Điều tra và kiểm soát sự nứt hạt lúa trên đồng ruộng và sau thu hoạch ở Đồng Bằng sông Mêkông của Việt Nam



tải về 303.14 Kb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích303.14 Kb.
#16231
1   2   3   4   5   6   7

3.8 Mô hình quản lý lúa gạo


Hình 4 mô tả mô hình quản lý lúa gạo do dự án đề xuất. Đề án đề xuất một mô hình hợp tác xã mà ở đó nông hộ chung vốn để điều hành chuỗi sau thu hoạch lúa gạo thông qua liên minh hợp tác xã. Trong hệ thống này, hợp tác xã sẽ đủ lực để đầu tư mua máy gặt đập liên hợp, máy sấy và quản lý các thiết bị này. Do đó lợi ích từ tiến bộ kỹ thuật sẽ đến được với nông dân thông qua hợp tác xã. Phân tích lợi ích tài chính trong các báo cáo trước cho thấy trong cấu phần lợi nhuận thu được từ sấy lúa, lợi nhuận từ tổn thất sấy là cao nhất. Tuy nhiên nông hộ không thu được lợi nhuận này bởi vì họ không sở hữu gạo trắng như đã phân tích ở trên. Điều đó giải thích tại sao ở giai đoạn này, số lượng máy sấy tăng từ từ. Ví dụ, năm 2006, số lượng máy sấy ở ĐBSCL là 6200 máy. Hầu hết các máy sấy này được lắp đặt tại nhà nông hộ. Năm 2009, số máy sấy chỉ tăng thêm 400 máy trong vòng 3 năm qua nâng tổng số máy sấy lên 6600 máy. Để tăng nhanh, phải lắp đặt máy sấy ở các nhà máy xay xát hoặc quan tâm đến mô hình trên (Hình 4). Trong đề án này, chúng tôi đã thử nghiệm tích hợp quá trình thu hoạch và sấy. Tuy nhiên, một công đoạn quan trọng nữa cần hoàn thành trong xử lý sau thu hoạch là xay xát. Công đoạn này rất quan trọng vì sản xuất ra sản phẩm cuối cùng là gạo xát trong chuỗi sau thu hoạch lúa gạo. Lợi ích mang lại sẽ cao hơn nếu nông hộ có thể quản lý được hoạt động xay xát để sản xuất ra gạo trắng. Mô hình này sẽ thực hiện được nếu liên minh hợp tác xã cùng đầu tư và quản lý dây chuyền xay xát.



Hình 4: Phác thảo sơ đồ tiến trình mô hình quản lý lúa gạo tích hợp trên cơ sở liên minh HTX kiểm soát lúa gạo từ lúc thu hoạch đến xay xát, bảo quản.

3.9 Tăng cường năng lực


Trong ba năm thực hiện dự án (2006-2009), các hoạt động nghiên cứu, khuyến nông, huấn luyện do dự án thực hiện đã huy động một số lượng lớn các cán bộ của ĐH Nông Lâm TP.HCM. Các cán bộ nghiên cứu của ĐHNL đã tham gia thu thập dữ liệu cơ sở, thực hiện các nghiên cứu từ trên đồng đến phòng thí nghiệm, phân tích số liệu, viết báo cáo dự án và bài báo khoa học cũng như tham gia huấn luyện nông hộ và nhà cung cấp dịch vụ. Năng lực nghiên cứu và kiểm nghiệm lúa gạo của ĐHNL đã được tăng cường nhờ chương trình CARD đã xây dựng được phòng thí nghiệm lúa gạo. Có thể nói qui trình sản xuất chế biến lúa gạo và phân tích lúa gạo đã và đang được kết hợp trong công tác giảng dạy tại ĐHNL bằng các hình thức khác nhau. Vì vậy, các kết quả của dự án không những hữu ích cho các bên liên quan mà còn góp phần nâng cao hiểu biết cho cộng đồng khoa học về sản xuất sau thu hoạch lúa gạo bằng cách đăng tải các bài báo khoa học.

Trong quá trình thực hiện dự án CARD (2006-2009), các hoạt động khuyến nông cũng đã huy động nhiều cán bộ khuyến nông địa phương từ nhiều quận huyện khác nhau. Bên cạnh các hội thảo huấn luyện, các cán bộ khuyến nông cũng tham gia các hoạt động khác của dự án trên địa bàn thực hiện dự án như thu thập số liệu, thực hiện thí nghiệm. Các hoạt động này là những cơ hội rất tốt để cán bộ khuyến nông học hỏi thêm kinh nghiệm và chuyên môn về kỹ thuật sau thu hoạch lúa gạo. Hoạt động huấn luyện đã giúp cán bộ khuyến nông có khả năng ứng dụng các kiến thức lúa gạo đạt được để tư vấn hay chuyển giao kỹ thuật lúa gạo cho các nông hộ và tổ chức các hoạt động huấn luyện của riêng họ cho các cán bộ khuyến nông hoặc nông hộ chưa qua huấn luyện. Dự án cũng đã tổ chức hội thảo và các thí nghiệm về xay xát lúa gạo để cung cấp thông tin kỹ thuật xay xát cải tiến cho các nhà cung cấp dịch vụ. Dự án này cũng mang đến cho các nông hộ các kiến thức và kỹ thuật trước và sau thu hoạch lúa gạo thông qua các buổi huấn luyện, trình diễn và hỗ trợ trang thiết bị cho các HTX thí điểm để áp dụng các kỹ thuật thu hoạch, sấy và xay xát. Nhờ đó, đã có sự biến chuyển về Kiến thức, Thái độ và Kỹ năng của HTX và các tiểu nông hộ như là phơi nắng ít hơn, thu hoạch bằng máy nhiều hơn, thu hoạch đúng thời điểm và sấy lúa đúng kỹ thuật nhiều hơn.


3.10 Tác động của dự án đến các tiểu nông hộ


3.10.1 Tăng cường nhận thức sử dụng phương pháp canh tác phù hợp hơn. Các hoạt động của dự án thực hiện trong hai năm qua đã mang lại những lợi ích cho tiểu nông hộ một cách trực tiếp. Các hoạt động khuyến nông thông qua các buổi huấn luyện, thao diễn và tham quan học tập đã tác động đến nhận thức sử dụng phương pháp thu hoạch và sấy thích hợp của tiểu nông hộ cũng như các thành phần tham dự khác. Kết quả khảo sát nông hộ cũng thể hiện ý nghĩa này. Ví dụ, trong tổng số 162 nông hộ tham gia khảo sát, 95.1% nông hộ ý thức được tác động tiêu cực của việc thu hoạch trễ so với thời gian thu hoạch khuyến cáo cho từng giống lúa. 49.35% nông hộ tham gia khảo sát nắm bắt được thông tin này qua các hoạt động của chương trình CARD phối hợp với Trung tâm khuyến nông địa phương bên cạnh sự chủ động tìm hiểu thông tin của nông hộ. Có khoảng 80% nông hộ biết rằng công tác tuốt lúa cần được tiến hành ngay lập tức sau khi thu hoạch. Tỉ lệ nông hộ làm khô lúa bằng phơi tự nhiên giảm đáng kể (từ 79.50% năm 2006 xuống còn 39.75%) và số nông hộ sử dụng máy sấy tăng khoảng 40% (8.70% đến 47.83% trong vòng 3 năm 2006-2009). Hai nguyên nhân khiến 12% nông hộ không thể ứng dụng sấy cơ học là không có máy sấy và chi phí sấy cơ học còn cao. Khoảng 63.3% nông hộ trong khảo sát này cho biết đã cập nhật thông tin về sấy lúa tốt hơn phơi là nhờ chương trình CARD và Trung tâm khuyến nông. Các trang thiết bị do CARD hỗ trợ cho các HTX như máy gặt đập liên hợp và máy sấy đã được các thành viên của hợp tác xã sử dụng cũng là những nông hộ vừa và nhỏ. Số lượng máy sấy và gặt đập liên hợp do nông hộ mua mới hay lắp đặt cũng tăng lên nhờ vào các chương trình huấn luyện trong dự án này cũng mang lại lợi ích cho toàn thể nông hộ kể cả các tiểu nông hộ.

3.10.2 Lợi nhuận đạt được của HTX Tân Phát A từ dự án. Bảng 10 tóm tắt các lợi nhuận đạt được của HTX Tân Phát A nhờ cải thiện các khâu thu hoạch và sấy lúa. Khoảng thời gian từ 2006 đến 2008 được xem như là khoảng thời gian phát triển để dự án thu nhận kiến thức và kinh nghiệm từ dự án CARD nhằm cải thiện tập quán thu hoạch và phương pháp sấy giúp nâng cao sản lượng và chất lượng hạt. Từ thời điểm 2009 này trở đi, HTX sẽ thu được lợi nhuận mỗi năm như trình bày trong Bảng 10 mà không cần phải lắp đặt thêm trang thiết bị. Đầu tư hiện tại có thể đáp ứng 75% nhu cầu thu hoạch bằng máy (18 máy gặt) và 23% nhu cầu sấy (6 máy sấy) cho các đồng lúa của HTX với các trang thiết bị tự có chỉ trong vòng 5 ngày của vụ thu hoạch. Đối với thời gian hoạt động 22-23 ngày mỗi vụ, 18 máy gặt có thể thu hoạch 3 lần ruộng lúa HTX (3*478 ha/vụ) và 6 máy sấy có khả năng sấy tất cả lúa của HTX 478ha/vụ.

Bảng 10: Lợi nhuận ước tính mỗi năm từ việc nâng cao kỹ thuật thu hoạch và sấy ở HTX Tân Phát A từ năm 2009.

Kỹ thuật

Lợi nhuận

VND (x triệu đồng)

USD

Qui đổi tương đương máy móc

Thu hoạch

RHLMT

RHCMT


RHSMT

669.5

702.7


1260

37194

39036


70000

3.7 GĐLH

4 GĐLH


7 GĐLH

Tổng




2630.2

146230

14.7 GĐLH

Sấy

RDLMT

RDCMT


RDSMT

200

28.6


99.7

11114

1870


5500

3 máy sấy

0.5 máy sấy

1.5 máy sấy


Tổng




328.3

18484

5 máy sấy

Trong các tính toán lợi nhuận ở các phần trên, HTX đạt 100% lợi nhuận từ việc giảm chi phí sản xuất (RHCMT, RDCMT) và hoạt động dịch vụ (RHSMT, RDSMT). Tuy nhiên, HTX không thể đạt 100% lợi nhuận của các thành phần tổn thất (RHLMT) bởi vì hầu hết chỉ giảm được các tổn thất giá trị (chất lượng) hơn là tổn thất hạt (số lượng). Đối với hệ thống mua bán hiện nay ở ĐBSCL, ai sở hữu gạo trắng sẽ thu được lợi nhuận từ các tổn thất giá trị. Trong thực tế, thương lái và các chủ nhà máy xay sở hữu gạo trắng và nông hộ sở hữu lúa khô. Do đó, mặc dù nông hộ là người cải thiện nâng cao công tác thu hoạch và sấy, thương lái và chủ xay lại là những người thu được lợi nhuận từ việc giảm tổn thất giá trị (thu hồi gạo nguyên nhiều hơn). Tình trạng này xảy ra do hiện tại không có sự khác biệt rõ rệt về giá cả giữa lúa khô tốt và xấu. Năm 2008, giá lúa làm khô tốt (sấy đúng, ẩm độ 14% cơ sở ướt) cao hơn lúa xấu (làm khô không đúng hay phơi nắng, ẩm độ 17%) chỉ là 50VND/kg. 50 VND/kg tương đương với chi phí sấy lúa đạt 14% ẩm độ. Đó là do thực tế các nhà cung cấp dịch vụ khống chế giá lúa khô và ước cộng với chi phí dịch vụ.

Nói cách khác, người nông dân không hưởng được lợi từ việc nâng cao chất lượng hạt thông qua cải tiến kỹ thuật canh tác. Đối với nông hộ thu lợi từ việc giảm được các tổn thất nhờ kỹ thuật thu hoạch và sau thu hoạch nâng cao, nông hộ cần sở hữu gạo trắng. Một mô hình gọi là “mô hình chuỗi quản lý gạo tích hợp” từ giai đoạn thu hoạch đến xay xát cho chất lượng gạo tốt hơn và nông hộ có thu nhập cao hơn (Hình 3) có thể giúp nông hộ sở hữu gạo trắng, có nghĩa là nông hộ sẽ thu lợi được từ việc giảm tổn thất thu hoạch.


3.11 Công tác truyền thông


Các thông tin cơ bản và những hoạt động của đề án CARD này đã được cập nhật trên báo chí (Khoa học Phổ thông số ra ngày 9.05.2008; và Thời báo Việt Nam- bản tiếng Anh ra ngày 29.04.2008; Thời báo Kinh Tế Nông Thôn số 20, ngày 20.05.2008) và đài truyền hình địa phương (tỉnh Kiên Giang vào tháng 12 năm 2008 và 2009). Ngoài ra, nhiều buổi huấn luyện được tổ chức xuyên suốt trong một năm qua một cách trực tiếp và gián tiếp đã cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động của đề án đến các lãnh đạo địa phương và các đối tác ở khu vực ĐBSCL.
Chất lượng của các nghiên cứu trong dự án đã được minh chứng bằng những bài báo khoa học được đăng tải trên các tạp chí quốc tế và hội nghị quốc tế. Cho đến thời điểm này, kết quả nghiên cứu của dự án đã được đăng tải trên tạp chí quốc tế “Drying Technology” chương 27, số 3, trang 486-494 vào tháng 03 năm 2009 và tạp chí “International Journal of Food Propertieschương 13, số 1, trang 176-183 năm 2010. Bản tóm tắt “Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch xung quanh ngày chín sinh lý đến độ nứt gãy và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên ở ĐBSCL Việt Nam” đã được giới thiệu trong sự kiện “Sau thu hoạch 2009-Hội nghị và Triển lãm lúa gạo” tổ chức vào tháng 07 năm 2009 tại Bangkok, Thái Lan. Các kết quả nghiên cứu có tựa đề “Tối ưu hóa sấy tầng sôi nhiệt độ cao bằng phương pháp Bề mặt đáp ứng” và “Ảnh hưởng của sấy tầng sôi nhiệt độ cao đến độ nứt gãy của các giống gạo Việt Nam”đã được trình bày tại Hội nghị Sấy Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 6 tổ chức vào tháng 10 năm 2009 tại Bangkok. Các bài báo được đăng tải trên các tạp chí khoa học uy tín và các Hội nghị vùng Châu Á cho thấy năng lực nghiên cứu của cán bộ ĐHNL về khoa học và kỹ thuật lúa gạo thông qua chương trình CARD này là hoàn toàn thỏa đáng.
  1. Kết luận và Đề nghị


Bài báo này tổng kết kết các hoạt động, thành tựu và lợi ích chủ yếu của dự án CARD 026-VIE/05 trong giai đoạn thực hiện từ tháng 04 năm 2006 đến tháng 11 năm 2009. Cơ bản dự án đã hoàn thành các thí nghiệm chính về thời gian thu hoạch, phương pháp thu hoạch, sấy tĩnh vỉ ngang và nghiên cứu chuyển pha gương cũng như đã tổng kết các thành tựu đạt được. Thu hoạch gạo sớm hạn vài ngày (trước ngày chín sinh lý) tốt hơn thu hoạch trễ hạn từ 4 đến 6 ngày vì thu hoạch trễ hạn làm cho hạt gạo dễ bị nứt gãy. Do đó, thời điểm thu hoạch càng kéo dài thì tổn thất càng trầm trọng ngay cả trong trường hợp thu hoạch bằng tay như nghiên cứu này. Mức độ ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến tỉ lệ nứt gãy hạt cũng phụ thuộc vào giống gạo.

Phương pháp tối ưu chế độ sấy nhiều giai đoạn đã được chứng thực với các thí nghiệm sấy tầng sôi. Dự án cũng đã khảo sát các đặc tính hóa lý và cảm quan của gạo sấy tầng sôi. Kỹ thuật sấy tầng sôi là một kỹ thuật sấy nhanh tiềm năng có thể ứng dụng phối hợp được với ủ và sấy tháp hoặc thông gió để tăng năng suất sấy và bảo đảm yêu cầu bảo quản hạt trong mùa mưa

Hai thí nghiệm xay xát sử dụng hệ thống xay xát công suất trung bình (1 tấn/giờ) và lớn (7 tấn/giờ) đã được thực hiện tại Cần Thơ và Kiên Giang. Dự án đã thực hiện đánh giá hiệu quả xay xát của hệ thống hiện tại và thảo luận một cách tiếp cận mới hướng tới hiệu quả xay xát. Kích cỡ máy xát là một yếu tố quan trọng xác định các tổn thất. Máy xay xát nhỏ do các nông hộ nhỏ sử dụng cho tỉ lệ thu hồi thấp. Máy xay xát qui mô vừa và lớn cho tỉ lệ thu hồi cao nhưng vẫn còn thấp so với tỉ lệ lý tưởng. Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên cao nhất ở các nhà máy lớn chỉ khoảng 55% thấp hơn so với mức lý tưởng là 60%. Điều này có nghĩa là xay xát là một yếu tố quan trọng để cải thiện tỉ lệ gạo nguyên. Xát gạo bằng cối cao su chỉ cải thiện tỉ lệ thu hồi gạo nguyên nếu hạt đạt ẩm độ 14-15% sau sấy.

Dữ liệu tích hợp thất thoát trong và sau thu hoạch lúa gạo của dự án rất hữu ích để ước tính phần trăm thất thoát có thể ngăn chặn được khi đưa bất kỳ cơ hội can thiệp nào vào trong chuỗi sản xuất lúa gạo. Dự án cũng đưa ra một mô hình chuỗi quản lý lúa gạo tích hợp từ thu hoạch đến xay xát nhằm nâng cao chất lượng lúa gạo và thu nhập cao hơn cho nông hộ. Mô hình này cũng có thể đươc phát triển thông qua liên minh hợp tác xã là nơi một nhóm hợp tác xã đầu tư và điều hành nhà máy xay xát và kiểm soát toàn bộ chuỗi sau thu hoạch lúa gạo.

Nội dung chính thứ hai thực hiện trong dự án là công tác huấn luyện để tuyên truyền các thông tin về kỹ thuật thu hoạch và sấy cho các đối tác liên quan. Các số liệu cơ bản thu thập có hệ thống và kết quả thí nghiệm được soạn thảo thành sổ tay huấn luyện, tờ rơi và phân phát cho các bên liên quan, đặc biệt là các nông hộ thông qua chương trình huấn luyện và các chuyến tham quan học tập. Trong hai năm qua, tổng cộng đã có 2392 nông hộ và 306 cán bộ khuyến nông tham dự chương trình huấn luyện của dự án. Các hoạt động khuyến nông bao gồm 17 buổi huấn luyện (1 ngày), các hoạt động trình diễn và tham quan học tập cho nông dân và cán bộ khuyến nông địa phương tổ chức tại 11 huyện thuộc TP. Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang để tuyên truyền kiến thức về nứt gãy hạt, phương pháp sấy và thu hoạch. Dự án cũng đã tổ chức thành công hội thảo xay xát tại huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang nhằm nâng cao nhận thức của chính quyền địa phương, các nhà cung cấp dịch vụ, chủ máy xay, cán bộ khuyến nông và đại diện HTX về việc sử dụng kỹ thuật xay xát phù hợp. Các hoạt động khuyến nông này có tác động rất thỏa đáng đến kiến thức và tập quán canh tác của các tiểu nông hộ thuộc các HTX tham gia dự án này theo kết quả điều tra khảo sát đã thực hiện.

Để xây dựng năng lực kỹ thuật công nghệ chế biến và đánh giá chất lượng lúa gạo, dự án đã đề cử ba cán bộ giảng dạy của ĐH Nông Lâm TP.HCM tham gia các hoạt động huấn luyện kỹ thuật tại Đại học Queensland. Ngoài ra, đã có một cán bộ dự án là sinh viên Việt Nam hoàn tất chương trình Thạc sĩ nghiên cứu tại ĐH Queensland (học bổng do AusAID tài trợ). Chủ nhiệm đề án tại Việt Nam và điều phối viên dự án tại UQ đã tham quan các cơ quan nghiên cứu lúa gạo hàng đầu tại Thái Lan và Philippines. Các hoạt động khuyến nông của dự án cũng đã huy động nhiều cán bộ khuyến nông địa phương từ các quận huyện khác nhau. Điều này tác động rất lớn đến công tác xây dựng và tăng cường năng lực cho các nhân sự liên quan đến dự án. Bên cạnh đó, dự án cũng thiết lập được một phòng thí nghiệm lúa gạo với các thiết bị phân tích do CARD tài trợ và chi phí tu bổ phòng thí nghiệm của ĐH Nông Lâm TP.HCM. Phòng thí nghiệm phân tích lúa gạo này không những đã sử dụng để thực hiện đánh giá hàng nghìn mẫu gạo do nghiên cứu của dự án mà còn phục vụ nhiều nghiên cứu liên quan đến chất lượng lúa gạo và cấu trúc thực phẩm của sinh viên và cán bộ giảng viên ĐHNL.

Một số kết quả chọn lọc của các thí nghiệm chính đã được đăng tải trên các tạp chí uy tín và các hội nghị quốc tế. Đã có hai bài báo đăng tải trên tạp chí Công Nghệ Sấy và Tạp chí Quốc tế Tính Chất Thực phẩm. Tóm tắt nghiên cứu “Ảnh hưởng thời gian thu hoạch quanh ngày chín sinh lý đến độ nứt gãy hạt và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên tại Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam” đã được giới thiệu trong kỷ yếu của sự kiện “Sau thu hoạch 2009-Hội nghị và Triển lãm lúa gạo” tổ chức vào tháng 07 năm 2009 tại Bangkok, Thái Lan. Hai kết quả nghiên cứu về tối ưu hóa sấy tầng sôi lúa gạo nhiệt độ cao được báo cáo tại Hội nghị sấy Châu Á Thái Bình Dương tổ chức tháng 10 năm 2009 tại Bangkok.

Trên cơ sở các ước tính các lợi nhuận vật chất và tài chính đạt được của dự án, HTX Tân Phát A sẽ làm lợi được 50.326 USD mỗi năm từ các cải tiến tập quán thu hoạch và sấy lúa mà không cần phải lắp đặt thêm trang thiết bị. Nếu tính thêm lợi nhuận từ các hoạt động dịch vụ, hợp tác xã làm lợi 125.826 USD mỗi năm. Trong trường hợp ĐBSCL áp dụng hệ thống cải tiến trong sản xuất lúa gạo, ví dụ thu hoạch đúng, gặt bằng máy, sấy lúa đúng kỹ thuật, xay xát cải tiến, ĐBSCL có thể giảm 13% tổng tổn thất trong và sau thu hoạch và tiết kiệm được 190 triệu USD mỗi năm.


Lời cảm ơn

Các tác giả chân thành cảm ơn Chương trình Hợp tác Phát triển Nông nghiệp và Nông Thôn (CARD) và Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam đã tài trợ cho nghiên cứu này. CARD là một dự án do Chính phủ Úc tài trợ cho Việt Nam để tăng cường nông nghiệp và phát triển nông thôn bằng cách áp dụng nghiên cứu, kỹ thuật, kỹ năng và quản lý cho các nông hộ.



Tài liệu tham khảo

Bal, S., & Oiha, T. P., 1975. Determination of biological maturity and effect of harvesting and drying conditions on milling quality of paddy. Journal Agricultural Engineering Resource, 20, 353-361.

Berrio, L. E., & Cuevas-Perez, F. E., 1989. Cultivar differences in milling yields under delayed harvesting of rice. Crop Science, 24, 1510-1512.

Kester, E. B., Lukens, H. C., Ferrel, R. E. M., A., & FIinfrock, D. C., 1963. Influences of maturity on properties of western rice. Cereal Chemistry, 40, 323-326.

Ntanos, D., Philippou, N., & Hadjisavva-Zinoviadi, S., 1996. Effect of rice harvest on milling yield and grain breakage. CIHEAM-Options Mediterraneennes, 15(1), 23-28.

Soponronnarit, S. and Prachayawarakorn, S. Optimum strategy for fluidized-bed paddy drying. Drying Technology 1994, 12, 1667-1686.

Soponronnarit, S., Wetchacama, S., Swasdisevi, T. and Poomsa-ad, N. Managing moist paddy by drying, tempering and ambient air ventilation. Drying Technology, 1999, 17, 335-344.

Sutherland, J.W. and Ghaly, T.F. Rapid fluidised bed drying of paddy rice in the humid tropics. In Proceedings of the 13rd ASEAN Seminar on Grain Post-harvest Technology, 1990.





Каталог: data -> file
file -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
file -> Transformations
file -> SỞ gd&Đt bắc ninh trưỜng thpt hàn thuyêN
file -> ĐỀ thi thử quốc gia năM 2014-2015 MÔn thi: anh văN
file -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Những bài hát tiếng Anh buồn nhất thế giới
file -> Những câu châm ngôn Tiếng Anh hay I love you not because of who you are, but because of who I am when I am with you
file -> Những câu nói hay về tình yêu bằng Tiếng Anh I used to think that dreams do not come true, but this quickly changed the moment I laid my eyes on you
file -> 105 thành ngữ thông dụng trong Tiếng Anh
file -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
file -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN

tải về 303.14 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương