KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 7.28 Mb.
trang75/101
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích7.28 Mb.
#2002
1   ...   71   72   73   74   75   76   77   78   ...   101

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

A. Quan điểm nhất quán của Bộ Y tế trong việc xử lý các vi phạm trong lĩnh vực y tế là xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng việc, đúng pháp luật trong thẩm quyền quản lý; tuyệt đối không bao che, hoặc làm giảm nhẹ các vi phạm mà không có cơ sở. Bộ Y tế đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế, trong đó đã định ra các mức phạt cao hơn nhiều so với quy định trước đây, nhằm phòng ngừa, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm; đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng, Bộ Y tế đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý hình sự theo luật định. Hiện nay toàn Ngành Y tế đang tích cực triển khai Nghị định này.

1. Về trách nhiệm quản lý, chỉ đạo trong lĩnh vực y tế:

- Theo Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (Khoản 1 Điều 99, Khoản 1 Điều 112, Khoản 2 Điều 113, Khoản 2 Điều 114), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2003 (Khoản 5 Điều 12, Khoản 1 và Khoản 1 Điều 90), Luật Tổ chức Chính phủ (Điều 23), Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 (Điều ), Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 (Điều 6), trách nhiệm của Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong lĩnh vực y tế được phân công rõ ràng như sau:

+ Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý nhà nước lĩnh vực y tế trên phạm vi toàn quốc, bao gồm việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế.

+ Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm triển khai công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, triển khai các chính sách y tế tại địa phương và xử lý các vấn đề liên quan đến y tế trên địa bàn.

Trách nhiệm của cá nhân và người đứng đầu đơn vị được quy định như sau:

(1) Trách nhiệm của cá nhân cán bộ y tế:

- Trước hết phải nhấn mạnh đến trách nhiệm cá nhân người thầy thuốc. Khi bước vào trường y, tất cả những sinh viên này đều đã đủ 18 tuổi - tuổi công dân, họ phải hiểu sâu sắc quyền và nghĩa vụ của người công dân, những việc được làm và không được làm theo hiến pháp, pháp luật. Thứ nữa, vì theo học ngành y – nghề trị bệnh cứu người, nên họ cũng phải thấm nhuần tư tưởng, đạo đức của người thầy thuốc, họ phải học và hiểu rõ lời thề Hippocrates; nhất là phải thực hiện các quy định về quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp khi hành nghề, như:

+ Không được có hành vi tiêu cực, lạm dụng nghề nghiệp để thu lợi trong quá trình phục vụ, chăm sóc người bệnh, như: biểu hiện ban ơn, có thái độ, cử chỉ gợi ý nhận tiền, quà biếu của người bệnh và gia đình người bệnh.

+ Không được cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, trì hoãn, thờ ơ, gây khó khăn đối với người bệnh, gia đình người bệnh.

+ Không được làm trái quy chế chuyên môn trong thi hành nhiệm vụ.

+ Không được làm sai các quy định của pháp luật, các văn bản quy phạm về hành nghề y tế công lập và ngoài công lập.

(2) Trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở y tế:

Người đứng đầu các cơ sở y tế phải có trách nhiệm:

- Quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ y tế trong đơn vị;

- Chú trọng việc bồi dưỡng, nâng cao đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của cán bộ thuộc quyền mình phụ trách.

- Chịu trách nhiệm thưởng, phạt nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực y tế, trong thời gian qua Bộ Y tế đã luôn ý thức trách nhiệm và triển khai các giải pháp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được phân công, đặc biệt trong việc tham mưu với Chính phủ, Quốc hội ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực y tế, hướng dẫn chính quyền cấp tỉnh và các đơn vị trực thuộc triển khai các văn bản này theo đúng quy định pháp luật, thực hiện việc giám sát, thanh tra, kiểm tra các hoạt động trong lĩnh vực y tế. Bằng sự nỗ lực có trách nhiệm của mình, Ngành Y tế đã thu được nhiều kết quả, trong đó nổi bật là đã kiểm soát và khống chế dịch bệnh, bảo đảm cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, và các dịch vụ y tế có chất lượng cho người dân,… nhờ vậy, các chỉ số sức khỏe của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực có cùng trình độ phát triển và mức thu nhập. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực và nhiều nguyên nhân, công tác y tế còn đối mặt với nhiều thánh thức, khó khăn, đặc biệt là ở tuyến y tế cơ sở. Hiện nay, Bộ Y tế đang chỉ đạo toàn Ngành tích cực triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm hoàn thành các chỉ tiêu y tế được Quốc hội và Chính phủ giao.

Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật về chức năng, thẩm quyền quản lý của mình, trong thời gian qua Bộ Y tế đã thực hiện đúng thẩm quyền quản lý và chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm các quy định, đồng thời đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị ở địa phương thực hiện nghiêm túc các quy định được nêu trong các văn bản quy phạm pháp luật; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo thầm quyền quản lý. Cụ thể về một số vụ việc liên quan đến ngành y tế trong thời gian qua như sau:

a. Về vụ việc tại Thẩm mỹ viện Cát Tường: Ngay khi biết thông tin, Bộ Y tế đã chỉ đạo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Thanh tra Bộ và Bệnh viện Bạch Mai phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, Công an Hà Nội và chính quyền địa phương điều tra, xác minh giải quyết. Ngày 31/10 Công an Hà Nội đã ra quyết định khởi tố hai bị can trong vụ thẩm mỹ viện Cát Tường. Trong đó Ông Nguyễn Mạnh Tường, Giám đốc Thẩm Mỹ viện Cát Tường, bị khởi tố với hai tội danh “Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác” và tội “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt”.

Trách nhiệm giải quyết việc này thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, mà trực tiếp là Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng và Phường Đồng Tâm. Tập thể Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng đã kiểm điểm và nghiêm túc rút kinh nghiệm một cách sâu sắc vì chưa sâu sát trong công tác chỉ đạo Phòng Y tế, các cơ quan chức năng và Ủy ban nhân dân phường Đồng Tâm trong quản lý các cơ sở hành nghề y được tư nhân, đặc biệt đối với cơ sở Thẩm mỹ viện Cát Tường - đã hoạt động không có giấy phép hành nghề kể từ khi được cấp đăng ký kinh doanh tháng 5/2013 theo quy định của pháp luật. Theo thông báo gần đây của cơ quan công an: vụ việc này đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.



Để tăng cường quản lý cán bộ y tế làm việc ngoài giờ ở các phòng khám tư nhân, Bộ Y tế đã chỉ đạo Thủ trưởng các đơn vị y tế tăng cường trách nhiệm quản lý chặt chẽ nhân viên của mình. Những người muốn làm việc ngoài giờ ở các phòng khám tư nhân phải báo cáo Thủ trưởng đơn vị.

b. Về vụ việc xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa, Quảng Trị

Ngày 20/7/2013 tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị đã xảy ra 03 trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh sau khi tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh thuộc chương trình Tiêm chủng mở rộng. Ngay khi xảy ra vụ việc, ngoài các biện pháp chấn chỉnh về chuyên môn, Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ phối hợp với Sở Y tế, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Trị và đề nghị Bộ Công an cùng vào cuộc xác định nguyên nhân tử vong. Sau quá trình điều tra, ngày 22/5/2014, Công an tỉnh Quảng Trị đã công bố kết quả điều tra, khẳng định đã có đủ căn cứ để chứng minh nguyên nhân dẫn đến cái chết của 3 trẻ sơ sinh là do y tá Nguyễn Thị Hải Thuận đã tiêm nhầm thuốc Esmeron, thay vì tiêm vắc xin viêm gan B. Đây là một loại thuốc gây mê có chức năng hỗ trợ gây mê toàn thân để đặt nội khí quản, giúp giãn cơ trong phẫu thuật.

Kết quả điều tra của cơ quan Công an cho thấy: Ba trường hợp tử vong trên không phải do nguyên nhân vắc-xin; người trực tiếp gây ra là y tá Thuận, đã cố tình làm sai, thực hiện không đúng quy trình tiêm chủng được Bộ Y tế quy định tại Quyết định 23/2008/QĐ-BYT ngày 07/7/2008 (nay được thay thế bằng Thông tư 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014), với một loạt các sai phạm, như không thực hiện 3 đối chiếu (nhiệt độ bảo quản, hạn dùng, đối chiếu với chỉ định sử dụng vắc-xin) trước khi lấy vắc-xin tiêm cho trẻ, đã để lẫn vắc-xin với các thuốc khác, không thực hiện tiêm ở phòng tiêm vắc-xin, cho bác sỹ khoa ngoại gửi thuốc vào tủ để vắc-xin, không trung thực trong khai báo. Cán bộ y tế này đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Trách nhiệm quản lý và xử lý các vi phạm này thuộc Trung tâm y tế dự phòng huyện Hướng Hóa, Sở Y tế Quảng Trị và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị.

c. Đối với bệnh sởi, tuy có vắc-xin phòng bệnh, nhưng đây là bệnh truyền nhiễm lây truyền rất nhanh qua đường hô hấp, hầu như tất cả những người chưa có miễn dịch đều có thể mắc bệnh khi tiếp xúc với bệnh nhân sởi. Nước ta đã triển khai tiêm vắc xin sởi trong chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 1984 và từđóđến nay tỷ lệ mắc bệnh sởi liên tục giảm từ 1566/100.000 dân năm 1984 xuống còn 3,8/100.000 dân năm 2013. Mặc dù tỷ lệ mắc đã giảm mạnh song nước ta vẫn chưa phải là nước đã loại trừ được bệnh sởi, thêm vào đó mặc dù tỷ lệ tiêm vắc xin phòng sởi luôn đạt trên 90% song vẫn còn tỷ lệ khoảng 10% chưa được tiêm vắc xin và khoảng 5% số trẻ đã được tiêm vắc xin nhưng không đáp ứng sinh miễn dịch, như vậy trong cộng đồng mỗi năm có khoảng 15% số trẻ không có miễn dịch với sởi, tích lũy sau một số năm có thể bùng phát tạo thành các ổ dịch và hàng năm vẫn ghi nhận các ổ dịch sởi tại cộng đồng.

Cuối năm 2013, và mấy tháng đầu năm 2014, ở nước ta xuất hiện nhiều bệnh nhân sởi tại 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trong đó 30% số mắc tập trung ở Hà Nội - địa phương có số mắc cao nhất, sau đó là thành phố Hồ Chí Minh. Có 87,4% trường hợp trẻ mắc sởi chưa tiêm vắc xin sởi. Số ca mắc xảy ra rải rác tại các xã/phường ở 62 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, không có các ổ dịch tập trung; ngay ở Hà Nội, số ca mắc sởi cũng chỉ xuất hiện lẻ tẻ ở một số xã/phường. Hà Nội cũng là địa phương có số tử vong cao nhất, chiếm trên 57%, tiếp đến là Hưng Yên, Hải Dương; 87,3% trường hợp tử vong tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Khu vực miền Nam, miền Trung và Tây nguyên không ghi nhận trường hợp tử vong do sởi.

Theo báo cáo về 116 trường hợp tử vong liên quan đến sởi ở Bệnh viện Nhi Trung ương, có 98,2% trong số đó không được tiêm vắc-xin sởi; 76,7% là các bệnh nhân có nền bệnh cấp tính (viêm phổi, tiêu chảy, viêm màng não,…), bệnh mạn tính (bạch cầu cấp-ung thư máu, xuất huyết giảm tiểu cầu…), bệnh bẩm sinh (tim bẩm sinh, bại não, suy giáp). Bộ Y tế đã phân tích nguyên nhân gây nên các trường hợp tử vong do sởi, trong đó đặc biệt là nguyên nhân liên quan đến tình trạng quá tải đột xuất, vượt quá khả năng đáp ứng về phòng chống nhiễm khuẩn ở bệnh viện Nhi Trung ương, việc không tiêm phòng vắc-xin sởi đầy đủ ở nhiều trẻ nhỏ, công tác truyền thông chưa được đẩy mạnh,...

Nhằm kiểm soát và khống chế dịch sởi, Bộ Y tế đã triển khai khẩn nhiều giải pháp, như:

(1) Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành:



- Ngay từ giữa năm 2013, khi bệnh sởi xuất hiện ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, Bộ Y tế đã ban hành Công điện số 644/CĐ-DP ngày 25/7/2013, Công điện số 4631/CĐ-BYT ngày 30/7/2013, tiếp đó là Công điện số 642/CĐ-BYT-DP ngày 18/02/2014, Công điện số 1696/CĐ-BYT-DP ngày 05/4/2014 gửi các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng chống bệnh sởi, triển khai Kế hoạch tiêm vắc xin phòng chống dịch sởi và tiêm vét vắc xin sởi, đẩy mạnh giám sát các trường hợp mắc sốt phát ban dạng sởi; Quyết định số 1327/QĐ-BYT ngày 18/4/2014 của Bộ Y tế về hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sởi, cập nhật hướng dẫn điều trị bệnh sởi và nhiều văn bản chỉ đạo công tác chuyên môn.

- Ngày 23/02/2014, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc, do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì, về tăng cường công tác phòng chống dịch cúm ở người và phòng chống dịch sởi.

- Đẩy mạnh việc kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch, tổ chức các đoàn kiểm tra các địa phương có số mắc cao. Khi dịch bệnh sởi xảy ra tại Yên Bái vào tháng 2 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Y tế đã trực tiếp đi kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng chống dịch sởi tại địa bàn; các đoàn kiểm tra do Bộ trưởngvà các Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn kiểm tra đã làm việc với Lãnh đạo các địa phương có số mắc sởi cao; Lãnh đạo Bộ Y tế đã kiểm tra và chỉ đạo Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc triển khai các biện pháp giải quyết tình trạng quá tải bệnh nhân, chống lây chéo trong bệnh viện.

(2) Triển khai các biện pháp phòng chống dịch và tiêm phòng sởi:

- Ngay khi phát hiện những trường hợp mắc sởi đầu tiên ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, Bộ đã triển khai các biện pháp tích cực để dập dịch, đặc biệt là tổ chức ngay chiến dịch tiêm vắc-xin phòng sởi cho trẻ em ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Hà Giang. Từ cuối năm 2013 đến đầu năm 2014, Bộ Y tế tiếp tục triển khai chiến dịch tiêm vét vắc xin sởi cho trẻ em từ 9 tháng đến dưới 2 tuổi cho toàn bộ 63/63 tỉnh. Tính đến ngày 30/5/2014, tỷ lệ tiêm vét vắc xin sởi trên phạm vi toàn quốc đạt 96,1%; đồng thời chỉ đạo tiêm bổ sung vắc xin sởi cho trẻ từ 2 tuổi đến dưới 10 tuổi tại 11 tỉnh, thành phố trọng điểm.

- Bộ Y tế đã cung ứng 1,8 triệu liều vắc xin sởi đảm bảo đủ nhu cầu của các tỉnh, thành phố để thực hiện kế hoạch tiêm vét vắc xin sởi. Đồng thời, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành y tế tập trung vào việc giám sát phát hiện dịch, có biện pháp khoanh vùng xử lý triệt để ổ dịch (nếu có), không để dịch lan rộng trong cộng đồng; chỉ đạo các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur giám sát chặt chẽ dịch bệnh.

(3) Triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm giảm tử vong:

- Về chuyên môn: đã chỉ đạo các bệnh viện rà soát quy trình khám bệnh, phân luồng bệnh nhân đến khám bệnh, chú trọng phân khu cách ly, tăng cường công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện, chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện, điều động những bác sỹ có kinh nghiệm làm nhiệm vụ phân loại bệnh nhân nghi sởi ngay tại Khoa Khám bệnh của các bệnh viện. Mời hai chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới vào làm việc tại Bệnh viện Nhi Trung ương một tuần về tăng cường phòng chống lây lây chéo trong bệnh viện.

- Thực hiện nghiêm phác đồ chẩn đoán và điều trị sởi và Kế hoạch tăng cường các giải pháp giảm tử vong do sởi.

- Chỉ đạo các bệnh viện Trung ương cử bác sỹ đến hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện vệ tinh ở Hà Nội và các bệnh viện của Hà Nội. Thực hiện phân tuyến điều trị; chỉ đạo Sở Y tế Hà Nội giao nhiệm vụ cho bệnh viện Xanh Pôn, Thanh Nhàn, Đống Đa, Đức Giang, Sơn Tây thực hiện vai trò bệnh viện vệ tinh cho các bệnh viện tuyến Trung ương trong việc điều trị bệnh sởi, hạn chế tới mức thấp nhất việc chuyển lên tuyến trên không cần thiết.

- Tổ chức tập huấn cho toàn bộ bệnh viện của 63 tỉnh, thành phố về chẩn đoán, điều trị bệnh sởi.

(4) Bảo đảm hậu cần cho công tác phòng chống dịch:

- Cung cấp đủ thuốc, máy thở, monitor, máy truyền dịch, bơm tiêm điện cho các bệnh viện; đồng thời có kế hoạch cung cấp máy chụp X-Quang, máy phục vụ tiệt trùng cho bệnh viện vào cuối tháng 5/2014.

- Chính phủ cấp bổ sung 80 tỷ đồng, 42 máy thở từ nguồn dự trữ quốc gia, Bộ Y tế cung cấp 11,5 tỷ đồng và 1,8 triệu liều vắc xin sởi, đảm bảo đầy đủ vắc xin cho các chiến dịch tiêm vét và tiêm bổ sung vắc xin sởi. Một số tỉnh dùng nguồn ngân sách địa phương cấp bổ sung kinh phí cho công tác phòng chống dịch sởi tại địa phương.

Kết quả: Nhờ triển khai quyết liệt các biện pháp trên, số mắc và số tử vong liên quan đến sởi đều giảm mạnh và đã kiểm soát được dịch sởi trong tháng 5/2014. Một số tỉnh, như Yên Bái, đã triển khai tốt các biện pháp phòng chống dịch nên đã khống chế được dịch sởi từ rất sớm. Tổ chức Y tế thế giới đánh giá Việt Nam đã phản ứng nhanh chóng đối với dịch sởi, và đã huy động đầy đủ hệ thống y tế của mình để đối phó với sự bùng nổ của dịch bệnh.

Qua triển khai công tác phòng chống dịch sởi trong thời gian qua, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm, như (1) Công tác truyền thông cần đi trước một bước, cần vận động, thuyết phục người dân thay đổi hành vi trong phòng bệnh, cũng như trong xử lý khi bị bệnh; (2) Cần quyết liệt và hiệu quả hơn trong việc giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện, hạn chế tình trạng tập trung bệnh nhân trong thời gian ngắn, nhất là đối với bệnh truyền nhiễm; triển khai các biện pháp chống lây chéo và chống nhiễm khuẩn bệnh viện ngay từ khi xuất hiện ca bệnh sởi đầu tiên; (3) Cần huy động sự tham gia của toàn xã hội trong vận động, tuyên truyền về phòng chống dịch sởi, cũng như công tác phòng chống và kiểm soát dịch bệnh.

Về trách nhiệm quản lý của các bên liên quan trong phòng chống dịch:

Theo Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (Điều 99, 112, 113, 114), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2003 (Điều 12 và Điều 90), Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 (Điều 6):

- Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý nhà nước lĩnh vực y tế, trong đó có phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, trên phạm vi toàn quốc, bao gồm việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm triển khai công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong đó có công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm, tại địa phương.

Trong đợt phòng chống bệnh sởi vừa qua, Bộ Y tế nhận thấy đã chưa tuyên truyền, vận động quyết liệt và hiệu quả để thuyết phục người dân đưa trẻ đi tiêm vắc-xin sởi, do đó tỷ lệ tiêm chủng tăng chậm, nên dịch đã xảy ra; chưa thông tin, tuyên truyền mạnh mẽ về nguy cơ lây chéo trong bệnh viện và thông báo việc phân tuyến điều trị cho các cơ sở y tế tuyến dưới nên rất nhiều người đã đưa trẻ khám chữa bệnh ở Bệnh viện Nhi Trung ương, gây nên tình trạng quá tải trầm trọng, vượt quá khả năng xử lý của bệnh viện; sự quá tải cục bộ trong Bệnh viện Nhi Trung ương, số bệnh nhân tập trung cao đã vượt quá giới hạn năng lực giải quyết của bệnh viện; do xử lý nhiễm khuẩn bệnh viện chưa hiệu quả, chưa kiên quyết ngay từ đầu nên đã để xảy ra tình trạng nhiễm trùng, lây chéo giữa các bệnh nhân và dẫn đến tử vong; nhiều người dân đã tự vượt cấp lên Bệnh viện Nhi (ngay trên địa bàn Hà Nội, dù có 3 bệnh viện có Khoa Nhi lây và 4 bệnh viện quận huyện có khả năng điều trị bệnh sởi, nhưng người dân vẫn đưa trẻ đến Bệnh viện Nhi trung ương) tập trung trong thời gian ngắn, gây nên quá tải trầm trọng, quá mức mà Bệnh viện có thể giải quyết được, dẫn đến tử vong do bội nhiễm và lây chéo trong bệnh viện.

Đồng thời cũng cần nhấn mạnh vai trò của chính quyền địa phương trong công tác phòng chống dịch. Một số địa phương, như Yên Bái đã tích cực, triển khai tốt các biện pháp phòng chống dịch nên đã sớm khống chế được dịch sởi. Trong khi đó, một số địa phương đã chưa tích cực, kiên quyết đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc-xin sởi trên địa bàn, công tác phòng chống dịch chưa hiệu quả, ví dụ như Hà Nội- nơi có số ca mắc sởi chiếm 30% và số ca tử vong liên quan đến sởi chiếm 57% trong tổng số ca mắc và tử vong trên toàn quốc.

Trong Công điện ngày 16/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch sởi, bên cạnh việc giao nhiệm vụ cho Bộ Y tế, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quyết liệt công tác cấp cứu, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh cũng như ngăn chặn lây lan dịch bệnh trên địa bàn.

Nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập, nâng cao chất lượng công tác phòng chống dịch bệnh, trong thời gian tới, Bộ Y tế triển khai quyết liệt các giải pháp sau:

1. Về công tác truyền thông:

- Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác truyền thông, đây là nhân tố đóng góp phần lớn vào việc nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi của người dân trong việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Vì vậy trong thời gian tới, công tác truyền thông cần đi trước một bước, cần vận động, thuyết phục người dân thay đổi hành vi trong phòng bệnh, cũng như trong xử lý khi bị bệnh.

- Thường xuyên cung cấp thông tin sớm cho các cơ quan truyền thông, thông tấn, báo chí để định hướng thông tin trong phòng chống dịch bệnh; hàng tuần tổ chức các buổi gặp mặt báo chí, cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và phối hợp với các cơ quan báo chí chuyển tải những biện pháp phòng bệnh tới người dân.

Để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, Bộ Y tế cũng mong nhận được sự ủng hộ của các vị Đại biểu Quốc hội, các Bộ, ngành, địa phương, các Tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và sự tham gia tích cực của người dân trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh.

2. Chủ động triển khai các biện pháp giảm mắc:

- Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành y tế tập trung vào việc tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước để phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức khoanh vùng, xử lý ổ dịch để phòng, chống dịch lan rộng trong cộng đồng; thường xuyên cập nhật các hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật trong phòng, chống dịch bệnh; thực hiện các nghiên cứu khoa học về đặc điểm dịch tễ, dịch tễ học phân tử để có các giải pháp đáp ứng kịp thời công tác phòng chống dịch bệnh.

- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phòng chống dịch bệnh, huy động các thường xuyên phát động chiến dịch vệ sinh môi trường diệt lăng quăng, bọ gậy kết 1 tuần/lần hợp với phun hóa chất trên diện rộng tại các tỉnh có nguy cơ cao nhằm khống chế nhanh các ổ dịch sốt xuất huyết; tổ chức các chiến dịch rửa tay xà phòng phòng chống bệnh tay chân miệng và các bệnh dịch đường tiêu hóa; tổ chức các chiến dịch tiêm vét, tiêm bổ sung vắc xin sởi, vận động người dân đi tiêm các vắc xin phòng bệnh thường xuyên trong chương trình tiêm chủng mở rộng cũng như tiêm chủng dịch vụ nhằm chủ động giảm các nguy cơ mắc bệnh tại cộng đồng. Hiện nay, Bộ Y tế đang chuẩn bị tích cực để triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi và rubella cho toàn bộ 23 triệu trẻ em từ 1 đến 14 tuổi vào quý 3, quý 4 năm 2014.

Việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch cần phải được triển khai một cách chủ động, ngay từ đầu năm, vào trước các mùa dịch, không để dịch bệnh bùng phát.

3. Thực hiện các biện pháp giảm quá tải bệnh viện, giảm tử vong

- Bộ Y tế đã chỉ đạo quyết liệt các cơ sở y tế thực hiện phân tuyến điều trị, phân luồng tiếp nhận khám thu dung, điều trị bệnh nhân; thiết lập các Bệnh viện vệ tinh và tăng cường thực hiện các biện pháp cách ly, chống lây nhiễm tại các bệnh viện.

- Bộ Y tế đã trực tiếp chỉ đạo và làm việc với Bệnh viện Nhi Trung ương và các bệnh viện tuyến cuối thực hiện nghiêm các hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Y tế đồng thời điều động những bác sỹ có kinh nghiệm hỗ trợ các địa phương, thiết lập các bệnh viện vệ tinh để thu dung, điều trị, cấp cứu bệnh nhân giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên. Chỉ đạo đẩy mạnh việc tổ chức các đơn vị huấn luyện – điều trị, tổ chức các đơn nguyên điều trị riêng cho một số dịch bệnh nguy hiểm và thành lập các kíp điều trị nhằm nâng cao chất lượng điều trị tại các cơ sở y tế.

- Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo việc tập trung các nguồn lực, nhân lực để thu dung, cách ly, điều trị, cấp cứu bệnh nhân hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tử vong. Đồng thời thường xuyên rà soát, cập nhật các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, bổ sung các thuốc mới, phương phương pháp cấp cứu, điều trị tiên tiến trên thế giới vào nước ta phù hợp với diễn biến và đặc điểm dịch bệnh trong nước nâng cao hiệu quả trong cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

Với những nỗ lực trên, số trường hợp tử vong một số bệnh lưu hành đã giảm so với cùng kỳ năm 2013, bệnh tay chân miệng đã giảm 7 trường hợp và sốt xuất huyết giảm 4 trường hợp, số tử vong liên quan đến bệnh sởi trong năm 2014 đã giảm rõ rệt từ lúc đỉnh điểm ghi nhận trên chục trường hợp tử vong trong một tuần, đến nay chỉ còn một vài trường hợp, đây là những trường hợp nặng đã điều trị dài ngày từ trước.

4. Tăng cường vai trò của chính quyền các cấp trong quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng chống dịch trên địa bàn

- Cần nhận thức đầy đủ và rõ ràng rằng việc phòng chống dịch chỉ có thể đạt được kết quả tốt nếu như Ủy ban nhân dân các cấp thực sự quan tâm và thực hiện đầy đủ vai trò quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng chống dịch tại các địa phương; xác định rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân nói chung và quản lý, điều hành các hoạt động phòng chống dịch bệnh tại các địa phương nói riêng; việc kiểm tra phải trực tiếp đến với người dân để đánh giá sự hành động, chuyển tải các văn bản đến với thực tế. Trong quá trình kiểm tra, giám sát, những nơi nào làm tốt, là chưa tốt, Bộ Y tế cũng sẽ tổng hợp và báo cáo Chính phủ để có những hình thức khích lệ, xử lý kịp thời.

- Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị trong ngành y tế từ trung ương đến địa phương cần chủ động hơn nữa trong việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân các cấp triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các địa phương, huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội trong việc vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh một cách hiệu quả.

- Bộ Y tế cũng thường xuyên rà soát các hoạt động trong phòng bệnh, chữa bệnh, hậu cần, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, thực hiện y đức và chế độ chính sách đối với người bệnh cũng như cán bộ y tế nhằm chủ động đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc chăm sóc người dân, sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh, thu hút các cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, có tâm sáng, yêu thương người bệnh nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

B. Về lĩnh vực an toàn thực phẩm:

Với vai trò là Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), trong thời gian qua, Bộ Y tế đã yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục các quy định của pháp luật và các kiến thức về ATTP nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về ATTP của mọi người trong xã hội. Đồng thời, Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan, chỉ đạo các địa phương thường xuyên tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm, công bố công khai các vi phạm về ATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, lựa chọn thực phẩm an toàn.

Theo báo cáo chưa đầy đủ của các Đoàn thanh tra của Trung ương và của các địa phương, trong 5 tháng đầu năm 2014 cả nước đã tổ chức trên 21.822 Đoàn thanh tra, kiểm tra về ATTP, trong đó, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức 19 Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành trong dịp Tết Giáp Ngọ và trong Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời, Bộ đã triển khai các đợt thanh tra, kiểm tra chuyên đề về thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm... Tổng số cơ sở được thanh tra, kiểm tra trong 5 tháng đầu năm là 391.800 cơ sở, bao gồm các đối tượng khác nhau như bánh mứt, kẹo, rượu bia, nước giải khát, nước uống đóng chai, sản phẩm chế biến từ thịt, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố, thực phẩm chức năng, sữa, phụ gia thực phẩm.... Số cơ sở vi phạm được phát hiện: 83.363 cơ sở (21,28%); số cơ sở vi phạm bị xử lý: 15.188 cơ sở chiếm 18,21% số vi phạm, trong đó cảnh cáo 9.525 cơ sở; phạt tiền 5.663 cơ sở với tổng số tiền phạt là 11.541.187.500đồng.

Bên cạnh đó, các đoàn thanh tra, kiểm tra, các địa phương đã áp dụng các biện pháp xử lý khác như thu hồi giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP, đình chỉ lưu hành các sản phẩm không bảo đảm an toàn, đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện ATTP, buộc các cơ sở vi phạm về quảng cáo dừng ngay hành vi vi phạm; tháo gỡ các nội dung quảng cáo sai quy định, cải chính trên phương tiện thông tin đại chúng, dừng lưu thông, thu hồi, tiêu hủy lô sản phẩm không đạt; thu hồi sản phẩm vi phạm về ghi nhãn để khắc phục.

27. Cử tri các tỉnh Long An, Hà Nam kiến nghị: Đề nghị có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp bác sỹ thiếu tinh thần trách nhiệm, gây khó khăn cho gia đình bệnh nhân, đặc biệt gây hậu quả làm chết bệnh nhân; đồng thời, kiểm điểm người đứng đầu bệnh viện để xảy ra sai phạm.

Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Hiện nay ở các bệnh viện vẫn còn tình trạng cò lấy số khám bệnh, việc bác sỹ bắt tay với nhà thuốc để trích phần trăm thường xảy ra. Được biết Bộ Y tế có chỉ đạo và lập đường dây nóng, nhằm chấn chỉnh thái độ phục vụ của Y, Bác sỹ. Đề nghị Bộ Y tế tăng cường kiểm tra, Thanh tra và có biện pháp để chấn chỉnh y đức trong đội ngũ Y, Bác sỹ, đồng thời tạo niềm tin cho nhân dân tham gia BHYT.



tải về 7.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   71   72   73   74   75   76   77   78   ...   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương