KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011



tải về 4.17 Mb.
trang41/60
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích4.17 Mb.
#23311
1   ...   37   38   39   40   41   42   43   44   ...   60

Năm 2011: điều chỉnh thành 2 đoạn

TÊN ĐƯỜNG PHỐ

ĐIỂM ĐẦU

ĐIỂM CUỐI


Loại đường

Trục đường vào Bệnh viện

Đoạn từ chắn đường sắt Phò Trạch

Đến Trung tâm Y tế Huyện

2.A

- nt -

Từ Trung tâm Y tế Huyện

Đến vị trí giao với đường Tỉnh lộ 6 (vị trí đối diện nhà ông Hải)

3.A

- Điều chỉnh điểm cuối đường Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị Huyện thành “đến vị trí giao với trục đường khu quy hoạch dân cư phía Đông đường sắt”.

- Điều chỉnh trục đường Mầm non Liên Cơ:

Điểm đầu: “vị trí giao với Tỉnh lộ 6”, điểm cuối: “đến hết ranh giới Trường Mầm non Liên Cơ”.




HĐND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

BAN KINH TẾ VÀ NGÂN SÁCH




Số: 39/BC-KTNS


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Huế, ngày 06 tháng 12 năm 2010




BÁO CÁO THẨM TRA

Tờ trình của UBND tỉnh và dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh

về giá các loại đất năm 2011



Chuẩn bị nội dung kỳ họp thứ 15 của HĐND tỉnh khóa V, Ban Kinh tế và Ngân sách đã làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã Hương Thủy và thành phố Huế để thẩm tra nội dung tờ trình của UBND tỉnh và dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh năm 2011. Ban Kinh tế và Ngân sách báo cáo kết quả thẩm tra để các đại biểu HĐND tỉnh xem xét, quyết định như sau: 



1. Về cơ sở pháp lý và sự cần thiết của phương án giá đất năm 2011:

1.1. Cơ sở pháp lý:

Phương án giá đất năm 2011 đã căn cứ qui định của Luật đất đai năm 2003; Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất, Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ qui định bổ sung về qui hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và các văn bản pháp luật liên quan.

Việc HĐND tỉnh xem xét, cho ý kiến về giá đất để UBND tỉnh có quyết định công bố giá các loại đất, thực hiện từ ngày 01 tháng 01 hàng năm là đúng với quy định của pháp luật hiện hành.

1.2. Sự cần thiết điều chỉnh giá đất trên địa bàn tỉnh:

Tại kỳ họp lần thứ 13, HĐND tỉnh khóa V đã ban hành Nghị quyết số : 3e/2009/NQ-HĐND về giá các loại đất tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010, trên cơ sở đó, ngày 21/12/2009, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2803/2009/QĐ-UBND của về giá các loại đất năm 2010 và đã được triển khai áp dụng trong năm. Giá đất năm 2010 đã góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai; cơ bản đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất; quyền lợi và nghĩa vụ của các đối tượng bị thu hồi đất; tạo thuận lợi cho việc thực hiện các dự án tạo vốn từ quỹ đất, dự án xây dựng khu đô thị mới, dự án phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; tạo môi trường thuận lợi cho việc hình thành và phát triển thị trường bất động sản; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, hài hoà lợi ích của Nhà nước và quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất.

Tuy vậy, giá đất năm 2010 của một số loại đất, một số khu vực hiện không còn phù hợp là do, trong năm qua, kết cấu hạ tầng ở nhiều vùng nông thôn và đô thị được đầu tư nâng cấp, nhiều khu đô thị mới hình thành, huyện Hương Thủy đã trở thành thị xã; thị trường bất động sản đã có sự phục hồi. Giá đất qua đấu giá ở nhiều nơi cao gấp nhiều lần so với giá qui định của nhà nước, nhất là vùng ven đô thị; các khu qui hoạch đô thị mới, các khu vực có tốc độ đô thị hoá cao như các xã Thuỷ Dương, Thuỷ Thanh, Thuỷ Vân, Thủy Bằng, Hương Vinh, Hương Hồ, Hương An,… Mặt khác, việc phân vùng, phân vị trí đất ở nông thôn còn chưa được hợp lý, chênh lệch giá giữa các vị trí 1,2,3 khá lớn, giá đất vườn ao ở vùng thị trấn lại nhỏ hơn vùng nông thôn (như ở thị trấn Lăng Cô). Vì thế, việc HĐND tỉnh xem xét để điều chỉnh, bổ sung giá các loại đất ở một số khu vực cho phù hợp hơn với tình hình thực tiễn là hết sức cần thiết.

2. Về phương pháp và nguyên tắc xác định giá:

Ban Kinh tế và Ngân sách nhận thấy: Cơ quan chủ trì tham mưu xây dựng giá đất năm 2011 là Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức việc xây dựng giá đất khá công phu, đúng quy trình, tôn trọng ý kiến đóng góp của các địa phương, có kế thừa giá đất năm 2010, do đó, đã xây dựng được phương án giá đất năm 2011 tương đối phù hợp.

Ban Kinh tế và Ngân sách cơ bản nhất trí các nguyên tắc điều chỉnh giá một số loại đất trong tờ trình của UBND tỉnh, nhất là nguyên tắc điều chỉnh nhưng không gây sự biến động lớn về giá đất và hạn chế sự chênh lệch lớn ở các vị trí giáp ranh giữa hai địa phương, nhằm đảm bảo sự hợp lý, công bằng trong định giá các loại đất, theo đúng quy định của pháp luật.

3. Về những nội dung điều chỉnh, bổ sung giá các loại đất năm 2011:

Ban Kinh tế và Ngân sách cơ bản thống nhất với giá các loại đất năm 2011 theo đề nghị của UBND tỉnh. Giá đất năm 2011 có những thay đổi so với năm 2010 như sau:

- Điều chỉnh giá đất vườn ao trong cùng thửa đất nhưng không được công nhận là đất ở, theo hướng không phân chia thành cụm dân cư khu vực 1, 2, 3 như trước đây mà xây dựng giá chung cho cả vùng theo đúng qui định của Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ và có mức giá tương đương với giá đất trồng cây lâu năm;

- Điều chỉnh theo hướng tăng, nhưng không đồng đều mà tăng đặc thù cho từng khu vực đối với đất ở nông thôn tại các xã, phường tiếp giáp với thành phố Huế có tốc độ đô thị hóa cao;

- Điều chỉnh và bổ sung giá đất ở nông thôn nằm ven đường giao thông chính đi từ thành phố, thị trấn, trung tâm huyện lỵ với khoảng cách xác định theo trục đường giao thông từ 1.000 mét trở xuống, gắn với vị trí đất được tính từ đường phân địa giới hành chính có điều chỉnh theo hướng tăng, nhưng không tăng đồng đều mà tăng theo từng đoạn, từng vị trí, đảm bảo các khu vực giáp ranh giữa các huyện, thị xã và thành phố Huế không có sự chênh lệch lớn. Cụ thể như vùng giáp ranh giữa thành phố Huế và huyện Phú Vang tại đường Nguyễn Sinh Cung, quốc lộ 49A; khu vực Cống Bạc (QL1A) giáp ranh giữa thành phố Huế và thị xã Hương Thủy;

- Điều chỉnh giá đất của 25 tuyến đường tại thành phố Huế như đường Hoàng Quốc Việt, Trường Chinh, Lý Thường Kiệt... Phân cấp, xếp loại các đường phố ở thị xã Hương Thủy phù hợp với tính chất của đô thị loại 4; đồng thời điều chỉnh giá đất ở các tuyến đường này phù hợp với cấp đường mới; điều chỉnh tăng giá đất các đường phố ở các thị trấn Phong Điền, Tứ Hạ, Thuận An...

Mặc dù đồng tình với phương án giá đất của UBND tỉnh nhưng Ban Kinh tế và Ngân sách nhận thấy, sự điều chỉnh đã làm biến động giá khá lớn một số nơi, nhất là ở thị xã Hương Thủy và một số thị trấn trung tâm huyện lỵ; một số tuyến đường trong thành phố Huế, mức chênh lệch giá giữa các đoạn trên cùng một đường tương đối lớn nhưng vẫn chưa được khắc phục như Bạch Đằng, Bùi Thị Xuân, Chi Lăng, Điện Biên Phủ...; giá đất vị trí 2,3,4 ở những đường phố thuộc nhóm I, II mặc dù không có lợi thế kinh doanh nhưng do phụ thuộc vào vị trí 1 nên cao hơn nhiều giá đất vị trí 1 ở các tuyến phố loại III, IV.

Để khắc phục những tồn tại trên, Ban Kinh tế và Ngân sách đề nghị khi tổ chức thực hiện giá đất năm 2011, UBND tỉnh cần áp dụng biện pháp tăng (giảm) giá trong phạm vi cho phép (20%) để điều chỉnh giá đất từng khu vực cho phù hợp với thực tế.

- Đề nghị điều chỉnh lại qui định phân vùng đất của xã Phong Mỹ và Phong Xuân thuộc huyện Phong Điền (phụ lục XI) cho đúng theo Quyết định số 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/11/2006 của Ủy ban Dân tộc về công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển. Đó là 100% địa bàn xã Phong Mỹ và Phong Xuân thuộc vùng miền núi, không có phần thuộc vùng trung du như cách phân vùng của UBND tỉnh;

- Việc xác định đất ở tại nông thôn chia thành 3 vùng đồng bằng, trung du và miền núi là chưa thật hợp lý. Ban Kinh tế và Ngân sách đề nghị từ năm 2012, UBND tỉnh chỉ nên phân vùng đất nông thôn thành 02 loại là đồng bằng và miền núi, bởi việc phân loại thành 03 vùng đồng bằng, trung du, miền núi như hiện nay chưa thật đảm bảo các căn cứ pháp lý và khoa học;

- Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/7/2010 đã bãi bỏ Hội đồng đấu giá đất cấp huyện được thành lập theo Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, hiện nay ở cấp huyện, Hội đồng đấu giá đất không còn tồn tại nên công tác đấu giá đất sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng và các địa phương kiện toàn tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện; đồng thời quy định trách nhiệm thực hiện, phối hợp giữa các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Hương Thủy và thành phố Huế bảo đảm cho tổ chức phát triển quỹ đất tại địa phương hoạt động đạt hiệu quả.

Trên đây là báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách về giá các loại đất tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011, kính trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.







TM. BAN KINH TẾ VÀ NGÂN SÁCH

KT.TRƯỞNG BAN

PHÓ TRƯỞNG BAN

(Đã ký)

Đào Chuẩn




ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 5256/TTr-UBND





Huế, ngày 25 tháng 11 năm 2010


TỜ TRÌNH

Về việc đề nghị thông qua Đề án thành lập thị trấn Phú Đa

thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế




Kính gửi: Hội đồng nhân dân tỉnh
Theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân huyện Phú Vang tại Tờ trình số 640/TTr-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2010 và của Sở Nội vụ tại Công văn số 848/SNV-XDCQ ngày 03 tháng 11 năm 2010 về việc đề nghị thành lập thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế;

Căn cứ Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP;

Quán triệt Kết luận số 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020 và Thông báo số 980/TTg-CP ngày 19/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức triển khai thực hiện Kết luận số 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị;

Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 20/6/1998 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về định hướng phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế;

Sau khi xem xét Đề án đề nghị thành lập thị trấn Phú Đa thuộc huyện Phú Vang, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh Đề án thành lập thị trấn Phú Đa trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và dân số của xã Phú Đa thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH VÀ SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP THỊ TRẤN PHÚ ĐA

1. Đặc điểm tình hình.

Huyện Phú Vang có diện tích tự nhiên 28.031 ha, với dân số là 179.137 người; là huyện có số dân đứng thứ hai của tỉnh, chỉ sau thành phố Huế. Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển, tiếp giáp với thành phố Huế, thị xã Hương Thuỷ, huyện Hương Trà và huyện Phú Lộc; có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh. Sự phát triển của huyện Phú Vang là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng phía Nam và các vùng lân cận của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Huyện Phú Vang hiện có 20 đơn vị hành chính, gồm 19 xã và 01 thị trấn, trong đó có 13 xã, thị trấn ven biển, đầm phá và 07 xã trọng điểm nông nghiệp. Là huyện duy nhất trong tỉnh chưa có thị trấn huyện lỵ. Vì vậy, chưa phát huy hết tiềm năng của huyện. Trong đó, xã Phú Đa nằm ở vị trí quan trọng, trung tâm của huyện Phú Vang. Trong những năm qua, huyện Phú Vang đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã, tạo điều kiện để xã Phú Đa có bước chuyển biến, phát triển về kinh tế - xã hội.

2. Sự cần thiết phải thành lập thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phú Vang là một huyện đồng bằng ven biển, đầm phá và là cửa ngõ phía đông của tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, huyện sáp nhập với huyện Hương Thuỷ thành huyện Hương Phú. Năm 1990, huyện Phú Vang được tách ra từ huyện Hương Phú và trụ sở đóng tại xã Phú Dương. Đến năm 2003, tỉnh có chủ trương quyết định chuyển trung tâm hành chính của huyện Phú Vang về xã Phú Đa. Từ đó đến nay, xã Phú Đa trở thành trung tâm huyện lỵ và được đầu tư, nâng cấp đô thị tương đối hoàn chỉnh.

Xã Phú Đa có 2.966 ha diện tích tự nhiên và 11.988 nhân khẩu; nằm cách thành phố Huế 20 km, cách khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô khoảng 35 - 40 km, gần Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, cách sân bay Phú Bài 5 km và là xã có điều kiện địa lý rất thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng và phát triển đô thị, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế trên các lĩnh vực như thương mại, du lịch, công nghiệp và các ngành kinh tế biển, đầm phá.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Phú Đa là một xã anh hùng, giàu truyền thống cách mạng, nhân dân cần cù sáng tạo, Đảng bộ nhiều năm liền là Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Về kinh tế - xã hội đã có những bước phát triển mạnh về các lĩnh vực. Những năm gần đây, xã đã tập trung mọi nguồn lực đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ và khá hoàn chỉnh như giao thông, điện, cấp thoát nước, trường học, bệnh viện, khu thể thao... Do đó, nền kinh tế có mức tăng trưởng cao, GDP hàng năm đều tăng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, phúc lợi xã hội nâng cao, từ đó tạo nên một diện mạo mới cho Phú Đa theo hướng đô thị hoá. Ngày 19/8/2010, UBND tỉnh đã có Quyết định số 1514/QĐ-UBND công nhận xã Phú Đa, huyện Phú Vang đạt tiêu chuẩn đô thị loại V.

Mục tiêu thành lập thị trấn Phú Đa là để phát huy mạnh mẽ chức năng trung tâm của khu vực Đông - Nam thành phố Huế, tạo động lực mới cho sự phát triển, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh quốc phòng, sắp xếp hợp lý lao động, thu hút mạnh mẽ các nguồn đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang và nâng cấp đô thị theo hướng văn minh hiện đại; phù hợp với quy hoạch chung, xu hướng phát triển đô thị của tỉnh và toàn quốc; đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ, nhân dân xã Phú Đa nói riêng và huyện Phú Vang nói chung.

II. PHƯƠNG ÁN THÀNH LẬP THỊ TRẤN PHÚ ĐA, HUYỆN PHÚ VANG

1. Tên thị trấn.

Thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.



2. Quy mô thị trấn Phú Đa.

Thị trấn Phú Đa được thành lập trên cơ sở chuyển nguyên trạng diện tích tự nhiên và dân số của xã Phú Đa thành thị trấn Phú Đa.



a) Vị trí địa lý:

- Phía Bắc giáp với xã Phú Lương, xã Phú Xuân.

- Phía Nam giáp với xã Vinh Phú, xã Vinh Thái.

- Phía Tây giáp với xã Thủy Tân, phường Thuỷ Lương - thị xã Hương Thủy.

- Phía Đông giáp với đầm Thủy Tú, phá Tam Giang (thuộc xã Vinh Phú và xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang).

b) Diện tích tự nhiên:

- Diện tích đất tự nhiên của thị trấn Phú Đa là 2.966 ha.



c) Dân số, lao động:

- Tổng dân số: 11.988 người.

- Mật độ dân số đô thị: 2.638 người/km2 (trừ diện tích nước và đồng ruộng).

- Tổng số lao động: 5.116 người. Trong đó:

+ Lao động phi nông nghiệp: 3.465 người (chiếm 67,7%).

+ Lao động nông nghiệp: 1.651 người (chiếm 32,3%).

Trên cơ sở thành quả đạt được về xây dựng và phát triển của xã Phú Đa trong thời gian qua và mục tiêu trong thời gian tới; đối chiếu Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 của Bộ Xây dựng quy định thị trấn thuộc huyện phải đạt tiểu chuẩn đô thị loại IV hoặc loại V; hiện nay, xã Phú Đa đã được công nhận là đô thị loại V. Vì vậy, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh để thông qua Đề án thành lập thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về đô thị và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng địa phương.

Việc thành lập thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm tạo điều kiện để phát triển trung tâm huyện lỵ thành trung tâm kinh tế - chính trị, văn hoá - xã hội của huyện Phú Vang và tạo cơ sở pháp lý cho việc thiết lập mô hình tổ chức chính quyền mới để thực hiện chức năng quản lý nhà nước phù hợp với chính quyền đô thị.

Với những lý do nêu trên, UBND tỉnh kính trình HĐND tỉnh thông qua Đề án thành lập thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế./.





TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Văn Cao



HĐND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BAN PHÁP CHẾ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc







Số: 31/BC-BPC

Huế, ngày 03 tháng 12 năm 2010


Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 4.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   37   38   39   40   41   42   43   44   ...   60




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương