ĐIỀu trị ĐÚng mức bệnh cao huyếT Áp bs phan Hữu Phước


Cần tây trị bệnh cao huyết áp



tải về 313.01 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích313.01 Kb.
#28982
1   2   3   4

Cần tây trị bệnh cao huyết áp


Cần tây thường được ăn sống với hủ tiếu nam vang, còn món thịt bò xào muốn được ngon không thể thiếu hương vị cần tây. Nhờ đặc tính ngọt hơi cay, mát, không độc mà cần tây có tác dụng dưỡng tinh, ích huyết thanh nhiệt, lợi tiểu, dễ tiêu hóa.

Các nước phương Tây đã dùng cần làm thuốc lợi tiểu. Riêng Trung Quốc thì dùng làm thuốc giảm nhiệt, giảm ho, hạ huyết áp. Họ lấy thân, lá, củ, rễ cần tây nấu nước uống hằng ngày để chữa cao huyết áp, sỏi nhỏ đường tiết niệu… Cần tây chứa các thành phần can-xi, sắt, phosphor, ca-li, protid gấp đôi so với các loại rau khác, đồng thời có nhiều a-xít amin tự do, tinh dầu, vitamin B1, B2, C, giúp tuần hoàn máu và bổ máu…

Rau cần được xem là “chiến sĩ trên mặt trận chống bệnh gout”. Chứng a-xít uric cao trong máu là dấu hiệu đầu của căn bệnh gout (thống phong). Thành phần cali trong rau cần có tác dụng lợi tiểu rất nhanh, làm cho a-xít uric theo nước tiểu ra ngoài. Do đó, giải pháp tăng lượng rau cần tây sống trong bữa ăn hằng ngày hoặc uống sinh tố cần tây giải khát là rất tốt cho người bị gout.

CHANH LEO - cải thiện bệnh cao huyết áp và hạ huyết áp

Chanh leo là một loại cây leo, dễ trồng, phát triển mạnh.Có tên khoa học là Passiflora edulis L, bên trong chứa nhiều hạt, áo hạt màu vàng, vị chua ngọt mùi thơm đặc biệt.

Chanh leo có 2 loại: loại vỏ vàng được trồng nhiều ở Peru, Brazil, Ecuador; loại vỏ màu tím được trồng phổ biến hơn, chủ yếu là ở châu Phi, Ấn Độ, và nhiều nước khác như Úc, New Zealand, Mỹ, Việt Nam…

Nước ép chanh leo, đặc biệt là lá chanh leo, có chứa chất alkaloids giúp làm hạ huyết áp, an thần, giảm đau, và chống lại tác động của các cơn co thắt.

Trái chanh leo không chứa cholesterol, giàu vitamin A và vitamin C, là nguồn cung cấp kali và chất sắt dồi dào, nguồn chất xơ tuyệt hảo, và giúp làm dịu các cơ đang bị căng cứng. Các thành phần dưỡng chất có trong 100g trái chanh leo: nước: 84.70g, năng lượng: 44.91 kcals, protein: 2.8gr, chất béo: 0.50g, chất xơ: 3.30g,C đường:7.39g, kali: 350.00mg, magiê: 39.00mg, natri: 28.00mg, canxi: 16.00mg, phospho: 54.00mg. Ngoài ra, trong trái chanh leo còn có chứa kẽm, mangan, đồng, vitamin B, vitamin E, niacin, B-carotene và một lượng nhỏ các vi chất khác nữa.

Ruột chanh leo có thành phần hoá học thay đổi tuỳ theo từng chủng loại và điều kiện trồng trọt. Thông thường ruột chanh có chứa protein, gluxit, dầu béo, vitamin C, các chất khoáng như Ca, P, Fe, nhiều axit hữu cơ, đặc biệt là axit citric, các tinh dầu thơm, các flavoit…

Ruột chanh (áo hạt) có tác dụng sinh tân, giải khát, khai vị, lợi tiểu, khử nóng, sát trùng. Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng: Những người bị bệnh cao huyết áp và mạch vành uống nước chanh leo có tác dụng cải thiện tình trạng bệnh nhờ axit citric kết hợp với canxi làm hoãn giải tình trạng máu bị đông do tích tụ tiểu cầu. Chanh leo còn có tác dụng giải cảm, hạ huyết áp, giảm béo, khỏi đau, gia tăng sự tuần hoàn của máu.

Hầu hết các chất dinh dưỡng của quả chanh leo tập trung ở ruột chanh (áo hạt), còn hạt chanh hầu như không có giá trị dinh dưỡng, khi vào cơ thể hạt chanh leo không tiêu hoá được. Do vậy khi sử dụng nên tận dụng hết phần ruột chanh (áo hạt), không nên uống cả hạt. Theo thói quen, một số người uống cả hạt chanh leo và cho rằng như thế mới tốt là không có cơ sở.



Nguồn suckhoedoisong

Thảo dược chữa bệnh tăng huyết áp:

Tăng huyết áp là bệnh rất thường gặp ở người trung niên, người cao tuổi và đang ngày càng có xu hướng gia tăng, được xem là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Hiện nay, có rất nhiều thuốc giúp điều trị căn bệnh này.

Bên cạnh đó, y học cổ truyền còn có rất nhiều thảo dược, nhiều loại cây quý có tác dụng hạ huyết áp. Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số thảo dược thông dụng, dễ tìm.



Cúc hoa vàng

Tên khoa học Chrysanthemun indicum L., C. boreale Ma và C. Lavandulaejolium (Fisch) Mak. Thường dùng hoa để làm thuốc. Trong hoa có chứa 3 glucosid và một số tinh dầu thơm. Theo y học cổ truyền: Cúc hoa vị ngọt, đắng, tính hơi hàn. Vào các kinh phế, can, thận. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, sáng mắt. Thường được dùng để chữa các chứng phong nhiệt ở can kinh, mắt mờ, mắt đỏ sưng đau, hoa mắt chóng mặt. Liều dùng 4-24g.



Theo y học hiện đại: Dịch triết cồn cúc hoa vàng có tác dụng làm hạ huyết áp kéo dài thông qua tác dụng giãn mạch ngoại vi. Trong thực tiễn lâm sàng, cúc hoa vàng làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp như đau đầu, mất ngủ, choáng váng. Ngoài ra còn được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh cảm lạnh, viêm não, cảm cúm…

Bài thuốc ứng dụng: Cúc hoa 12g, quyết minh tử 12g sao thơm, lá dâu 6g, hòe hoa 6g, cam thảo nam 2g. Sắc uống ngày một thang, chia uống nhiều lần trong ngày.

Cây xú ngô đồng

Tên khoa học Clerodendrum trichotomum Thum, là tên gọi của một số cây như xích đồng nam (Clerodendrum squamatum Vahl) và cây bạch đồng nữ (Clerodendrum fragrns (Vent) Willd).

Cây xích đồng nam còn có tên gọi: cây mò đỏ, bấn hoa đỏ. Còn cây bạch đồng nữ còn có tên gọi: cây mò trắng, cây bấn trắng, vậy trắng.

Hai cây này thường dùng lá để làm thuốc, có thể dùng dưới dạng chè thuốc. Trong lá cây có chứa một số glucosid và alkaloid, acid…

Kinh nghiệm dân gian thường dùng lá bạch đồng nữ chữa các bệnh ghẻ lở, mụn nhọt, rửa chốc đầu… và chữa bệnh khí hư, bạch đới của phụ nữ với liều 15-20g lá khô sắc uống. Rễ xích đồng nam, bạch đồng nữ sắc uống có tác dụng chữa bệnh vàng da, vàng mắt.

Theo các nhà khoa học, lá xú ngô đồng có tác dụng hạ huyết áp. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy huyết áp hạ rõ rệt.

Thực tiễn lâm sàng cho thấy lá xú ngô đồng được sử dụng để điều trị bệnh tăng huyết áp (sau 4-5 tuần dùng hàng ngày, huyết áp mới giảm có ý nghĩa). Liều dùng hàng ngày 9-16g, chia 3-4 lần uống. Chè lá còn có tác dụng an thần, giảm đau và chống viêm.

Bài thuốc ứng dụng: Lá xú ngô đồng 12g, cúc hoa 12g, hoa hòe 6g, cam thảo nam 2g. Sắc uống ngày một thang.

Cây ba gạc

Tên khoa học Rawolfia verticillata (Lour) Baill, còn có tên gọi San to (Sa Pa), Lạc toọc (Cao Bằng). Cây này mọc hoang ở rừng núi Việt Nam. Thường dùng rễ cây để làm thuốc. Trong rễ cây có một số alkaloid, trong đó có reserpin là chủ yếu. Hoạt chất này đã được chứng minh có tác dụng hạ huyết áp.

Tác dụng sinh học của cây ba gạc đã được chứng minh như hạ huyết áp, giảm nhịp tim, an thần. Trong thực tiễn lâm sàng, người ta dùng reserpin để điều trị bệnh tăng huyết áp với liều 0,125-0,5mg/ngày, có thể dùng tới liều 6-15mg/ngày trong thời gian 3 tuần đến 2 tháng, huyết áp giảm được 30-40% chỉ số huyết áp.

Khi sử dụng, có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng. Với cao lỏng 1g cao/1g rễ có thể dùng theo liều trung bình 30 giọt mỗi ngày. Có thể tăng tới liều 45-60 giọt/ngày, điều trị một đợt 10-15 ngày.



Bài thuốc ứng dụng: Rễ ba gạc 12g, cam thảo nam 2g. Sắc uống ngày một thang.

Hoa hòe

Tên khoa học Sophra japonica L., còn có các tên gọi hòe mễ, hòe hoa mễ, hoa hòe. Đây là cây được trồng nhiều ở nước ta và là cây sống lâu năm. Thường dùng nụ hoa làm dược liệu. Trong hoa hòe có chứa rutin là hoạt chất chủ yếu, ngoài ra còn có Betulin.

Theo tài liệu cổ, hoa hòe có vị đắng, tính hàn, vào 2 kinh can và đại trường. Quả vào kinh can có tác dụng thanh nhiệt lương huyết. Hoa có tác dụng chỉ huyết, quả có tác dụng gần như hoa nhưng có thể gây sẩy thai. Dân gian thường dùng chữa các bệnh xích bạch lị, trĩ ra máu, thổ huyết, chảy máu cam, phụ nữ băng huyết. Liều dùng 5-20g dưới dạng thuốc sắc.

Tác dụng sinh học của hoa hòe đã được chứng minh: Rutin – hoạt chất của hoa hòe có tác dụng giống như vitamin P nên có tác dụng làm bền và giảm tính thấm của mao mạch, giảm trương lực cơ trơn và chống co thắt, giảm tác dụng của adrenalin trong cơ thể. Trên thực tế lâm sàng, người ta thường dùng hoa hòe để dự phòng tai biến của bệnh xơ vữa động mạch và điều trị bệnh tăng huyết áp. Ngoài ra còn dùng trong các trường hợp phụ nữ băng huyết, chảy máu cam, ho ra máu, tổn thương ngoài da do bức xạ, chống dị ứng, thấp khớp, làm vết thương chóng liền sẹo.



Bài thuốc ứng dụng: Hoa hòe 12g, quyết minh tử 6g, cam thảo nam 2g. Sắc uống ngày một thang.

Ích mẫu

Tên khoa học Leonurus Heterophyllus Sw. Còn có tên gọi sung úy, chói đèn. Thường dùng thân lá với tên ích mẫu thảo hoặc quả chín có tên gọi là sung úy tử. Là cây được trồng để làm thuốc và cũng mọc hoang ở nhiều nơi ven suối, ven sông. Hoạt chất của ích mẫu gồm có flavonoid, trong đó có một chất được xác định là rutin. Ngoài ra còn có glucosid, steroid, tanin, tinh dầu… Trong quả có alkaloid là leonurin.

Theo tài liệu cổ, ích mẫu vị cay, đắng, tính hơi hàn, có tác dụng trục ứ huyết, sinh huyết mới, hoạt huyết, điều kinh. Liều dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc cao thuốc. Trong dân gian thường dùng ích mẫu để chữa các bệnh phụ nữ. Còn dùng để chữa bệnh huyết áp cao, bổ huyết, bệnh về mạch vành, rối loạn thần kinh tim, lỵ… Quả ích mẫu dùng để làm thuốc thông tiểu, phù thũng, thiên đầu thống…

Tác dụng sinh học của ích mẫu trên tim mạch đã được các nhà khoa học chứng minh. Cao lỏng ích mẫu có tác dụng làm hạ huyết áp thông qua cơ chế làm giảm tác dụng co mạch của adrenalin… Ngoài ra, ích mẫu còn có tác dụng tốt đối với cơ tim có bệnh. Tác dụng an thần của ích mẫu đã được ghi nhận. Một số vi khuẩn gây bệnh ngoài da cũng bị ức chế bởi ích mẫu… Liên Xô (cũ) đã áp dụng rượu thuốc ích mẫu điều trị tăng huyết áp, rối loạn thần kinh tim và làm thuốc an thần.



Bài thuốc ứng dụng: Ích mẫu thảo 12g, lá dâu 12g, cam thảo nam 2g. Sắc uống ngày một thang.

Đỗ trọng

Tên khoa học Cortex Eucommiae. Là vỏ của cây đỗ trọng, chưa thấy mọc hoang ở nước ta, hiện đã di thực được. Vị thuốc này ta vẫn còn phải nhập. Trong đỗ trọng, có các alkaloid, D.glucosid, resin, acid hữu cơ, albumin, tinh dầu, chất béo…

Theo tài liệu cổ, đỗ trọng có vị ngọt, hơi cay, tính ôn, vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, an thai, dùng chữa đau lưng, đi tiểu nhiều, chân gối yếu mềm.

Tác dụng sinh học của đỗ trọng trên tim mạch đã được chứng minh là tác dụng hạ huyết áp do ức chế trong tâm vận mạch ở hành tủy. Ngoài ra còn có tác dụng làm mạnh sự co bóp cơ tim, lợi tiểu… Liên Xô (cũ) đã chính thức công nhận đỗ trọng là vị thuốc dùng để điều trị bệnh tăng huyết áp, được dùng dưới dạng cao lỏng, thuốc sắc hoặc ngâm rượu.

Cần chú ý: liều thấp có tác dụng giãn mạch, liều cao lại gây co mạch.

Đỗ trọng có thể dùng để điều trị tăng huyết áp có biến chứng suy tim. Ngoài ra còn có thể chữa các bệnh đau lưng, ra mồ hôi trộm, phụ nữ hay sẩy thai, trẻ em kinh giản (co giật).



Bài thuốc ứng dụng:

  • Đỗ trọng 100g, nhân sâm 12g. Ngâm với 1 lít rượu trắng 29,5 độ (rượu lúa mới). Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 5ml.

  • Đỗ trọng 5-12g, sắc uống ngày một thang.

  • Đỗ trọng 5-12g, cúc hoa 12g, hoa hòe 6g. Sắc uống ngày một thang.

Ngưu tất:

Tên khoa học: Radix Achranthides. Thường dùng rễ cây làm thuốc. Hiện nay ngưu tất đã được di thực và trồng thành công ở nước ta.Thành phần hóa học gồm có: saponin, khi thủy phân cho acid oleanoic và glucoza…

Theo y học cổ truyền: ngưu tất vị chua đắng, tính bình, không độc, vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng phá huyết, hành ứ (nếu dùng sống) hoặc bổ can, thận, mạnh gân cốt (nếu bào chế chín). Trong dân gian, ngưu tất thường được dùng chữa bệnh thấp khớp, đau mình mẩy, đau bụng, kinh nguyệt khó khăn. Liều dùng 4-16g mỗi ngày. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy ngưu tất có tác dụng làm hạ mỡ máu tốt. Đã được áp dụng tại Việt Nam dưới dạng cao lỏng ngưu tất để chữa bệnh mỡ máu cao: Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc uống hàng ngày.

Trên động vật thí nghiệm, ngưu tất còn có tác dụng gây hạ huyết áp tạm thời. Ngoài ra còn có tác dụng lợi tiểu, giảm sự co bóp cơ trơn.



Bài thuốc ứng dụng: Ngưu tất 12g, hoa đại 10g, cúc hoa 12g. Sắc uống ngày một thang.

Cây thảo quyết minh

Tên khoa học: Cassia tora L., còn gọi là quyết minh, hạt muồng muồng ngủ, đậu ma… Thường dùng hạt cây thảo quyết minh làm thuốc với tên gọi là quyết minh tử. Là cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta, có chứa một số chất có hoạt tính như antraglucisid, renin chrsophenol, obtusin, emodin…

Theo tài liệu cổ, thảo quyết minh vị mặn, tính bình, vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng thanh can, ích thận, khử phong sáng mắt, nhuận tràng, thông tiện. Thường được dùng để chữa một số bệnh như thông manh, mắt đỏ, nhức đầu, đại tiện táo kết…

Quyết minh tử chứa các hoạt chất có tác dụng làm hạ cholesterol máu, ngăn cản sự hình thành các mảng xơ cứng lòng mạch, chống tăng huyết áp và còn có tác dụng thư giãn, kháng khuẩn.

Ngày nay, người ta thường dùng cây thuốc này để chữa các bệnh: Mỡ máu tăng, huyết áp tăng. Thực tiễn lâm sàng cho thấy 80% người bị cholesterol máu cao đã trở về bình thường sau 2 tuần sử dụng thuốc này, điều trị lâu dài có thể đạt 96%. Có thể dùng độc vị hoặc phối hợp với các thuốc khác như ngưu tất, hoa hòe, cúc hoa… trong điều trị mỡ máu cao và tăng huyết áp.

Bài thuốc ứng dụng: Quyết minh tử sao thơm 12g, hoa hòe 6g. Hãm uống hàng ngày thay chè.

Linh chi

Tên khoa học: Ganoderma luccidum. Linh chi là một thảo dược được coi là thượng phẩm. Từ ngàn xưa, tiền nhân đã coi linh chi như một loại tiên đan, diệu dược. Sách Thần nông bản thảo đã viết: Linh chi là thuốc kết tinh được cái quý của mây mưa trên núi cao, cái quý của ngũ hành trong ngày đêm mà khoe năm sắc nên có thể giữ gìn sức khỏe cho các bậc đế vương. Vào thế kỷ 16, Lý Thời Trân cho rằng linh chi là loại Cây cỏ tốt lành, ăn nhiều có thể làm cơ thể nhẹ đi mà không già, sống lâu như thần tiên.

Hiện nay, linh chi đã được nuôi cấy thành công ở nước ta. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy linh chi có chứa một số hoạt chất như ergoossterol, lyzozym, protease, acid hữu cơ và một số alkaloid khác…

Tác dụng sinh học của linh chi đã được khoa học chứng minh, đặc biệt là trên hệ tim mạch. Linh chi có tác dụng làm giảm cholesterol máu, phospholipid máu, tăng sức co bóp cơ tim, phòng ngừa vữa xơ động mạch. Ngoài ra linh chi còn có tác dụng điều hòa huyết áp, huyết áp cao sẽ làm giảm đi, huyết áp thấp sẽ làm tăng lên đến mức bình thường; Dùng nhiều huyết áp sẽ ổn định. Linh chi còn có tác dụng chống co thắt mạch máu, tăng cường lưu lượng tuần hoàn vành.

Ngoài tác dụng trên, linh chi còn có nhiều tác dụng khác như làm hạ đường huyết, bổ phổi, cắt cơn ho suyễn, bổ gan thận, mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa, tránh mệt mỏi.

Bài thuốc ứng dụng: Thường được dùng dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm. Liều dùng hàng ngày 3-10g, có thể dùng độc vị hoặc phối hợp với các vị khác như thảo quyết minh, ngưu tất, hà thủ ô… để làm tăng tác dụng hạ huyết áp, chống rối loạn mỡ máu.

Dâm dương hoắc

Tên khoa học Epimedium brevicorum., E. Koreapum,. E.sagitatum.

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy dâm dương hoắc chứa các hoạt chất như glucoside, icariin, noricariin, dầu thơm và một số acid béo. Một số glucosid, flavonol cũng đã được phát hiện có trong dâm dương hoắc, được xem là không độc. Hiện nay, dâm dương hoắc đã được áp dụng điều trị thiểu năng vành, viêm phế quản mãn, suy nhược thần kinh.

Tác dụng sinh học của dâm dương hoắc trên hệ tim mạch là làm giãn mạch nên có tác dụng tăng cường lưu lượng vành, giảm huyết áp. Người ta thấy rằng có thể dùng dưới dạng chè thuốc và dùng lâu dài. Đồng nhất với y học cổ truyền, nghiên cứu của Sun và cộng sự (1996) đã kết luận dịch chiết dâm dương hoắc có tác dụng kích thích tình dục ở nam giới. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy dâm dương hoắc có tác dụng làm tăng lượng tinh trùng và tăng 17 – xetosteroid. Ngoài ra, còn có tác dụng giảm ho, long đờm, kháng khuẩn…



Bài thuốc ứng dụng: Dâm dương hoắc 12g, trần bì 10g, ngưu tất 12g. Sắc uống hàng ngày, có tác dụng điều trị bệnh huyết áp cao, đau thắt ngực do thiểu năng vành.

Dừa cạn

Tên khoa học Catharanthus roseus (Linn) G Don thuộc họ Trúc đào, còn có tên gọi là Trường xuân hoa, nhật nhật tân… Cây này mọc hoang và được trồng để làm cảnh do có hoa đẹp. Theo tài liệu cổ, dừa cạn vị hơi đắng, tính hàn, có tác dụng kháng nham (chống ung thư), an thần, trấn tĩnh, bình can, thanh nhiệt, lương huyết, giải độc… Thường được áp dụng chữa huyết áp cao, bệnh bạch huyết, u lim-phô.

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, dừa cạn có chứa một số alkaloid có tác dụng hạ huyết áp như trong cây ba gạc Ấn Độ (Rawolfia serpentiana Benth). Ngoài ra còn có resecpin, secpentin, ajmalixin, vinxein, vindolixin, digitalin và hoạt chất giống insulin…

Tác dụng sinh học trên tim mạch: Vinxein có tác dụng gây liệt thần kinh giao cảm và resecpin có tác dụng hạ huyết áp.

Hiện nay, dừa cạn đang được ta xuất khẩu sang Pháp, chủ yếu để bào chế thuốc chữa bệnh bạch cầu.

Bài thuốc ứng dụng: Dừa cạn 12g, hoa hòe 6g. Sắc uống ngày một thang thay nước chè.

Cây dâu tằm

Còn gọi là Dầu cang (Mèo), May mon (Thổ). Thường dùng nhiều bộ phận để làm thuốc như lá (tang diệp), cành (tang chi), vỏ rễ (tang bạch bì), quả chín (tang thầm)…



Theo tài liệu cổ: Quả dâu (tang thầm) vị chua ngọt, tính bình, vào tâm, can, thận. Tác dụng tăng huyết dịch, chữa thiếu máu, đau khớp xương, chứng táo bón ở người cao tuổi. Uống lâu giúp khỏe người, ngủ ngon giấc, tỏ tai sáng mắt, trẻ lâu, liều dùng 12-20g/ngày. Lá dâu vị ngọt đắng, tính mát, vào can, phế. Tác dụng mát máu, thanh đờm, chữa cảm sốt nóng có mồ hôi, đau họng ho khan, nhức đầu. Cành dâu thái miếng, sao vàng, vị đắng, tính bình vào can, phế, dùng chữa phong thấp tay chân co quắp, đau nhức: Cành dâu sao 20g, cây huyết dụ 12g sắc uống. Tầm gửi dâu (tang ký sinh) vị đắng tính bình, vào can, thận, mạnh gân cốt, lợi huyết mạch, an thai, xuống sữa.

Tác dụng sinh học trên tim mạch: dịch chiết vỏ rễ dâu gây hạ huyết áp, giãn mạch… trên động vật thí nghiệm.

Y học thường dùng vỏ rễ dâu làm thuốc hạ huyết áp, thấp khớp, lợi tiểu… Canh cá diếc lá dâu có tác dụng chữa bệnh huyết áp cao.

Bài thuốc ứng dụng:


  1. Lá dâu 20g thái chỉ, con trai 3-5 con, nấu cháo ăn hàng ngày. Bài thuốc này thích dụng với người cao tuổi bị tăng huyết áp.

  2. Vỏ trắng rễ dâu 20g. Sắc uống ngày một thang.

  3. Canh cá diếc lá dâu: lá dâu 20g thái chỉ, cá diếc tươi 1 con. Nấu canh ăn hàng ngày.

Cây hạ khô thảo chữa tăng huyết áp

Cây có tên gọi là hạ khô thảo vì vào mùa hạ cây khô lại, chỉ tươi tốt vào mùa xuân, là loại cây thân thảo, sống nhiều năm, cao 20 – 40 cm, có thể tới 70 cm, thân vuông màu hơi tím đỏ, lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài. Cụm hoa bông gồm nhiều xim co ở đầu cành màu lam đậm hay tím nhạt. Quả bế nhỏ, cứng, có 4 ô.

Cây mọc hoang ở vùng rừng núi Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phú), Mẫu Sơn (Lạng Sơn) và một số tỉnh khác như Hà Giang, Lai Châu, Kon Tum… Bộ phận dùng làm thuốc là bông hoa, thu hái khi nào hoa ngả sang màu nâu, mang về phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.

Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt. Thường dùng chữa tăng huyết áp, ngoài ra còn chữa đau mắt hay chảy nước mắt, mụn nhọt, hắc lào, vẩy nến, tiểu tiện ít không thông… Ngày dùng 6 – 12g, dạng thuốc sắc; dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.



Đơn thuốc chữa tăng huyết áp

Chữa tăng huyết áp

Hạ khô thảo 40g rửa sạch, phơi khô, sắc chia làm 2 lần uống trong ngày, sau hai bữa cơm. Uống liên tục 10 ngày, nghỉ 7 ngày, rồi uống tiếp tục như thế từ 2 – 4 đợt tuỳ bệnh nặng nhẹ. Hoặc hạ khô thảo, bồ công anh, hạt muồng ngủ sao, mỗi vị 20g; hoa cúc, lá mã đề, mỗi vị 12g, sắc uống. Hoặc đậu đen 50g, hạ khô thảo 30g, đường trắng 20g. Hạ khô thảo đem sắc lấy nước ninh với đậu đen cho nhừ, chia ăn vài lần trong ngày, có tác dụng hạ huyết áp.



An thần, hạ huyết áp, ổn định huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp

Cao khô hạ khô thảo, cao khô huyền sâm, cao khô địa long, cao khô hà thủ ô chế, cao khô câu đằng, cao khô táo nhân, mỗi vị 80mg, được bào chế thành 1 viên nang. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 – 4 viên, mỗi đợt dùng 1 – 2 tháng. Khi huyết áp đã ổn định liều dùng có thể giảm xuống một nửa.



Thông tiểu tiện trong trường hợp biến chứng của tăng huyết áp

Hạ khô thảo 8g, hương phụ 2g, cam thảo 1g, nước 300ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Uống 5 – 7 ngày.



Ngoài ra hạ khô thảo còn được dùng chữa

Chữa đau mắt đỏ, làm sáng mắt

Hạ khô thảo 10g, hoa cúc trắng 12g, lá dâu 10g, gạo tẻ 50g, đường phèn (hoặc đường kính trắng) vừa đủ. Cúc trắng, lá dâu, hạ khô thảo rửa sạch, đun lấy nước, bỏ bã. Cho gạo tẻ, đường phèn vào, nấu thành cháo loãng. Mỗi ngày ăn hai lần cháo nóng. Bài thuốc có công dụng khu phong, thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, chữa đau mắt đỏ, Những người vị hư hàn, tiêu chảy mạn tính không được dùng.



Dưỡng da, giảm nếp nhăn và vùng thâm quanh mắt

Hạ khô thảo 10g, lá dâu 30g, 10ml nước ép quả dưa chuột. Cho hạ khô thảo và lá dâu vào ấm sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Lọc lấy nước để nguội, đổ nước ép dưa chuột vào. Dùng nước đó bôi đắp lên mặt, 15 phút sau bỏ ra rửa sạch mặt.

Chú ý: Không dùng cho phụ nữ có thai.

BS. Nguyễn Thị Nga

Theo sức khỏe đời sống

http://huyetap.net/4022/cay-ha-kho-thao-chua-tang-huyet-ap/

Cây nắp ấm có tác dụng chữa huyết áp cao

Cây thảo bắt côn trùng, mọc thẳng, cao 1-3m, có thân hình trụ rất dài, màu xanh lục nhạt. Lá có cuống nửa ôm thân và có cánh; phiến lá hình bầu dục thuôn, 5-7 đôi gân phụ dọc, nhiều gân ngang song song; cuống hình dải. Bình gần bằng trục, hơi phẳng ở gốc, nắp tròn, có nhiều tuyến phân phối đều ở mặt trong. Cụm hoa chuỳ mảnh mọc đứng, đực hoặc cái; xim 2 hoa. Quả nang chứa nhiều hạt mảnh và dài.

Bộ phận dùng: Toàn cây – Herba Nepenthis Mirabilis, thường có tên là Trư lung thảo.

Nơi sống và thu hái: Loài của nhiệt đới, có phân bố ở Nam Trung Quốc và Việt Nam. Thường gặp trên đất lầy, nhiều mùn và lùm bụi một số nơi ở miền Trung nước ta, từ Quảng Trị trở vào các tỉnh Tây Nguyên cho tới Minh Hải. Thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô dùng.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi thuỷ, hoá đàm chỉ khái, tiêu viêm, hạ huyết áp.

Công dụng: Dân gian dùng thân dây sắc uống làm thuốc trị ỉa chảy và hoa sắc nước uống thơm.

Ở Trung Quốc, dùng trị: 1. Viêm gan hoàng đản; 2. Đau loét dạ dày, hành tá tràng; 3. Sỏi niệu đạo, bệnh đường tiết niệu; 4. Cao huyết áp, đái đường; 5. Cảm mạo, ho, ho gà, khái huyết.

Liều dùng 15-30 (20-40)g khô hoặc 30-60 (40-80)g tươi, sắc uống.

Không dùng cho phụ nữ có thai.

Đơn thuốc:


  1. Viêm gan hoàng đản, bệnh đường tiết niệu, sỏi: Nắp ấm, Mã đề, Kim tiền thảo, đều 30g, sắc uống.

  2. Huyết áp cao: Nắp ấm 30-50g, nấu xông. Có thể phối hợp với Câu đằng 9g và Hy thiêm 15g.

Ghi chú: Có một loài Nắp ấm Trung bộ – Nepenthes annamensis Macf., phân bố từ Đà Nẵng trở vào các tỉnh Tây Nguyên, Kon Tum tới Lâm Đồng, cũng được dân gian sử dụng làm thuốc lợi tiểu, trị phù thũng, mụn nhọt.

theo thaythuoccuaban

http://huyetap.net/5431/cay-nap-am-co-tac-dung-chua-huyet-ap-cao/

Cây nhàu có tác dụng chữa huyết áp cao

Cây nhàu hay còn gọi là cây ngao, nhầu núi, giầu, noni và có tên khoa học là Rubiaceae (thuộc họ cà phê). Cây nhàu mọc hoang tại vùng đông nam á, tây ấn, đông polynesia, Tây ấn, hawaii, ở Việt Nam thường mọc nhiều ở các tỉnh phía nam. Hầu như tất cả các bộ phận của cây đều làm thuốc được : Quả, lá, vỏ, rễ

Mô tả cây

Cây Nhàu cao chừng 6 – 8m, thân nhẵn, thường mọc hoang ở nơi ẩm thấp, dọc bờ sông suối. Cây có nhiều cành to, lá mọc đối hình bầu dục, nhọn ở đầu, dài 12 – 15 cm. Hoa nở vào tháng 1 – 2, quả chín vào tháng 7 – 8. Quả hình trứng, xù xì, dài chừng 5 – 6 cm, khi non có màu xanh nhạt, khi chín có màu trắng hồng, mùi nồng và cay. Ruột quả có một lớp cơm mềm ăn được, chính giữa có một nhân cứng. Nhân dài hừng 6 – 7 mm, ngang chừng 4 – 5 mm, có 2 ngăn chứa 1 hạt nhỏ mềm.



Thành phần hóa học

Vỏ, quả và rễ chứa glucozit anthraquinonie, alkaloids, polysaccharides, sterol (quả và lá ), riêng quả còn có proxeronine, coumarin ….



Tác dụng dược lý

Một số thí nghiệm trên động vật đã cho thấy rõ các tác dụng của rễ nhàu như sau:



  • Nhuận tràng nhẹ và lâu dài

  • Lợi tiểu nhẹ

  • Làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm

  • Hạ huyết áp

  • Độ độc không đáng kể, và không gây nghiện

Công dụng và liều dùng

Rễ nhàu được dùng làm thuốc chữa cao huyết áp, một số hiệu thuốc chế thành cao rễ nhàu. Liều dùng mỗi ngày uống 30 – 40g, uống như nước chè, sau chừng 15 ngày sẽ có kết quả. Nhân dân miền nam việt nam thường dùng nhàu làm thuốc điều kinh, hạ huyết áp, trị băng huyết, khí hư, bạch đới, viêm phế quản, ho hen, cảm mạo …. lá nhàu giã nát đắp vào chữa mụn nhọt, chóng liền da, sắc uống chữa lỵ, đi ngoài, chữa sốt và làm thuốc bổ.



Chanh có tác dụng chữa huyết áp cao

Cây gỗ nhỏ cao 3-4m hay hơn, thân có nhiều cành; gai ở cành thẳng, dài 1cm, còn gai ở thân dài 2-3cm. Lá nhỏ, hình bầu dục, nguyên, hơi dai và màu lục bóng, dài 4-6cm, rộng 3-4cm, có nhiều tuyến nhỏ; cuống lá có đốt, dài 1cm, có cánh hẹp. Hoa trắng, nhỏ ở nách lá, tập hợp thành nhóm 3-10 cái. Quả có đường kính 3-6cm. hơi dài, màu lục hoặc vàng khi chín; vỏ mỏng dính vào múi; cơm quả chứa nhiều nước, rất chua.

Bộ phận dùng: Lá và quả – Folium et Fructus Citri Aurantifoliae.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Đông Nam á được trồng ở tất cả các vùng nhiệt đới của thế giới. Ở nước ta, Chanh cũng được trồng nhiều ở đồng bằng miền Trung và miền Nam để lấy quả ăn, khi còn xanh. Ở thành phố Hồ Chí Minh, có một thứ (var, italica Hort) có quả to với múi màu vàng vàng. Người ta thu hái lá quanh năm, dùng tươi hoặc phơi trong râm. Quả thu hái gần như quanh năm.

Thành phần hoá học: Trong lá có tinh dầu 0,19%, tinh dầu này chứa terpen 20,5%, alcohol 13,2%, aldehyd 26% ester 23,8%, acid 2% và citropten 2%. Lá còn chứa coumarin, isopimpinellin, bergapten. Vỏ quả chứa glucosid của aureusidin. Dịch quả chứa acid citric, tinh dầu bay hơi chứa citral, limonen, linalol, linalyl acetat, terpineol và cymen. Vỏ cây chứa xanhthyletin.

Tính vị, tác dụng: Lá Chanh có vị đắng the, mùi thơm, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, thông can khí, tiêu thũng, tán độc và hoạt huyết, khỏi ho, tiêu thực. Quả có vị chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, khỏi nôn, tiêu thực, sát trùng, sáng mắt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả Chanh được dùng làm thuốc giải nhiệt, giúp ăn ngon miệng, lợi tiêu hoá, chống bệnh scorbut; còn dùng làm thuốc long đờm, trị ho, trị nôn ra mật. Lá Chanh được dùng làm gia vị và cũng được dùng làm thuốc trị sốt rét dai dẳng, cảm cúm, hen phế quản, ho gà và trị bệnh ngoài da, rắn cắn. Ở Đôminica, người ta dùng nước hãm lá uống để trị cao huyết áp; còn lá được dùng làm thuốc trị giun, dùng hãm hoặc sắc rồi pha thêm vào dầu giun. Dịch lá tươi, phối hợp với dầu giun, rau sam, hoà vào nước đun sôi, rồi thêm dầu thông có tác dụng trị giun tốt. Dịch quả thêm mật ong dùng chữa tưa lưỡi. Nước hãm lá dùng uống trị cảm cúm và giúp cho răng mọc tốt.

Đơn thuốc:

Sốt rét dai dẳng, dùng lá Chanh 100g, rượu 30o 100ml. Lá Chanh được thái nhỏ, đổ rượu vào ngâm rồi đem phơi sương một đêm, uống một lần vào lúc sáng sớm, uống 3-5 ngày liền.



  1. Cảm cúm: Lá Chanh 16g, Tỏi 4-6g, lá Dung hoặc lá Mít 16g, Nghệ 16g, nước 450ml, sắc còn 150ml, uống xong nằm đắp chăn cho ra mồ hôi.

  2. Hen phế quản: Lá huyChanh một nắm, dây Tơ hồng một nắm; tất cả sao vàng, khử thổ, đổ ba bát nước, nấu còn một bát, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần một bát; uống 7-10 ngày liền.

  3. Ho gà; Lá Chanh tươi sắc với vài lát Gừng thêm đường đủ ngọt, uống dần.

  4. Chữa sâu quảng: Chanh non, lá Diếp cá, lá Húng Chanh, lá Mùi tàu, tất cả hái khi còn tươi, mỗi thứ một nắm, thái nhỏ trộn cho đều, gói vào lá chuối hơ nóng, rạch cho thoáng rồi buộc lên vết loét, sau 24 giờ mới mở và thay miếng khác (Vương Thừa Ân).

  5. Rắn cắn: Rễ Chanh 8g, hạt Chanh 4g, Phèn chua 2g, Gừng 2g, giã nhỏ, thêm 100ml nước sôi, lọc kỹ, chia 2 lần uống trong ngày.

theo thaythuoccuaban

Quả dứa có tác dụng chữa cao huyết áp

Phù thũng do viêm thận, viêm khí quản, cao huyết áp…, những bệnh này đều có thể được cải thiện nhờ quả dứa.

Chữa cao huyết áp, phù thũng: Dứa gọt vỏ vắt lấy nước, mỗi lần uống 30 ml với nước sôi để nguội, ngày 2 – 3 lần.

Chú ý: Dứa dễ gây phản ứng cho một số người quá mẫn cảm. Để tránh xảy ra ngộ độc dứa, trước khi ăn cần gọt sạch, cắt miếng, ngâm vào nước muối nồng độ 1%, sau 20 phút mới ăn, tuyệt đối không ăn quá nhiều dứa khi đói.

Những người viêm loét đường tiêu hoá, người mắc bệnh gan hoặc thận nặng, chức năng đông máu kém không nên ăn dứa



Theo caohuyetap.com

Cà rốt có tác dụng chữa cao huyết áp

Cà rốt có tác dụng hạ huyết áp, hạ đường, giảm mỡ trong máu, phòng chống độc thủy ngân. Những người bị nhiễm độc thủy ngân nên thường xuyên ăn cà rốt.

Củ cà rốt chứa vitamin B1, B2, B6 và các chất khoáng, canxi, magiê, mangan, sắt, đồng… là những chất mà cơ thể không thể thiếu.

Chữa viêm thận: Lấy 1,5 kg cà rốt rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống ngày ba lần. Cách này cũng có tác dụng chữa cao huyết áp.

Chữa cao huyết áp: Lấy cà rốt tươi rửa sạch, ép lấy nước uống. Ngày uống hai lần, mỗi lần 100 ml.

Trị chứng thận hư, liệt dương, dạ dày lạnh: Cà rốt, thịt dê (hoặc thịt chó, thịt hươu) hầm ăn cả cái lẫn nước. Mỗi tối ăn một lần.

Trị chứng tỳ vị hư nhược, tiêu hóa kém: Cà rốt, gạo tẻ nấu thành cháo ăn.

Trị mề đay, mẩn ngứa: Lấy 60 gr cà rốt, 60 gr mã thầy, 30 gr rau thơm sắc uống ngày một thang.

Trị táo bón: Lấy 500 gr cà rốt ép lấy nước, cho thêm mật ong. Uống ngày một lần vào buổi sáng hoặc tối. Hoặc luộc cà rốt cho chín rồi dầm với mật ong. Ăn ngày hai lần, mỗi lần 250 – 500 gr.

Trị quáng gà, khô giác mạc: Luộc cà rốt ăn hằng ngày hoặc cà rốt xào với gan lợn ăn cơm.

Chữa suy dinh dưỡng trẻ em: Luộc một củ cà rốt cho ăn mỗi ngày.

Trị chứng ho, ho gà: Lấy 150 gr cà rốt, 15 quả đại táo, đổ hai bát nước (bát ăn cơm) sắc còn một bát chia uống ngày ba lần. Uống liền 3 – 5 ngày sẽ cho kết quả tốt.

Trị giun sán: Lấy 1 kg cà rốt rửa sạch, thái mỏng, sao vàng tán bột. Sáng uống 20 – 25 gr với nước để nguội, lúc đói.



theo baodatviet

Táo mèo có tác dụng chữa cao huyết áp

Táo mèo trong Đông y có tên là sơn tra, có tác dụng hạ huyết áp nhờ làm giãn mạch ngoại vi. Mặt khác, nó còn giúp hạ mỡ máu, chống huyết khối, làm giãn động mạch vành, cải thiện sức co bóp cơ tim, phòng chống tích cực các biến chứng do cao huyết áp gây ra.

Một số cách dùng sơn tra chữa cao huyết áp:

  • Sơn tra 15g, hà diệp (lá sen) 20 g. Hai thứ tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Hoạt huyết hóa ứ, thanh dẫn thông trệ, làm giãn mạch máu, dùng thích hợp cho người bị cao huyết áp và béo phì có kèm theo đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.

  • Sơn tra 10 g, cúc hoa 10 g, lá trà tươi 10 g, ba thứ hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt trừ đàm, bình can tiềm dương, dùng cho người bị cao huyết áp, bệnh lý mạch vành và rối loạn lipid máu.

  • Sơn tra 24 g, cúc hoa 15 g, kim ngân hoa 15 g, tang diệp (lá dâu) 12 g. Tất cả sấy khô, tán nhỏ, hãm với nước sôi trong bình kín, chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Thanh can nhiệt, hóa ứ tích, dùng thích hợp cho những người bị cao huyết áp thuộc thể can nhiệt ứ trở biểu hiện bằng các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ, dễ cáu giận, miệng khô họng khát, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ

  • Sơn tra 50 g, gạo tẻ 50 g, đường phèn vừa đủ. Sơn tra bỏ hạt, thái phiến, đem nấu với gạo tẻ thành cháo, chế thêm đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Khứ ứ huyết, tiêu thực tích, dùng cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu.

  • Sơn tra sao đen 12 g, thảo quyết minh 12 g, hoa cúc trắng 9 g. Ba thứ sấy khô, tán nhỏ, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Sơ phong, tán nhiệt, bình can, giáng áp, nhuận tràng thông tiện, dùng rất tốt cho những người bị cao huyết áp có kèm theo táo bón kéo dài.

  • Sơn tra 9-15 g, hoàng kỳ 30-60 g, cát căn 15-30 g, tang ký sinh 15-30 g, đan sâm 20-40 g. Tất cả đem sắc 2 lần, mỗi lần 30 phút, sau đó cô lại còn khoảng 300-400 ml, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: Bổ khí hoạt huyết, ích tâm kiện não, dùng thích hợp cho những người bị cao huyết áp có kèm theo rối loạn tuần hoàn não. Nó cũng cải thiện rối loạn nhịp tim thuộc thể khí hư huyết ứ, biểu hiện bằng các triệu chứng như: Tinh thần mệt mỏi, hay có cảm giác khó thở, ngại hoạt động, kém ăn, hay hoa mắt chóng mặt, dễ vã mồ hôi, đau tức hoặc đau nhói vùng ngực sườn, mạch có lúc không đều, đại tiện nát, phụ nữ kinh nguyệt không đều, bế kinh hoặc thống kinh.

  • Sơn tra 16 g, sinh đỗ trọng 16 g, thảo quyết minh 16 g, tiên ngọc mễ tu (râu ngô tươi) 62 g, hoàng bá 6 g, sinh đại hoàng 3 g. Tất cả đem sắc với 6 bát nước, cô lại còn 3 bát, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: Bổ can thận, thanh can nhiệt, giáng áp, dùng thích hợp cho những người bị cao huyết áp, béo phì.

  • Hải đới 30 g, sơn tra 30 g, mã thầy 10 củ, chanh 3 quả. Hải đới rửa sạch, cắt ngắn; sơn tra bỏ hạt, thái miếng; mã thầy bóc vỏ, thái vụn; chanh cắt lát. Tất cả đem sắc kỹ, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: Hoạt huyết hóa ứ, cường tim lợi thủy, giáng áp, dùng tốt cho người bị cao huyết áp.

  • Sơn tra 30 g, táo tây 30 g, rau cần tây 3 cây, đường phèn vừa đủ. Sơn tra và táo bỏ hạt, thái miếng; rau cần rửa sạch, cắt đoạn. Tất cả cho vào bát to, đổ thêm 300 ml nước rồi đem hấp cách thủy, sau chừng 30 phút là được, cho thêm đường phèn, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: Hoạt huyết, giáng áp, dùng cho người bị cao huyết áp và rối loạn lipid máu.

  • Sơn tra 150 g, đậu xanh 150 g, đường phèn vừa đủ. Sơn tra bỏ hạt, thái miếng; đậu xanh rửa sạch, ngâm trong nước 30 phút. Hai thứ đem sắc kỹ, cho thêm đường phèn, chia uống hai lần trong ngày. Công dụng: Hoạt huyết hóa ứ, thanh nhiệt giáng áp, dùng thích hợp cho người bị cao huyết áp có các biểu hiện nhiệt chứng.

  • Sinh địa 200 g, sơn tra 500 g, đường trắng 100 g. Sinh địa rửa sạch, thái lát; sơn tra bỏ hạt, thái phiến. Hai thứ đem sắc trước cho thật nhừ, cho thêm đường rồi đánh nhuyễn thành dạng cao lỏng, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa canh. Công dụng: Dưỡng âm lương huyết, hoạt huyết giáng áp và làm mềm mạch máu, dùng cho người bị cao huyết áp thuộc thể âm hư, biểu hiện bằng các triệu chứng người gầy, lòng bàn tay, bàn chân nóng, hay có cảm giác sốt nhẹ về chiều, miệng khô họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ

  • Sơn tra 30 g, quyết minh tử 30 g, lá sen tươi nửa lá, đại táo 4 quả, thịt lợn nạc 250 g, gia vị vừa đủ. Sơn tra bỏ hạt, thái phiến; quyết minh tử rửa sạch; đại táo bỏ hạt; lá sen rửa sạch thái nhỏ; thịt lợn rửa sạch thái miếng. Tất cả cho vào nồi hầm nhừ, nêm đủ gia vị, chia ăn vài lần. Công dụng: Thanh can tiết nhiệt, làm giãn mạch máu và giáng áp, dùng cho người bị cao huyết áp thuộc thể Can dương thượng xung, biểu hiện: mặt đỏ, mắt đỏ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tính tình nóng nảy, ngực sườn đầy tức, đại tiện táo, có thể hay chảy máu cam.

Каталог: gallery
gallery -> Album hưƠng xuâN. Thơ phổ nhạC. Phòng thu audio. Nhạc Sĩ Đình Đạm
gallery -> Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
gallery -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
gallery -> Nobel văn chương năm 1987 joseph brodsky
gallery -> TÊN ĐỀ TÀi luận văn thạc sĩ khnn chuyên ngành chăn nuôi từ NĂM 1996 2012
gallery -> BÁo cáo công khai đIỀu kiệN ĐẢm bảo chất lưỢng đÀo tạo tiến sĩ Tên chuyên ngành, mã số, quyết định giao chuyên ngành đào tạo
gallery -> CHƯƠng I kế toán vốn bằng tiềN
gallery -> KẾ toán vốn bằng tiền I. YÊU cầU
gallery -> Phụ lục II nguyên tắC, NỘi dung và KẾt cấu tài khoản kế toáN

tải về 313.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương