KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 7.28 Mb.
trang86/101
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích7.28 Mb.
#2002
1   ...   82   83   84   85   86   87   88   89   ...   101

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

Bộ Y tế hoàn toàn ủng hộ theo hướng nên xem xét, giải quyết chế độ cho tất cả những người đã từng tham gia kháng chiến chống Mỹ ở các vùng bị ảnh hưởng chất độc hóa học/dioxin như ý kiến đề nghị của các cử tri đã nêu. Nhưng để giải quyết được nội dung này, cần phải được sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền: Quốc hội, Chính phủ. Bộ Y tế sẽ tích cực tham gia thực hiện khi được các cấp có thểm quyền phê duyệt.



89. Cử tri các tỉnh Bắc Giang, Bình Định, Hà Tĩnh, Lạng Sơn kiến nghị: Đề nghị thực hiện đúng quy định về công tác giám định sức khỏe cho các đối tượng được hưởng; quan tâm công tác giám định đối với người nhiễm chất độc dioxin và con đẻ của đối tượng này. Đề nghị khẩn trương ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn khám, giám định đối với người hoạt động kháng chiến có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học/dioxin.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

Để triển khai Nghị định số 31/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Bộ Y tế đã thành lập Hội đồng chuyên môn, bao gồm các nhà khoa học, các nhà quản lý và các nhà Xã hội học để rà soát lại Danh mục bệnh tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Hội đồng đã xem xét, tham khảo các tài liệu khoa học của các nước trên thế giới, trong đó có cả tài liệu của Hoa Kỳ đề cập đến vấn đề ảnh hưởng của chất độc hóa học/dioxin đến sức khỏe con người.Hội đồng đã họp nhiều phiên. Theo các nhà khoa học của Việt Nam, hiện nay chúng ta chưa có đủ cơ sở khoa học để khẳng định chắc chắn bệnh, tật nào do chất độc hóa học gây ra để xác nhận người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị bệnh do nhiễm chất độc hóa học.

Trên cơ sở đó, Bộ Y tế đã cùng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, rà soát lại và ban hành Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin tại Điều 2 của Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 11 năm 2013 về Hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ.

Ngày 04 tháng 5 năm 2012, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1488/QĐ-BYT về việc phê duyệt Tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin, đồng thời Bộ Y tế đã có nhiều văn bản gửi cho Giám đốc Sở Y tế và Giám đốc các Bệnh viện để đôn đốc, nhắc nhở, chấn chỉnh nhằm tăng cường quản lý khám, xác nhận bệnh, tật liên quan tới phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin được ban hành kèm theo Thông tư số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH nêu trên, trong các văn bản này đã quy định rõ:

- Trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hàng ngày, bác sỹ điều trị cần khám lâm sàng cẩn thận, chỉ định làm các xét nghiệm phù hợp theo đúng quy chế chuyên môn, chẩn đoán đúng bệnh, tật, đặc biệt lưu ý những bệnh, tật, dị dạng, dị tật nằm trong danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế trước đây, nay được quy định tại Thông tư số 41/2013/TTLT- BYT-BLĐTBXH nêu trên.Những ca bệnh còn nghi ngờ, hoặc khó chẩn đoán cần tổ chức hội chẩn để xác định từng bệnh, từng trường hợp cụ thể và bác sỹ chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả chẩn đoán bệnh, tật của mình.

- Yêu cầu Thủ trưởng Đơn vị hoặc cấp phó ký tên, đóng dấu của Đơn vị vào Giấy ra viện, hoặc Giấy trích sao bệnh án cho những bệnh nhân được chẩn đoán bị mắc bệnh, tật, dị dạng, dị tật có tên trong danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật ban hành kèm theo Quyết định số 09 (không ủy quyền cho cấp dưới) và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cấp Giấy ra viện, hoặc Giấy trích sao bệnh án của Đơn vị mình.

90. Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Cử tri kiến nghị về việc Pháp lệnh Người có công đã được sửa đổi hơn 01 năm mà chế độ bảo hiểm y tế của những đối tượng như: Chất độc màu da cam, người chăm sóc thương bệnh binh chưa được hưởng.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

Ngày 16/7/2012, y ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13sửa đi, b sung một s điu của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng s 26/2005/PL-UBTVQH11 đã được sửa đi, b sung theo Pháp lệnh sửa đi, b sung một s điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 35/2007/PL-UBTVQH11.

Điều 4 Pháp lệnh này quy định: Người có công với cách mạng và thân nhân được Nhà nước, xã hội quan tâm chăm sóc, giúp đỡ và tuỳ từng đối tượng được hưởng các chế độ ưu đãi sau đây: Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần; Bảo hiểm y tế….

Theo đó, các Điều 15, 21, 25, 26 của Pháp lệnh quy định các đối tượng được Nhà nước mua bảo hiểm y tế: (1) Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng, (2) Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; (3) Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; (4) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

Điều 34 Pháp lệnh quy định trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc: Hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ, thẩm quyền xác nhận; kiểm tra, thanh tra việc chấp hành chính sách đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ. Hướng dẫn việc chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần; điều dưỡng, mua bảo hiểm y tế, trang cấp dụng cụ chỉnh hình; chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công.

Như vậy các văn bản quy phạm pháp luật đã quy định rõ chính sách ưu đãi của Đảng và nhà nước đối với người có công đóng góp với cách mạngđã quy định rõ thủ tục, hồ sơ, thẩm quyền xác nhận, trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách, vì vậy đề nghị cử tri giám sát việc triển khai thực hiện Pháp lệnh tại địa phương.



91. Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Đề nghị xem xét cho tất cả các đối tượng là người tàn tật được miễn phí hoàn toàn khi điều trị, khám chữa bệnh.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

1. Việc thực hiện chính sách BHYT đối với đối tượng người tàn tật, khuyết tật, người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng hiện nay đang thực hiện theo quy định tại các văn bản sau:

- Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT, Thông tư số 09/2009/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện BHYT

- Luật người khuyết tật 2012, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 quy định chi tiếtvà hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật; Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ hướng dẫn về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội

Theo đó, các đối tượng là “Người tàn tật nặng” không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo, hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ khuyết tật, người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng được hưởng quyền lợi về BHYT như sau:

- Được cấp thẻ BHYT miễn phí do ngân sách nhà nước đóng.

- Được Quỹ BHYT thanh toán 95% chi phí khám chữa bệnh BHYT.

2. Ngày 13/6/2014, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 và đã sửa đổi bổ sung quyền lợi liên quan đến đối tượng như cử tri đề nghị như sau:



- Được cấp thẻ BHYT miễn phí do ngân sách nhà nước đóng.

- Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB BHYT trong phạm vi quyền lợi được hưởng BHYT kể cả chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

92. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: Đnghị có chính sách khám, chữa bệnh định kỳ 6 tháng hoặc 01 năm cho người cao tuổi, để thể hiện trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc phụng dưỡng, chăm sóc người cao tuổi.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 35/2011/TT-BYT ngày 15/10/2014 về Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong đó tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 3 của Thông tư quy định:

- Tổ chức khám sức khỏe để lập hồ sơ theo dõi sức khỏe cho người cao tuổi. Khuyến khích tổ chức mạng lưới bác sỹ gia đình và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người cao tuổi. 

- Khám sức khỏe định kỳ người cao tuổi được thực hiện ít nhất một lần một năm (01 lần/năm).

Điều 4 của Thông tư 35 cũng quy định rõ trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại cộng đồng, trong đó có nội dung khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi, thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã, Trạm y tế xã./.




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1. Cử tri tỉnh Tiền Giang, Sóc Trăng và thành phố Đà Nẵng kiến nghị: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo thận trọng hơn nữa trong xây dựng và triển khai Đề án Chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, nhất là chú trọng đến việc khắc phục triệt để các bất cập trong chương trình, sách giáo khoa hiện hành, theo hướng giảm tải cho học sinh các cấp, tăng cường giáo dục thực hành và kỹ năng sống cho học sinh, hình thành chương trình khung từng cấp học và liên cấp sao cho đảm bảo tính liên thông hợp lý giữa từng lớp học và từng cấp học trước khi xây dựng chương trình và biên soạn nội dung sách giáo khoa cho từng khối lớp; sử dụng nguồn vốn thực hiện Đề án đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.

Trả lời: Tại công văn số 4500/BGDĐT-VP ngày 21/8/2014

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, tháng 7/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Hội nghị đã đánh giá ưu điểm, hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành so với yêu cầu của Nghị quyết 40, bất cập so với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế, bất cập; rút ra những bài học kinh nghiệm về xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa. Đồng thời đề xuất yêu cầu và nội dung đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015.

Yêu cầu mới của nội dung chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015 phải đảm bảo chuẩn hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế; đảm bảo tính hoàn chỉnh, linh hoạt, liên thông thống nhất trong và giữa các cấp học; tích hợp và phân hoá hợp lý, có hiệu quả. Đảm bảo kế thừa những thành tựu của Việt Nam và vận dụng hợp lý kinh nghiệm quốc tế về phát triển chương trình;

Chương trình mới sẽ chủ yếu là kế thừa, có phát triển chương trình hiện hành ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở nhưng thiết kế mới, thay đổi căn bản chương trình cấp trung học phổ thông; sẽ ít thay đổi về nội dung và hình thức dạy học nhưng sẽ tăng cường và thay đổi căn bản nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục mang tính trải nghiệm sáng tạo. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi và trình độ nhận thức của học sinh; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.



2. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Việc chuẩn bị Đề án xây dựng, triển khai chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 và công tác quản lý nhà nước về biên soạn, in ấn, xuất bản sách giáo khoa phổ thông thời gian qua nhiều sai sót (kiến thức lịch sử bị sai lệch trong vở luyện từ câu lớp 3, tập 2; bản đồ Việt Nam không quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa..). Đề nghị xem xét, xử lý trách nhiệm của các nhân, tập thể liên quan, trả lời cử tri.

Trả lời: Tại công văn số 4501/BGDĐT-VP ngày 21/8/2014

1. Việc chuẩn bị Đề án chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015

Quán triệt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và các nghị quyết Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Hội nghị lần 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Triển khai Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động tổ chức nghiên cứu, xây dựng Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.

Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đang trong quá trình dự thảo và từng bước được hoàn thiện. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang tiếp tục tổ chức xin ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân thông qua các hình thức: Gửi văn bản trực tiếp xin ý kiến, tổ chức hội thảo, hội nghị tham vấn… Ngày 14/4/2014 vừa qua, tại phiên họp thứ 27 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã báo cáo Tờ trình về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông để xem xét, cho ý kiến hoàn thiện trước khi trình Quốc hội ban hành nghị quyết về chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Thực hiện Kết luận của Chủ tịch Quốc hội tại phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết số 75/2014/QH13 về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang khẩn trương bổ sung, hoàn thiện Đề án Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII sắp tới.

2. Công tác quản lý nhà nước về biên soạn, in ấn, xuất bản sách giáo khoa

Theo Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm tổ chức biên soạn, thẩm định và ban hành chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông để sử dụng thống nhất trong toàn quốc.

Việc xuất bản, in ấn và phát hành sách giáo khoa được kiểm soát hết sức chặt chẽ theo một quy trình nghiêm ngặt: Tập huấn tác giả, xây dựng đề cương viết sách, biên soạn và biên tập; thẩm định sách giáo khoa thí điểm và tổ chức thí điểm tại trường phổ thông; tổ chức sửa chữa sách giáo khoa thí điểm và hoàn thiện bản thảo mẫu sách giáo khoa đại trà trình Hội đồng thẩm định Quốc gia, tổ chức in thử sách giáo khoa và lấy ý kiến góp ý rộng rãi và chỉnh sửa hoàn thiện bản thảo mẫu đưa in. Sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt kí ban hành theo luật định.

Trong quá trình sử dụng, Bộ Giáo dục và Đào tạo có tổ chức nhiều đợt đánh giá chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Qua đánh giá, về cơ bản sách giáo khoa đã đảm bảo được chất lượng cả về nội dung và hình thức sách. Trong đó, kiến thức lịch sử, bản đồ Việt Nam được thể hiện phù hợp với nội dung, yêu cầu của chương trình và có đầy đủ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Sau các lần rà soát, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đính chính nội dung sách giáo khoa và điều chỉnh nội dung dạy học bằng văn bản chỉ đạo30. Bộ sách giáo khoa này được sử dụng ổn định trong trường học nhiều năm qua.

Bên cạnh sách giáo khoa, trên thị trường sách có các sách tham khảo được xuất bản phục vụ học sinh và giáo viên trong dạy và học ở trường phổ thông. Các sách tham khảo này được biên soạn dựa vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm quản lý việc sử dụng các loại sách trong nhà trường.

Thực tế hiện nay, có nhiều nhà xuất bản tham gia vào xuất bản sách tham khảo và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền Thông (hiện có gần 40 nhà xuất bản đang thực hiện việc này). Một số tên sách nêu trên (Vở luyện từ và câu lớp 3, tập 2…) là những sách tham khảo và là sách của một nhà xuất bản không thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lí.

Để quản lí sử dụng sách trong các trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 2372/BGDĐT-GDTrH ngày 11/4/2013 gửi các sở giáo dục và đào tạo hướng dẫn chi tiết việc sử dụng sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, tài liệu giáo dục địa phương và các sách tham khảo khác. Trong đó nhấn mạnh vai trò trách nhiệm của các cơ quan quản lí giáo dục các cấp trong việc hướng dẫn, thanh kiểm tra việc sử dụng sách; trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm về danh mục sách tham khảo lưu hành trong đơn vị.

Ngày 07/7/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT quy định về quản lí và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Theo đó, các xuất bản phẩm tham khảo là những xuất bản phẩm được xuất bản và phát hành hợp pháp bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng âm thanh, bằng hình ảnh và được thể hiện dưới các hình thức: sách in, sách chữ nổi, tranh, ảnh, bản đồ, bản ghi âm, ghi hình có nội dung được biên soạn phù hợp với mục tiêu giáo dục; chương trình giáo dục mầm non; chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, nhằm ôn tập, củng cố, bổ trợ, nâng cao kiến thức; rèn luyện kĩ năng và phát triển nhân cách cho học sinh, học viên và giáo viên. Giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục tại các cơ sở giáo dục có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về danh mục xuất bản phẩm tham khảo mà cơ sở giáo dục đã lựa chọn cho học sinh, học viên và cha mẹ học sinh, học viên. Giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục các cấp không được lạm dụng vị trí công tác của mình để thực hiện hoặc tham gia thực hiện việc ép buộc, vận động học sinh, học viên hoặc cha mẹ học sinh, học viên mua xuất bản phẩm tham khảo dưới bất kì hình thức nào. Thông tư này có hiệu lực từ 20/8/2014.



3. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục nghiên cứu và có những phương án cụ thể, khả thi khi đưa ra các đề án, chương trình đổi mới ngành giáo dục, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, tránh gây lãng phí nguồn ngân sách nhà nước và nhân lực.

Trả lời: Tại công văn số 4569/BGDĐT-VP ngày 25/8/2014

Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và các nghị quyết Trung ương, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 44/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT về Kế hoạch hành động của Ngành giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ, trong đó xác định rõ những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Ngành giáo dục để triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW. Kế hoạch hành động của Ngành giáo dục đã xác định những nhiệm vụ ưu tiên, xây dựng và thực hiện các đề án, dự án với tiến độ triển khai cụ thể để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiến hành từng bước một cách thận trọng theo đúng quy trình luật định nhằm tiết kiệm tối đa nguồn lực và đạt hiệu quả cao nhất dựa trên cơ sở tham vấn ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, giới chuyên môn trong nước và quốc tế; thường xuyên có các hình thức trao đổi, đăng tải thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để thu thập ý kiến đóng góp rộng rãi của nhân dân, trình xin ý kiến các cơ quan chuyên môn của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan. Đặc biệt, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính nhằm xây dựng được phương án tốt nhất vừa đảm bảo cung cấp đủ các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện Kế hoạch hành động vừa đáp ứng được yêu cầu về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, bên cạnh nguồn chi thường xuyên, chi chương trình mục tiêu quốc gia cho giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tích cực vận động, thu hút các nguồn vốn khác như nguồn xã hội hóa, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ và đối tác phát triển quốc tế, v.v. để thực hiện tốt các chương trình, đề án, các nhiệm vụ ưu tiên của ngành triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng 8 khóa XI.



4. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Việc in sách giáo khoa cho học sinh như hiện nay là lãng phí và gây thiệt hại cho người dân. Đề nghị nghiên cứu in sách giáo khoa và sách bài tập cho học sinh riêng, khi học sinh làm bài tập thì làm ra vở của mình để sách còn sử dụng được cho năm sau đỡ lãng phí và thiệt hại cho dân.

Trả lời: Tại công văn số 4357/BGDĐT-VP ngày 15/8/2014

Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức nhiều đợt đánh giá chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Tuy nhiên, sau các lần rà soát, Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức in lại sách giáo khoa mà chỉ đính chính nội dung sách giáo khoa và điều chỉnh nội dung dạy học bằng văn bản chỉ đạo31. Bộ sách giáo khoa hiện hành được hoàn thiện, xuất bản hàng năm vẫn giữ ổn định về nội dung, hình thức và giá bán. Tất cả các sách giáo khoa của các năm trước đều có thể sử dụng để giảng dạy và học tập cho những năm sau. Việc in tái bản sách giáo khoa của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam chỉ nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu mua sách mới của học sinh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quán triệt và chỉ đạo Tổng chủ biên, Chủ biên và tác giả các bộ sách giáo khoa thuộc các môn học, khi biên soạn sách giáo khoa, thiết kế nội dung sách giáo khoa sao cho khi làm bài tập, học sinh không trực tiếp viết vào sách giáo khoa mà viết vào vở bài tập. Tinh thần này đã được các tác giả sách giáo khoa thực hiện. Xin được nêu 2 ví dụ.

Ví dụ 1: Trong lời nói đầu của sách giáo khoa Sinh học 8 có lưu ý: “Với những bài có bảng cần điền tiếp, các em nên kẻ sẵn bảng đó vào vở ghi bài hoặc vở bài tập Sinh học 8, không điền trực tiếp vào sách giáo khoa”.

Ví dụ 2: Trang 25, sách giáo khoa Hóa học 8, bài tập 1 có yêu cầu: “Hãy chép các câu sau đây vào vở bài tập với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp:

Chất được phân chia thành hai loại lớn là …………………. và ………………… Đơn chất được tạo nên từ một ……………….., còn ……………….. được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở nên”.

Tuy nhiên, còn một số giáo viên do chưa có hướng dẫn và yêu cầu cụ thể học sinh khi làm bài tập nên vẫn để các em viết hoặc điền trực tiếp vào sách.

Bên cạnh sách giáo khoa, hiện còn có các sách bài tập riêng cho học sinh, các sách này được biên soạn bám sát chương trình và sách giáo khoa.

Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích học sinh và phụ huynh sử dụng sách giáo khoa nhiều năm thông qua việc xây dựng tủ sách dùng chung trong các thư viện trường học, thu mua sách giáo khoa cũ để dùng lại …

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục chỉ đạo cán bộ quản lí các cơ sở giáo dục, nhất là giáo viên cần hướng dẫn kĩ học sinh chỉ nên làm bài vào vở mà không ghi trực tiếp vào sách giáo khoa để có thể sử dụng được những năm sau.

5. Cử tri An Giang kiến nghị: Về cải cách giáo dục, cử tri đề nghị cần cải cách ngay tư tưởng, cách nghĩ, cách làm của các nhà quản lý giáo dục và phương pháp giảng dạy của giáo viên mới mang lại hiệu quả thiết thực, chứ không phải vấn đề là ở cải cách sách giáo khoa, gây tốn kém ngân sách nhà nước.



tải về 7.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   82   83   84   85   86   87   88   89   ...   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương