Jsc charter charter table contents



tải về 0.74 Mb.
trang20/30
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích0.74 Mb.
#34138
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   30

Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng Cổ phần hoặc bằng tài sản khác theo quyết định của ĐHĐCĐ. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng và có thể được thanh toán bằng séc hoặc lệnh trả tiền gửi bằng bưu điện đến địa chỉ thường trú của Cổ đông.

  • Cổ tức có thể được thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng nếu Công ty có đủ thông tin để có thể chuyển cổ tức vào tài khoản ngân hàng của Cổ đông. Nếu Công ty đã chuyển cổ tức theo đúng địa chỉ do Cổ đông cung cấp, Công ty sẽ không chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh từ việc chuyển cổ tức đó.

  • HĐQT phải lập danh sách Cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức, thời gian và hình thức trả chậm nhất là [30] ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức phải được gửi bằng thư bảo đảm đến địa chỉ đăng ký của tất cả các Cổ đông chậm nhất là [15] ngày trước khi thực hiện trả cổ tức.

  • Trường hợp Cổ đông chuyển nhượng Cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách Cổ đông và thời điểm trả cổ tức thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức.

    1. Thu hồi tiền thanh toán Cổ phần mua lại hoặc cổ tức


    Trường hợp mua lại Cổ phần không tuân thủ Điều 20 hoặc trả cổ tức trái với Điều 21, Các Cổ đông có liên quan phải hoàn trả cho Công ty số tiền và tài sản đã nhận. Trong trường hợp có Cổ đông không hoàn lại được cho Công ty, Cổ đông đó và tất cả TVHĐQT phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của Công ty trong phạm vi giá trị số tiền và tài sản đã trả cho Cổ đông mà chưa được hoàn lại cho Công ty.

    1. CƠ CẤU TỔ CHỨC
    1. Cơ cấu tổ chức


    Tổ chức của Công ty gồm có:
    1. ĐHĐCĐ;

    2. HĐQT;

    3. Chủ tịch;

    4. Tổng Giám đốc; và

    5. Ban Kiểm soát.

    1. ĐHĐCĐ

      1. ĐHĐC gồm tất cả các Cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. ĐHĐCĐ có các quyền và nhiệm vụ sau:


    1. Thông qua chiến lược phát triển của Công ty;

    2. Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại Cổ phần;

    3. Bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm TVHĐQT và Kiểm soát viên;

    4. Quyết định đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn [70]% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất;

    5. Quyết định sửa đổi hoặc bổ sung Điều lệ, trừ trường hợp điều chỉnh Vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán theo quy định tại Điều lệ;

    6. Thông qua Báo cáo Tài chính Hằng năm;

    7. Quyết định mua lại trên 10% tổng số Cổ phần đã bán của mỗi loại;

    8. Xem xét và quyết định xử lý các vi phạm của HĐQT và Ban Kiểm soát, gây thiệt hại cho Công ty và Cổ đông;

    9. Quyết định tổ chức lại và giải thể Công ty; và

    10. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác mà ĐHĐCĐ cho là cần thiết theo quy định của Pháp luật và Điều lệ.
      1. Cổ đông là tổ chức có quyền cử không quá 3 người đại diện theo ủy quyền thực hiện quyền của mình theo quy định của Pháp luật. Nếu có nhiều hơn một người đại diện theo ủy quyền được cử thì số lượng cổ phần và phiếu biểu quyết của mỗi người đại diện là bằng nhau. Việc cử, chấm dứt hoặc thay đổi người đại diện theo ủy quyền phải được thông báo bằng văn bản trong thời gian sớm nhất có thể.

    1. Triệu tập ĐHĐCĐ

      1. ĐHĐCĐ họp thường niên hoặc bất thường nhưng ít nhất mỗi năm họp một lần. Địa điểm ĐHĐCĐ phải trên lãnh thổ Việt Nam. ĐHĐCĐ phải họp thường niên trong vòng 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

      2. ĐHĐCĐ thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau:


    1. Báo cáo Tài chính Hàng năm;

    2. Báo cáo của HĐQT đánh giá thực trạng công tác quản lý kinh doanh của Công ty;

    3. Báo cáo của Ban Kiểm soát về HĐQT và Tổng Giám Đốc;

    4. Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại; và

    5. Các vấn đề khác theo đề nghị của HĐQT.
      1. HĐQT phải triệu tập họp bất thường ĐHĐCĐ trong các trường hợp sau:


    1. Nếu xét thấy cần thiết vì lợi ích của Công ty;

    2. Số TVHĐQT còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của Pháp luật;

    3. Theo yêu cầu của bất kỳ Cổ đông nào; hoặc

    4. Theo yêu cầu của Ban Kiểm soát.
      1. HĐQT phải triệu tập ĐHĐCĐ trong thời hạn [30] ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu theo quy định tại Điều 25.3(c) và (d) hoặc khi số lượng TVHĐQT bị giảm sút.

      2. Trường hợp HĐQT không triệu tập ĐHĐCĐ như quy định, Chủ tịch phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại xảy ra cho Công ty.

      3. Trong trường hợp HĐQT không triệu tập ĐHĐCĐ theo quy định tại Điều 25.4 thì Ban Kiểm soát sẽ thay thế HĐQT triệu tập hợp ĐHĐCĐ trong thời hạn [30] ngày theo quy định của Điều lệ.

      4. Trường hợp Ban Kiểm soát không triệu tập ĐHĐCĐ theo quy định thì trưởng Ban Kiểm soát phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho Công ty.

      5. Trường hợp Ban Kiểm soát không triệu tập ĐHĐCĐ theo quy định tại Điều 25.6 thì bất kỳ Cổ đông hoặc nhóm Cổ đông nào đều có quyền thay thế HĐQT và Ban Kiểm soát triệu tập ĐHĐCĐ theo quy định của Điều lệ.

      6. Người triệu tập ĐHĐCĐ phải lập danh sách Cổ đông có quyền dự họp, cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại liên quan đến danh sách cổ đông, lập chương trình, nội dung và tài liệu cho cuộc họp, xác định thời gian và địa điểm họp, gửi thông báo mời họp đến từng Cổ đông có quyền dự họp theo quy định của Điều lệ.



      7. tải về 0.74 Mb.

        Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  • 1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   30




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương