KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 7.28 Mb.
trang77/101
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích7.28 Mb.
#2002
1   ...   73   74   75   76   77   78   79   80   ...   101

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

1. Với việc triển khai quản lý chặt chẽ thị trường thuốc chữa bệnh thông qua quy định về kê khai, kê khai lại và công bố công khai giá từ khâu đăng ký lưu hành, nhập khẩu và đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện; các nhà thuốc bệnh viện phải thực hiện quy định về thặng số bán lẻ, các cơ sở bán lẻ phải thực hiện niêm yết giá và không được bán cao hơn giá niêm yết, do đó về cơ bản thuốc tình hình thị trường dược phẩm duy trì bình ổn.

2. Về công tác thanh tra, kiểm tra:

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các qui định của pháp luật, qui định chuyên môn dược, quy định về quản lý giá thuốc đối với các cơ sở kinh doanh thuốc là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống thanh tra Y tế (tại trung ương: Thanh tra Bộ Y tế; tại các tỉnh và thành phố: Thanh tra Sở Y tế và tại các quận, huyện: các Phòng Y tế, cơ quan chuyên môn của quận, huyện). Triển khai Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012, Cục Quản lý dược thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực dược và mỹ phẩm.

- Hàng năm, Bộ Y tế đều phối hợp với các cơ quan chức năng có kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dược đối với các Sở Y tế tỉnh, thành phố và trực tiếp tổ chức các Đoàn thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các qui định của pháp luật, qui định chuyên môn dược, quy định về quản lý giá thuốc đối với các cơ sở kinh doanh thuốc trên phạm vi toàn quốc.

- Trong năm 2013 và 2014, Bộ Y tế đã tổ chức 04 Đoàn kiểm tra về giá thuốc tại 95 đơn vị. Nhìn chung các đơn vị được kiểm tra cơ bản thực hiện đúng qui định của pháp luật về quản lý giá thuốc. Tuy nhiên còn một số tồn tại một số cơ sở niêm yết giá một số thuốc chưa đầy đủ, chưa kê khai giá theo đúng quy định, bán thuốc cao hơn giá kê khai. Trường hợp sai phạm đều xử lý nghiêm theo quy định và đã xử phạt hành chính, truy thu số tiền chênh lệch do bán cao hơn giá kê khai với tổng số tiền 1.328.994.000VND.

3. Về tăng cường kiểm soát chất lượng thuốc:

- Bộ Y tế đã phối hợp với các ban ngành triển khai Nghị định số 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ xử phạt hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế xử phạt nặng, nghiêm minh đối với các hành vi sản xuất, nhập khẩu buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc, mua bán thuốc không có hóa đơn chứng từ hợp pháp.

- Tăng cường các hoạt động hậu kiểm, phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị chức năng trong ngành y tế và các cơ quan liên quan, giữa trung ương với địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch thanh kiểm tra về chất lượng thuốc. Thành lập các đoàn công tác do cơ quan Trung ương àm đầu mối, phối hợp với các Sở Y tế, Ban chỉ đạo 127 (nay là Ban chỉ đạo 368) các địa phương, chú trọng những địa bàn thuộc các tỉnh giáp biên, các thành phố lớn. Ngăn chặn việc nhập lậu, lưu hành thuốc bất hợp pháp, phòng, chống thuốc giả, kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ.

- Tiếp tục tham mưu, đề xuất về việc phân cấp quản lý nhà nước để phát huy khả năng và tính chủ động của y tế địa phương; kết hợp với việc đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hỗ trợ nhân lực và tài chính cho cơ quan quản lý dược, thanh tra, kiểm nghiệm thuộc Sở Y tế để tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của y tế địa phương.

- Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, ghi nhãn hàng hóa để kịp thời phát hiện thuốc bị làm giả; chủ động tham gia phát hiện, thông báo và cung cấp thông tin để hỗ trợ cơ quan quản lý trong việc giám định thuốc; xác lập cơ chế phối hợp, tiếp nhận và trao đổi thông tin liên ngành với các cơ quan Quản lý thị trường, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Công an để tiến hành thanh kiểm tra các tổ chức,cá nhân sản xuất, mua bán thuốc, mỹ phẩm giả, nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
(%)

- Triển khai Quyết định số 68/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/01/2014, cụ thể:



+ Triển khai thành lập lực lượng kiểm soát viên chất lượng thuốc nhằm tăng cường công tác kiểm tra điều kiện kinh doanh thuốc, kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ và hóa đơn chứng từ mua bán thuốc, cũng như giám sát chất lượng thuốc sản xuất, lưu hành sử dụng trên thị trường.

+ Sớm xây dựng cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin đầy đủ giữa các cơ quan chức năng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về dược đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng thuốc. Xử lý nghiêm, kịp thời, nghiêm khắc các cơ sở, cá nhân vi phạm.



- Nâng cao năng lực của hệ thống kiểm nghiệm thuốc. Triển khai dự án nâng cấp 02 Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương và Viện Kiểm nghiệm thuốc Tp. Hồ Chí Minh đạt tiêu chuẩn quốc tế

- Tiếp tục duy trì việc kiểm tra sự tuân thủ và tăng cường kiểm tra đột xuất các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt” trong hoạt động sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản, lưu thông, phân phối kể cả cơ sở sản xuất thuốc nước ngoài.

- Tăng cường công tác quản lý chất lượng thuốc nhập khẩu bao gồm đẩy mạnh triển khai quy định lấy mẫu kiểm tra chất lượng 100% lô nhập khẩu từ đầu nguồn và chỉ đạo lấy mẫu một cách có trọng tâm, trọng điểm đối với thuốc ngoại nhập lưu hành trên thị trường.

4. Về điều chỉnh giá dịch vụ y tế:

Lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế đã được quy định tại Nghị định số 85/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị quyết số 68/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội.

Mục tiêu của điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng tính đủ chi phí: để thực hiện chủ trương cải cách tài chính công, xã hội hóa trong lĩnh vực y tế:Nhà nước tiếp tục tăng chi cho y tế nhưng ưu tiên đầu tư cho y tế dự phòng, y tế cơ sở, các chương trình mục tiêu quốc gia..; mục tiêu điều chỉnh giá cũng nhằm để tạo nguồn hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn thông qua việc chuyển dần phần ngân sách cấp chi thường xuyên cho bệnh viện sang hỗ trợ trực tiếp cho người thụ hưởng thông qua việc mua hoặc hỗ trợ một phần để mua thẻ BHYT cho các đối tượng mà nhà nước cần đảm bảo như người có công, chính sách xã hội, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, người cận nghèo .. bệnh viện phải tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên thông qua giá dịch vụ tính đủ chi phí theo lộ trình.

Các chính sách và giải pháp của Nhà nước đã ban hành để hạn chế ảnh hưởng việc điều chỉnh giá dịch vụ tác động đến các Hộ khó khăn hiên nay gồm:

- Nhà nước hỗ trợ mua thẻ BHYT cho các đối tượng thuộc hộ cận nghèo.



+ Nâng mức hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người cận nghèo: từ 50% lên đến tối thiểu 70% (Quyết định số 797/QĐ-TTg ngày 26/6/2012), đồng thời cho phép các địa phương có điều kiện về ngân sách tăng mức hỗ trợ để người cận nghèo tham gia BHYT (hỗ trợ mua nốt 20% đến 30% mệnh giá thẻ).

+ Vừa qua, Thủ tướng cho phép hỗ trợ 30% còn lại cho người cận nghèo mới thoát nghèo, người cận nghèo ở huyện khó khăn được hỗ trợ 100% để mua thẻ BHYT.

+ Sắp tới, Bộ Y tế sẽ phát động, kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các tổ chức quốc tế đóng góp kinh phí để hỗ trợ 30% còn lại để cấp thẻ BHYT cho người cận nghèo; đồng thời sử dụng một phần nguồn hỗ trợ ngân sách của EU để hỗ trợ người cận nghèo ở một số tỉnh có tỷ lệ ban phủ BHYT thấp tham gia BHYT. Triển khai hỗ trợ người làm nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình mua thẻ BHYT.

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT 2005 được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII đã điều chỉnh lại mức đồng chi trả của các đối tượng này, kể từ 01/01/2015 người nghèo được Quỹ BHYT thanh toán 100% khi khám chữa bệnh, người cận nghèo được Quỹ BHYT thanh toán 95%.

- Triển khai Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Quỹ Khám chữa bệnh cho người nghèo để hỗ trợ tiền ăn, đi lại, hỗ trợ một phần chi phí khám chữa bệnh hoặc các trường hợp bị bệnh nặng, chi phí điều trị lớn.

35. Cử tri tỉnh Bạc Liêu kiến nghị: Đề nghị Bộ Y tế cung ứng lượng hóa chất KIO3 kịp thời và đầy đủ, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng muối Iôt của người dân. Góp phần phòng, chống các rối loạn do thiếu hụt Iốt trong dân, cũng như tạo điều kiện hoàn thành Dự án “Phòng chống các rối loạn do thiếu Iốt”.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

Theo Nghị định 163/2005/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ ngày 29/12/2005 về việc sản xuất và cung ứng muối iốt cho người ăn, tại Khoản 2, Điều 3 Nghị định đã quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức như sau:

“1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục để nhân dân hiểu rõ lợi ích của việc sử dụng muối iốt cho người ăn và thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất, sử dụng muối iốt.

2. Bộ Y tế có trách nhiệm:

a) Ban hành tiêu chuẩn về chất lượng Kali Iodate (KIO3) được sử dụng để trộn muối iốt;

b) Ban hành tiêu chuẩn về hàm lượng iốt trong muối iốt;

c) Ban hành tiêu chuẩn về cơ sở sản xuất và phương tiện vận chuyển muối iốt;

d) Hướng dẫn những người vì nguyên nhân bệnh lý mà không được ăn muối iốt,

đ) Kiểm tra chất lượng muối iốt;

e) Đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác kiểm nghiệm muối iốt;

g) Phối hợp với các cơ quan chức năng, ban, ngành, đoàn thể vận động nhân dân sử dụng muối iốt.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

a) Quy hoạch mạng lưới sản xuất muối iốt trong phạm vi cả nước;

b) Quy định việc sản xuất muối thường.

4. Bộ Thương mại có trách nhiệm quản lý các hoạt động lưu thông muối thường và muối iốt trên thị trường.

5. Bộ Văn hóa - Thông tin có trách nhiệm tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng muối iốt và ảnh hưởng của thiếu iốt đối với sức khoẻ của người dân.

6. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo việc cung ứng đủ muối iốt cho người ăn; thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước về muối iốt (nếu có) theo quy định hiện hành;

b) Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng muối iốt.”

Theo Nghị định này Bộ Y tế có trách nhiệm: ban hành tiêu chuẩn về chất lượng Kali Iodate (KIO3) được sử dụng để trộn muối iốt; ban hành tiêu chuẩn về hàm lượng iốt trong muối iốt… trong đó không quy định trách nhiệm cung ứng hóa chất KIO3. Trong những năm qua, với nguồn ngân sách Nhà nước rất hạn chế cấp cho Chương trình phòng, chống các rối loạn do thiếu hụt iốt, Bệnh viện Nội tiết trung ương (cơ quan điều hành Chương trình này) đã triển khai mua và cung ứng hóa chất KIO3, tuy nhiên không thể đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất muối iốt cho cả nước.

Đề nghị cử tri kiến nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo việc cung ứng đủ muối iốt cho nhân dân trong tỉnh.

36. Cử tri tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Việc tiêm chủng đối với trẻ em là việc làm hết sức cần thiết và mang tính nhân văn, nhân đạo của nhà nước ta. Thế nhưng trong thời gian qua tình trạng trẻ em được tiêm thuốc vắc - xin Quivaxem bị tử vong đã xảy ra nhiều vụ việc khiến các bậc phụ huynh hết sức lo lắng khi đưa con em mình đi tiêm chủng. Tuy các cơ quan chức năng đã có thông tin trên báo chí nói rằng vắc - xin Quivaxem là an toàn, các trường hợp tử vong là do sốc phản vệ nhưng người dân không thể hoàn toàn yên tâm. Cử tri kiến nghị Bộ Y tế cần làm rõ nguyên nhân trẻ em tử vong sau khi tiêm vắcxin quivaxem; có các biện pháp xử lý hiệu quả hơn để vừa đảm bảo được việc tiêm chủng phòng bệnh ở trẻ em, vừa ngăn ngừa được các tình trạng trẻ em tử vong do tiêm Quinvaxem để người dân an tâm với chương trình tiêm chủng phòng bệnh của ngành y tế.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

1.Về vấn đề tính an toàn và sử dụng vắc xin Quinvaxem trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng:

- Vắc xin Quinvaxem là loại vắc xin phòng bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B và bệnh do Hemophilus Influenza, đã được Tổ chức Y tế thế giới tiền thẩm định về chất lượng từ năm 2006 và được cung cấp qua các tổ chức liên hợp quốc. Vắc xin này đã và đang được sử dụng ở hơn 90 nước trên thế giới với tổng số hơn 400 triệu liều. Nhiều nước như Sri Lanka, Butan, Pakistan, Brasil, Philippine, Ấn Độ đã từng ghi nhận các trường hợp phản ứng sau tiêm nhưng vẫn tiếp tục sử dụng vắc xin này trong tiêm chủng mở rộng.

- Vắc xin Quinvaxem đã được thử nghiệm lâm sàng và cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam từ tháng 4 năm 2010, được Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) tài trợ cho Tiêm chủng mở rộng thông qua Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) từ tháng 6 năm 2010. Tính tháng 7/2014 Việt Nam đã được cung cấp khoảng 20 triệu liều.

- Tháng 5/2013, sau khi đánh giá các trường hợp phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem được ghi nhận tại Việt Nam từ năm 2010, mặc dù chưa có bằng chứng chứng minh các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng liên quan đến vắc xin, nhưng với sự thận trọng, Bộ Y tế đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép tạm dừng sử dụng vắc xin Quinvaxem để tiến hành đánh giá tổng thể chất lượng vắc xin này.

- Tháng 6 năm 2013, Tổ chức Y tế thế giới và UNICEF có thư thông báo kết quả kiểm tra cho thấy vắc xin Quinvaxem an toàn, đạt chất lượng và đề nghị tiếp tục sử dụng trong tiêm chủng thường xuyên ở các nước. Trên cơ sở kết quả đánh giá của các cơ quan chuyên môn trong nước và quốc tế, các bằng chứng khoa học, Bộ Y tế đã đề nghị Chính phủ cho phép sử dụng lại vắc xin Quinvaxem trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, sau một thời gian triển khai các hoạt động tăng cường an toàn tiêm chủng, vắc xin Quinvaxem đã được sử dụng lại trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.

- Từ đầu năm 2014 đến ngày 20/7/2014, chỉ ghi nhận 07 trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin Quinvaxem. Theo kết luận của Hội đồng đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế cấp tỉnh, có 05 trường hợp không liên quan đến tiêm chủng hoặc không có bằng chứng liên quan đến tiêm chủng, 02 trường hợp là phản ứng quá mẫn do tiêm vắc xin.

2. Về đảm bảo công tác an toàn tiêm chủng:

- Bộ Y tế luôn đặt vấn đề tiêm chủng an toàn là ưu tiên hàng đầu khi thực hiện tiêm chủng. Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo các địa phương và các đơn vị trên cả nước tiến hành kiểm tra, rà soát và chấn chỉnh các hoạt động tiêm chủng thực hiện theo đúng quy định của Bộ Y tế. Đồng thời Bộ Y tế có Công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh/TP đề nghị tăng cường chỉ đạo công tác tăng cường an toàn tiêm chủng trên địa bàn. Trên cơ sở đó, cán bộ y tế hướng dẫn, tư vấn đầy đủ, cặn kẽ cho các bà mẹ và gia đình về cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng.

- Ngày 21/8/2013, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3029/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch tăng cường an toàn tiêm chủng, đồng thời tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương để triển khai Kế hoạch này. Trong hơn 4 tháng triển khai, trên toàn quốc đã có tổng số 13.368 điểm tiêm chủng cố định đã được kiểm tra, đánh giá (đạt 98,4%). Trong đó có 12.920/13.368 điểm được đánh giá đủ điều kiện tiêm chủng chiếm 96,6%, ngoài ra ngành y tế còn triển khai các hoạt động khác như đảm bảo chất lượng vắc xin, truyền thông, tập huấn cho cán bộ...

- Bộ Y tế đã tiến hành rà soát lại tất cả các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và lập kế hoạch xây dựng, hoàn thiện tăng cường an toàn tiêm chủng tập trung cho việc cung cấp trang thiết bị, đào tạo tập huấn cán bộ để nâng cao chất lượng công tác tiêm chủng. Hiện tại, Bộ Y tế đã hoàn chỉnh và ban hành các văn bản quy định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bao gồm Thông tư số 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 về hướng dẫn quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng, Quyết định số 04/QĐ-BYT ngày 02/01/2014 về việc hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng với trẻ em, Quyết định số 1730/QĐ-BYT ngày 16/5/2014 về hướng dẫn bảo quản vắc xin, Quyết định số 1731/QĐ-BYT ngày 16/5/2014 về hướng dẫn về tổ chức buổi tiêm chủng, Quyết định số 1830/QĐ-BYT ngày 26/5/2014 về hướng dẫn giám sát, điều tra, phân tích, đánh giá nguyên nhân phản ứng sau tiêm chủng và Quyết định số 2535/QĐ-BYT ngày 10/7/2014 về hướng dẫn theo dõi, chăm sóc, xử trí phản ứng sau tiêm chủng, trong đó có các quy định chi tiết các điều kiện đảm bảo an toàn tiêm chủng trong quá trình sử dụng vắc xin như: khám sàng lọc, tư vấn cho gia đình về tác dụng lợi tích của việc sử dụng vắc xin, cách hướng dẫn chăm sóc sau tiêm chủng, quy định về thực hành tiêm chủng của cán bộ y tế, giám sát xử trí phản ứng sau tiêm chủng đối với các tuyến…

37. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: Đề nghị các ngành chức năng cần tăng cường tuyên truyền cho người dân hiểu biết về tác hại của các sản phẩm độc hại, các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh ATTP gây hại đến sức khỏe.

Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: Đề nghị các ngành chức năng cần tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân hiểu biết về tác hại của các sản phẩm độc hại, các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây hại đến sức khỏe.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

Xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác thông tin, giáo dục và truyền thông về an toàn thực phẩm (ATTP), nâng cao nhận thức của người dân về bảo đảm ATTP, hàng năm Bộ Y tế đã xây dựng và thực hiện nhiều nội dung truyền thông phù hợp với các đối tượng trong xã hội, phối hợp với các địa phương tổ chức truyền thông về ATTP và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Một số hoạt động truyền thông nổi bật đã được Bộ Y tế thực hiện với các điểm nhấn hàng năm như:

- Tuyên truyền bảo đảm ATTP trong dịp Tết Nguyên đán, mùa lễ hội, mùa bão lụt, Tết trung thu, Tết dương lịch.

- Tổ chức Tháng hành động vì chất lượng VSATTP.

- Phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền ATTP trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí với nhiều hình thức, thể loại phong phú như phóng sự, sự kiện và bình luận, chương trình gameshow, talkshow, tin, bài về phổ biến kiến thức, các chương trình chuyên đề về sức khỏe, đời sống, ... nhằm chuyển tải sâu rộng kiến thức, thực hành trong việc lựa chọn, chế biến, sử dụng thực phẩm an toàn.

Đặc biệt, xây dựng thông điệp tuyên truyền bảo đảm ATTP trong các dịp cao điểm nêu trên và phát sóng liên tục trên các kênh VTV1, VTV3 - Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài phát thanh – Truyền hình các tỉnh/thành phố trước, trong và sau thời điểm đó. Trong năm 2014, Bộ Y tế đã xây dựng và phát sóng thông điệp “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” với chủ đề bảo đảm ATTP Thức ăn đường phố và thông điệp bảo đảm ATTP, phòng chống dịch cúm gia cầm bảo đảm phù hợp với thời gian. Ngoài ra, Bộ còn phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng thông điệp về bảo đảm ATTP, phòng chống ngộ độc do nấm bằng tiếng dân tộc.

- Phối hợp với Tập đoàn Bưu chính viễn thông quân đội Viettel tổ chức tuyên truyền dưới hình thức tin nhắn miễn phí tới các thuê bao của Viettel khuyến cáo không ăn nấm lạ, nấm mọc hoang dại.

- Với mong muốn cung cấp sâu rộng kiến thức bảo đảm ATTP đến nhân dân, hàng năm Bộ Y tế đã phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn, hội tổ chức nhiều buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, hội thảo, tập huấn tuyên truyền kiến thức ATTP cho các đối tượng như: nông dân, phụ nữ, thanh niên, sinh viên, người cao tuổi, cán bộ đoàn, đội, đối tượng sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể...; phối hợp với ngành y tế địa phương tổ chức tập huấn văn bản quy phạm pháp luật, kiến thức mới nhằm nâng cao hiểu biết, kỹ năng cho cán bộ làm công tác quản lý ATTP ở tuyến cơ sở.

- Bên cạnh đó, công tác phối hợp liên ngành cũng được đặc biệt chú trọng, với vai trò là Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về VSATTP, từ các thông tin liên quan đến lĩnh vực ATTP của hệ thống cảnh báo quốc tế, báo chí, phản ánh của người dân..., Bộ Y tế đã yêu cầu các Bộ, ngành liên quan phối hợp các cơ quan chức năng, địa phương kiểm tra, xác minh thông tin, có biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả và thông tin rộng rãi đến cộng đồng.

- Hiện nay, website: http://vfa.gov.vn/ của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế thường xuyên cập nhật các thông tin về các sản phẩm không bảo đảm chất lượng có nguy cơ gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng, các thông tin phổ biến kiến thức, hướng dẫn cách lựa chọn, sử dụng, chế biến thực phẩm tránh nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Công khai danh tính các cơ sở, cá nhân, tổ chức, các sản phẩm vi phạm về ATTP để người dân được biết, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới nhất thuộc lĩnh vực ATTP để người dân có thể tìm hiểu thông tin.

38. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Đề nghị sớm triển khai việc tổ chức đấu thầu thuốc tập trung đối với một số mặt hàng thuốc áp giá chung toàn quốc, nhất các thuốc sử dụng nhiều, có giá thành cao nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

Triển khai Luật đấu thầu sửa đổi năm 2013, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư triển khai xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Tại Nghị định này đã quy định đến năm 2016, Bộ Y tế sẽ tổ chức đấu thầu quốc gia. Hiện, Bộ Y tế đang phối hợp với các đơn vị liên quan khảo sát để xây dựng danh mục thuốc dự kiến đấu thầu quốc gia.



39. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Đề nghị tăng cường công tác quản lý việc mua bán, sử dụng chất gây nghiện như ma túy để ngăn chặn tình trạng gia tăng tội phạm về ma túy.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

Ngày 21/9/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 52/2011/QĐ-TTg ban hành Quy chế phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy. Bộ Y tế đã và đang phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh để triển khai Quy chế nêu trên nhằm kiểm soát chặt chẽ các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy. Ngày 15/11/2012, Bộ Công an đã có Quyết định số 5602/2012/QĐ-BCA về việc kiện toàn Tổ công tác liên ngành phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy gồm đại diện các đơn vị chức năng liên quan của Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính.

Tổ công tác liên ngành phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra việc quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc tại các doanh nghiệp dược. Kịp thời phát hiện các vấn đề có liên quan trong công tác kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy để đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế.

Ngày 13/5/2014, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an đã ký kết Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và phòng ngừa, đấu trang phòng chống tội phạm ma túy nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh hợp pháp các loại tiền chất, chất gây nghiện, chất hướng tâm thần; không để sản xuất trái phép ma túy tổng hợp ở Việt Nam và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy để phòng ngừa có hiệu quả việc sử dụng các chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần vào hoạt động phạm tội về ma túy.

Ngày 02/6/2014, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 19/2014/TT-BYT quy định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc thay thế Thông tư số 10/2010/TT-BYT ngày 29/4/2010 của Bộ Y tế hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc gây nghiệnvà Thông tư số 11/2010/TT-BYT ngày 29/4/2010 của Bộ Y tế hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc để tăng cường hơn nữa trong công tác quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc.

Đồng thời, Bộ Y tế cũng thường xuyên tiến hành thanh kiểm tra, xử lý vi phạm (nếu có) các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc.



40. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Để đảm bảo sức khỏe của người dân, đề nghị dự thảo Luật cần quy định cụ thể người trực tiếp bán thuốc phải có bằng cấp dược, không nên thuê bằng để kinh doanh mà thiếu kiến thức y dược.


tải về 7.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   73   74   75   76   77   78   79   80   ...   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương