KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 7.28 Mb.
trang82/101
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích7.28 Mb.
#2002
1   ...   78   79   80   81   82   83   84   85   ...   101

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29/02/2012 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính về ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước quy định: “Giá ngày giường điều trị tại Phần B Phụ lục này tính cho 01 người/01 ngày giường điều trị. Trường hợp phải nằm ghép 02 người/01 giường thì chỉ được thu tối đa 50%, trường hợp nằm ghép từ 03 người trở lên thì chỉ được thu tối đa 30% mức thu ngày giường điều trị nội trú đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”.

Khi triển khai thực hiện Thông tư liên tịch này, Bộ Y tế đã có Công văn số 2010/BYT - KHTC ngày 16/4/2012 hướng dẫn việc thanh toán tiền ngày giường bệnh. Trường hợp nằm ghép 02 người trên 01 giường thì người bệnh hoặc quỹ BHYT chỉ phải thanh toán tối đa 50% mức giá ngày giường bệnh. Nên không gây thất thoát cho quỹ BHYT và tốn kém cho người bệnh.

64. Cử tri các tỉnh Hậu Giang, Quảng Trị kiến nghị: Cử tri hoan nghênh chính sách khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi nhưng cho rằng việc tổ chức thực hiện thời gian qua chưa tốt và còn phiền hà về thủ tục. Theo chế độ bảo hiểm y tế, trẻ dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí, tuy nhiên trong nhiều trường hợp trẻ đăng ký bảo hiểm tại nơi sinh khi theo bố mẹ đi làm ăn xa thì các cơ sở chữa bệnh tại nơi công tác của bố mẹ trẻ chỉ miễn phí khám chữa bệnh trong trường hợp cấp cứu, các trường hợp khám chữa bệnh thông thường phải đóng phí. Cử tri kiến nghị Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể trong vấn đề này để đảm bảo quyền lợi khám, chữa bệnh của trẻ em.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

Theo quy định hiện hành, người tham gia BHYT có quyền đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương, một số trường hợp được đăng ký khám chữa bệnh tại tuyến tỉnh hoặc Trung ương thực hiện theo quy định tại Thông tư số 10/2009/TT-BYT ngày 14/8/2009 về đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT.

Riêng đối với trẻ em dưới 6 tuổi, ngoài những cơ sở y tế cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương, trẻ em dưới 6 tuổi còn được lựa chọn đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện đa khoa, bệnh viện nhi tỉnh, thành phố (khoản 5 Điều 7 Mục II – Thông tư 10/2009/TT-BYT ). Thủ tục khám chữa bệnh cũng được quy định rõ: “Trẻ em dưới 6 tuổi khi đi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT; trường hợp chưa có thẻ BHYT thì xuất trình giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở y tế và cha (hoặc mẹ) hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để thanh toán với Bảo hiểm xã hội và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này”. Trường hợp trẻ đăng ký bảo hiểm tại nơi sinh khi theo bố mẹ đi làm ăn xa thì cha/mẹ cháu cần mang Thẻ BHYT của cháu, Hộ Khẩu hoặc Giấy đăng ký tạm trú đến BHXH quận, huyện nơi cư trú đề nghị thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu cho các cháu theo quy định tại Điều 19 và Khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế.

Như vậy, nếu xét về góc độ chính sách, các văn bản đã quy định chi tiết và rất linh hoạt, tạo điều kiện để trẻ em dưới 6 tuổi được lựa chọn nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, được hưởng đầy đủ quyền lợi và tiếp cận được các dịch vụ y tế ngay từ y tế cơ sở.

Bộ Y tế xin tiếp thu có hướng dẫn cụ thể trong vấn đề này để đảm bảo quyền lợi khám, chữa bệnh của trẻ em đồng thời đề nghị Đại biểu Quốc hội các tỉnhHậu Giang, Quảng Trị cần tăng cường hoạt động giám sát tình hình thực hiện Luật BHXH tại địa phương, nhất là việc thực hiện chính sách cho Trẻ em dưới 6 tuổinhằm phát hiện vướng mắc do tổ chức thực hiện chính sách để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục.

65. Cử tri các tỉnh Long An, Tiền Giang kiến nghị: Đề nghị Bộ Y tế có chủ trương, giải pháp trong bố trí, sắp xếp cho ngành y tế khám, chữa bệnh vào các ngày thứ bảy và chủ nhật trong tuần để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên, công nhân và người lao động khám, điều trị bệnh và động viên cho các tầng lớp nhân dân tham gia BHYT tự nguyện. Vì hiện nay ở cơ sở y tế các cấp không giải quyết việc khám và điều trị bệnh có thẻ BHYT ngày thứ bảy, chủ nhật và không được giải quyết BHYT theo quy định.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

Căn cứ Bộ Luật lao động năm 1994, ngày 17/9/1999 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg về thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ. Tuy nhiên, do đặc thù công việc của ngành y tế liên quan trực tiếp đến tính mạng con người, Bộ Y tế đã ban hành quy chế thường trực ngoài giờ hành chính, ngày lễ, ngày nghỉ tại các bệnh viện đảm bảo liên tục 24 giờ để tiếp nhận người bệnh đến cấp cứu; theo dõi và xử lý kịp thời các diễn biến xấu, diễn biến bất thường đối với người bệnh được bàn giao và thuộc diện chăm sóc cấp I,...

Việc thực hiện chế độ khám, chữa bệnh thông thường vào các ngày lễ, ngày nghỉ sẽ liên quan đến các vấn đề: nhân lực, tổ chức thực hiện, chế độ đãi ngộ cho nhân viên y tế,...như vậy sẽ ảnh hưởng đến chế độ làm việc và nghỉ ngơi của người lao động, trái với quy định tại Bộ Luật Lao động.

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, trong đó có học sinh, sinh viên, công nhân và người lao động, Điều 8, Thông tư liên tịch 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 18/8/2009 về hướng dẫn thực hiện BHYT đã hướng dẫn: “Trường hợp cơ sở y tế do quá tải phải tổ chức khám bệnh, chữa bệnh ngoài giờ hành chính; khám chữa bệnh trong những ngày nghỉ, ngày lễ thì người có thẻ BHYT được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi BHYT được hưởng như quy định đối với khám bệnh, chữa bệnh trong ngày làm việc. Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện đối với các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh thống nhất chỉ đạo thực hiện đối với các cơ sở y tế thuộc địa phương cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị.”



66. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Đề nghị quy định cụ thể mức kết dư từ Quỹ bảo hiểm y tế, từ bao nhiêu trở lên thì trích lại cho địa phương để đầu tư hệ thống cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; nghiên cứu từng bước cổ phần hóa một số bệnh viện nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

Đến nay, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT đã được sửa đổi và đã quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng quỹ BHYT. Theo đó, Luật vẫn thống nhất nguyên tắc: Quỹ phải quản lý tập trung, thống nhất ở cấp quốc gia để tập trung nguồn lực, điều tiết chungtrong phạm vi cả nước, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu chia sẻ rủi ro giữa các đối tượng. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, do chưa có sự đồng đều về tỷ lệ tham gia BHYT và dịch vụ khám chữa bệnh giữa các tỉnh (có nơi đạt gần 100%, nhưng có tỉnh mới đạt 50 - 60% dân số tham gia BHYT, có tỉnh đầy đủ kỹ thuật y tế hiện đại nhưng có tỉnh còn thiếu nhiều trang thiết bị y tế), vì vậy đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số thu bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh lớn hơn số chi khám bệnh, chữa bệnh trong năm, sau khi được Bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định quyết toán thì phần kinh phí chưa sử dụng hết được phân bổ sử dụng theo lộ trình như sau:

a) Từ ngày Luật này có hiệu lực đến hết ngày 31/12/ 2020 thì 80% chuyển về quỹ dự phòng, 20% chuyển về địa phương để sử dụng theo thứ tự ưu tiên sau đây:

- Hỗ trợ quỹ khám bệnh, chữa bệnh cho người nghèo;

- Hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cho một số nhóm đối tượng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương;

- Mua trang thiết bị y tế phù hợp với năng lực, trình độ của cán bộ y tế; mua phương tiện vận chuyển người bệnh ở tuyến huyện.

Trong thời hạn 1 tháng, kể từ ngày Bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định quyết toán, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải chuyển 20% phần kinh phí chưa sử dụng hết về cho địa phương.Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định quyết toán, phần kinh phí chưa sử dụng hết được chuyển về quỹ dự phòng;

b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, phần kinh phí chưa sử dụng hết được hạch toán toàn bộ vào quỹ dự phòng để điều tiết chung.



67. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Đề nghị Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang được sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh ở địa phương. Vì hiện nay cán bộ, chiến sỹ nếu khám, chữa bệnh đúng tuyến phải về cơ sở y tế tại Quân khu II, điều kiện đi lại rất khó khăn, trong khi đó việc thanh toán chi phí KCB không kịp thời, nếu khám, điều trị tại cơ sở KCB địa phương phải tự thanh toán 100% chi phí.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân và Khoản 1 Điều 53 Luật Nghĩa vụ quân sự “quân nhân được chăm sóc sức khỏe, khi bị thương, ốm đau ở xa cơ sở quân y hoặc mắc những bệnh mà cơ sở quân y không có khả năng điều trị thì được khám, chữa bệnh tại cơ sở dân y, được Quân đội thanh toán viện phí”. Việc khám, chữa bệnh cho quân nhân do ngành Quân y tổ chức thực hiện, theo hệ thống từ quân y đơn vị cơ sở đến bệnh viện tuyến cuối toàn quân.Về cơ bản việc chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh hoàn toàn do ngân sách quốc phòng bảo đảm.

Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, quân nhân không thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc; như vậy, việc khám, chữa bệnh của quân nhân vẫn được thực hiện theo quy định của Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân. Tuy nhiên, ngày 13/6/2014, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, theo đó quân nhân là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, từ ngày 01/01/2015 Luật có hiệu lực thi hành việc đi khám, chữa bệnh của quân nhân đóng quân trên địa bàn các địa phương sẽ được thực hiện thuận lợi theo chế độ BHYT tại các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT quân y, dân y.

Xuất phát từ thực tiễn của công tác chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh của quân nhân, hiện nay Bộ Quốc phòng đang triển khai Đề án thí điểm chăm sóc sức khỏe đối với quân nhân tại ngũ theo hình thức BHYT để làm cơ sở cho xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT trong đó có quy định cụ thể về: Lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế, phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, quản lý, sử dụng phần kinh phí dành cho khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, giám định bảo hiểm y tế, thanh toán, quyết toán bảo hiểm y tế đối với các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang.



68. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: Đề nghị Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm Việt Nam xem xét điều chỉnh mức trần điều trị cho bệnh nhân có bảo hiểm y tế. Hiện nay cách tính hệ số và mức trần này căn cứ vào mức vượt trần năm trước trong điều trị để thực hiện, tuy nhiên nghịch lý là mức vượt trần này lại không được quyết toán. Do đó, về phương pháp xác định mức trần này là chưa hợp lý. Mặt khác, định mức này tính chung cho tất cả các khoa điều trị của bệnh viện; trong khi đó tính chất, phác đồ điều trị của bệnh nhân là khác nhau, liên quan đến giá vật tư y tế cũng như các phương tiện, thủ thuật, kỹ thuật trong điều trị, đề nghị xem xét điều chỉnh phù hợp.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 16 Thông tư số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của Liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật bảo hiểm y tế, “Từ năm 2010, tổng mức thanh toán cho cơ sở y tế (từ tuyến tỉnh trở lên) đối với trường hợp chuyển tuyến điều trị không vượt quá chi phí bình quân thực tế theo phạm vi quyền lợi được hưởng cho một đợt điều trị nội trú và một lượt khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú theo từng chuyên khoa của các trường hợp được chuyển đến năm trước nhân với số lượt khám bệnh, chữa bệnh trong năm và được điều chỉnh theo hệ số biến động chi phí khám bệnh, chữa bệnh hàng năm là 1,10. Trường hợp chi phí khám bệnh, chữa bệnh có biến động lớn do thay đổi chính sách viện phí, cơ cấu bệnh tật, áp dụng các dịch vụ kỹ thuật mới hoặc thay đổi chức năng, nhiệm vụ của cơ sở y tế, thì Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm báo cáo liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính để xem xét, điều chỉnh hệ số cho phù hợp.

Việc tổ chức thực hiện tính định mức chung cho tất cả các khoa điều trị của bệnh viện là chưa đúng với hướng dẫn của Thông tư. Đề nghị cử tri Sơn la giám sát việc thực hiện Thông tư 09 và phản ánh với Ủy ban nhân dân các cấp tại địa phương nếu việc thực hiện không đúng theo quy định.

69. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: Đề nghị Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm Việt Nam xem xét điều chỉnh quy trình duyệt thanh quyết toán hồ sơ bệnh án của bệnh nhân có Bảo hiểm y tế; đồng thời, với quy trình điều trị của cơ sở y tế, việc duyệt hồ sơ bệnh án sau khi điều trị xong sẽ rất khó khăn trong việc giải quyết các trường hợp vướng mắc, quy trình của bảo hiểm thực hiện sau khi hồ sơ bệnh án của bệnh nhân đã hoàn thành nên có trường hợp xuất toán, gây khó khăn đối với cơ sở y tế trong việc giải quyết phần kinh phí xuất toán này, nếu đồng thời thực hiện sẽ có sự thống nhất của cơ quan bảo hiểm và cơ sở y tế, tránh được trường hợp xuất toán sau khi hồ sơ bệnh án đã hoàn thành.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

Quy trình duyệt thanh quyết toán hồ sơ bệnh án của bệnh nhân có Bảo hiểm y tế theo quy định của Điều 32 của Luật BHYT 2008 hiện nay đã được sửa đổi, bổ sung trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội XIII, theo hướng quy định cụ thể về thời gian tạm ứng, thanh toán, quyết toán; trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan bảo hiểm xã hội trong việc phối hợp thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cơ sở khám chữa bệnh, cụ thể là:

1. Việc tạm ứng kinh phí của tổ chức bảo hiểm y tế cho cơ sở khám chữa bệnh BHYT:

a) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán quý trước của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức bảo hiểm y tế tạm ứng một lần bằng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo báo cáo quyết toán quý trước của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

b) Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lần đầu ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu, được tạm ứng 80% nguồn kinh phí được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thông báo đầu kỳ của tổ chức bảo hiểm y tế; trường hợp không có đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu, căn cứ số chi khám bệnh, chữa bệnh sau một tháng thực hiện hợp đồng, tổ chức bảo hiểm y tế dự kiến và tạm ứng 80% kinh phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong quý;

c) Trường hợp kinh phí tạm ứng cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh vượt quá số kinh phí được sử dụng trong quý, tổ chức bảo hiểm y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo với Bảo hiểm xã hội Việt Nam để bổ sung kinh phí.

2. Việc thanh toán, quyết toán giữa cơ sở khám chữa bệnh và tổ chức bảo hiểm y tế:

a) Trong thời hạn 15 ngày đầu mỗi tháng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm gửi bản tổng hợp đề nghị thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của tháng trước cho tổ chức bảo hiểm y tế; trong thời hạn 15 ngày đầu mỗi quý, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm gửi báo cáo quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của quý trước cho tổ chức bảo hiểm y tế;

b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán quý trước của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức bảo hiểm y tế có trách nhiệm thông báo kết quả giám định và số quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế bao gồm chi phí khám bệnh, chữa bệnh thực tế trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

c) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thông báo số quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, tổ chức bảo hiểm y tế phải hoàn thành việc thanh toán với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

d) Việc thẩm định quyết toán năm đối với quỹ bảo hiểm y tế và thanh toán số kinh phí chưa sử dụng hết (nếu có) đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải được thực hiện trước ngày 01 tháng 10 năm sau.

Bộ Y tế tiếp thu ý kiến của cử tri, trong thời gian tới căn cứ vào các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, Bộ Y tế sẽ phối hợp với các Bộ, Ngành và Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét điều chỉnh các quy trình về công tác giám định, về thanh quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh có thẻ BHYT và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.



70. Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: Đề nghị bổ sung vào điều 26 của Luật BHYT khi sửa đổi, bổ sung quy định: Đối với những trường hợp cư trú ở những khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thì được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu (Theo BHYT) tại cơ sở khám chữa bệnh gần nhất, nhằm tạo thuận lợi cho người dân trong việc hưởng thụ chính sách khám, chữa bệnh theo quy định của nhà nước.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

Ngày 14/8/2009, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2009/TT-BYT hướng dẫn đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT. Thông tư này hướng dẫn việc đăng ký khám chữa bệnh ban đầu và người bệnh có thẻ BHYT được chuyển tuyến khám chữa bệnh tùy theo mức độ bệnh tật, phù hợp với phạm vi chuyên môn và phân tuyến kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Điều 10 của Thông tư đã quy định cụ thể Sở Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trong việc:

a) Xác định các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu

b) Lập danh sách cơ sở đủ điều kiện tham gia khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu trên địa bàn tỉnh, thành phố làm cơ sở để Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu;

c) Quy định việc chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi tỉnh, thành phố;

d) Thống nhất và quy định việc chuyển tuyến đối với một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở địa bàn giáp ranh trong tỉnh và giữa các tỉnh bảo đảm phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật, khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thuận lợi cho người bệnh và phù hợp với việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh của Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố.

Như vậy, Sở Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh thống nhất trong việc tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn người tham gia BHYT đang sinh sống ở những khu vực giáp ranh giữa các tỉnh được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh gần nhất, nhằm tạo thuận lợi cho người dân trong việc hưởng thụ chính sách khám, chứa bệnh theo quy định của nhà nước.



71. Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Đề nghị Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nội Vụ bổ sung quy định tại Thông tư 08/TTLT-BYT-BNV nhằm tạo cơ sở cho địa phương bổ sung biên chế cho đối tượng cán bộ chuyên trách công tác Dân số KHHGĐ vì tại Thông tư nêu trên không quy định về biên chế chuyên trách Dân số KHHGĐ mặc dù tại Thông tư số 05/2008/TT-BYT đã có nêu “cán bộ chuyên trách dân số KHHGĐ xã là viên chức của Trạm y tế”.

Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị: Đề nghị điều chỉnh lại chỉ tiêu biên chế giao cho tuyến y tế cơ sở tại Thông tư số 08 của Bộ LĐ-TB và XH, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, ban hành ngày 20/4/1995 theo hướng tăng số biên chế cho y tế cơ sở để phù hợp với tình hình khám chữa bệnh hiện nay của nhân dân.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

Hiện nay Bộ Y tế đang dự thảo và hoàn thiện Thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25/4/2008 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Sở Y tế, Phòng Y tế và Nghị định thay thế Quyết định số 58/QĐ-TTg ngày 03/2/1994 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở. Đồng thời, thực hiện quy định về vị trí việc làm tại Nghị định số 41/2012/NĐ-CP và Thông tư số 14/2012/TT-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định, Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn cụ thể việc xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế, theo nội dung dự thảo sẽ hướng dẫn cơ cấu chức danh nghề nghiệp, số lượng vị trí việc làm của từng loại hình đơn vị sự nghiệp y tế công lập trong đó có Trạm Y tế xã.Trên cơ sở các văn bản này, các địa phương có thể tính số nhân lực y tế cần thiết để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được quy định.



72. Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Hiện nay, chính sách đối với đội ngũ y bác sỹ chưa hợp lý như: tiền lương, phụ cấp thâm niên ngành. Đối với đội ngũ y bác sỹ công tác tại các cơ sở y tế tuyến huyện không được hưởng chế độ thu hút; chế độ phụ cấp hàng tháng cho đội ngũ y tế thôn, bản hiện nay quá thấp. Cử tri kiến nghị cần quan tâm đối với cán bộ, công chức ngành y tế.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

Theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì chỉ có 01 bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, do đó tất cả viên chức có trình độ như nhau, đều xếp cùng vào một ngạch lương. Còn đặc thù của các ngành nghề, các chuyên khoa được thực hiện bằng các chế độ phụ cấp như: Phụ cấp độc hại, phụ cấp ưu đãi theo nghề...

Chế độ chính sách đối với cán bộ, viên chức ngành y tế là một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Do đó Bộ Y tế luôn chú trọng đến công tác nghiên cứu, đề xuất các chế độ chính sách của Ngành, cụ thể, công chức, viên chức ngành y tế đã được hưởng các chế độ phụ cấp sau:

1. Chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập với mức phụ cấp từ 20% đến 70% mức lương hiện hưởng (Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011)

2. Chế độ phụ cấp độc hại đối với công chức, viên chức ngành y tế (Công văn số 6608 ngày 22/8/2005)

3. Chế độ phụ cấp đối với cán bộ, viên chức làm công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung cao cấp của Đảng và Nhà nước, với mức phụ cấp đặc thù từ 1 đến 3 lần lương tối thiểu (Quyết định số 46/2009/QĐ-TTg).

4. Chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Nghị định 64/2009/NĐ-CP

5. Chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản với mức phụ cấp 0,5 và 0,3 mức lương tối thiểu (Quyết định 75/2009/QĐ-TTg)

6. Chế độ phụ cấp đặc thù của y tế (phụ cấp thường trực, phẫu thuật, chống dịch); chế độ phụ cấp trách nhiệm.

73. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Đề nghị Chính phủ, các Bộ, Ngành liên quan nâng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập, hiện nay mức phụ cấp theo Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 19/1/2012 là quá thấp.



tải về 7.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   78   79   80   81   82   83   84   85   ...   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương