KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 7.28 Mb.
trang79/101
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích7.28 Mb.
#2002
1   ...   75   76   77   78   79   80   81   82   ...   101

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

1. Về đề nghị cấp thẻ BHYT cho đối tượng là người dân tộc Kinh (đi xây dựng vùng kinh tế mới trước đây) hiện đang sinh sống tại vùng đặc biệt khó khăn như người dân tộc thiểu số:

Tiếp thu ý kiến của cử tri từ các Kỳ họp trước, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 6 năm 2014 đã bổ sung đối tượng: “người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo” được cấp thẻ BHYT miễn phí do ngân sách Nhà nước đóng. Theo đó các đối tượng như cử tri đề nghị được cấp thẻ BHYT miễn phí do ngân sách Nhà nước đóng, đồng thời được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT trong phạm vi quyền lợi được hưởng BHYT kể cả chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

Ngoài ra, Luật quy định các đối tượng trên khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến, tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến tại tuyến huyện hoặc tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến có điều trị nội trú đối với tuyến tỉnh, tuyến Trung ương thì đều được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT trong phạm vi quyền lợi.

2. Về đề nghị có chế độ hỗ trợ, trước hết cấp thẻ BHYT cho những người tham gia kháng chiến trước kia đã nhận được Bằng khen của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng:

Theo quy định của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ngày 16 tháng 7 năm 2012, những người được Bằng khen của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng không thuộc đối tượng Người có công với cách mạng, do đó không có cơ sở để quy định việc hỗ trợ cho đối tượng như cử tri kiến nghị. Bộ Y tế đề nghị cử tri kiến nghị Bộ Lao động Thương binh và xã hội xem xét, sửa đổi bổ sung Pháp lệnh.

44. Cử tri các tỉnh An Giang, Bắc Ninh, Đồng Tháp, Nghệ An, Tây Ninh, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc kiến nghị: Cử tri kiến nghị về đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế như sau:

+ Đề nghị cấp thẻ BHYT đối với người có công được hưởng 100% bảo hiểm khi đi khám chữa bệnh (Vĩnh Phúc).

+ Đề nghị xem xét cấp BHYT cho thành viên trong gia đình người có công cách mạng, gia đình thương binh được hưởng BHYT như những hộ nghèo, cận nghèo, để tạo sự công bằng hơn (An Giang, Đồng Tháp).

+ Đề nghị cấp thẻ Bảo hiểm Y tế cho các đối tượng tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc sau 30/4/1975 (Tuyên Quang, Nghệ An).

+ Đề nghị xem xét và cấp thẻ BHYT miễn phí cho các thành viên Hội cựu chiến binh để có điều kiện hoạt động tốt hơn (Tây Ninh); đề nghị nâng mức hưởng BHYT cho cựu chiến binh lên 95% (Bắc Ninh).

Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Theo quyết định 290 của Chính phủ người có công khi khám bệnh BHYT phải đóng 20%, đề nghị đổi được hưởng 100% khi khám bệnh và đối tượng người có công theo quyết định 62 của Chính phủ hiện nay chỉ hưởng chế độ BHYT, đề nghị được hưởng chế độ như các đối tượng có công khác.

Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Cử tri đề nghị Nhà nước bỏ quy định cùng chi trả khám chữa bệnh đối với người nghèo và người có công với cách mạng.

Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Cử tri đề nghị sửa Luật bảo hiểm y tế: đề nghị quy định các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, thân nhân người có công với cách mạng và các đối tượng mắc một số bệnh hiểm nghèo, nan y, mạn tính được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

1. Về đề nghị cấp thẻ BHYT đối với người có công được hưởng 100% bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh:



Tiếp thu ý kiến của cử tri từ các kỳ họp trước, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 6 năm 2014 đã bổ sung quy định: Người có công được cấp thẻ BHYT miễn phí do ngân sách Nhà nước đóng, đồng thời được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT trong phạm vi quyền lợi được hưởng BHYT kể cả chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

2. Về đề nghị xem xét cấp BHYT cho thành viên trong gia đình người có công cách mạng, gia đình thương binh được hưởng BHYT như những hộ nghèo, cận nghèo:

Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, quy định đóng BHYT và mức hưởng BHYT của nhóm đối tượng nêu trên đã được sửa đổi bổ sung như hộ nghèo, cận nghèo và thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 như sau:

- Về mức đóng: Thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng được ngân sách Nhà nước đóng BHYT, mức đóng bằng 4,5% mức lương tối thiểu.

- Về mức hưởng:

+ Quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khi đi khám bệnh, chữa bệnh đúng quy định đối với Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ (điểm a Khoản 1 Điều 22).

+ Quỹ BHYT thanh toán 95% chi phí khi đi khám bệnh, chữa bệnh đúng quy định đối với đối tượng: Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng đã nêu trên (điểm d Khoản 1 Điều 22).

3. Về đề nghị cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho các đối tượng tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc sau 30/4/1975:

Người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước và tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc đã được cấp thẻ BHYT theo quy định tại các văn bản sau:

a) Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước và Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung, sửa đổi Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg;

b) Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương;

c) Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội, đã phục viên, xuất ngũ về địa phương và Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg;

d) Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

e) Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 05/01/2012 của liên Bộ Quốc phòng-Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cămpuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc, có hiệu lực từ ngày 01/3/2012.

f) Nghị định số 23/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cămpuchia, giúp bạn lào sau ngày 30/4/1975 có từ đủ 20 trở lên phục vụ trong quân đôi, công an đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc, có hiệu lực từ ngày 19/5/2012.

Như vậy, việc cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho các đối tượng tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã quy định rõ tại các văn bản trên, đề nghị cử tri quan tâm giám sát việc thực hiện cấp thẻ BHYT cho các đối tượng đã tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc sau ngày 30/4/1975.

4. Về đề nghị xem xét và cấp thẻ BHYT miễn phí cho các thành viên Hội cựu chiến binh:

Theo quy định của Luật BHYT, đối tượng là cựu chiến binhlà một trong số 25 đối tượng được cấp thẻ BHYT từ nguồn Ngân sách Nhà nước bảo đảm. Những đối tượng này được quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành (Pháp lệnh cựu chiến binh và Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng). Các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ đã được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

5. Về đề nghị nâng mức hưởng BHYT cho cựu chiến binh lên 95% (Bắc Ninh)

Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, mức hưởng của đối tượng Cựu chiến binh đã được điều chỉnh như sau: Bỏ quy định cùng chi trả và khi đi khám bệnh, chữa bệnh đúng quy định, quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh.

Bộ Y tế đề nghị cử tri tiếp tục quan tâm, giám sát việc thực hiện chính sách BHYT cho đối tượng chính sách.



45. Cử tri các tỉnh An Giang, Long An, Hậu Giang, Trà Vinh kiến nghị: Việc cấp thẻ bảo hiểm y tế còn chậm, đối tượng cấp thẻ bảo hiểm y tế từ nguồn ngân sách hỗ trợ còn trùng lặp nhiều. Kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần nâng cao trách nhiệm rà soát đối tượng để tránh thất thoát, lãng phí ngân sách Nhà nước. Đề nghị tăng cường phối hợp giữa ngành Bảo hiểm Xã hội và ngành Lao động, Thương binh và Xã hội trong kiểm tra, rà soát nhằm tránh trùng lặp đối tượng (Long An, Hậu Giang);

Đề nghị nghiên cứu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phần mềm in thẻ BHYT cho tất cả các đối tượng thuộc diện mua BHYT bắt buộc (Trà Vinh);

Đề nghị cấp thẻ BHYT qua điện tử để tránh tình trạng cấp thẻ trùng và dễ kiểm tra được từng người đi khám nhiều nơi trong một ngày nhằm tránh trùng lặp đối tượng, gây lãng phí ngân sách nhà nước.

Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Những người có các giấy tờ bị sai tên đệm, hoặc sai ngày, tháng, năm sinh, thì khi làm chế độ bảo hiểm y tế tại cơ sở khám chữa bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Đề nghị Ngành Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam có hướng giải quyết vấn đề này để tạo điều kiện cho người dân tham gia bảo hiểm y tế toàn dân được thuận lợi trong việc giải quyết chế độ.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

Hiện nay, cơ quan Bảo hiểm xã hội đang xây dựng và triển khai Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) giai đoạn 2012-2015; thống nhất sử dụng một số phần mềm nghiệp vụ liên quan đến thực hiện chính sách BHYT trong các đơn vị thuộc BHXH Việt Nam như phần mềm cấp và quản lý sổ, thẻ BHYT cho người lao động và đối tượng tham gia BHYT, phần mềm thống kê chi phí khám chữa bệnh BHYT. Tuy nhiên, các phần mềm trên mới chỉ đáp ứng được một phần các hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm y tế.

Bộ Y tế đang trình Chính phủ Đề án Triển khai ứng dụng Công nghệ thông tin trong ngành y tế, trong đó có các hoạt động như cấp thẻ BHYT điện tử, Bệnh án điện tử, triển khai ứng dụng chữ ký điện tử, mã hóa các bệnh, thuốc, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT. Theo đó, các vướng mắc về cấp trùng thẻ BHYT, hiện tượng một người đi khám nhiều nơi trong cùng một thời gian, hiện tượng gian lận, trục lợi quỹ BHYT sẽ được giám sát và từng bước được khắc phục.

Đồng thời, Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT hiện nay đã quy định rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, trách nhiệm của các Bộ, ngành trong việc thực hiện BHYT để từng bước giải quyết các vướng mắc cử tri đã nêu trên, cụ thể là:

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện BHYT của các đối tượng được giao quản lý.

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm tổ chức để đối tượng đóng BHYT theo hộ gia đình có thể mua BHYT thuận lợi tại đại lý BHYT. Rà soát, tổng hợp, xác nhận danh sách tham gia BHYT để tránh cấp trùng. Quy định mẫu thẻ và mẫu hồ sơ cấp thẻ BHYT sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Y tế.

- Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách tham gia BHYT theo hộ gia đình cho các đối tượng trên địa bàn; lập danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT cho trẻ em đồng thời với việc cấp giấy khai sinh.

46. Cử tri các tỉnh An Giang, Ninh Thuận, Trà Vinh kiến nghị: Nhiều ý kiến cử tri cho rằng, việc quy định một mức mua bảo hiểm y tế như hiện nay là chưa phù hợp. Ở các xã miền núi cơ sở vật chất, thuốc điều trị và trình độ y bác sỹ hạn chế hơn nhiều so với các cở sở khám, trị bệnh tại khu vực thành thị nhưng mức tiền mua bảo hiểm y tế lại như nhau.

Đề nghị có quy định cho người dân mua BHYT với nhiều định mức khác nhau, tùy theo điều kiện kinh tế của họ, giá mua BHYT nên theo thu nhập hoặc thu theo tháng để hộ gặp khó khăn được mua BHYT và các thành viên trong gia đình mua BHYT, đề nghị cần giảm theo phần trăm khi mua không đồng loạt. Để đảm bảo tính công bằng trong việc khám, điều trị bằng bảo hiểm y tế, cần nghiên cứu, quy định số tiền mua bảo hiểm y tế của các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa thấp hơn các phường, thị trấn.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

1. Phản ánh của cử tri về “một mức” đóng BHYT đồng loạt cho các đối tượng là không chính xác. Hiện nay, việc xây dựng mức đóng BHYT của các đối tượng khác nhau và được tính toán trên cơ sở phù hợp với khả năng đóng góp của người tham gia BHYT, nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế và khả năng cân đối quỹ BHYT.

Để cử tri hiểu rõ hơn, Bộ Y tế cung cấp một số thông tin về mức đóng BHYT của các đối tượng như sau:

Mức đóng BHYT theo quy định hiện hành tại Nghị định 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đã quy định cụ thể các mức đóng khác nhau (4,5% - 3%), căn cứ đóng khác nhau (tiền lương, tiền công; mức lương cơ bản), mức hỗ trợ đóng khác nhau (100%, 70%, 50%, 0%). Công thức tính mức đóng BHYT của một số đối tượng cụ thể như sau:

- Đối với người lao động và hưu trí: (4,5%) X (tiền công, tiền lương); người lao động đóng 1/3, người sử dụng lao động đóng 2/3, cán bộ hưu trí được quỹ BHXH đóng 100% mức tiền BHYT.

- Đối với học sinh, sinh viên: (3%) X (mức lương cơ bản) X (12 tháng), với mức lương cơ bản hiện hành 1.150.000đ thì số tiền phải đóng là 414.000 đ, trong đó học sinh, sinh viên chỉ phải đóng 70%, 30% còn lại được ngân sách Nhà nước hỗ trợ.

- Đối với các đối tượng khác: (4,5% X (mức lương cơ bản) X (12 tháng), với mức lương cơ bản hiện hành 1.150.000đ thì số tiền phải đóng là 621.000 đ. Trong đó các đối tượng bảo trợ xã hội, người có công, cựu chiến binh, thân nhân người có công, người nghèo, người dân tộc thiểu số tại các vùng đặc biệt khó khăn và trẻ em dưới 6 tuổi đã được Ngân sách Nhà nước hoặc Quỹ Bảo hiểm Xã hội hỗ trợ toàn bộ mức đóng, riêng đối với người cận nghèo thì phải đóng 30% mức đóng và được hỗ trợ 70% từ Ngân sách nhà nước. Những đối tượng còn lại, không thuộc đối tượng chính sách, không phải người nghèo, cận nghèo thì cũng được giảm mức đóng BHYT nếu toàn bộ thành viên hộ gia đình tham gia BHYT

2. Về ý kiến nên thu BHYT theo tháng

Điều 15 Luật BHYT và Điều 5 Nghị định 62/2009/NĐ-CP đã quy định rõ thời hạn đóng BHYT của từng đối tượng là hằng tháng, hằng 3 tháng - 6 tháng hay 1 năm.

Việc quy định thời hạn đóng tiền BHYT chính là một hình thức bảo vệ quyền lợi của người tham gia BHYT, giảm thời gian, kinh phí thực hiện thủ tục hành chính. Việc quy định đóng BHYT theo tháng chỉ phù hợp với người lao động làm công ăn lương, với đối tượng tự đóng BHYT sẽ khó thực hiện vì liên quan đến thời hạn cấp thẻ, giá trị sử dụng của thẻ, đó là chưa kể đến những bất cập trong việc quản lý, kiểm soát thu đóng BHYT.

47. Cử tri các tỉnh An Giang, Bến Tre, Hà Nam, Lâm Đồng, Tây Ninh, Sóc Trăng kiến nghị: Đề nghị xem xét giảm mức giá bán BHYT tự nguyện để phấn đấu mục tiêu BHYT toàn dân, vì mức như hiện nay là quá cao, mức tiền mua thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện hiện đang là 54% so với mức lương tối thiểu tương đương 621.000đ là cao so mặt bằng thu nhập từng vùng; còn nhiều hộ gặp khó khăn, người ngoài địa phương không được mua BHYT trong khi giá dịch vụ khám chữa bệnh so với mặt bằng thu nhập của người dân khu vực nông thôn, miền núi chưa phù hợp.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

Mức đóng bảo hiểm y tế được quy định cụ thể trong Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn, và được tính toán dựa vào khả năng đóng góp của các nhóm đối tượng, mức lương cơ sở, phạm vi quyền lợi và khả năng cân đối quỹ BHYT; các Bộ, ngành và các Đại biểu Quốc hội đã thảo luận rất kỹ trước khi quyết định vấn đề này. Ý kiến của cử tri về việc mức đóng 621.000đ bằng 54% của 1 tháng lương tối thiểu là không chính xác vì Luật BHYT hiện nay quy định: Đối tượng tự nguyện tham gia BHYT có mức đóng bằng 4,5% mức lương tối thiểu. Với mức lương tối thiểu hiện nay là 1.150.000 đồng thì mức đóng BHYT của cả năm là 621.000đ.

Theo số liệu tổng hợp của BHXH Việt Nam:

- Năm 2011, mức thu bình quân chung là 512.700 đồng và mức chi bình quân chung là 444.155 đồng, nhưng riêng đối tượng tự nguyện tham gia BHYT thì mức thu bình quân của năm 2011 là 185.000 đồng và mức chi bình quân là 1.092.082 đồng (thu 1 chi 5).

- Năm 2012 mức thu bình quân chung là 664.568 đồng và mức chi bình quân chung là 564.578 đồng, nhưng riêng đối tượng tự nguyện tham gia BHYT thì mức thu bình quân của năm 2012 là 488.103 đồng và mức chi bình quân là 1.505.184 đồng (thu 1 chi 3).

Vì vậy, mức đóng tự nguyện tham gia BHYT quy định như hiện nay là phù hợp, đảm bảo cân bằng tương đối mức đóng so với mức hưởng, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT và cân đối thu chi quỹ BHYT.



Ngày 29/02/2012, Liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-BYT-BTC về mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước. Việc triển khai thực hiện Thông tư này ít nhiều đã tác động đến việc cân đối Quỹ BHYT. Để giải quyết vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đề nghị Bộ Y tế, Bộ Tài chính trình Chính phủ phương án tăng tỷ lệ đóng BHYT từ 4,5% lên 6% để đảm bảo cân đối quỹ BHYT. Tuy nhiên, sau khi xem xét số liệu báo cáo quyết toán của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, quỹ bảo hiểm y tế năm 2010-2011 đã cân đối thu chi, bù đắp phần thiếu hụt năm 2009 là 3.083 tỷ đồng và số dư Quỹ BHYT lũy kế đến ngày 31/12/2011 là 7.227 tỷ đồng; đồng thời xét thấy trong điều kiện sản xuất kinh doanh hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, sức mua của thị trường giảm, nền kinh tế tuy có tăng trưởng nhưng tốc độ tăng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2011; Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5 /2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội thì việc đề nghị điều chỉnh mức đóng BHYT hiện nay là không khả thi.

Theo quy định của Luật BHYT hiện hành, tính đến thời điểm 01/01/2014 đã không còn đối tượng tham gia BHYT theo hình thức tự nguyện. Tất cả các đối tượng đều có trách nhiệm tham gia BHYT để bảo đảm an toàn tài chính cho bản thân khi không may bị đau ốm và để chia sẻ cho cộng đồng, người khỏe chia sẻ với người ốm. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, tạm thời vẫn giữ nguyên mức đóng BHYT như quy định hiện hành. Để được giảm mức đóng BHYT, đề nghị cử tri, các Đại biểu Quốc hội tập trung tuyên truyền lợi ích của việc tham gia BHYT theo hộ gia đình, khi 100% thành viên trong hộ gia đình tham gia BHYT, thì các đối tượng sẽ được giảm mức đóng: cụ thể: Người thứ nhất đóng bằng mức quy định; người thứ hai, thứ ba, thứ tưđóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

48. Cử tri tỉnh Trà Vinh và thành phố Cần Thơ kiến nghị: Cử tri kiến nghị nên mở rộng cho đối tượng tham gia mua BHYT, bỏ mức đồng chi trả 20% mà cần tăng mức thu lên để thực hiện được thuận lợi và quy định chế độ đặc thù cho người dân vùng sâu, vùng xa (Trà Vinh).

Nhiều cử tri kiến nghị, nên thống nhất quy định mức thu BHYT có nhu cầu cao và ngược lại, hạn chế dần tình trạng quá tải (Cần Thơ).

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

1. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đã được Quốc hội thông qua ngày 13/6/2013 đã quy định bắt buộc tham gia BHYT theo hộ gia đình. Đây là điểm mới mang tính đột phá mạnh mẽ, thúc đẩy việc mở rộng đối tương tham gia BHYT, thúc đẩy thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân theo tinh thần của Hiến pháp 2013 và Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị. Nhà nước sử dụng cơ chế hỗtrợ ngân sách trực tiếp cho một bộ phận người dân tham gia BHYT, cũng như cơ chế chính sách về giá dịch vụ y tế để thúc đẩy toàn dân tham gia BHYT. Để thực hiện mục tiêu này, Luật quy định BHYT bắt buộc cùng với quy định giảm mức đóng, Nhà nước hỗ trợ ngân sách hỗ trợ cho một số nhóm đối tượng tham gia BHYT sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình mở rộng đối tượng, thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân và đảm bảo an sinh xã hội.

Để tất cả người dân đều phải tham gia BHYT theo quy định của Luật, thì Luật BHYT sửa đổi đã chính sách khuyến khích người dân tham gia BHYT theo hộ gia đình với cơ chế giảm dần mức đóng từ thành viên thứ hai trở đi, người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

2. Về đề nghị bỏ đồng chi trả 20% và nâng mức thu BHYT:

Việc quy định mức cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh BHYT là cần thiết, có ý nghĩa đối với cả 3 bên trong mối quan hệ bảo hiểm y tế: hạn chế việc lạm dụng dịch vụ y tế, thuốc, vật tư y tế của nhà cung cấp dịch vụ, hạn chế việc vượt tuyến không cần thiết của người bệnh gây quá tải bệnh viện, phù hợp với khả năng chi trả của người bệnh và góp phần bảo đảm cân đối quỹ BHYT.



Việc quy định người bệnh có thẻ BHYT cùng chi trả phí khám chữa bệnh, một mặt là để giảm gánh nặng cho việc chi trả của quỹ BHYT trong khi mức thu còn chưa thật sự phù hợp so với mức chi (mức thu thấp hơn so với mức hưởng); mặt khác, thông qua việc cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh để người bệnh có thẻ BHYT cùng với cơ quan BHXH giám sát việc thực hiện thanh toán chi phí khám chữa bệnh, góp phần hạn chế tình trạng gian lận, trục lợi quỹ BHYT của sở khám bệnh, chữa bệnh.

Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người tham gia BHYT, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận dịch vụ y tế mà không lo cùng chi trả, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT cũng đã mở rộng phạm vi quyền lợi, mức hưởng đối với một số nhóm đối tượng cụ thể là:

- Bỏ quy định cùng chi trả 5% đối với người nghèo, bảo trợ xã hội, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Bỏ quy định cùng chi trả 20% đối với thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ; giảm mức cùng chi trả từ 20% xuống còn 5% với thân nhân khác của người có công và người thuộc hộ gia đình cận nghèo.

- Quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh đối với người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;

- Quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở. Quy định cụ thể mức hưởng BHYT đối với các trường hợp khám chữa bệnh không đúng tuyến và bổ sung quy định quỹ BHYT thanh toán trong các trường hợp tự tử, tự gây thương tích, tai nạn giao thông, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

3. Chính sách BHYT hiện nay đang thực hiện là BHYT xã hội- chính sách an sinh xã hội để chăm sóc sức khỏe cho người dân, không vì mục đích lợi nhuận, với tinh thần chia sẻ rủi ro trong cộng đồng. Vì vậy, mức đóng BHYT được xác định theo nguyên tắc theo mức quy định chung cho các đối tượng để bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT và quyền lợi hưởng thì theo tình hình bệnh tật của người tham gia BHYT; Theo quy định của Luật BHYT thì mức đóng đến tối đa là 6% tiền lương tháng hoặc tối đa 6% mức lương cơ sở, tuy nhiên căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội từng thời kỳ, Chính phủ sẽ quy định mức đóng BHYT; trong điều kiện kinh tế tại thời điểm này mức đóng BHYT mới chỉ là 4,5% tiền lương tháng hoặc 4,5% mức lương cơ sở để phù hợp với thu nhập người lao động và ổn định sản xuất tại các doanh nghiệp.

49. Cử tri tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ kiến nghị: Đề nghị Bộ Y tế có quy định các bệnh viện khi điều trị, khám chữa bệnh không hạn chế thuốc ngoài danh mục để thu hút toàn dân tham gia BHYT, đồng thời thường xuyên kiểm tra các thiết bị y tế trong điều trị bệnh đã hết thời hạn sử dụng nên thay mới để đảm bảo an toàn cho người bệnh.


tải về 7.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   75   76   77   78   79   80   81   82   ...   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương