KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 7.28 Mb.
trang84/101
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích7.28 Mb.
#2002
1   ...   80   81   82   83   84   85   86   87   ...   101

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

Thực hiện Luật an toàn thực phẩm, trong những năm qua, Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tích cực, đẩy mạnh việc xây dựng, trình ban hành và ban hành các văn bản hướng dẫn Luật. Việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, về cơ bản đã được thực hiện đúng thẩm quyền, tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (thành lập Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập với thành viên là đại diện các cơ quan có liên quan đến nội dung văn bản; đăng tải đầy đủ nội dung văn bản trên trang thông tin điện tử để lấy ý kiến rộng rãi; lấy ý kiến của SPS, TBT và các doanh nghiệp công khai minh bạch).

Tính đến 30/6/2014 đã ban hành được 2 Nghị định hướng dẫn Luật và 37 thông tư hướng dẫn. Hệ thống văn bản về ATTP cơ bản đã hoàn thiện để phục vụ cho công tác quản lý. Qua kết quả thực hiện công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho thấy, chất lượng công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lện đã được nâng lên đáng kể. Ngôn ngữ, kỹ thuật, soạn thảo văn bản cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, tình trạng chép lại nội dung của luật, pháp lệnh đã được khắc phục cơ bản. Nội dung của các văn bản bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật, góp phần từng bước nâng cao chất lượng của văn bản, khả năng phát hiện sai sót và phản ứng chính sách kịp thời hơn. Các phản ánh, kiến nghị của dư luận, báo chí, các tổ chức, cá nhân về nội dung của văn bản quy phạm pháp luật đã được cơ quan soạn thảo, ban hành văn bản nghiên cứu nghiêm túc và có biện pháp xử lý kịp thời, khắc phục tình trạng văn bản có nội dung không phù hợp với thực tế gây bức xúc dư luận.

Về phối hợp quản lý của các cơ quan chức năng, ngày 09/4/2014 liên bộ Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Công Thương đã thống nhất ban hành Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-CT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Thông tư liên tịch đã đưa ra nguyên tắc cơ bản và quan trọng trong việc phân công quản lý, đó là: một sản phẩm, một cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan quản lý nhà nước. Việc đưa ra nguyên tắc này sẽ giúp khắc phục tình trạng chồng chéo trong quản lý ATTP. Ngoài ra, việc đưa ra danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từng bộ đã tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong việc thực hiện, tuân thủ các quy định về pháp luật ATTP do từng bộ quản lý. Thông tư đã giải quyết được vấn đề chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra từ Trung ương đến địa phương. Trước đây, công tác thanh tra, kiểm tra ATTP còn có sự chồng chéo giữa các ngành hoặc giữa các đoàn của Trung ương và địa phương dẫn đến tình trạng 1 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm sẽ có thể có 2-3 cơ quan cùng tiến hành thanh tra, kiểm tra. Với quy định mới của Thông tư liên tịch này đã giúp xác định cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp trong thanh tra, kiểm tra ATTP; các nguyên tắc khi có sự trùng lặp trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra để tránh trường hợp trùng lắp khi tiến hành thực tế việc thanh tra, kiểm tra tại cơ sở. Thêm nữa, với nguyên tắc 1 cơ sở chỉ chịu sự quản lý của 1 cơ quan sẽ giúp các cơ quan chức năng chủ động hơn trong việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của mình.

Đối với công tác xử lý vi phạm, Bộ Y tế đã chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành khác liên quan xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Với Nghị định này, mức phạt đã tăng lên rất nhiều, tương xứng với từng hành vi và số lượng hàng hóa vi phạm (mức phạt cao nhất là 100 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm và 200 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm), thậm chí nếu mức phạt chưa đủ sức răn đe đối với hành vi vi phạm còn có thể phạt tới 7 lần giá trị hàng hóa vi phạm, rút giấy phép, công khai tên cơ sở vi phạm. Ngay sau khi Nghị định có hiệu lực (từ 31/12/2013), các địa phương đã nhanh chóng triển khai và áp dụng các hình thức xử lý vi phạm mới này. Trong 5 tháng đầu năm 2014, theo số liệu báo cáo chưa đầy đủ của các Sở Y tế, các ngành chức năng đã xử phạt 15.188 cơ sở vi phạm quy định về ATTP, trong đó cảnh cáo 9.525 cơ sở; phạt tiền 5.663 cơ sở với tổng số tiền phạt là 11.541.187.500 đồng.

83. Cử tri các tỉnh/thành phố Bình Định, Quảng Ngãi, Hà Nội, Hồ Chí Minh kiến nghị: Công tác y tế dự phòng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phòng bệnh, giảm thiếu bệnh tật cho nhân dân. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, đã xảy ra liên tiếp nhiều vụ tai biến sau tiêm phòng vắcxin phòng bệnh cho trẻ em ở một số địa phương gây hoang mang, tâm lý bất an cho phụ huynh. Đề nghị, Bộ Y tế phối hợp với Bộ ngành chức năng làm rõ nguyên nhân, công bố rộng rãi về kết quả điều tra, xử lý nghiêm các vi phạm đế trấn an dư luận xã hội và tạo niềm tin cho nhân dân khi thực hiện tiêm phòng bệnh.

Cử tri phản ánh: Trong thời gian vừa qua, nhiều bệnh, dịch diễn ra liên quan đến công tác y tế dự phòng, như: tai biến trong tiêm ngừa vắcxin cho trẻ em; dịch bệnh sởi ở trẻ nhỏ; bệnh tay chân miệng; bệnh viêm da dày sừng, sốt xuất huyết... diễn ra thường xuyên và có nhiều biến chứng. Cử tri cho rằng, đây là những bệnh có thể phòng ngừa được nếu như làm tốt công tác y tế dự phòng, chủ động các nguồn lực phòng bệnh. Khi xảy ra dịch, bệnh, năng lực công tác phản ứng, xử lý bệnh còn chậm, gây thiệt hại về tính mạng nhân dân và giảm khả năng kiểm soát dịch, bệnh lan rộng. Cử tri đề nghị Bộ Y tế cần phải khẩn trương tổ chức kiểm tra và tăng cường hơn nữa công tác y tế dự phòng để phòng ngừa bệnh tật và đảm bảo sức khỏe cho nhân dân.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

1. Vấn đề tai biến sau tiêm phòng vắc xin phòng bệnh:

- Thuốc và vắc-xin khi sử dụng đều có phản ứng bất lợi không mong muốn. Vắc-xin có chứa kháng nguyên, khi tiêm có thể xảy ra các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng từ nhẹ đến nặng và có thể gây tử vong đối với cá nhân có cơ địa mẫn cảm. Các phản ứng sau tiêm nhẹ có thể là một phần của đáp ứng miễn dịch bình thường, các trường hợp phản ứng nặng rất hiếm gặp. Nguyên nhân của phản ứng sau tiêm chủng có thể do:

+ Do bản chất của vắc xin: Phản ứng xảy ra do các đặc tính cố hữu của vắc xin, bao gồm các phản ứng nhẹ như phản ứng tại chỗ (đau, sưng hoặc đỏ), sốt, và những triệu chứng toàn thân có thể là một phần của đáp ứng miễn dịch bình thường.

+ Do sai sót trong thực hành tiêm chủng: Phản ứng gây ra do sai sót trong quá trình thực hành tiêm chủng (do chuẩn bị, pha hồi chỉnh, do kỹ thuật tiêm, bảo quản và sử dụng vắc xin không đúng).

+ Do trùng hợp ngẫu nhiên: Phản ứng xảy ra sau khi tiêm chủng nhưng nguyên nhân không phải do vắc xin mà do trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý sẵn có của người được tiêm như: tim bẩm sinh, nhiễm khuẩn, sặc sữa…., đặc biệt là hội chứng đột tử ở trẻ dưới 1 tuổi.

Tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 1 tuổi là 15,8%, tương đương với mỗi ngày có khoảng 80 trẻ dưới 1 tuổi tử vong, trong đó có khoảng 30 trẻ sơ sinh, do các nguyên nhân khác nhau như viêm phổi, tim mạch...

+ Phản ứng do lo sợ khi bị tiêm.

+ Không rõ nguyên nhân: Không xác định được nguyên nhân.

- Bộ Y tế luôn đặt vấn đề tiêm chủng an toàn là ưu tiên hàng đầu khi thực hiện tiêm chủng. Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo các địa phương và các đơn vị trên cả nước tiến hành kiểm tra, rà soát và chấn chỉnh các hoạt động tiêm chủng thực hiện theo đúng quy định của Bộ Y tế. Đồng thời Bộ Y tế có Công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh/TP đề nghị tăng cường chỉ đạo công tác tăng cường an toàn tiêm chủng trên địa bàn. Trên cơ sở đó, cán bộ y tế hướng dẫn, tư vấn đầy đủ, cặn kẽ cho các bà mẹ và gia đình về cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng.

- Ngày 21/8/2013, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3029/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch tăng cường an toàn tiêm chủng, đồng thời tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh/TP để triển khai kế hoạch này. Trong hơn 4 tháng triển khai, trên toàn quốc đã có tổng số 13.368 điểm tiêm chủng cố định đã được kiểm tra, đánh giá (đạt 98,4%). Trong đó có 12.920/13.368 điểm được đánh giá đủ điều kiện tiêm chủng chiếm 96,6%, ngoài ra ngành y tế còn triển khai các hoạt động khác như đảm bảo chất lượng vắc xin, truyền thông, tập huấn cho cán bộ...

- Bộ Y tế đã tiến hành rà soát lại tất cả các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và lập kế hoạch xây dựng, hoàn thiện tăng cường an toàn tiêm chủng tập trung cho việc cung cấp trang thiết bị, đào tạo tập huấn cán bộ để nâng cao chất lượng công tác tiêm chủng. Hiện tại, Bộ Y tế đã hoàn chỉnh và ban hành các văn bản quy định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bao gồm Thông tư số 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 về hướng dẫn quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng, Quyết định số 1730/QĐ-BYT ngày 16/5/2014 về hướng dẫn bảo quản vắc xin, Quyết định số 1731/QĐ-BYT ngày 16/5/2014 về hướng dẫn về tổ chức buổi tiêm chủng, Quyết định số 1830/QĐ-BYT ngày 26/5/2014 về hướng dẫn giám sát, điều tra, phân tích, đánh giá nguyên nhân phản ứng sau tiêm chủng và Quyết định số 2535/QĐ-BYT ngày 10/7/2014 về hướng dẫn theo dõi, chăm sóc, xử trí phản ứng sau tiêm chủng, trong đó có các quy định chi tiết các điều kiện đảm bảo an toàn tiêm chủng trong quá trình sử dụng vắc xin như: khám sàng lọc, tư vấn cho gia đình về tác dụng lợi ích của việc sử dụng vắc xin, cách hướng dẫn chăm sóc sau tiêm chủng, quy định về thực hành tiêm chủng của cán bộ y tế, giám sát xử trí phản ứng sau tiêm chủng đối với các tuyến…

Sau mỗi một trường hợp tai biến liên quan đến tiêm chủng, Bộ Y tế đều thành lập Hội đồng chuyên môn xem xét, điều tra, xác định nguyên nhân tai biến và đều công bố công khai kết quả điều tra. Trường hợp nguyên nhân do sai sót của công tác tiêm chủng, việc xử lý được thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành. Trách nhiệm xử lý được quy định trong Điều 99, 112, 113, 114 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Điều 12 và Điều 90 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2003, Điều 6Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.

2. Về các dịch bệnh:

Các tác nhân gây bệnh luôn có những biến đổi phức tạp, đồng thời với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội toàn cầu, sự giao lưu đi lại và sự biến đổi khí hậu, trong những năm vừa qua tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến hết sức phức tạp, nhiều bệnh dịch nguy hiểm và mới nổi xuất hiện như SARS, cúm A(H5N1), cúm A(H1N1), cúm A(H7N9), MERS-CoV, một số bệnh đã được khống chế đã gia tăng trở lại ở nhiều quốc gia trong khu vực như bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, bại liệt. So với cùng kỳ năm 2013, bệnh tay chân miệng ở Trung Quốc tăng 39,9%, Ma Cao tăng 47,8% và Singapore tăng 10,2%; bệnh sốt xuất huyết ở Úc tăng 5,4%, Malaysia tăng 288,7%; bệnh bại liệt bùng phát ở 10 quốc gia khu vực Nam Á, Trung Đông và Châu Phi, trong đó cao nhất tại Pakistan ảnh hưởng nghiêm trọng đến thành quả thanh toán bệnh này của các quốc gia trong khu vực; riêng bệnh sởi năm 2014 đã ghi nhận ở 171/194 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó tại Trung Quốc có 70.444 trường hợp mắc, Philippines 36.493 trường hợp.

Trong bối cảnh chung của các nước trong khu vực, nhiều dịch bệnh cũng đã xâm nhập và lưu hành ở nước ta. Mặc dù công tác phòng chống dịch bệnh ở nước ta trong những năm qua đã đạt được những kết quả quan trọng, hầu hết những bệnh truyền nhiễm lưu hành ở nước ta đều có số mắc, số tử vong giảm đáng kể, đặc biệt là các bệnh có vắc xin phòng bệnh, khống chế nhanh hoặc không để xâm nhập vào Việt Nam các bệnh mới nổi được bạn bè quốc tế đánh giá cao, chúng ta vẫn phải đối mặt với các bệnh dịch lưu hành như bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi; trong đó bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh, so với cùng kỳ năm 2013, bệnh tay chân miệng đã giảm 13,9%, bệnh sốt xuất huyết giảm 40,8%. Đối với bệnh sởi là bệnh có vắc xin phòng bệnh song lây truyền rất mạnh và nước ta chưa phải là nước đã loại trừ bệnh này. Thêm vào đó mặc dù tỷ lệ tiêm vắc xin phòng sởi luôn đạt trên 90% song vẫn còn tỷ lệ khoảng 10% chưa được tiêm vắc xin và khoảng 5% số trẻ đã được tiêm vắc xin nhưng không đáp ứng sinh miễn dịch, như vậy trong cộng đồng mỗi năm có khoảng 15% số trẻ không có miễn dịch với sởi, tích lũy sau một số năm có thể bùng phát tạo thành các ổ dịch. Trong năm 2014 bệnh sởi mặc dù ghi nhận ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước nhưng đến nay dịch đã được khống chế và giảm rõ rệt.

Công tác phòng bệnh phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia của người dân trong việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh như vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, tiêm vắc xin phòng bệnh; bên cạnh đó chúng ta cũng không thể không tính đến những yếu tố khách quan khác như điều kiện vệ sinh môi trường còn nhiều bất cập, điều kiện kinh tế - xã hội, sự biến đổi khí hậu và điều kiện khí hậu nhiệt đới, gió mùa làm cho nước ta cũng có những bệnh dịch đặc thù. Việc phòng chống dịch bệnh luôn được Nhà nước ta quan tâm và Bộ Y tế cũng coi đây là nhiệm vụ hàng đầu cùng với với khám, chữa bệnh cho người dân. Trong quá trình triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, Bộ Y tế cũng thường xuyên tự đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm làm tốt hơn nhiệm vụ của mình trong thời gian tới và củng cố lòng tin của người dân đến công tác y tế của nước nhà. Trong đó Bộ Y tế cũng nhận thấy có những điểm hạn chế cần được nhanh chóng khắc phục: thứ nhất là công tác truyền thông phòng bệnh chưa thực sự quyết liệt, chưa hiệu quả, chưa vận động, thuyết phục được tất cả các bà mẹ đưa con đi tiêm phòng, do đó tỷ lệ tiêm chủng tăng chậm, nên dịch đã xảy ra; thứ 2 cũng do chưa truyền thông mạnh mẽ về nguy cơ lây chéo trong bệnh viện và việc phân tuyến về điều trị cho các cơ sở y tế tuyến dưới nên rất nhiều người đã đưa trẻ khám chữa bệnh, tập trung quá tải ở Bệnh viện Nhi Trung ương ảnh hưởng lớn đến chất lượng điều trị, chăm sóc.

Trước thực trạng đó, Bộ Y tế đã rút kinh nghiệm và triển khai quyết liệt các biện pháp khắc phục những hạn chế nêu trên:

a) Về công tác truyền thông

- Bộ Y tế cũng thẳng thắn nhìn nhận các tồn tại của ngành cần khắc phục, rút kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh vai trò của công tác truyền thông, đây là nhân tố có vai trò quan trọng đóng góp phần lớn vào việc nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi của người dân trong việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Vì vậy trong thời gian tới, công tác truyền thông cần đi trước một bước, cần vận động, thuyết phục người dân thay đổi hành vi trong phòng bệnh, cũng như trong xử lý khi bị bệnh.

- Bộ Y tế thường xuyên cung cấp thông tin sớm cho các cơ quan truyền thông, thông tấn, báo chí để định hướng thông tin trong phòng chống dịch bệnh; hàng tuần tổ chức các buổi gặp mặt báo chí, cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và phối hợp với các cơ quan báo chí chuyển tải những biện pháp phòng bệnh tới người dân.

- Để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, Bộ Y tế cũng mong nhận được sự ủng hộ của các Bộ, ngành, địa phương, các Tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và sự tham gia tích cực của người dân trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh.

b) Chủ động triển khai các biện pháp giảm mắc

- Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành y tế tập trung vào việc tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước để phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức khoanh vùng, xử lý ổ dịch để phòng, chống dịch lan rộng trong cộng đồng; thường xuyên cập nhật các hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật trong phòng, chống dịch bệnh; thực hiện các nghiên cứu khoa học về đặc điểm dịch tễ, dịch tễ học phân tử để có các giải pháp đáp ứng kịp thời công tác phòng chống dịch bệnh.

- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phòng chống dịch bệnh, thường xuyên phát động chiến dịch vệ sinh môi trường diệt lăng quăng, bọ gậy 1 tuần/lần kết hợp với phun hóa chất trên diện rộng tại các tỉnh có nguy cơ cao nhằm khống chế nhanh các ổ dịch sốt xuất huyết; tổ chức các chiến dịch rửa tay xà phòng phòng chống bệnh tay chân miệng và các bệnh dịch đường tiêu hóa; tổ chức các chiến dịch tiêm vét, tiêm bổ sung vắc xin sởi, vận động người dân đi tiêm vắc xin phòng bệnh thường xuyên trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng cũng như tiêm chủng dịch vụ nhằm chủ động giảm các nguy cơ mắc bệnh tại cộng đồng. Hiện nay, Bộ Y tế đang chuẩn bị tích cực để triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Sởi và Rubella cho toàn bộ 23 triệu trẻ em từ 1 đến 14 tuổi vào Quý III, Quý IV năm 2014.

- Việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch cần phải được triển khai một cách chủ động, ngay từ đầu năm, vào trước các mùa dịch, không để dịch bệnh bùng phát.

c) Quản lý, điều hành, tăng cường kiểm tra, giám sát của chính quyền các cấp

- Đẩy mạnh vai trò quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các cấp về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm; thường xuyên kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện công tác phòng, chống dịch tại các địa phương thông qua việc liên tục tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát tại các địa phương có số mắc cao, nơi có sự giao lưu lớn, khu vực vùng sâu, vùng xa, trong đó xác định rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân nói chung và quản lý, điều hành các hoạt động phòng chống dịch bệnh tại các địa phương nói riêng; việc kiểm tra phải trực tiếp đến với người dân để đánh giá sự hành động, chuyển tải các văn bản đến với thực tế. Trong quá trình kiểm tra, giám sát, những địa phương nào làm tốt, làm chưa tốt, Bộ Y tế cũng sẽ tổng hợp và báo cáo Chính phủ để có những hình thức khích lệ, xử lý kịp thời.

- Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị trong ngành y tế từ trung ương đến địa phương cần phải chủ động hơn nữa trong việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân các cấp triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các địa phương, huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội trong việc vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh một cách hiệu quả.

- Cùng với các biện pháp chính nêu trên, Bộ Y tế cũng thường xuyên rà soát các hoạt động trong phòng bệnh, chữa bệnh, hậu cần, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, thực hiện y đức và chế độ chính sách đối với người bệnh cũng như cán bộ y tế nhằm chủ động đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc chăm sóc người dân, sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh, thu hút các cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, có tâm sáng, yêu thương người bệnh nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, củng cố lòng tin của người dân đối với ngành y tế.

3. Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân

- Trong năm 2011 và 2012 đã ghi nhận 216 trường hợp mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại tỉnh Quảng Ngãi với 13 trường hợp tử vong. Năm 2013 ghi nhận 18 trường hợp bệnh tại 2 huyện Sơn Hà và Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi và không có trường hợp nào tử vong.

- Trong năm 2014, tính đến nay tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi chỉ ghi nhận 03 trường hợp mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại 3 xã: Ba Điền, Ba Tơ và Ba Nam, trong đó có 1 trường hợp tái mắc bệnh và 01 trường hợp tử vong.

- Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại tỉnh Quảng Ngãi đã được các cơ quan chuyên môn Bộ Y tế xác định nguyên nhân là do nhiễm độc tố vi nấm bởi ăn gạo mốc trên cơ địa người bị thiếu vi chất dinh dưỡng. Nếu người dân thu hoạch, cất giữ và sử dụng lương thực không đảm bảo chất lượng để cho nấm mốc phát triển thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh trong cộng đồng. Để khống chế hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân, biện pháp can thiệp chính là sử dụng thóc, gạo không bị nấm mốc kết hợp với hỗ trợ tăng cường dinh dưỡng và vệ sinh môi trường. Về lâu dài cần phải tuyên truyền, hướng dẫn người dân thu hoạch, cất giữ, bảo quản và sử dụng lương thực, đặc biệt là gạo bảo đảm chất lượng không để nấm mốc có điều kiện phát triển.

- Bộ Y tế đang tích cực phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi, các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Y tế và các Bộ, ngành để chỉ đạo triển khai các biện pháp can thiệp. Các giải pháp can thiệp chính đã và đang triển khai bao gồm:

+ Hướng dẫn, hỗ trợ người dân vùng mắc bệnh trong việc thu hoạch, bảo quản thóc gạo, đặc biệt lưu ý phơi khô thóc trước khi cất giữ và không ăn gạo mốc để phòng tránh nhiễm vi nấm mốc; hỗ trợ các dụng cụ phơi và bảo quản thóc gạo. Ngày 12/6/2014, UBND tỉnh đã có văn bản đề xuất Chính phủ xem xét tiếp tục cấp gạo hỗ trợ cho người dân vùng mắc bệnh.

+ Bảo đảm vệ sinh môi trường và cung cấp nước sạch cho người dân sử dụng trong ăn uống và sinh hoạt. Phối hợp và huy động cộng đồng tham gia vệ sinh môi trường, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

+ Tuyên truyền, hướng dẫn người dân ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Tiếp tục hỗ trợ vitamin, viên vi chất cho người dân vùng mắc bệnh.

+ Tăng cường giám sát dịch tễ, phát hiện sớm và quản lý các trường hợp bệnh và người có nguy cơ mắc bệnh tại cộng đồng để có biện pháp xử trí kịp thời. Trong năm 2014, Bộ Y tế đã tổ chức 4 đoàn công tác về giám sát, hỗ trợ hoạt động can thiệp tại cộng đồng, cử cán bộ về phối hợp với địa phương trong các hoạt động khám sàng lọc, chẩn đoán, điều trị bệnh.

84. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: (1) Cử tri có ý kiến: Đề nghị Bộ Y tế phối hợp các Bộ, ngành chức năng, tham mưu Chính phủ đề nghị ban hành quy định liên quan đến việc thụ tinh nhân tạo cho người nước ngoài tại Việt Nam. Bởi, hiện nay, Việt Nam cũng là điểm đến của nhiều người nước ngoài để thực hiện các dịch vụ y tế, nhất là các quốc gia Lào, Campuchia và nhu cầu này hoàn toàn hợp lý, chính đáng. Tuy nhiên, Thông tư 12/2012/TT-BYT không quy định nội dung này.

(2) Đề nghị sớm ban hành các quy định chi tiết để hướng dẫn thi hành Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác nhằm tạo điều kiện để người dân thực hiện đúng các quy định có liên quan được thuận lợi. Vì Luật này được QH khóa XI thông qua ngày 29/11/2006, nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện được vì thiếu các văn bản cần thiết để hướng dẫn thi hành Luật.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

1. Về Thông tư 12/2012/TT-BYT:

Thông tư số 12/2012/TT-BYT ngày 05/7/2012 ban hành những quy định về quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm.Đây là văn bản có tính chất hoàn toàn kỹ thuật.Liên quan đến việc thụ tinh nhân tạo cho người nước ngoài tại Việt Nam, hiện nay đang có các văn bản sau để điều chỉnh: (1) Nghị định 12/2012/NĐ-CP ngày 12/02/2013 của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học (sinh con theo phương pháp khoa học và việc sinh cong được thực hiện bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm), và (2) Thông tư 07/2003/TT-BYT ngày 28/5/2003 của Bộ Y tế hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/2003/NĐ-CP của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học.

Điều 5 Nghị định 12/2012/NĐ-CP quy định:

1. Người nước ngoài được áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nếu được cơ sở y tế Việt Nam khám và xác định vô sinh, xác định tinh trùng của người chồng, noãn của người vợ bảo đảm chất lượng để thụ thai.

2. Không thực hiện việc cho, nhận noãn; cho, nhận tinh trùng; cho, nhận phôi đối với người nước ngoài.

Điều 4 Thông tư số 07/2003/TT-BYT quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có nghiêm cấm thực hiện việc cho- nhận noãn; cho-nhận tinh trùng, cho-nhận phôi đối với người nước ngoài, trừ trường hợp người vợ là người gốc Việt Nam.

Như vậy, các cặp vợ chồng người nước ngoài nếu đủ điều kiện, được thực hiện kỹ thuật hỗ trợ siinh sản tại Việt Nam theo quy định tại các văn bản trên.

2. Về thực hiện Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác:

Sau khi Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được ban hành, với chức năng, nhiệm vụ của mình, Bộ Y tế đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2008/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động của ngân hàng mô và Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người quy định các nội dung: loại hình tổ chức hoạt động của ngân hàng mô và tổ chức, hoạt động của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người. Bên cạnh đố, Bộ Y tế đã ban hành 07 Quyết định và 02 Thông tư hướng dẫn thực hiện một số quy định trong Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Như vậy, đến nay, các văn bản hướng dẫn thi hàng Luật đã được ban hành đầy đủ. Thực tế, các hoạt động liên quan đến lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác hiện đang được thực hiện theo các quy định của Luật này.



85. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Đề nghị sửa đổi lại quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 9, Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định phải có Kết luận đối tượng bị vô sinh của bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc bệnh viện chuyên khoa Phụ sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc bệnh viện hạng 1 trở lên. Vì đối với những trường hợp vô sinh nay đã quá tuổi 55 đối với nữ, 60 tuổi đối với nam, cơ sở y tế không kết luận do hết tuổi sinh sản nên không đủ cơ sở để Sở Y tế cấp giấy chứng nhận.


tải về 7.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   80   81   82   83   84   85   86   87   ...   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương