KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011


Về việc đặt tên đường ở thị trấn A Lưới, huyện A Lưới (đợt 1)



tải về 4.17 Mb.
trang46/60
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích4.17 Mb.
#23311
1   ...   42   43   44   45   46   47   48   49   ...   60

Về việc đặt tên đường ở thị trấn A Lưới, huyện A Lưới (đợt 1)



Kính gửi: Hội đồng nhân dân tỉnh


Xác định tầm quan trọng của việc đặt tên đường cho các đô thị trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh kính trình HĐND tỉnh khoá V, kỳ họp lần thứ 15 thông qua Đề án đặt tên đường ở thị trấn A Lưới, huyện A Lưới (đợt 1) với nội dung chính như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẶT TÊN ĐƯỜNG

Thị trấn A Lưới là trung tâm hành chính - kinh tế - văn hoá của huyện A Lưới, cách thành phố Huế 75 km về phía Tây, được thành lập năm 1995 theo Nghị định số 80/CP ngày 22/11/1995 của Chính hủ.

Những năm trở lại đây, kinh tế - xã hội của thị trấn A Lưới có những bước phát triển; hoạt động thương mại dịch vụ phát triển khá mạnh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của nhân dân trên địa bàn và vùng phụ cận; bộ mặt đô thị ngày càng khanh trang, mạng lưới giao thông đô thị phát triển nhanh, ngày càng hoàn chỉnh.

Hiện nay, để thực hiện có hiệu quả Kế luận 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế đang tập trung các nguồn lực để đầu tư, nâng cấp các đô thị, trong đó có thị trấn A Lưới, góp phần đưa A Lưới trở thành thị xã trong thời gian tới.

Để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý đô thị, tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt của nhân dân; đồng thời, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, việc đặt tên đường ở thị trấn A Lưới trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết.

II. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Cơ sở pháp lý

a) Nghị định số 80/NĐ-CP ngày 22/11/1995 của Chính phủ về việc thành lập thị trấn cấp huyện;

b) Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

c) Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng (ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính Phủ);

d) Quyết định số 484/QĐ-UBND ngày 24/5/2005 của UBND huyện A Lưới về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng thị trấn A Lưới, huyện A Lưới.

2. Cơ sở thực tiễn

a) Căn cứ sơ đồ quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị thị trấn A Lưới và kết quả khảo sát các tuyến đường có đủ điều kiện để đặt tên.

b) Căn cứ “Quỹ tên đường” đã được hệ thống theo nội dung, tính chất, ý nghĩa và quy mô, tính chất của từng cấp đường và khu vực dân cư.

III. NỘI DUNG CỤ THỂ

1. Tổng số đường đặt tên: 29 đường, bao gồm:

a) Chiều dài tuyến đường:

- Đường trên 1000m: 04 đường

- Đường 500m - 1000m: 07 đường

- Đường 200m - dưới 500m: 15 đường

- Đường dưới 200m: 03 đường

b) Nền đường:

- Đường 11m - dưới 15,5m: 15 đường

- Đường 15,5m - 20,5 m: 11 đường

- Đường trên 20,5m: 03 đường.

c) Loại mặt đường:

- Bê tông nhựa (hoặc tráng nhựa): 21 đường

- Bê tông xi măng: 03 đường

- Cấp phối: 05 đường



2. Về tên đường

a) Tên nhân vật: 20 đường.

b) Tên địa danh, sự kiện lịch sử: 09 đường.

(Có Đề án và các văn bản liên quan kèm theo)

UBND tỉnh kính đề nghị HĐND tỉnh khoá V, kỳ họp thứ 15 thông qua Đề án đặt tên đường ở thị trấn A Lưới, huyện A Lưới (đợt 1)./.







TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Ngô Hòa



UỶ BAN NHÂN DÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc








ĐỀ ÁN

Đặt tên đường tại Thị trấn A Lưới, huyện A Lưới (đợt 1)

(Kèm theo Tờ trình số 4951/TTr-UBND ngày 08/11/2010

của Ủy ban nhân dân tỉnh)



I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ĐẶT TÊN ĐƯỜNG TẠI THỊ TRẤN A LƯỚI:

Thị trấn A Lưới là trung tâm hành chính - kinh tế - văn hoá của huyện A Lưới, cách thành phố Huế 75 km về phía Tây, được thành lập năm 1995 theo Nghị định số 80/CP ngày 22/11/1995 của Chính phủ.

Từ năm 2000 trở lại đây, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thị trấn A Lưới có những bước phát triển tích cực. Tiểu thủ công nghiệp từng bước được hình thành; hoạt động thương mại dịch vụ ngày càng phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của nhân dân trên địa bàn và vùng phụ cận; mạng lưới giao thông đô thị đã được đầu tư và phát triển nhanh.

Năm 2005 công tác giải toả các công trình xây dựng trong phạm vi quy hoạch, gắn với việc chỉnh trang đô thị được đẩy mạnh triển khai. Mặt khác, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND huyện A Lưới đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch phát triển đô thị của A Lưới (từ thị trấn A Lưới đến thị tứ A Co) nhằm huy động nguồn lực đầu tư xây dựng để đảm bảo các yếu tố cho việc hình thành thành Thị xã theo quy hoạch chung của tỉnh.

Vì vậy, để đáp ứng quy mô phát triển đô thị phù hợp với định hướng quy hoạch; đồng thời, nhằm phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước, duy trì và nâng cao công tác giáo dục truyền thống cách mạng, xây dựng nếp sống văn minh đô thị cho nhân dân trên dịa bàn thị trấn nên việc đặt tên đường ở thị trấn A Lưới là yêu cầu cấp thiết và chính đáng.

II. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Cơ sở pháp lý

a) Nghị định số 80/NĐ-CP ngày 22/11/1995 của Chính phủ về việc thành lập thị trấn cấp huyện;

b) Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

c) Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng (ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ);

d) Quyết định số 484/QĐ-UBND ngày 24/5/2005 của UBND huyện A Lưới về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng thị trấn A Lưới, huyện A Lưới.

2. Cơ sở thực tiễn

a) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn A Lưới, huyện A Lưới giai đoạn 2005 - 2010 và những năm tiếp theo;

b) Hồ sơ sơ Quy hoạch đã được phê duyệt về mạng lưới giao thông đô thị thị trấn A Lưới và kết quả khảo sát các tuyến đường có đủ điều kiện để đặt tên;

c) Căn cứ “Quỹ tên đường” đã được hệ thống theo nội dung, tính chất, ý nghĩa và quy mô, tính chất của từng cấp đường và khu vực dân cư.



III. CÁC NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG

1. Hình thành quỹ tên đường

a) Tên các vị lãnh đạo cách mạng, các nhân vật lịch sử, danh nhân văn hoá, nhà khoa học, anh hùng liệt sĩ của cả nước và địa phương.

b) Các sự kiện lịch sử cách mạng.

c) Các địa danh lịch sử - văn hoá tiêu biểu mang tính truyền thống.

d) Các danh lam thắng cảnh của quê hương.

e) Các danh từ chung có ý xã hội tích cực.



2. Đảm bảo tính toàn diện, cân đối

Việc đặt tên đường cần phải đảm bảo tính toàn diện và cân đối giữa các nhóm tên đường, giữa các thời kỳ lịch sử, giữa tính tiêu biểu phổ biến. Chọn lựa thứ tự ưu tiên theo thời gian; từ phạm vi quốc gia đến phạm vi địa phương; phải gắn với các quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông của thị trấn A Lưới và đô thị mở rộng trong tương lai.



3. Đảm bảo tính quan hệ về nội dung

Những tên có mối liên hệ gần gũi về nội dung, tính chất, thời gian hay các mối quan hệ khác về lịch sử, văn hoá, xã hội thì được đặt cho những tuyến đường hay cụm đường nằm gần nhau, hoặc liên thông với nhau. Cần đặc biệt chú ý các tên đường gắn với địa danh văn hoá truyền thống, các di tích lịch sử văn hoá.



4. Đảm bảo tính đặc thù

Để tên đường góp phần làm nổi bật tính đặc thù của quê hương, địa phương gắn liền với truyền thồng lịch sử, cách mạng, văn hoá đặc sắc, độc đáo, cần đặc biệt chú ý đến các nhân vật quê quán ở tỉnh Thừa Thiên Huế, huyện A Lưới hoặc sinh quán nơi khác nhưng đã từng gắn bó với quê hương A Lưới và các sự kiện lịch sử cách mạng, các địa danh lịch sử văn hoá. Đó là những tên gọi đã ăn sâu trong tiềm thức, tình cảm của nhân dân địa phương qua nhiều thế hệ.



5. Đảm bảo tính thống nhất

Việc đặt tên đường không tạo nên sự phức tạp trong quá trình quản lý và ảnh hưởng tâm lý người dân. Phải có dự trữ quỹ tên đường, tránh sự trùng lặp về nội dung, tính chất và ý nghĩa. Hạn chế tối đa mọi xáo trộn ở những đường đã có tên khi điều chỉnh và đặt tên đường mới trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội về sau.

Chỉ chọn tên những danh nhân đã qua đời và địa danh địa phương để đặt tên đường. Các danh nhân, sự kiện còn có nhiều ý kiến tranh luận, chưa thống nhất thì chưa chọn để đặt tên.

IV. THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI ĐƯỜNG, PHẠM VI ĐỊA BÀN VÀ SỐ ĐƯỜNG CẦN TIẾN HÀNH ĐẶT TÊN

1. Thống kê, phân loại đường

a) Tổng số đường theo quy hoạch: 54 đường, trong đó:

- Số đường hiện có: 31 đường

- Số đường trong quy hoạch nhưng chưa thi công: 23 đường

b) Số đường chưa thể đặt tên: 02 đường, lý do:

- Đường chưa nâng cấp, chưa mở rông.

- Đường trong quy hoạch chưa thi công.

c) Số đường cần được đặt tên (đợt 1): 29 đường

d) Thông số các tuyến đường:

- Chiều dài tuyến đường:

+ Đường trên 1000m: 04 đường

+ Đường 500m - 1000m: 07 đường

+ Đường 200m - dưới 500m: 15 đường

+ Đường dưới 200m: 03 đường

- Nền đường:

+ Đường 11m - dưới 15,5m: 15 đường

+ Đường 15,5m - 20,5 m: 11 đường

+ Đường trên 20,5m: 03 đường.

- Loại mặt đường:

+ Bê tông nhựa (hoặc tráng nhựa): 21 đường

+ Bê tông xi măng: 03 đường

+ Cấp phối: 05 đường



2. Phạm vi địa bàn và số đường dự kiến đặt tên

a) Phạm vi: bước 1 đặt tên trong trung tâm thị trấn A Lưới, được phân bổ khá đều ở các cụm dân cư từ cụm 1 đến cụm 7 - tính từ phía Bắc, giáp xã Hồng Kim đến phía Nam, giáp xã A Ngo (có bảng đồ kèm theo).

b) Dự kiến đặt tên: Phụ lục 1.

c) Tiểu sử các tên đường: Phụ lục 2.

3. Phân tích các tên đường dự kiến đặt tên đợt 1

a) Tên nhân vật: 20 đường, trong đó:



- Danh nhân văn hóa: 01/29;

- Nhân vật huyền sử: 01/29;

- Nhân vật lịch sử, nhà hoạt động cách mạng và hoạt động xã hội tiêu biểu của đất nước: 18/29.

- Nhân vật có quê quán tại Thừa Thiên Huế: 10/29

b) Tên địa danh, sự kiện, di tích lịch sử: 09 đường, trong đó:



- Sự kiện lịch sử: 02/29

- Địa danh, di tích: 08/29

4. Quy định việc cắm bản tên đường và đánh số nhà



a) Việc cắm bảng tên đường:

- Bảng tên đường được cắm ở điểm đầu và điểm cuối tuyến và các điểm giao nhau ở các tuyến phố chính.

- Kinh phí làm bảng tên đường và cắm bảng tên đường do ngân sách Nhà nước chịu trách nhiệm và huy động sự đóng góp của nhân dân.

b) Qui định đánh số nhà:

Biển số nhà được làm thống nhất theo quy định của Bộ Xây dựng; kinh phí gắn biển số nhà do các gia đình đóng góp.

V. QUỸ TÊN ĐƯỜNG DỰ TRỮ

Hồ Đức Vai, Hồ Dục, Kan Lịch, A Nun, Hồ Thị Đơm, Trần Hoàn, Ku Looi, Hồ Chí Thời, C12, Cu Pang, Công nhân, Thanh niên, Bạch Đông Ôn, Dân chủ, Gia Long, Hoàng Thông, Trần Bá Song, Dương Lâm, Đổ Quảng, Mai Anh Tuấn, Ngô Thế Vinh, Nguyễn Cao, Cao Xuân Huy, Lê Quang Định, Trường Sơn, Lê Mai, Võ Duy Thanh, Lâm Hồng Phấn, Diệu Quảng, Dương Bá Cung, Nguyễn Văn Tường, Phạm Đăng Hưng, Nguyễn Khoa Diệu Hồng, Đặng Do.



VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Đề án này sau khi được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, UBND tỉnh sẽ phê duyệt và chỉ đạo UBND huyện A Lưới triển khai thực hiện theo quy định hiện hành./.


ỦY BAN NHÂN DÂN
Trang ngang 5

HĐND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BAN VĂN HÓA - XÃ HỘI




Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 4.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   42   43   44   45   46   47   48   49   ...   60




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương