Jsc charter charter table contents


ĐHĐCĐ quyết định giải thể Công ty



tải về 0.74 Mb.
trang26/30
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích0.74 Mb.
#34138
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30

ĐHĐCĐ quyết định giải thể Công ty.

  • Theo quyết định của Cơ quan Nhà nước có liên quan thu hồi GCNĐT do có vi phạm nghiêm trọng Pháp luật hoặc các quy định trong GCNĐT.

    1. Giải thể

      1. Ngay khi có bất kỳ sự kiện chất dứt quy định tại Điều 52, ĐHĐCĐ phải thông qua quyết định gải thể Công ty. Nghị quyết này phải bao gồm lý do giải thể, thời hạn và thủ tục thanh lý các hợp đồng và các khoản nợ của Công ty và các điều khoản khác theo yêu cầu của pháp luật.

      2. Trong vòng bảy (7) ngày kể từ ngày được ban hành hoặc thời gian khác dài hơn được Pháp luật cho phép, nghị quyết về giải thể phải được gửi đến CQCP (và/hoặc các cơ quan có liên quan đến đăng ký kinh doanh nếu Pháp luật yêu cầu), tất cả các chủ nợ, người khác có quyền lợi liên quan và người lao động của Công ty đồng thời niêm yết tại Trụ sở và bất kỳ chi nhánh nào của Công ty. Thông báo giải thể phải được đăng báo nếu Pháp luật yêu cầu.

      3. Ngay khi việc giải thể có hiệu lực theo quy định tại Điều 53.1, HĐQT chỉ định ba người vào uỷ ban thanh lý (sau đây gọi là “Uỷ ban Thanh lý”).

      4. Uỷ ban Thanh lý có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật phù hợp với việc giải thể Công ty và phân chia tài sản một cách hiệu quả có thể, theo quy định của Pháp luật, tất cả thẩm quyền này có thể được HĐQT giao cho Uỷ ban Thanh lý.

      5. Tất cả các phí và chi phí hợp lý cho việc giải thể Công ty do Công ty chi trả. Tất cả các nghĩa vụ của Công ty phải được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:


      1. Lương và các khoản trợ cấp xã hội, bảo hiểm y tế liên quan đến người lao động;

      2. Các khoản nợ thuế đối với Nhà nước Việt Nam;

      3. Chi phí giải thể;

      4. Các khoản vay của Công ty từ các chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm đối với phần nợ không được thanh toán đủ bằng các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm bao gồm cả các khoản thanh toán từ người bảo lãnh;

      5. Các nghĩa vụ khác; và

      6. Phần còn lại sau khi thanh toán các chi phí từ Điểm (a) đến (e) nêu trên sẽ được chia cho các Cổ đông theo quy định tại Điều 7.3(c).
      1. Uỷ ban Thanh lý có trách nhiệm báo cáo với CQCP ngày thành lập và ngày bắt đầu hoạt động của mình. Kể từ ngày này, Uỷ ban Thanh lý đại diện cho Công ty trong mọi vấn đề liên quan đến việc giải thể Công ty trước Toà án và các cơ quan có thẩm quyền.


    1. Bồi thường
    1. Bồi thường

      1. Thêm vào tổng số tiền nêu dưới đây hoặc được quy định trong Điều lệ này, Cổ đông (“Bên bồi thường” cho mục đích bồi thường theo Điều 12.1 này) đồng ý bồi thường những thiệt hại gây ra cho Công ty và Các Cổ đông khác (mỗi, một “Bên nhận bồi thường” cho mục đích bồi thường theo Điều 54.1) trong giới hạn cao nhất được Pháp luật cho phép trước tất cả những tổn thất, yêu cầu, thiệt hại, phí tổn (bao gồm nhưng không giới hạn những khoản phí hợp lý, chi tiêu và chi phí khác cho luật sư) hoặc trách nhiệm khác (gọi chung “Trách nhiệm”) là kết quả của hoặc phát sinh từ sự vi phạm bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm, giao ước hoặc thỏa thuận nào của Bên bồi thường quy định trong Điều lệ, hoặc bất kỳ hành vi pháp lý, hành chính hoặc hành vi khác, những vụ kiện hay điều tra (kể cả chính thức hoặc không chính thức), hoặc đe dọa bằng văn bản theo đó liên quan đến hoặc phát sinh từ Điều lệ này hoặc bất kỳ giao dịch được đề cập theo đây hoặc bất kỳ vai trò của Bên nhận bồi thường nào trong Điều lệ này hoặc trong bất kỳ giao dịch nào được đề cập theo đây được quy định; tuy nhiên Bên bồi thường sẽ không chịu trách nhiệm theo Điều 54.1 cho Bên nhận bồi thường (i) cho bất kỳ khoản thanh toán nào cho việc giải quyết những yêu sách mà không có sự cho phép của Bên bồi thường (mà sự cho phép này sẽ là sự từ chối không hợp lý), (ii) đối với phạm vi được quyết định sau cùng đúng đắn mà chính Những trách nhiệm xuất phát từ hành vi cố ý hoặc cẩu thả nói chung của chính Bên nhận bồi thường, hoặc (iii) đối với phạm vi mà nó chính là kết quả sau cùng xác định rằng Những trách nhiệm phát sinh từ sự vi phạm của chính Bên nhận bồi thường đối với bất kỳ tuyên bố, bảo đảm, giao ước hoặc thỏa thuận khác cho Bên nhận bồi thường quy định trong Điều lệ này..

      2. Mỗi Bên nhận bồi thường theo Điều 54 sẽ thông báo kịp thời cho Bên bồi thường sau khi nhận thông báo về việc khởi kiện, điều tra, yêu sách hoặc kiện tụng khác chống lại chính Bên bồi thường mà sự bồi thường có thể được yêu cầu bởi Bên nhận bồi thường theo Điều 54 này bằng văn bản về việc khởi kiện đó. Việc bỏ xót của bất kỳ Bên nhận bồi thường nào trong việc thông báo đến Bên bồi thường về chính những hành vi của bên này sẽ không làm giảm trách nhiệm của Bên bồi thường đối với những trách nhiệm có thể phát sinh đối với Bên nhận bồi thường.


    1. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
    1. Giải quyết tranh chấp

    Bất kỳ tranh chấp, tranh cãi hoặc khiếu nại nào phát sinh từ hoặc liên quan đến Điều lệ trước tiên phải đuợc giải quyết thông qua thương lượng hoặc/và hoà giải giữa các bên tranh chấp. Nếu không có thoả thuận liên quan đến tranh chấp, tranh cãi hoặc khiếu nại nào đạt được thông qua thương lượng và hoà giải thì tranh chấp, tranh cãi hoặc/và khiếu nại này sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam theo quy tắc trọng tài của trung tâm này. Ngôn ngữ được sử dụng trong tố tụng trọng tài là tiếng Anh. Quyết định của trọng tài là quyết định cuối cùng và ràng buộc các bên.

    1. ĐIỀU KHOẢN KHÁC
    1. Hiệu lực của Điều lệ

    Điều lệ này có hiệu lực từ ngày CQCP cấp GCNĐT. 


    1. tải về 0.74 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  • 1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương