên Chúa và đã thấy Ngài, 2/ những người đang tìm kiếm và chưa tìm thấy, và 3/ những người không tìm kiếm và cũng không thấy. và nếu lời hứa mà Chúa Giêsu hứa là đúng, thì tất cả những ai  tìm kiếm thì sẽ thấy, do đó sẽ được hạnh phúc.



2. Lý luận chọn lựa của william james

William James sinh ngày 11 tháng một năm 1842 và mất ngày 26 tháng 8 năm 1910 là một nhà tiên phong của nhà Tâm lý học và Triết học người Mỹ, Ông được bổ nhiệm làm giảng viên trong sinh lý học cho nhiệm kỳ năm 1873, người hướng dẫn trong giải phẫu sinh lý học năm 1873, trợ lý giáo sư tâm lý vào năm 1876, trợ lý giáo sư Triết học vào năm 1881, toàn giáo sư năm 1885, trở về Triết học trong 1897 và là một giáo sư danh dự của nghành Triết học vào năm 1907.

a/ GIẢ THIẾT SỐNG: Chân thật khả năng, như tín đồ Hồi giáo tin thánh Alallh.

GIẢ THIẾT CHẾT: Người không tin, không khởi lên niềm tin về Thượng đế, thần…

b/ CHỌN GIẢ THIẾT: Điều kiện giả thiết không có kết quả chính xác, ví như:


  • cầm dù hay không cầm dù.nếu không đi ra ngoài thì cầm hay không cầm đều không có ý nghĩa.

- Thương hay ghét họ.

c/ QUAN TRỌNG HAY KHÔNG QUAN TRỌNG: Như bệnh nhân bịnh, bác sỹ chẩn đoán bịnh nặng hay nhẹ.



3. Quan niệm về niềm tin của wittgenstenian Fideism

Ludwig Wittgenstein sinh ngày 26/4/1889, tại Vienna, trong một gia đình thượng lưu người áo và cha là người đứng đầu ngành công nghiệp luyện thép của đế quốc Áo - Hung, mẹ là một nghệ sĩ dương cầm có tiếng. Ông là con út trong gia đình có tám anh chị em, tất cả đều tài năng xuất chúng về tài năng lẫn nghệ thuật.

Giải thích về niềm tin tôn giáo có các thành phần: Hữu thần luận, Hoài nghi luận.họ tìm từ giáo nghĩa tôn giáo chánh thống, từ lý tính phù hợp logic.

Sự tranh luận về niềm tin của tôn giáo trước đây đều do không phân biệt mối quan hệ giữa kinh nghiệm tôn giáo và kinh nghiệm thế tục.

Thượng Đế là một thực thể không phải gọi là tồn tại hay không tồn tại, không đồng ý sự chứng minh Thượng đế tồn tại nhưng xác nhận Ngài thực sự tồn tại.

Thượng Đế siêu nghiệm vận dụng tất cả những lý lẽ thuộc kinh nghiệm thế giới để chứng minh sự tồn tại của thế giới đều vô hiệu.

Với Cơ đốc giáo, tin rằng Thượng đế đã làm việc lớn: 1/ Sáng tạo vạn vật thế giới, 2/ Ban cho thế giới giá trị.

4 Phương pháp tương quan của Paul Tillich

Paul Tillich là một trong bốn nhà Thần học Tin lành người Mỹ gốc Ðức có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX. Tillich sinh ngày 20 tháng 8 năm 1886, miền đông nước Đức. Tillich qua đời vào ngày 22 tháng 10 1965 sau khi trải qua một cơn đau tim mười ngày. Năm 1966 tro của ông được chôn trong Paul Tillich Park ở New Harmony, Indiana.

Trong bộ sách đồ sộ 3 cuốn Systematic Theology (Thần học có hệ thống, 1954), ông tuyên bố:

"Vấn nạn sự hiện hữu của Thượng đế không thể đặt ra cũng như không thể trả lời. Nếu đặt ra, nó là câu hỏi về cái, do chính bản tính của nó, ở bên trên sự hiện hữu, và vì thế câu trả lời, dù phủ định hoặc khẳng định, đều ngấm ngầm phủ nhận bản tính của Thượng đế. Khẳng định sự hiện hữu của Thượng đế thì cũng vô thần không kém phủ định Thượng đế. Thượng đế là hữu thể tự thân, không là một hữu thể (God is being itself, not a being)"1.

Phương pháp tương quan, là một cách tiếp cận tương quan hiểu biết sâu sắc từ sự mặc khải Kitô giáo với các vấn đề đưa ra bằng cách phân tích hiện sinh, tâm lý, và Triết học.

Đối với Tillich, các câu hỏi hiện sinh của sự tồn tại của con người có liên quan đến lĩnh vực Triết học, và cụ thể hơn là bản thể học nghiên cứu được, và theo Tillich, một sự theo đuổi suốt đời của ông về Triết học cho thấy rằng vấn đề trung tâm của mọi cuộc điều tra Triết học luôn luôn trở lại với câu hỏi của người, hoặc những gì nó có nghĩa là được, để tồn tại, là một hữu hạn con người.

Để có tương quan với những câu hỏi này là câu trả lời Thần học, tự xuất phát từ sự mặc khải Kitô giáo. Đây là một phần bốn của Tillich của hệ thống Thần học, trong phần này, Tillich nói về cuộc sống và Thánh Linh Thiên Chúa, cuộc sống vẫn còn mơ hồ miễn là có sự sống. Câu hỏi hàm ý trong sự mơ hồ của cuộc sống bắt nguồn cho một câu hỏi mới, cụ thể, đó là hướng di chuyển cuộc sống trong đó. Đây là câu hỏi của lịch sử. Có hệ thống lịch sử, nói, mô tả như là nó như là bởi hướng của nó đối với tương lai, là chất lượng động lực của cuộc sống. Do đó, các "bí ẩn của lịch sử" là một phần của vấn đề của cuộc sống.



5 GIÁ TRỊ TÔN GIÁO TRONG ẤN ĐỘ GIÁO VÀ PHẬT GIÁO

Nếu như trong truyền thống Abrabham thể hiện Thần bản vị trong mối quan hệ giữa Người và Thần, thì trong truyền thống niềm tin Ấn Độ giáo và Phật giáo thể hiện giá trị Linh hồn bản vị càng trừu tượng Ấn Độ giáo dùng Atman còn Phật giáo dùng Vô ngã biểu thị. Trong Ấn Độ giáo và Phật giáo, đây là khách thể tín ngưỡng được cho rằng đo là nguyên nhân sanh thành tồn tại nơi thế giới này, cũng là giá trị của thế giới kia. Muốn có niềm tin, truy cầu Ngã – Vô ngã nên phủ định sự tồn tại của bỉ án để tránh niềm tin sai lầm. Cho nên giá trị cuối cùng của hai tôn giáo này đều có ý phủ định thế giới này, như trong Áo nghĩa thư nói: Người khởi lên các niệm “Nhứt niệm cùng “vật này thuộc ta” hoặc “vật kia cũng thuộc ta” cũng như ở trong lao ngục, như tự cột trói lấy mình. Phật giáo đem Chấp ngã cho rằng nó chính là căn nguyên của muôn ngàn điều ác, bởi vì những kinh nghiệm chủ thể này làm cho những người có niềm tin về khách thể bị suy giảm. Con người chẳng qua chỉ là loài có linh tính do nhân duyên kết hợp lại mà thành nên hư huyển không thật.



Vì nhu cầu giá trị chân thật vĩnh hằng, con người hướng lên lễ bái Thượng Đế, atman, vô ngã, hình thành niềm tin. Đối với những vấn đề phiền não, nghi hoặc và nghi ngờ đối với vũ trụ vạn vật, trước tiên tạo nên niềm tin chân chánh.

Trong truyền thống của Ấn Độ giáo, Cứu cánh của khách thể là PHẠM, nó cũng có thể biểu iện là Đáng Sáng Thế trong Ky Tô giáo, như thần Visa (hủy diệt và sáng tạo) , thần Vihnu (cứu thế và biến hóa vô cùng). Sở dĩ Ấn Độ giáo dùng hai thần Siva và Visnu (đặc chứng của PHẠM) vì Ấn Độ giáo muốn có quyền uy tuyệt đối. Họ cho rằng nếu không có thần cứu hộ, nhân loại vĩnh viễn chịu khổ luân hồi. Phật giáo cũng cho rằng có thân là khổ, sinh tử luân hồi càng khổ, cần tu hành vượt thoát sinh tử đạt được Niết bàn mới chấm dứt khổ đau.

Theo truyền thống của Ấn Độ giáo và Phật giáo, làm người tín đồ mà bi thương không chút hy vọng nên họ không muốn tham đăm vào thế giới này, cháp vào cái TA này mà chỉ hướng Phạm, Niết bàn (nếu chưa đạt mục đích thì Phạm và Niết bàn chính là khách thể).

Không giống như truyền thống của Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo, ấn Độ giáo và Phật giáo đề ra phương pháp thực chứng:

Mọi người muốn được giải thoát không như truyền thống Abraham tin dựa vào Đấng Sáng tạo (Nhân cách Thần) để được cứu độ. Còn truyền thống Phật giáo thể hiện qua sự Giác ngộ của đức Phật Thích Ca (không phân biệt chủ - khách thể).

So sánh niềm tin giữa Phật giáo và hệ thống niềm tin Abraham:

1/ Không nặng về niềm tin ngẫu tượng. 2/ Chủ thể tính tham dự. 3/ Sự cứu độ- sự giác ngộ cứu cánh liên quan mật thiết đến tiềm năng của chủ thể. 4/ Con đường cứu độ do chính mình. Từ đây có: “ tát cả chúng sanh đều có Phật tánh; ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành; Nhất xiển đề cũng thành Phật”….Đấng giác ngộ nằm trong chủ thể.

Duyên khởi luận của Phật giáo cũng phủ nhận Thần và tư tưởng Phạm thiên của Bà-la-môn giáo. Tín ngưỡng đặc trưng của Phật giáo là y vào tự thân cải thiện tu hành. Từ lý Duyên khởi mà đưa đến kết luận: tất cả sự vật chỉ tồn tại trong ý nghĩa tương đối, không thể vĩnh viễn trường tồn. Nhân sinh khổ là do vô minh loạn động, chấp trước tự ngã, truy tìm sự vĩnh hằng của sự vật, mà tạo thành đau khổ không dứt. Chúng ta sống quá lâu trong thành kiến và định kiến hẹp hòi cùng với lòng kiêu mạn đứng chen chân trong ngôi nhà bản ngã; đến một lúc, chúng ta cần phải bước ra khỏi cửa để được ngắm nhìn toàn bộ sự mênh mông và bát ngát của đất trời, của vạn vật; do đây, mỗi người chúng ta chỉ cần đối lập với vô ngã, hiểu rõ lý duyên sanh, cái khổ từ đây sẽ chấm dứt. Điều này chứng tỏ, tín ngưỡng Phật giáo không mang tính quyền uy, chỉ thuần nhất tinh thần tự do trong đạo đức.


GIÓI ĐỊNH HUỆ: Phương pháp thực hiện giá trị cứu cánh của Phật giáo



1 Systematic Theology, Paul Tillich, Cuốn I, t. 262




Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa1 -> Hocky7 -> TRIET%20HOC%20TON%20GIAO
TRIET%20HOC%20TON%20GIAO -> II. khái quát lịch sử HÌnh thành và phát triển triết học tôn giáO
TRIET%20HOC%20TON%20GIAO -> IV. luận chứng về thưỢng đẾ hoặc tồn tại tuyệT ĐỐI
TRIET%20HOC%20TON%20GIAO -> 1. quan niệm vận mệnh và BẤt hủ trong các tôn giáO
TRIET%20HOC%20TON%20GIAO -> 1. ĐỊnh nghĩA “Kinh nghiệm là những điều hiểu biết có được do tiếp xúc với thực tế, do từng trải”
Hocky7 -> Bài 5: thức a-lại-da I bài tụNG
Hocky7 -> Bài 51: (Tr. 163) 宅後有園
Hocky7 -> Bài 11: TÂm lý phổ quáT (遍行心所) I. Nguyên văN
Hocky7 -> Bài 6: quan đIỂm về giáo lý CỦA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (40 48)

tải về 32.6 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương