KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 7.28 Mb.
trang80/101
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích7.28 Mb.
#2002
1   ...   76   77   78   79   80   81   82   83   ...   101

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

Về đề nghị không hạn chế thuốc ngoài danh mục:

Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, cần được quản lý chặt chẽ để bảo đảm sử dụng an toàn, hợp lý, hiệu quả. Đối với lĩnh vực BHYT, để bảo đảm an sinh xã hội, việc cân đối quỹ BHYT giữ một vai trò rất quan trọng. Vấn đề cử tri đề nghị Bộ Y tế có quy định các bệnh viện khi điều trị, khám chữa bệnh không hạn chế thuốc ngoài danh mục liên quan đến phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT. Mức hưởng BHYT, việc sử dụng thuốc phải dựa trên hướng dẫn điều tri, tình trạng bệnh tật, dựa trên khả năng chi tra của người dân và khả năng chi trả của quỹ BHYT. Do khả năng đóng góp của người dân không thể là vô tận nên phạm vi quyền lợi hay mức hưởng BHYT cũng cần được xác định. Theo đó, quỹ BHYTsẽ thanh toán cho những thuốc cần thiết và có hiệu quả nhất để điều trị cho người bệnh. Đây là những lý do và cơ sở dẫn đến phải lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc được quỹ BHYT thanh toán. Tại các nước đã thực hiện BHYT, kể cả các nước giàu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Pháp, Đức …, quỹ BHYT cũng quy định danh mục thuốc được quỹ BHYT thanh toán và cũng chỉ chi trả trong phạm vi nhất định.

Việc xây dựng danh mục thuốc làm cơ sở để BHYT thanh toán cũng được quy định tại Luật BHYT. Bộ Y tế có trách nhiệm xây dựng danh mục thuốc phù hợp với yêu cầu điều trị và mức đóng BHYT trong mỗi giai đoạn.

Danh mục thuốc được Quỹ BHYT thanh toán hiện nay gồm danh mục thuốc tân dược theo Thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày 11/7/2011 và danh mục thuốc y học cổ truyền theo Thông tư số 12/2010/TT-BYT ngày 29/4/2010, rất phong phú, đa dạng về chủng loại và số lượng. Căn cứ danh mục thuốc này, căn cứ vào mô hình bệnh tật, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại đơn vị và tổ chức mua sắm theo quy định để điều trị cho người bệnh có thẻ BHYT, đáp ứng với yêu cầu chuyên môn, phù hợp với tuyến điều trị, không để người bệnh tự mua. Hiện nay, Bộ Y tế đang rà soát, sửa đổi, bổ sung danh mục thuốc này nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu điều trị, phù hợp với sự phát triển của khoa học, bảo đảm khả năng chi trả của quỹ BHYT, giảm gánh nặng tài chính, tăng khả năng tiếp cận thuốc điều trị cho người bệnh.

50. Cử tri tỉnh Hậu Giang kiến nghị: Cử tri phản ánh, 70% đối tượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế hàng ngày phải đối mặt với tình trạng xuống cấp, quá tải ở các bệnh viện, nhất là các bệnh viện tuyến tỉnh và Trung ương. Bên cạnh đó, định mức chi phí khám chữa bệnh cho đối tượng khám, chữa bệnh y tế ở tuyến tỉnh rất thấp ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh (lâu hết bệnh), điều này cũng dẫn đến quá tải ở các bệnh viện. Kiến nghị Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội phối hợp điều chỉnh quy định lại giá trần khám chữa bệnh cho đối tượng bảo hiểm y tế theo hạng Bệnh viện, theo hướng nâng cao chất lượng và phù hợp hơn.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

Kiến nghị của cử tri đã được tiếp thu, và được sửa đổi, bổ sung trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế vừa được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy. Một số quy định đã được sửa đổi theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHYT, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn, như:

- Thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.

- Bỏ quy định cùng chi trả 5% đối với người nghèo, bảo trợ xã hội, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.

- Bỏ quy định cùng chi trả 20% đối với thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ; giảm mức cùng chi trả từ 20% xuống còn 5% với thân nhân khác của người có công và người thuộc hộ gia đình cận nghèo.

Bộ Y tế xin tiếp thu ý kiến cử tri và nghiên cứu sửa đổi các quy định về trần thanh toán tại từng tuyến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho phù hợp; cân đối mức đóng, mức hưởng BHYT phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội khi xây dựng Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn một số Điều của Luật.

51. Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị: Hiện tại, một số bệnh viện tuyến huyện đã được cấp phép cho triển khai áp dụng một số kỹ thuật cao trong khám chữa bệnh như Chụp CT-Scanner, khám chuyên khoa gan, chạy thận nhân tạo...Tuy nhiên, theo quy định của ngành bảo hiểm Việt Nam, thì bệnh viện tuyến huyện không được bảo hiểm chi trả cho các chi phí khám chữa bệnh kỹ thuật cao như đã nói trên. Điều này làm cho người dân không muốn khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện. Đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố xem xét quy định chi trả cho bệnh viện tuyến huyện đối với những kỹ thuật khám chữa bệnh đã được cấp phép để thu hút người dân đến khám chữa bệnh, nhằm góp phần giảm thiểu tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trên.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

Theo quy định tại Quyết định số 23/2005/QĐ-BYT ngày 30/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy định Phân tuyến kỹ thuật và Danh mục kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh và Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế đã có hướng dẫn cụ thể về: (1) Các tuyến chuyên môn kỹ thuật;(2) Xây dựng danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; (3) Thẩm quyền phê duyệt và Hồ sơ đề nghị phê duyệt Danh mục kỹ thuật.

Khoản 4 Điều 4 Thông tư số 43 quy định: “Khuyến khích cơ sở khám chữa bệnh phát triển năng lực chuyên môn kỹ thuật, thực hiện các kỹ thuật của tuyến trên” với mục đích khuyến khích các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phát triển dịch vụ kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu người bệnh, giảm quá tải tuyến trên phù hợp với điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và trình độ chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trên cơ sở Danh mục kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào các điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và trình độ chuyên môn để xây dựng Danh mục kỹ thuật thực hiện tại cơ sở mình, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Thông tư này xem xét, phê duyệt.

Thực tế trong thời gian qua, Bảo hiểm xã hội đã thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT cho nhiều trường hợp Bệnh viện tuyến dưới thực hiện các dịch vụ kỹ thuật của tuyến trên nhờ được chuyển giao kỹ thuật thông qua Đề án 1816, chỉ đạo tuyến,…Việc cơ quan bảo hiểm xã hội không thanh toán chi phí khám chữa bệnh đối với các dịch vụ y tế không thuộc tuyến huyện nhưng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép bệnh viện huyện thực hiện, là chưa đúng với quy định hiện hành. Đề nghị cử tri tỉnh Bình Phước giám sát quy trình thực hiện 2 Thông tư trên tại một số bệnh viện tuyến huyện như đã nêu và phản ánh với Ủy ban nhân dân tỉnh để giải quyết theo thẩm quyền.



52. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Đề nghị có chính sách hỗ trợ BHYT cho Đảng viên được nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng trở lên và cho vợ (chồng), con của bệnh binh, thương binh 3/4, 4/4.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

1. Về đề nghị có chính sách hỗ trợ BHYT cho Đảng viên được nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng trở lên:

Luật BHYT hiện hành đang quy định có 25 nhóm đối tượng và một số nhóm đối tượng đã được ngân sách Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ đóng BHYT. Đối tượng Đảng viên được nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng trở lênsẽ được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước nếu thuộc các đối tượng sau:

- Là đối tượng người nghèo, người dân tộc thiểu số; Người có công, cựu chiến binh; Người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước; Thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; Người tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam-pu-chia, giúp nước bạn Lào sau 30/4/1975 đã xuất ngũ phục viên… thì được cấp thẻ BHYT miễn phí từ nguồn Ngân sách nhà Nước bảo đảm.

- Là đối tượng hưu trí, hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng được cấp thẻ BHYT miễn phí từ nguồn quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm

- Là người thuộc hộ cận nghèo được ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng, nếu thuộc hộ gia đình cận nghèo mới thoát nghèo, hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế theo Quyết định 705/QĐ-TTg ngày 8/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

- Là người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng BHYT.

Như vậy về cơ bản đối tượng Đảng viên được nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng trở lên là các đối tượng chính sách xã hội thì đã được hưởng hỗ trợ đóng BHYT. Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp thì những Đảng viên được nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng trở lên là người lao động đang hưởng lương cần phải có trách nhiệm đóng BHYT theo quy định của pháp luật hiện hành nhằm chia sẻ với các đối tượng khó khăn khác.

2. Về đề nghị có chính sách hỗ trợ BHYT cho cho vợ (chồng), con của bệnh binh, thương binh 3/4, 4/4:

Theo Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/07/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì đối tượng vợ (chồng), con của bệnh binh, thương binh 3/4, 4/4 đều là thân nhân của người có công với cách mạng.

Theo quy định tại Điều 13, Luật Bảo hiểm y tế thì đối tượng thân nhân của người có công với cách mạng đóng bảo hiểm y tế bằng 4,5% mức lương tối thiểu và do ngân sách Nhà nước đóng.

Như vậy, các quy định về chế độ chính sách bảo hiểm y tế đối với vợ (chồng), con của bệnh binh, thương binh 3/4, 4/4 đã cơ bản đầy đủ. Bộ Y tế trân trọng đề nghị cử tri có ý kiến với các cơ quan có liên quan ở địa phương để được hướng dẫn, giải quyết cụ thể.

53. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Đề nghị xem xét lại các chính sách hưởng thụ (cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và danh mục thuốc) cho bệnh nhân khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế vì việc điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân có thẻ BHYT có dấu hiệu không theo phác đồ của bệnh án cần điều trị, mà lại phụ thuộc vào số kinh phí khoán đối với từng thẻ BHYT cho ngành y tế (hiện nay danh mục thuốc và các kỹ thuật hỗ trợ (chụp hình, x-quang, siêu âm....) phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh giới hạn nên người dân chưa được hưởng thụ.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

1. Mức hưởng và quyền lợi của người tham gia BHYT hiện nay được quy định cụ thể trong Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn và thực hiện trên nguyên tắc: Đóng theo thu nhập nhưng mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT. Nguyên tắc này đã bảo đảm sự chia sẻ rủi ro giữa các nhóm đối tượng. Số liệu Báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2012 cho thấy: Quỹ BHYT chi cho các nhóm đối tượng khác nhau, không phụ thuộc số kinh phí khoán đối với từng thẻ BHYT, ví dụ:

- Người lao động: Thu bình quân 1.471.000 đồng/năm, chi 450.182 đồng/năm

- Cán bộ hưu, Mất sức lao động: Thu bình quân 764.037 đồng/năm, chi 1.429.000 đồng/năm

- Đối tượng tự nguyện: Thu bình quân 488.103 đồng/năm, chi 1.050.000 đồng/năm

2. Về Khung giá viện phí do Liên Bộ ban hành chỉ tính 3 yếu tố chi phí trực tiếp là (i) Chi phí thuốc, vật tư sử dụng cho khám bệnh, ngày giường điều trị và dịch vụ kỹ thuật; (ii) Chi phí điện, nước, xử lý chất thải và (iii) Chi phí duy tu, bảo dưỡng, mua sắm thay thế các tài sản, công cụ, dụng cụ nhỏ theo định mức kinh tế kỹ thuật; chưa tính 4 yếu tố sau: (i) Tiền lương, phụ cấp, (ii) Sửa chữa lớn tài sản, (iii) Khấu hao nhà cửa và trang thiết bị lớn, (iv) Chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học. Nên thực chất mức tối đa của khung giá vẫn chỉ tính một phần chi phí trực tiếp mà bệnh viện đã sử dụng nhằm mục tiêu bảo đảm, nâng cao chất lượng dịch vụ, không gây phiền hà cho người bệnh vì không để người bệnh phải tự mua thuốc, vật tư đối với một số dịch vụ mà trước đây do giá dịch vụ thấp, người bệnh phải tự mua hoặc phải trả thêm do quỹ bảo hiểm y tế không thanh toán. Vì vậy, quyền lợi của người bệnh không bị ảnh hưởng dù cơ sở y tế đó áp dụng hình thức thanh toán nào.



Ý kiến của Cử tri cũng chính là một trong số các bất cập khi thực hiện phương thức thanh toán theo định suất là cơ sở y tế (nơi người bệnh đăng ký KCB ban đầu) không khuyến khích nhà cung cấp cải tiến và cung cấp dịch vụ với chất lượng cao. Điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh. Người bệnh không được sử dụng thuốc và những dịch vụ tốt nhất do việc sử dụng quỹ không đúng mục đích, không có hiệu quả. Hiện nay, Bộ Y tế và Bộ Tài chính đã xây dựng văn bản hướng dẫn nhằm khắc phục những hạn chế trên và đang thí điểm tại một số địa phương để bảo đảm quyền lợi của người bệnh cũng như khắc phục những vướng mắc nêu trên.

54. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị cho các bệnh viện được quyền chủ động bán BHYT tuỳ theo loại dịch vụ để người dân tự lựa chọn nơi mua BHYT, vì hiện nay các loại dịch vụ BHYT chưa đáp ứng được với nhu cầu của người bệnh.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Cử tri đề nghị cho các bệnh viện được quyền chủ động bán BHYT tùy theo loại dịch vụ để người dân tự lựa chọn nơi mua BHYT sẽ mất đi tính nhân văn, chia sẻ rủi ro của chính sách BHYT xã hội mà Đảng và Chính phủ đã định hướng. Vì vậy, việc thực hiện chính sách BHYT phải tuân thủ theo quy định của Luật BHYT và có sự kiểm soát, điều hành của Chính phủ.



Luật BHYT đã quy định phạm vi quyền lợi BHYT rất rộng: khám bệnh, chữa bệnh, khám thai định kỳ, sinh con, phục hồi chức năng… và cũng nêu rõ mức hưởng BHYT tùy thuộc vào mức độ bệnh tật và phạm vi quyền lợi của từng nhóm đối tượng. Theo quy định của Luật BHYT, tất cả các đối tượng đều có trách nhiệm tham gia BHYT để bảo đảm an toàn tài chính cho bản thân khi không may bị đau ốm và để chia sẻ cho cộng đồng, người khỏe chia sẻ với người ốm. Như vậy, sau khi thực hiện nghĩa vụ tham gia BHYT theo quy định của nhà nước, đối với các đối tượng có khả năng kinh tế hơn thì có thể tìm đến các hình thức bảo hiểm y tế thương mại khác.

55. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Theo quy định về nằm viện, hộ nghèo đóng 5% viện phí, hộ cận nghèo đóng 20% viện phí. Trong khi hộ nghèo và cận nghèo thu nhập khoảng cách không lớn, nếu có sự cố như điều trị bệnh cũng dễ bị rơi xuống hộ nghèo. Đề nghị ngành y tế nghiên cứu giảm viện phí cho hộ cận nghèo xuống thấp hơn nữa.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

Về mức hưởng BHYT của người thuộc hộ gia đình nghèo và cận nghèo, theo quy định tại Khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung Luật BHYT được Quốc hội thông qua ngày 13/6/2014, người thuộc hộ gia đình nghèo khi đi khám chữa bệnh được hưởng 100% chi phí phí khám chữa bệnh, người thuộc hộ gia đình cận nghèo khi đi khám chữa bệnh được hưởng 95% chi phí phí khám chữa bệnh.

Trong thực tiễn, một số đối tượng vẫn gặp phải khó khăn khi cùng chi trả một phần chi phí khi khám chữa bệnh ở các tuyến bệnh viện, người thuộc hộ cận nghèo có thể trở thành người nghèo chỉ sau một đợt điều trị nếu không có sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Đối với người thuộc hộ nghèongười dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng khó khăn, người thuộc diện bảo trợ xã hội, mặc dù được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh, song vẫn gặp phải khó khăn đi lại và ăn ở trong quá trình khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

Để khắc phục tình trạng này, Thủ tướng Chính phủ đã có các chính sách hỗ trợ như:

- Quyết định số14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg về khám chữa bệnh cho người nghèo, trong đó Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo sẽ hỗ trợ tiền ăn, tiền vận chuyển người bệnh từ nhà tới cơ sở y tế và từ cơ sở y tế về nhà, hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh BHYT cùng chi trả khi chi phí đồng chi trả từ 100.000 đồng trở lên cho người nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng khó khăn, người thuộc diện bảo trợ xã hội;

- Quyết định số 797/QĐ-TTg ngày 26/6/2012 về việc nâng mức hỗ trợ đóng BHYT của người thuộc gia đinh cận nghèo từ 50% lên 70% kể từ ngày 01/01/2012;

- Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 08/5/2013 về việc nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo, trong đó người thuộc hộ gia đình cận nghèo được hỗ trợ 100% mức đóng BHYT trong vòng 5 năm kể từ khi thoát nghèo. Trường hợp người thuộc hộ cận nghèo đã thoát nghèo trước ngày 01 tháng 01 năm 2013 nhưng thời gian thoát nghèo tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2013 chưa đủ 05 năm, thời gian còn lại được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế, thời gian hỗ trợ thấp nhất là 01 năm để người thuộc hộ gia đình cận nghèo thoát nghèo bền vững.

56. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Đề nghị tăng mức hỗ trợ việc mua thẻ BHYT cho hộ cận nghèo lên 90%, vì có như thế mới khuyến khích và tăng tỷ lệ đối tượng này tham gia BHYT.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

- Thực hiện Quyết định số 797/QĐ-TTg ngày 26/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ, bắt đầu từ năm 2012 mức hỗ trợ đóng BHYT của người thuộc gia đinh cận nghèo đã được nâng lên từ 50% lên 70% kể từ ngày 01/01/2012;

- Tiếp đó, ngày 08/5/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 705/QĐ-TTg về việc nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo, theo đó, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT cho một số đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia, gồm:

(1) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo mới thoát nghèo, thời gian hỗ trợ 05 năm sau khi thoát nghèo. Trường hợp người thuộc hộ cận nghèo đã thoát nghèo trước ngày 01 tháng 01 năm 2013 nhưng thời gian thoát nghèo tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2013 chưa đủ 05 năm, thời gian còn lại được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT, thời gian hỗ trợ thấp nhất là 01 năm.

(2) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ.

(3) Đối với các đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo còn lại được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT theo quy định tại Quyết định số 797/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Về nguồn kinh phí thực hiện: ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ 100% mệnh giá mua thẻ BHYT cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi; ngân sách Trung ương hỗ trợ 50% mệnh giá mua thẻ BHYT cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo đối với các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách Trung ương dưới 50%, các địa phương còn lại bố trí từ ngân sách địa phương.

Thực hiện 2 Quyết định trên trong thời gian qua, một số điạ phương đã thực hiện hỗ trợ 30%, 20% mức đóng còn lại góp phần tăng tỷ lệ hộ cận nghèo tham gia BHYT như Phú Thọ, Bắc Ninh, Quảng Nam, Lâm Đồng, Sóc Trăng….



Bên cạnh đó, Luật sửa đổi bổ sung Luật BHYT đã quy định khuyến khích tham gia BHYT theo hộ gia đình và có cơ chế giảm dần mức đóng từ thành viên thứ hai trở đi, người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Bộ Y tế đề nghị cử tri Hà Tĩnh quan tâm theo dõi, giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ mua thẻ BHYT cho hộ cận nghèo đồng thời tích cực tuyên truyền, vận động để các tổ chức, các nhà hảo tâm đóng góp mua thẻ BHYT cho những đối tượng này.

57. Cử tri các tỉnh Cao Bằng, Điện Biên, Hưng Yên, Nam Định, Tiền Giang kiến nghị: Đề nghị xem xét, điều chỉnh lại quy định về thủ tục chuyển viện trong trường hợp bệnh nhân đi xa nhà bị bệnh đột xuất hoặc tai nạn, khi nhập viện cấp cứu và điều trị thì bệnh viện đòi phải có giấy chuyển viện của nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu; nếu không thì phải đóng 50% viện phí, quy định như nêu trên là rất khó cho người bệnh; đề nghị ngành Bảo hiểm nên nghiên cứu làm gọn nhẹ thủ tục cho những người bệnh cấp cứu.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

Để đảm bảo quyền lợi của người bệnh trong trường hợp cấp cứu, tai nạn ngoài địa phương, Điều 28 Luật BHYT đã quy định: Trường hợp cấp cứu, người tham gia BHYT được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tờ quy định trước khi ra viện để được hưởng quyền lợi về BHYT. Luật và các văn bản hướng dẫn đều không quy định phải có giấy chuyến viện của nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.

Liên quan đến việc đóng 50% viện phí: Hiện nay người bệnh có thẻ BHYT khi điều trị nội trú tại các cơ sở khám chữa bệnh ngoài khoản chi phí cùng chi trả có thể sẽ phải thanh toán thêm các khoản chi phí cho các dịch vụ y tế, thuốc, vật tư y tế… ngoài danh mục được quỹ BHYT thanh toán mà người bệnh đã sử dụng theo yêu cầu. Do vậy, tùy từng đối tượng, tùy vào mức độ bệnh tật và nhu cầu của người bệnh mà cơ sở khám chữa bệnh đã quy định mức tạm thu trước khi nhập viện. Việc tổ chức và mức thu cao hay thấp hoặc có thể không tạm thu trước chi phí khám chữa bệnh là theo quy định định riêng của từng cơ sở khám chữa bệnh nhằm quản lý nguồn kinh phí của bệnh viện, tránh thất thu.

Để đơn giản hóa thủ tục liên quan đến chi trả viện phí, tránh tình trạng người bệnh phải nộp viện phó nhiều lần, ngày 22/4/2013, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1313/QĐ-BYT hướng dẫn quy trình khám chữa bệnh tại Khoa Khám bệnh của Bệnh viện, với mục đích:

- Thống nhất quy trình khám bệnh tại Khoa Khám bệnh của các bệnh viện; Người bệnh đến khám được tiếp cận thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng và dịch vụ kỹ thuật theo đúng yêu cầu chuyên môn.

- Hướng dẫn các bệnh viện thực hiện các giải pháp cải tiến quy trình và thủ tục trong khám bệnh, rút ngắn thời gian chờ không cần thiết, tránh gây phiền hà và tăng sự hài lòng của người bệnh, đặc biệt đối với người bệnh bảo hiểm y tế khi đến khám tại bệnh viện; đơn giản hóa thủ tục liên quan đến chi trả và đồng chi trả viện phí, tránh nộp viện phí nhiều lần

- Bảo đảm tính hợp lý và công bằng giữa người bệnh có bảo hiểm y tế và không có bảo hiểm y tế. Người bệnh biết rõ quy trình để cùng phối hợp với bệnh viện trong quá trình khám bệnh.

Bộ Y tế đề nghị cử tri quan tâm giám sát việc thực hiện Quyết định này tại các Khoa Khám bệnh của bệnh viện để đảm bảo quyền lợi, tránh phiền hà cho người bệnh, đồng thời phản ánh đến Ủy ban nhân dân các cấp nếu phát hiện những tiêu cực tại các cơ sở khám chữa bệnh của tỉnh.



58. Cử tri các tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Hải Dương, Tuyên Quang kiến nghị: Cử tri cho rằng, việc phân tuyến khám bằng thẻ bảo hiểm y tế là không phù hợp với tình hình thực tế do các loại bệnh ngày càng phức tạp, các cơ sở y tế tuyến dưới hầu như không điều trị được. Ngoài ra, mức đóng khác nhau nhưng quyền lợi hưởng như nhau là không công bằng, nên cũng cần cân nhắc, tính toán lại. Đa số cử tri kiến nghị, người có thẻ Bảo hiểm y tế khi đi khỏi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, nếu có bệnh cần được khám, điều trị bệnh tại bất cứ cơ sở y tế công mà không cần xin giấy giới thiệu và được hưởng chế độ thẻ Bảo hiếm y tế như tại nơi đăng ký khám và điều trị bệnh ban đầu; nên quy định người tham gia BHYT đều có quyền KCB ở bất cứ nơi đâu, khi bị ốm đau đột xuất mà không phải là nơi đăng ký KCB ban đầu, có như vậy người dân mới tham gia BHYT toàn dân.

Cử tri các tỉnh An Giang, Bình Định, Phú Yên và thành phố Cần Thơ kiến nghị: Cử tri cho rằng, sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế lần này nên có quy định thoáng để người tham gia BHYT có quyền được lựa chọn bệnh viện để khám, chữa bệnh; bỏ quy định về tuyến khám chữa bệnh và không nên bắt buộc người bệnh theo từng tuyến mới khám điều trị thì sẽ tạo thuận lợi và kịp thời cho người dân hơn trong việc điều trị bệnh.

Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Nhiều cử tri tiếp tục phản ánh, thủ tục chuyển bệnh nhân lên tuyến trên theo chế độ BHYT đang còn rườm rà, mất rất nhiều thời gian, tốn kém kinh phí của người bệnh. Đề nghị cần có những giải pháp khắc phục, điều chỉnh các quy định nhất là tránh phiền hà cho người dân và tránh những hậu quả do lỗi chậm trễ vì các quy định về thủ tục.

Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Cử tri kiến nghị sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế theo thủ tục khám chữa bệnh ở các tuyến, nhất là tuyến trên; các đối tượng chính sách trong việc cùng chi trả bảo hiểm y tế.


tải về 7.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   76   77   78   79   80   81   82   83   ...   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương