KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011



tải về 4.17 Mb.
trang45/60
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích4.17 Mb.
#23311
1   ...   41   42   43   44   45   46   47   48   ...   60

BÁO CÁO THẨM TRA


Tờ trình, đề án, dự thảo nghị quyết về

mức thu, quản lý và sử dụng phí trông giữ xe đạp, xe máy


Kính gửi: Hội đồng nhân dân tỉnh.


Thực hiện nhiệm vụ Thường trực HĐND tỉnh giao, Ban Pháp chế trình bày báo cáo thẩm tra tờ trình, đề án, dự thảo nghị quyết về mức thu, quản lý và sử dụng phí trông giữ xe đạp, xe máy do UBND tỉnh trình tại kỳ họp thứ 15 của HĐND tỉnh khóa V, như sau:

I. Về hồ sơ, thủ tục.

Ban Pháp chế nhận được hồ sơ do UBND tỉnh trình gồm Tờ trình, Đề án, dự thảo Nghị quyết về mức thu, quản lý và sử dụng phí trông giữ xe đạp, xe máy liên quan để HĐND tỉnh xem xét thông qua nghị quyết. Hồ sơ đã đảm bảo đầy đủ yêu cầu về trình tự, thủ tục.



II. Về nội dung:

1. Sự cần thiết phải ban hành nghị quyết

Sau gần 8 năm thực hiện Nghị quyết số 8c/2003/NQ/HĐND4 ngày 27/01/2003 của HĐND tỉnh về thu, quản lý và sử dụng các loại phí trong đó có việc thu phí các điểm đỗ, bãi trông giữ xe đạp, xe máy công cộng đã góp phần bảo đảm an ninh trật tự, mỹ quan đô thị cũng như sự an toàn đối với người gửi xe đạp, xe máy.

Trong những năm qua mức thu theo Nghị quyết trên là tương đối phù hợp. Bên cạnh đó đối với các điểm, bãi trông giữ xe đạp, xe máy ở các bệnh viện, trường học, chợ, siêu thị là những nơi có nhiều nhu cầu trông giữ phương tiện; đối tượng nộp chủ yếu là học sinh, thân nhân bệnh nhân và người mua bán thường xuyên; một đối tượng có thể gửi xe nhiều lần trong ngày nên cần được ưu tiên với mức thu thấp hơn nhưng hiện nay vẫn áp dụng chung một mức phí giống như những nơi khác là chưa hợp lý, cần điều chỉnh đảm bảo công bằng.

Từ tình hình trên cho thấy việc HĐND tỉnh ban hành nghị quyết mới thay thế các nội dung quy định về phí trông giữ xe máy, xe đạp đã ban hành tại Nghị quyết số 8c/2003/NQ/HĐND4 ngày 27/01/2003 của HĐND Tỉnh về thu, quản lý và sử dụng các loại phí là phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn đặt ra.



2. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh, mức thu và điều chỉnh mức thu.

a) Trong tờ trình của UBND tỉnh dự kiến đối tượng nộp phí là chủ các phương tiện xe đạp, xe máy có nhu cầu trông giữ tại các điểm đỗ, bãi trông giữ phương tiện công cộng.

Việc quy định đối tượng nộp phí là chủ các phương tiện xe đạp, xe máy là chưa chính xác nên quy định lại đối tượng nộp phí là người sử dụng phương tiện xe đạp, xe máy có nhu cầu trông giữ xe đạp, xe máy.

b) Các tổ chức, cá nhân hoạt động trông giữ xe đạp, xe máy phải có giấy phép trông giữ xe đạp, xe máy của cấp có thẩm quyền; niêm yết mức thu công khai; sử dụng chứng từ thu theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính. Tiền thu phí được để lại cho tổ chức thu 100% để trang trải chi phí về việc trông giữ xe đạp, xe máy. Chính vì vậy các cơ quan nhà nước cần phải thường xuyên tăng cường công tác thanh tra, xử lý các tổ chức cá nhân tổ chức trông giữ xe đạp, xe máy không có giấy phép, không đảm bảo an toàn cho phương tiện xe đạp, xe máy mà mình trông giữ,…

c) Việc phân loại địa điểm theo 3 loại và thời gian giữ trông giữ xe tại Tờ trình là phù hợp, tuy nhiên đề nghị cần nghiên cứu bổ sung thêm phương tiện giao thông khác như xe xích lô, xe đạp điện...

d) Mức thu như đề án và dự thảo nghị quyết là phù hợp pháp luật và khả năng thực tế, đảm bảo được tính khả thi.

đ) Điều chỉnh mức thu: Để thuận tiện cho việc quản lý điều hành, căn cứ tình hình cụ thể, hàng năm UBND tỉnh thống nhất với Thường trực HĐND tỉnh điều chỉnh mức thu cho phù hợp, nhưng mức tăng thu tối đa không vượt quá 20% mức thu đã được quy định tại nghị quyết này.

III. Kết luận và kiến nghị.

Qua thẩm tra Ban pháp chế nhận thấy Tờ trình, Đề án, dự thảo nghị quyết của UBND tỉnh đảm bảo đúng các quy định của pháp luật về phí và lệ phí, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên Ban pháp chế đề nghị UBND tỉnh, HĐND tỉnh nghiên cứu, thảo luận quy định đối tượng nộp phí là chủ các phương tiện xe đạp, xe máy thay bằng đối tượng nộp phí là người sử dụng các phương tiện xe đạp, xe máy đồng thời bổ sung thêm phương tiện giao thông khác như xe xích lô, xe đạp điện,.. vào đối tượng điều chỉnh thu phí của Nghị quyết.







TM. BAN PHÁP CHẾ

KT. TRƯỞNG BAN

PHÓ TRƯỞNG BAN

(Đã ký)

Đoàn Nhuận


HĐND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BAN PHÁP CHẾ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc







Số: 33/BC-BPC

Huế, ngày 03 tháng 12 năm 2010

BÁO CÁO THẨM TRA


Tờ trình, đề án, dự thảo nghị quyết về

mức thu, quản lý và sử dụng phí vệ sinh


Kính gửi: Hội đồng nhân dân tỉnh


Thực hiện nhiệm vụ Thường trực HĐND tỉnh giao, Ban Pháp chế trình bày báo cáo thẩm tra tờ trình, đề án, dự thảo nghị quyết về mức thu, quản lý và sử dụng phí vệ sinh do UBND tỉnh trình tại kỳ họp thứ 15 của HĐND tỉnh khóa V, như sau:

I. Về hồ sơ, thủ tục. Ban Pháp chế nhận được hồ sơ do UBND tỉnh trình gồm Tờ trình, Đề án, dự thảo nghị quyết về đề mức thu, quản lý và sử dụng phí vệ sinh để HĐND tỉnh xem xét thông qua nghị quyết. Hồ sơ đã đảm bảo đầy đủ yêu cầu về trình tự và thủ tục.

II. Về nội dung:

1. Sự cần thiết phải ban hành nghị quyết.

Qua gần 6 năm triển khai việc thu phí vệ sinh môi trường theo Nghị quyết số 3g/2004/NQ/HĐND5 ngày 10/12/2004 của HĐND tỉnh kết quả thu phí đã bổ sung một phần vào nguồn kinh phí từ ngân sách để thực hiện công tác vệ sinh môi trường đô thị ở tỉnh ta nói chung và đô thị Huế nói riêng.

Trong những năm qua tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa khá nhanh nên rác thải hàng năm không ngừng tăng về cả số lượng lẫn tính đa dạng, phức tạp, gây áp lực lớn đối với vệ sinh môi trường và công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Chi phí cho các hoạt động vệ sinh như tiền lương, xăng dầu, khấu hao thiết bị, chi phí xử lý rác… với mức tăng bình quân hằng năm khoảng 12%. Đặc biệt, trong điều kiện hạ tầng đô thị ngày càng mở rộng, yêu cầu chất lượng công tác vệ sinh môi trường không chỉ ở đô thị mà ở nông thôn cũng cần phải giải quyết. Tổng số tiền đã chi mỗi năm cho hoạt động đảm bảo vệ sinh môi trường khoảng hơn 66 tỷ đồng, trong đó số tiền thu từ phí vệ sinh môi trường theo Nghị quyết 3g mỗi năm khoảng hơn 6 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 10%. Trong thời gian tới nhiệm vụ và công tác này tăng lên, chi phí cũng phải tăng lên tương ứng. Việc sửa đổi Nghị quyết 3g theo hướng tăng mức thu phí vệ sinh, đồng thời mở rộng phạm vi và đối tượng điều chỉnh thu phí cả khu vực đô thị và nông thôn là việc làm rất cần thiết, phấn đấu đến năm 2015 nguồn thu từ phí vệ sinh môi trường đảm bảo 15%, tăng 5% so với hiện nay.

Từ tình hình trên cho thấy sự HĐND tinh ban hành nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 3g là phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn đặt ra.



2. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh, mức thu và phương thức thu

a) Phạm vi, đối tượng điều chỉnh ở Nghị quyết 3g chủ yếu là các tổ chức và hộ gia đình thuộc địa bàn các đô thị, tại dự thảo nghị quyết lần này quy định phạm vi và đối tượng điều chỉnh mở rộng trên phạm vi toàn tỉnh, bao gồm cả đô thị và nông thôn. Vì vệ sinh là quyền lợi chung của tất cả mọi tổ chức và cá nhân, mọi tổ chức và cá nhân đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ.

b) Mức thu như đề án và dự thảo nghị quyết là phù hợp pháp luật và khả năng thực tế, đảm bảo được tính khả thi.

c) Phương thức thu phí. HĐND tỉnh định rõ các nguyên tắc pháp lý “chỉ ở đâu triển khai công tác thu gom xử lý rác thải thì ở đó được tổ chức thu phí”, giao UBND tỉnh quyết định phương thức, phân công trách nhiệm cho chính quyền các cấp và các tổ chức chuyên môn có thẩm quyền tiến hành thu, quản lý, sử dụng phí một các khoa học, hiệu lực và hiệu quả, đúng pháp luật, hạn chế thấp nhất tình trạng thất thu.

d) Điều chỉnh mức thu. Căn cứ tình hình cụ thể, hàng năm UBND tỉnh thống nhất với Thường trực HĐND tỉnh điều chỉnh mức thu cho phù hợp, nhưng mức tăng thu tối đa không vượt quá 20% mức thu đã được quy định tại nghị quyết này.

đ) Miễn giảm nghĩa vụ nộp phí. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành không cho phép chính quyền địa phương thẩm quyền miễn, giảm nghĩa vụ nộp phí vệ sinh môi trường. Nhưng căn cứ Công văn số 14415/BTC-NSNN ngày 27/10/2020 của Bộ Tài chính về việc tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, rà soát việc huy động đóng góp của nhân dân đã lưu ý: “Trong quyết định việc thu phí, lệ phí, mức thu, phạm vi, đối tượng điều chỉnh của từng loại phí, lệ phí cần chủ động thực hiện chính sách miễn, giảm hoặc không thu đối với các đối tượng là nông dân sản xuất nông nghiệp, hộ nghèo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn”. Ban Pháp chế đề nghị HĐND và UBND tỉnh quán triệt nội dung trên để xác định chính sách miễn giảm hoặc không thu phí vệ sinh môi trường đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính.

e) Về tỷ lệ trích để lại cho các tổ chức thu phí. Tại Nghị quyết 3g, HĐND tỉnh quyết định tỷ lệ trích để lại cho các tổ chức thu phí 40%, ở dự thảo nghị quyết lần này UBND tỉnh đề xuất tỷ lệ trích để lại cho các tổ chức thu phí 25%, áp dụng chung cho cả các đơn vị tổ chức thu phí đã hoạt động có nề nếp cũng như mới được thành lập và bắt đầu hoạt động. Qua khảo sát, làm việc với cơ sở thuộc địa bàn các huyện, thành phố, Ban Pháp chế đề nghị HĐND tỉnh xem xét quyết định hai mức, thay vì một mức chung 25% như sau: Địa bàn thành phố Huế trích để lại 30% (giảm 10%); địa bàn thị xã Hương Thủy và các huyện trích để lại 40% như quy định tại Nghị quyết 3g năm 2004.

III. Kết luận và kiến nghị.

Ban pháp chế nhận thấy tờ trình, đề án, dự thảo nghị quyết của UBND tỉnh đảm bảo đúng các quy định của pháp luật, về phí và lệ phí và phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế, tuy nhiên Ban pháp chế đã thẩm tra và nhận thấy có một số điểm chưa thật sát về tình hình thực tế và hướng dẫn mới của Chính phủ và Bộ tài chính về “chính sách miễn, giảm thu phí vệ sinh” và “tỷ lệ trích để lại cho các tổ chức thu phí” như đã nêu trên. Ban Pháp chế đề nghị HĐND tỉnh nghiên cứu, thảo luận thống nhất thông qua nghị quyết.







TM. BAN PHÁP CHẾ

KT. TRƯỞNG BAN

PHÓ TRƯỞNG BAN

(Đã ký)

Đoàn Nhuận



UỶ BAN NHÂN DÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc







Số: 4951/TTr-UBND

Huế, ngày 08 tháng 11 năm 2010


TỜ TRÌNH

Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 4.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   41   42   43   44   45   46   47   48   ...   60




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương