Jsc charter charter table contents



tải về 0.74 Mb.
trang23/30
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích0.74 Mb.
#34138
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   30

Cuộc họp HĐQT

    1. Cuộc họp HĐQT được tổ chức định kỳ theo nhu cầu cầu hoạt động kinh doanh, nhưng ít nhất mỗi quý phải họp một lần, và do Chủ tịch làm chủ tọa. Chủ tịch triệu tập Cuộc họp HĐQT theo yêu cầu của của (i) Tổng Giám đốc; (ii) ít nhất 2 TVHĐQT; hoặc (iii) Ban Kiểm soát.

    2. Cuộc họp HĐQT được triệu tập trong vòng bảy ngày kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản theo quy định tại Điều 34.1 trong đó nêu rõ nơi họp, ngày, giờ và chương trình cuộc họp. Bất kỳ một thông báo nào cũng phải bao gồm chương trình họp trong đó nêu rõ các vấn đề cần thảo luận và các giấy tờ có liên quan đến việc thảo luận tại cuộc họp đó.

    3. Cuộc họp HĐQT có thể được tổ chức tại bất kỳ nơi nào trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam tùy theo quyết định của HĐQT tại từng thời điểm.

    4. TVHĐQT có thể tham gia cuộc họp thông qua điện thoại hoặc bằng các phương tiện giao tiếp điện tử khác sao cho tất cả các TVHĐQT dự họp có thể nghe được và được nghe bởi tất cả các TVHĐQT có mặt còn lại. Việc tham gia cuộc họp bằng cách này được xem như là tham dự cuộc họp với tư cách cá nhân.

    5. Trong trường hợp một TVHĐQT không thể tham gia Cuộc họp HĐQT, TVHĐQT đó có thể chỉ định bằng văn bản một người được uỷ quyền (người được uỷ quyền có thể là một người bất kỳ hoặc là TVHĐQT khác) tham dự và biểu quyết thay cho mình trong Cuộc họp HĐQT đó. Người được uỷ quyền có thể được chỉ định để tham gia một Cuộc họp HĐQT cụ thể hoặc một số Cuộc họp HĐQT cho đến khi có thông báo từ TVHĐQT có liên quan. Mỗi thông báo uỷ quyền được gởi đến Chủ tịch theo địa chỉ Trụ sở chính trước ngày tổ chức Cuộc họp HĐQT. Mỗi người được uỷ quyền có một phiếu biểu quyết cho TVHĐQT mà người đó đại diện và một phiếu biểu quyết cho chính người đó nếu người đó cũng là TVHĐQT.

    6. Bất kỳ Người quản lý nào cũng có thể được yêu cầu tham dự Cuộc họp HĐQT do bất kỳ TVHĐQT nào yêu cầu để báo cáo trực tiếp lên HĐQT những vấn đề liên quan đến Công ty hoặc công việc kinh doanh của Công ty mà họ là người chịu trách nhiệm về những vấn đề này hoặc họ có kiến thức, kỹ năng về vấn đề này; và phải cung cấp cho HĐQT các thông tin hoặc tài liệu bổ sung có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty theo yêu cầu của HĐQT.

    7. HĐQT có thể chỉ định một người làm thư ký (“Thư ký Hội đồng”). Thư ký Hội đồng giữ tất cả các ghi chép về người được ủy quyền, cuộc họp, các quyết định được thông qua, các thông báo được gởi đi, các thay đổi trong Điều lệ và các vấn đề quan trọng khác liên quan đến việc quản lý của Công ty.

    8. Thư ký Hội đồng có thể bị HĐQT bãi nhiệm và thay thế bất kỳ lúc nào.

    9. Thư ký Hội đồng chịu trách nhiệm ghi nhận các biên bản của mỗi Cuộc họp HĐQT bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Nội dung biên bản họp bao gồm tên các thành viên dự họp, ngày và nơi họp, các vấn đề thảo luận và các nghị quyết được thông qua. Trong trường hợp Thư ký Hội đồng không thể tham dự Cuộc họp HĐQT, HĐQT có thể chỉ định một thư ký tạm thời cho cuộc họp.

    10. Biên bản của mỗi Cuộc họp HĐQT phải được chủ toạ Cuộc họp HĐQT đó ký, một bản sao của biên bản được giao cho mỗi TVHĐQT và bản chính của biên bản sẽ được lưu giữ tại Trụ sở chính hoặc bất kỳ một nơi khác theo chỉ định của HĐQT.

    11. Các khoản chi phí hợp lý do TVHĐQT chi trả liên quan đến việc tham dự Cuộc họp HĐQT bao gồm chi phí đi lại và nghỉ ngơi do Công ty thanh toán lại theo chính sách của Công ty tại từng thời điểm.

  1. Số đại biểu tại Cuộc họp HĐQT

    1. Cuộc họp HĐQT hợp lệ được tiến hành khi có ba phần tư (¾) tổng số TVHĐQT tham dự với tư cách cá nhân hoặc thông qua người được uỷ quyền.

    2. Trong trường hợp không đủ số đại biểu tham dự theo quy định tại Điều 35.1, cuộc họp thứ hai sẽ được triệu tập trong vòng mười lăm (15) ngày kể từ ngày đự định tiến hành cuộc họp đầu tiên. Trong trường hợp này, cuộc họp sẽ được tiến hành khi có hơn một nửa số TVHĐQT dự họp.

  1. Biểu quyết tại Cuộc họp HĐQT

Mỗi TVHĐQT có một phiếu biểu quyết. Các vấn đề biểu quyết tại Cuộc họp HĐTV sẽ được quyết định bởi đa số phiếu biểu quyết của TVHĐQT tham dự (với tư cách cá nhân hoặc hoặc thông qua người đại diện). Trong trường hợp số phiếu bằng nhau, Chủ tịch sẽ có phiếu biểu quyết quyết định.

  1. Biên bản ĐHĐCĐ và Biên bản họp HĐQT

    1. Tất cả ĐHĐCĐ và Cuộc họp HĐQT phải được ghi vào sổ biên bản. Biên bản họp phải được thông qua trước khi kết thúc cuộc họp.

    2. Chủ tọa cuộc họp và thư ký liên đới chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, trung thực của biên bản cuộc họp. Biên bản cuộc họp phải được gởi đến các Cổ đông và TVHĐQT trong vòng 15 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc họp.

  1. Nghị quyết bằng văn bản của HĐQT


Nghị quyết bằng văn bản được tất cả các TVHĐQT ký được coi là hợp lệ và có hiệu lực thi hành kể từ ngày được thông qua tại Cuộc họp HĐQT được triệu tập và tổ chức hợp lệ. Nghị quyết này có thể bao gồm một hoặc nhiều văn bản giống nhau được ký bởi một hoặc nhiều TVHĐQT. Thuật ngữ “bằng văn bản” và “ký” bao gồm cả việc thông qua bằng điện tử hoặc bằng fax.
  1. Tổng Giám đốc

    1. HĐQT bổ nhiệm một trong số các TVHĐQT hoặc thuê một người khác làm Tổng Giám đốc.

    2. Tổng Giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty dưới sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thưc hiện quyền và nghĩa vụ được giao.

    3. Nhiệm kỳ của Tổng Giám đốc không quá 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

    4. Tiêu chuẩn và điều kiện của Tổng Giám đốc: (i) có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc diện bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Pháp luật; và (ii) là người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty.



    5. tải về 0.74 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương