ĐIỀu trị ĐÚng mức bệnh cao huyếT Áp bs phan Hữu Phước



tải về 313.01 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích313.01 Kb.
#28982
  1   2   3   4



ĐIỀU TRỊ ĐÚNG MỨC BỆNH CAO HUYẾT ÁP

BS Phan Hữu Phước - Thạc Sĩ Lão Khoa

Trưởng khoa Lão học – BV. Nguyễn Trãi

Theo Tổ chức Y tế Thế giới hiện nay tăng huyết áp được xem là một trong 10 bệnh nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ nhân loại có thể làm giảm thọ từ 10 đến 20 tuổi. Thực tế cũng đã cho thấy hậu quả của việc điều trị không đúng bệnh tăng huyết áp sẽ dẫn đến tình trạng huyết áp tăng cao đột ngột có thể làm đứt mạch máu não gây xuất huyết não, đột quỵ, suy tim cấp, phù phổi cấp hay tình trạng huyết áp tăng vừa phải thường xuyên sẽ gây ra suy tim mãn, suy thận mãn, tổn thương ở đáy mắt. Qua đó chúng ta thấy hầu hết các biến chứng này đều nguy hiểm tính mạng hoặc không hồi phục. Nhưng trong thực tế việc điều trị tốt bệnh tăng huyết áp để tránh các tai biến nguy hiểm này là đều không dễ dàng thực hiện được. Tại nhiều nước trên thế giới việc kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp vẫn ở một tỷ lệ khá thấp. Chẳng hạn như bệnh nhân tăng huyết áp được kiểm soát tốt huyết áp dưới mức 140/90mmHg tại Mỹ là 24%, tại Pháp là 24%, tại Canađa là 16%, tại Anh quốc là 6% và tại nhiều nước đang phát triển con số này cũng chỉ khoảng 1- 2%. Qua các con số này cho chúng ta thấy  cứ 100 người bị tăng huyết áp thì chỉ khoảng 10 người là có huyết áp được điều trị tốt dưới 140/90mmHg còn là 90 người huyết áp luôn ở mức gây hại cho sức khoẻ. Như vậy làm sao để điều trị tốt bệnh tăng huyết áp và phòng ngừa được các biến chứng của nó, đó chính là mục tiêu của bài nói hôm nay. Để đạt được mục tiêu này chúng ta cần xem và hiểu 3 vấn đề cơ bản sau đây:

1. Các yếu tố nào làm bệnh tăng huyết áp trở nên nguy hiểm hơn.

2. Làm gì để điều trị tốt bệnh tăng huyết áp.

3. Cách theo dõi huyết áp tại nhà khi đang điều trị tăng huyết áp.

Theo quan niệm hiện nay của Tổ chức Y tế Thế giới thì huyết áp thấp hơn 120/80mmHg được xem là huyết áp tối ưu không gây hại cho sức khoẻ. Trong đó 120 gọi là số huyết áp trên 80 gọi là số huyết áp dưới. Gọi là tăng huyết áp khi số trên cao hơn 140mmHg hoặc số huyết áp dưới cao hơn 90mmHg.



Gọi là tăng huyết áp độ 1 hay độ nhẹ khi: số huyết áp trên từ 140 đến 159mmHg hoặc số huyết áp dưới từ 90 đến 99mmHg.

Gọi là tăng huyết áp độ 2 hay độ trung bình khi: số huyết áp trên từ 160 đến 179mmHg hoặc số huyết áp dưới từ 100 đến 109mmHg.

Gọi là tăng huyết áp độ 3 hay độ nặng khi: số huyết áp trên từ 180mmHg trở lên hoặc số huyết áp dưới từ 110mmHg trở lên.

Khi số huyết áp trên và dưới thuộc 2 độ khác nhau thì chọn độ theo số huyết áp cao hơn.

Khi đã xác định có bị tăng huyết áp bạn cần xác định thêm 4 yếu tố sẽ làm tác động xấu hơn bệnh tăng huyết áp của bạn. Bốn yếu tố này là:


  1. Tám (8) yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.

  2. Tổn thương nội tạng trong cơ thể do tăng huyết áp

  3. Bị bệnh đái tháo đường.

  4. Có một số bệnh lý khác đi kèm.

Khi bạn càng có`nhiều yếu tố trong 4 yếu tố này thì khả năng bị tai biến do bệnh tăng huyết áp càng tăng cao. Các yếu tố này cụ thể như sau:

8 yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch:

  1. Mức độ tăng của số huyết áp trên và số huyết áp dưới từ độ 1 đến độ 3.

  2. Phái nam trên 55 tuổi.

  3. Phái nữ trên 65 tuổi.

  4. Có hút thuốc lá.

  5. Bị rối loạn mỡ trong máu. Cụ thể là Cholesterol toàn phần trong máu cao hơn 6,5mmol/l hoặc 250mg%. Hoặc cholesterol gây hại có tênLDL-c cao hơn 4mmol/l hay 155mg% hoặc cholesterol bảo vệ có tên là HDL-c thấp hơn 40mg% ở nam, hay 48mg% ở nữ.

  6. Trong gia đình có người bị bệnh tim mạch sớm nam dưới 55 tuổi, nữ dưới 65 tuổi.

  7. Bị béo phì vòng bụng, nam có vòng bụng trên 102cm hay nữ có vòng bụng trên 88cm.

  8. Trong máu loại protein có tên protein phản ứng C cao hơn 1mg/dl.

 Các dạng tổn thương cơ quan nội tạng do tăng huyết áp:

  1. Lớn tim: biểu hiện trên điện tâm đồ, siêu âm tim, chụp x quang tim.

  2. Suy thận mãn, tổn thương thận dưới dạng tiểu vi đạm niệu.

  3. Tổn thương đáy mắt: xuất huyết, xuất tiết võng mạc, phù gai thị.

 Bị bệnh đái tháo đường:

Tức là đường trong máu khi đói cao hơn 7mmol/l hoặc đường trong máu sau ăn tăng lên 11mmol/l hoặc 198mg%.



Có các bệnh lý khác đi kèm:

  1. Đã bị tai biến mạch máu não dù nặng hay nhẹ.

  2. Bệnh tim do thiếu máu cơ tim cục bộ dưới các mức độ: cơn đau ngực, nhồi máu cơ tim.

  3. Đã bị suy tim, suy thận…

  4. Các dạng bệnh lý mạch máu ngoại biên.  

Khi đã xác định được tất cả các yếu tố tác động xấu thêm bệnh tăng huyết áp. Bạn phải có thái độ điều trị tích các yếu tố này có thể được

Những việc cần làm để điều trị tốt bệnh tăng huyết áp:

Để điều trị tốt bệnh tăng huyết áp bạn cần thực hiện 3 điều sau đây:

* Đưa được huyết áp vế thấp hơn 140/90mmHg.

* Thực hiện tốt các biện pháp điều trị không dùng thuốc và có dùng thuốc

* Điều trị các bệnh lý khác đi kèm theo.

Điều trị để mức huyết áp thấp hơn 140/90mmHg là bạn đã tự giúp cơ thể mình trách được các biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp như: giảm 40% khả năng bị đứt mạch máu não, 50% khả năng bị suy tim mãn, giảm 30% khả năng bị tai biến mạch máu não tái phát, và nhiều biến chứng khác… Như vậy để đạt được các lợi ích này bạn cần thực hiện các điều sau đây:

* Thực hiện tốt việc điều trị lhông dùng thuốc và việc điều trị có dùng thuốc.

* Điều trị các bệnh lý khác đi kèm theo nếu có.



Trong điều trị không dùng thuốc bạn cần thực hiện 10 điểm sau đây:

  1. Nếu bị béo phì, nên áp dụng chế độ ăn giảm cân: ít đường, ít mỡ, nhiều chất đạm và chất xơ rau quả, trái cây.

  2. Nên ăn lạt, không ăn quá 1 muỗng cà-phê muối mỗi ngày. Lượng muối này bao gồm cả lượng muối được nêm trong thức ăn và nước chấm.

  3. Nên ăn chất đạm có nguồn gốc từ cá và thực vật hơn là các loại thịt heo, bò, gà…

  4. Không nên ăn quá ngọt ngay cả khi không bị tiểu đường…

  5. Hạn chế ăn mỡ động vật và dầu dừa. Tốt nhất là dùng dầu ô-liu, dầu hướng dương, dầu mè, dầu đậu nành.

  6. Nên ăn nhiều rau cải, trái cây để cung cấp nhiều chất khoáng, vitamin và chất xơ.

  7. Ngừng hoặc hạn chế uống nhiều rựơu.

  8. Bỏ hẳn hút thuốc lá.

  9. Giữ nếp sinh hoạt điều độ, ổn định. Tránh trạng thái căng thẳng, xúc động, lo âu.

  10. Rèn luyện thân thể thường xuyên: tập thể dục đều đặn ít nhất 45 phút mỗi ngày, 3 lần trong một tuần nhưng không nên gắng sức.

Trong các vấn đề điều trị không dùng thuốc nêu trên thì hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ nếu có thể loại bỏ được, bỏ hút thuốc lá mang lại các lợi ích sau cho sức khỏe:

Lợi ích tức thì:

  • 20 phút sau ngưng hút thuốc lá huyết áp, mạch và nhiệt độ trở về bình thường.

  • Sau 24 giờ các cơn đau tim bắt đầu giảm.

  • Sau 48 giờ ăn uống thấy ngon miệng hơn.

  •  Sau 72 giờ phế quản dãn ra hơn, hô hấp dễ dàng hơn, lượng không khí hít thở tăng nhiều hơn.

  • Sau 1-9 tháng giảm được những cơn ho, tình trạng thở ngắn và thiếu hơi thở.

 Lợi ích lâu dài:

  • Sau vài tháng ngưng thuốc lá nguy cơ bệnh mạch vành tim bắt đầu giả rõ rệt và sau 3- 5 năm trở về giống như người chưa hút thuốc lá.

  • Sau 10 năm ngưng hút thuốc lá nguy cơ ung thư phổi giảm 30-50%, sau 15 năm nguy cơ ung thư phổi giống như người chưa hút thuốc lá.

  • Ngưng hút thuốc lá còn làm giảm nguy cơ ung thư khác như ung thư thanh quản, thực quản, tuỵ tạng, bàng quang.

  • Ngưng hút thuốc lá còn làm giảm các bệnh lý khác như tai biến mạch máu não, tắc mạch máu ở chân, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phổi và cải thiện được tình trạng khí phế thủng, viêm phế quản.

  • Ở bệnh nhân tiểu đường ngưng hút thuốc lá làm giảm biến chứng tim mạch và tai biến mạch máu não.

Ngoài vấn đề hút thuốc lá thì uống rượu cũng có nhiều vấn đề cần quan tâm:

  1. Uống rượu quá nhiều, thường xuyên say xỉn rất dễ bị đột quỵ, tai biến mạch máu não.

  2. Có sự tỉ lệ thuận giữa bệnh tăng huyết áp và sự uống rượu.

  3. Người đang uống nhiều thường xuyên khi ngừng rượu khi ngừng rượu đột ngột huyết áp có thể tăng vọt lên và gây tai biến. Do đó nếu bạn đang nghiện rượu khi bỏ rượu cũng phải giảm từ từ trong 3 tháng đến  mức độ có thể chấp nhận được.

  4. Lượng rượu bia tối đa mà bạn có thể uống mà không gây ảnh hưởng đến tim mạch là không quá 2 lon bia hay 60ml rượu mạnh hoậc1/4 xị rượu đế một ngày.

 Điều trị có dùng thuốc:

Mục tiêu: Đưa huyết áp về dưới 140/90mmHg.

Trong điều trị có dùng thuốc bạn cần lưu ý 3 điểm:


  1. Phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tái khám đúng kỳ hẹn. Bạn không nên tự ý mua thuốchạ huyết áp để uống hay uống thuốc theo chỉ dẫn của người quen, lối xóm hay bạn bè lhông phải là bác sĩ.

  2. Theo quan niệm hiện nay thuốc hạ huyết áp nên được sử dụng sớm khi có chỉ định và nên phối hợp nhiều loại thuốc hạ huyết áp với liều thấp hơn là sử dụng một loại thuốc với liều cao.

  3. Sáu nhóm thuốc hạ huyết áp thường được sử dụng hiện nay có tên là khoa học.

    • Nhóm thuốc lợi tiểu.

    • Nhóm thuốc chẹn kênh canxi

    • Nhóm thuốc ức chế thụ thể bêta

    • Nhóm thuốc ức chế thụ thể alpha

    • Nhóm thuốc ức chế men chuyển

    • Nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensinll

      Trong 6 nhóm thuốc chính nêu trên mỗi nhóm có nhiều thế hệ mỗi thế hệ có nhiều dẫn xuất khác nhau, mỗi dẫn xuất lại có nhiều tên thương mại khác nhau do vậy trên thị trường thuốc hiện nay có đến vài trăm tên thuốc hạ huyết áp.

Khi chọn lựa thuốc huyết áp cho người bệnh thầy thuốc sẽ căn cứ vào 6 yếu tố sau đây:                                                                         



  1. Loại thuốc bệnh nhân đã dùng trước đó và sự dung nạp hay phản ứng phụ của bệnh nhân với loại thuốc này.

  2. Khả năng kinh tế của bệnh nhân đáp ứng cho việc sử dụng lâu dài với các loại thuốc hạ huyết áp và những xét nghiệm theo dõi khác kèm theo.

  3. Các nguy cơ tim mạch mà bệnh nhân đang có.

  4. Sự hiện diện của tổn thương nội tạng do tăng huyết áp hay bệnh tim mạch, bệnh thận và đái tháo đường.

  5. Sự hiện diện của các bệnh lý khác như rối loạn mỡ trong máu, hen suyễn, bệnh lý về khớp, u sơ tiền liệt tuyến… các bệnh này có thể thuận lợi hay gây bất lợi khi sử dụng một loại thuốc hạ huyết áp.

  6. Tương tác giữa thuốc điều trị tăng huyết áp và các loại thuốc khác mà bệnh nhân đang dùng.

 Bạn cần tránh ba sai lầm mà người bệnh tăng huyết áp hay mắc phải khi chữa trị là:

  1. Tự mua thuốc hạ huyết áp để uống. Đã có nhiều trường họp phải đưa đến bệnh viện cấp cứu do tự uống thuốc hạ huyết áp.

  2. Chỉ chữa bệnh khi huyết áp tăng cao và ngừng thuốc khi huyết về bình thường.

  3. Uống lâu dài với 1 toa thuốc mà không tái khám để đánh giá lại tình trạng bệnh.

Trong quá trình điều trị khi theo dõi huyết áp tại nhà bạn cần lưu ý:

  1. Phải có sổ theo dõi huyết áp, trong sổ này bạn ghi số đo huyết áp mỗi ngày 1-3 lần, triệu chứng bất thường trong ngày, thuốc uống trong ngày. Bạn trình cho bác sĩ điều trị sổ này mỗi lần tái khám.

  2. Cách dùng máy đo huyết áp điện tử tại nhà: Đa phần bà con sau khi đưa mua máy đo huyết áp điện tử đều bị khủng hoảng trong thời gian đầu vì bạn thường đo huyết áp rất nhiều lần trong ngày mà mỗi lần đo máy điện tử thường cho một số đo khác nhau nên người bệnh cho là huyết áp của mình không ổn định. Từ đó dẫn đến bất an hay khủng hoảng tâm lý. Cho nên khi theo dõi huyết áp tại nhà bạn chỉ nên đo huyết áp 1-3 lần trong ngày, mỗi lần đo huyết áp nên đo 2 lần liên tiếp cách nhau vài phút rồi lấy trung bình 2 lần đo. Cần nhớ phải nằm nghĩ khoảng 15 phút trước khi đo. Trước khi đo huyết áp 30 phút không được uống rượu, cà phê hay hút thuốc lá. Không nên đo huyết áp sau khi ăn, sau khi mới ngủ dậy.

Như vậy khi tuân thủ đúng các hướng dẫn điều trị và theo dõi của bác sĩ huyết áp của bạn được đưa về thấp hơn 140/90mmHg. Lúc này bạn sẽ thấy mình có cuộc sống thoải mái bình thường không phải lo âu về biến chứng của bệnh tăng huyết áp. Bài nói đến đây là hết, cám ơn sự lắng nghe của quí vị và các bạn.

http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/news_detail.asp?period_id=1&cat_id=393&news_id=2663

NGƯỜI MẮC BỆNH CAO HUYẾT ÁP CẦN BIẾT

Mùa đông là mùa dễ gây ra “trở ngại” cho người mắc bệnh cao huyết áp và cũng là mùa khó khống chế huyết áp nhất.

Nhiệt độ thấp - Thủ phạm gây cao huyết áp

Thời tiết lạnh, huyết áp không dễ khống chế, nguy hiểm chủ yếu là gây ra bệnh biến chứng. Do mùa đông nhiệt độ thấp, cơ thể vì muốn duy trì thân nhiệt ổn định, giảm bớt sự toả nhiệt, các mao mạch sẽ co lại khiến lực cản huyết quản điều tiết bên ngoài tăng lên. Đồng thời, nhiệt độ thấp nên ra mồ hôi ít, khiến dung lượng máu tăng lên. Nếu ăn quá nhiều các chất đường, béo... sẽ khiến khả năng hấp thụ và trữ nước trong cơ thể tăng, làm cho dung lượng máu trong cơ thể tăng theo. Thêm vào đó là sự tồn tại của các trạng thái tình cảm xảy ra hàng ngày trong cuộc sống như lo lắng, căng thẳng, tức giận… tất yếu sẽ làm cho huyết áp không dễ khống chế.

Trong trường hợp thời tiết thay đổi, tính giao động của huyết áp tăng cao, nguy cơ chủ yếu là gây ra bệnh biến chứng, đặc biệt là xuất huyết não, đứt mạch máu do thiếu máu và tử vong do nhồi máu cơ tim.

Thế nào là huyết áp bất thường?

Huyết áp của chúng ta thường có hai thời khắc “cao điểm”, đó là khoảng 9 giờ sáng và 6 giờ chiều.

Huyết áp tăng cao hay xuống thấp là tuỳ theo sự thay đổi của tinh thần và cơ thể, thông thường trong khi ngủ khoảng 3 - 4 giờ đêm là thấp nhất, sáng sớm dần dần tăng cao, đến 9 giờ sáng là ở đỉnh cao nhất. Buổi chiều xuống khá thấp, đến 6 giờ chiếu lại trở lại cao điểm và trước khi ngủ lại về “đáy”.

Nếu sự thay đổi huyết áp của một ngưòi không phù hợp với quy luật này, điều đó đã nói rõ huyết áp của người đó đã không khống chế được, cần phải điều chỉnh uống thuốc.

Vì thế, trước khi đi khám bác sỹ, nên ở nhà tự đo huyết áp của mình trước 1 tuần. Mỗi ngày kiểm tra 4 lần vào các thời điểm: sau khi thức dậy, 9 giờ sáng, 6 giờ chiều và 9 giờ tối. Ngoài ra cần chú ý: nếu vừa vận động thì nên nghỉ 10 phút, sau đó mới kiểm tra huyết áp để có kết quả chuẩn xác.

5 nguyên tắc sống không thể bỏ qua

Ngoài yếu tố khí hậu, các thói quen sinh hoạt không tốt cũng có thể gây ra nguy hại cho người mắc bệnh cao huyết áp. Theo các chuyên gia, người bị bệnh cao huyết áp nên chú ý các nguyên tắc trong sinh hoạt hằng ngày sau:



  1. Chú ý phòng lạnh giữ ấm, tránh gió lạnh.

  2. Nghiêm khắc hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể, mỗi ngày không nên ăn quá 6g. Nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, gà, cá, sữa và chế phẩm từ đậu. Hạn chế ăn những món ăn dầu mỡ, không hút thuốc, hạn chế uống rượu, và nên giữ cho đại tiện được thông suốt.

  3. Kiên trì tập luyện thể thao, nâng cao khả năng chống lạnh, cố gắng hết sức để tham gia một số môn thể thao ngoài trời có lợi cho huyết áp như đi bộ, tập thái cực quyền và khí công...

  4. Khống chế tâm trạng, tránh để thể lực và tinh thần rơi vào tình trạng quá mệt mỏi. Tức giận và lo lắng cực độ đều có thể gây ra đứt mạch máu não. Cần duy trì tâm trạng lạc quan vui vẻ, không đuợc quá vui vẻ, quá tức giận, lo lắng, buồn phiền, bi thương, sợ hãi.

  5. Kiên trì uống thuốc, duy trì huyết áp ổn định. Người bị bệnh cao huyết áp uống thuốc giảm huyết áp không nên tuỳ tiện dừng uống bởi sẽ dễ tăng huyết áp đột biến sau 40 giờ ngừng uống thuốc.

Dương Hằng

Theo h863

http://dantri.com.vn/c7/s7-311287/nguoi-mac-benh-cao-huyet-ap-can-biet.htm

CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH CAO HUYẾT ÁP

BS. Quốc Bảo

Trong đời sống công nghiệp hiện nay, bệnh cao huyết áp (HA) ngày càng trở nên phổ biến. Các yếu tố liên quan đến việc gia tăng HA thường gắn liền vớI đời sống hiện đại như: thừa cân, hút thuốc lá, uống rượu nhiều, thừa lượng muối và lượng chất béo trong khẩu phần ăn… vì vậy, duy trì một lối sống lành mạnh là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống căn bệnh này.



HA là gì?

HA là áp suất động mạch được tạo bởi sức đẩy của tim và sức ép của thành động mạch. HA thường được tượng trưng bằng hai chỉ số (thí dụ 120/80 đơn vị là mmHg), số trên (120) gọi là HA tâm thu, biểu hiện lực đẩy từ tim khi tim co bóp đẩy máu đi; số dưới (80) gọi là HA tâm trương, biểu hiện trương lực của thành mạch. Khi nào thì gọi là cao HA? Khi đo HA, muốn có một trị số tin cậy, người được đo phải nghỉ ngơi 10 – 15 phút trước khi đo và thường đo HA ở tay trái.

Trị số HA bình thường của mỗi người thay đổi tùy theo lứa tuổi

- HA tâm trương (số dưới) bình thường là từ 84-89; 90-104 là hơi cao và từ 105 trở lên là cao.

- HA tâm thu (số trên) bình thường là từ 120-139; 140-159 là hơi cao và 160 trở lên là cao.

- Dưới 40 tuổi, HA 145/80; dưới 50 tuổi, HA 150/80; dưới 60 tuổi HA 160/ 90 và trên 60 tuổi, HA 165/95 được coi là có khuynh hướng cao.



Những yếu tố ảnh hưởng đến trị số HA

Thỉnh thoảng, nếu thấy HA thay đổi và có khuynh hướng tăng thì khoan lo, vì có nhiều yếu tố trong cuộc sống ảnh hưởng đến trị số của HA như lo nghĩ, cảm xúc mạnh, bị stress, vận động nhiều, dùng nhiều chất kích thích… Ngoài ra, theo thời gian, người càng cao tuổi HA càng có khuynh hướng tăng lên do động mạch bị xơ vữa, kém đàn hồi.



Chế độ ăn uống cho người bị cao HA

Việc sử dụng thuốc trị cao HA phải do BS chỉ định nhưng một vấn đề khác cũng cần đặt ra, đó là làm giảm yếu tố nguy cơ cao HA do ăn uống. Vì thế, chế độ dinh dưỡng thích hợp là cần thiết.

- Thông thường nên ăn 3 bữa/ngày, không nên ăn vặt.

- Tránh thức ăn chiên xào, hạn chế mỡ, nhất là mỡ động vật. Tốt nhất là sử dụng thực phẩm hấp, luộc.

- Tránh các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá…

- Nên ăn nhiều rau quả xanh để cung cấp chất xơ cho cơ thể, dùng dầu thực vật thay mỡ… và các sản phẩm từ ngũ cốc, trái cây, sản phẩm từ sữa…

- Trong các loại thịt thì ưu tiên cá, sau đó đến thịt gia cầm, cuối cùng mới đến thịt bò, heo, cừu.

- Hạn chế ăn muối, các nước chấm mặn, các thực phẩm giàu natri như: tôm khô, trứng vịt muối, chanh muối, thịt chà bông…



Bỏ thói quen xấu

- Ngưng hút thuốc: là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa cả bệnh tim mạch lẫn không tim mạch ở người cao HA.

- Bớt uống rượu: có những bằng chứng cho thấy, có mối tương quan chặt chẽ giữa uống rượu, HA và tỷ lệ bệnh cao HA trong cộng đồng. Ngoài ra, rượu làm giảm tác dụng của thuốc hạ HA. Những người này cần lưu ý, nếu uống nhiều rượu sẽ gia tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não.

- Tăng hoạt động thể lực: giảm bớt béo phì, người sống tĩnh tại cần tập thể dục đếu đặn ở mức vừa phải như đi bộ nhanh hoặc bơi lội trong vòng 30 – 45 phút, 3 - 4 lần/tuần. Các hoạt động thể dục này hiệu quả hơn chạy hoặc nhảy và có thể làm giảm HA tâm thu từ 4- 8mmHg. Các tập luyện nặng như cử tạ có tác dụng làm tăng HA, vì vậy nên tránh.



http://suckhoedoisong.vn/20088410183290p45c62/cach-phong-ngua-benh-cao-huyet-ap.htm

SỐNG CHUNG VỚI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

Kỳ I: Sự nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp

Kết quả điều tra mới nhất của Viện Tim mạch Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới tại 2 tỉnh Đồng Tháp và Gia Lai cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp (THA) ở người từ 25 - 45 tuổi là 37,27%. Đây là tình trạng ở 2 địa phương có đời sống trung bình, còn thực tế tại các thành phố lớn thì tỷ lệ còn cao hơn nhiều. Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim chiếm tỷ lệ cao nhất về bệnh suất và tử suất trong các bệnh tim mạch và THA là nguyên nhân chính của các tình trạng bệnh lý đó. Đây là một bệnh mạn tính, do vậy người bệnh phải chung sống suốt đời với THA.

Người bị bệnh THA không được phát hiện sớm tương tự như ngôi nhà bị mối xông. Khi biết nhà bị mối xông thì đã quá muộn, ngôi nhà của bạn đã bị hỏng, không còn sử dụng được nữa. Trong đại đa số các trường hợp, THA xảy ra vào lúc nào người bệnh thường không hay biết và chỉ rõ khi đã có biểu hiện rõ rệt trên lâm sàng như nhức đầu, mờ mắt, chóng mặt, đánh trống ngực, hoặc nặng hơn nữa là tai biến mạch máu não, đau thắt ngực...



Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực máu ở trong lòng động mạch. Huyết áp được tạo ra bởi lực co bóp của tim và sức cản của động mạch. Khi tim co bóp, máu sẽ được bơm ra ngoài và ép vào thành động mạch làm mạch máu căng lên. Số đo huyết áp ở thời điểm này gọi là huyết áp tâm thu hay huyết áp tối đa. Sau khi co bóp tim sẽ giãn ra và thành động mạch sẽ co lại về trạng thái ban đầu. Số đo huyết áp tại thời điểm này gọi là huyết áp tâm trương hay huyết áp tối thiểu. Huyết áp bình thường đo ở cánh tay là nhỏ hơn hoặc bằng 120/80mmHg. Huyết áp có đặc điểm là thay đổi theo thời gian, trạng thái tâm sinh lý và nhiều yếu tố khác.



Thế nào là THA?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, THA khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg. Khoảng trên 90% các trường hợp THA không rõ nguyên nhân. Trong trường hợp này người ta gọi là bệnh THA (tăng huyết áp tiên phát). Khoảng dưới 10% các trường hợp THA có nguyên nhân gọi là THA triệu chứng (THA thứ phát). Do các bệnh lý khác gây ra như:

Bệnh nhu mô thận: Suy thận cấp, suy thận mạn, sau ghép thận, chạy thận nhân tạo chu kỳ.

Mạch máu: Hẹp động mạch thận, hẹp eo động mạch chủ, bệnh Takayashu (hẹp động mạch nhiều nơi).

Nội tiết: Hội chứng Cushing, cường Aldosterone (hội chứng Corn), u tủy thượng thận, cường giáp và cường tuyến cận giáp.

Thuốc: Thuốc co mạch, thuốc giữ muối nước.

Bên cạnh đó thì có một số người có trị số huyết áp thường xuyên là 90/50mmHg hoặc 100/60mmHg mà vẫn làm việc, sinh hoạt bình thường thì không có gì nguy hiểm. Ngược lại, một người từ lâu có trị số huyết áp là 130/80mmHg, nay đột nhiên huyết áp hạ xuống còn 90/50mmHg thì nên đến một trung tâm y tế gần nhất để khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ của bạn.

Nhận biết bệnh THA như thế nào?

Tất cả những người trưởng thành phải được đo huyết áp một cách thường quy ít nhất 1 năm một lần. Người có mức huyết áp 130 – 139/85-89mmHg nên kiểm tra huyết áp nhiều hơn 1 lần/năm.

Kiểm tra huyết áp ngay khi có một trong các dấu hiệu sau: Nhức đầu (thường là sau gáy), xây xẩm, hồi hộp, mờ mắt, bất lực (nam giới), dễ mệt, dễ toát mồ hôi, yếu nửa người hay một chi, đau ngực, khó thở, tiểu nhiều, tăng cân, dễ xúc động.

Đo huyết áp tại phòng khám bằng huyết áp kế thủy ngân, đồng hồ...: Bệnh nhân ngồi vài phút trong một căn phòng yên tĩnh trước khi bắt đầu đo huyết áp. Cởi quần áo bó sát, nâng cánh tay ngang vị trí của tim, bàn tay để ngửa và thả lỏng. Đo ít nhất 2 lần cách nhau 1-2 phút. Dùng bao cuốn tay chuẩn phù hợp với bệnh nhân. Vị trí bao cuốn cánh tay nằm ngang vị trí của tim, bất kể bệnh nhân ở tư thế nào. Nên đo huyết áp ở cả 2 cánh tay trong lần thăm khám đầu tiên để phát hiện bệnh mạch máu ngoại biên. Đo huyết áp ở tư thế đứng sau khi bệnh nhân đứng được từ 1-5 phút ở các đối tượng cao tuổi, đái tháo đường...

Đo huyết áp 24 giờ: Giúp theo dõi huyết áp một cách tự động trên bệnh nhân được phép sinh hoạt gần như bình thường. Nên theo dõi huyết áp liên tục 24 giờ trước và trong quá trình điều trị. Bệnh nhân sinh hoạt bình thường nhưng tránh vận động nặng và giữ cánh tay duỗi thẳng và bất động khi máy đo. Quyết định lâm sàng dựa vào trị số huyết áp trung bình 24 giờ. Huyết áp đo 24 giờ thường thấp hơn huyết áp đo tại phòng mạch.

Đo huyết áp tại nhà: Cho biết trị số huyết áp vào các ngày khác nhau và trong hoàn cảnh thực tế sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, đặc biệt là không bị “hiệu ứng áo choàng trắng”. Trị số huyết áp khác nhau giữa các lần đo là do sự biến thiên tự nhiên của huyết áp. Tránh đo quá nhiều lần làm bệnh nhân lo âu. Cũng như đo huyết áp liên tục 24 giờ, trị số bình thường của huyết áp tự đo tại nhà thấp hơn đo tại phòng mạch. Thuật ngữ “Tăng huyết áp áo choàng trắng” được sử dụng để mô tả tăng huyết áp thường xuyên ở phòng khám với tình trạng bình áp thường xuyên khi theo dõi huyết áp liên tục 24 giờ.

Đo huyết áp khi vận động, gắng sức: Các nghiên cứu cho thấy huyết áp tâm thu sau 6 phút gắng sức đầu tiên trên 200 mmHg tiên đoán tỷ lệ tử vong do tim mạch tăng gấp hai lần ở nam giới trung niên.

Sự nguy hiểm của THA

Đa số bệnh nhân THA cảm thấy trong người hoàn toàn bình thường.Tuy nhiên, THA là một yếu tố nguy cơ thường gặp, không có triệu chứng, nhưng có thể bị biến chứng như bệnh mạch vành và đột quỵ. Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ, bệnh nhân tăng huyết áp lâu ngày sẽ bị các biến chứng nguy hiểm ở các cơ quan như tim, thận, não và mắt như chảy máu não, nhũn não; tim to, rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim..; tiểu đạm, suy thận; tổn thương võng mạc dẫn đến mù mắt...



Kỳ II: Tăng huyết áp - Khi nào cần đến thuốc?

Ngày nay, điều trị bệnh tăng huyết áp (THA) không còn là câu hỏi “Có điều trị không?” mà là “Nên điều trị như thế nào?”.

Tăng huyết áp có thể dẫn đến nhồi máu não.

Điều trị bệnh THA có lợi ích gì?

Tránh được các biến chứng tim mạch nguy hiểm: đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim... Tránh được các biến chứng khác do bệnh THA gây ra: tai biến mạch máu não, suy thận và mờ mắt. Tăng tuổi thọ. Tăng chất lượng cuộc sống. Giảm chi phí điều trị: vì nếu bạn không điều trị để xảy ra tai biến thì việc chữa trị các tai biến này sẽ tốn kém hơn rất nhiều cho gia đình và xã hội.

Biện pháp điều trị THA không dùng thuốc

Bỏ hút thuốc lá: Là biện pháp mạnh mẽ nhất để đề phòng các bệnh tim mạch và ngoài tim mạch. Thuốc lá làm giảm tác dụng của một số thuốc chống THA.

Uống rượu vừa phải: Không nên uống quá 20-30g ethanol/ngày đối với nam giới và 10-20g ethanol/ngày với nữ giới.

Chế độ ăn: Bệnh nhân nên tránh ăn mặn, tránh dùng các thực phẩm ướp muối đặc biệt là thức ăn chế biến sẵn, nên dùng các thức ăn có chứa nhiều kali. Nên ăn nhiều hoa quả, nhiều cá, giảm chất béo và các thức ăn có chứa nhiều cholesterol.

Giảm cân và tập thể dục: Tác dụng hạ áp của việc giảm cân có thể được nâng cao bởi việc đồng thời tăng cường tập thể dục, uống rượu điều độ ở những người nghiện rượu thừa cân và giảm ăn muối. Bệnh nhân nên thường xuyên tập thể dục ở mức vừa phải như đi bộ, chạy bộ, hoặc bơi lội trong 30-45 phút, 3-4 lần mỗi tuần. Mức độ tập luyện phải tùy thuộc vào tình trạng bệnh tật của bệnh nhân. Ngay cả tập thể dục nhẹ cũng làm giảm huyết áp tâm thu 4-8 mmHg, tuy vậy tập vận động đẳng trương (gây co cơ kéo dài) như nâng tạ có thể có tác dụng tăng áp và cần tránh.

Tránh stress và làm việc quá sức: Nếu bị tăng huyết áp nhẹ, biện pháp thay đổi lối sống trên có thể đủ để hạ huyết áp xuống mức bình thường mà chưa cần dùng đến thuốc. Đối với một số người khác, những việc này có thể giúp họ chỉ cần dùng ít thuốc hơn hoặc dùng thuốc với liều thấp thì đã đủ kiểm soát huyết áp.



Khi nào cần đến thuốc?

Sau khi bạn thực hiện biện pháp ăn kiêng, luyện tập và các biện pháp điều trị không cần thuốc mà huyết áp của bạn vẫn không giảm, lúc đó cần dùng thuốc để kiểm soát huyết áp. Nên bắt đầu điều trị từ từ và tăng liều dần, đặc biệt với người cao tuổi để có thể đạt trị số huyết áp đích sau vài tuần.

Thầy thuốc phải lựa chọn thuốc phù hợp nhất cho từng bệnh nhân và sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: kinh nghiệm của bệnh nhân với các thuốc chống THA đã dùng trước đây, giá thuốc, đặc điểm nguy cơ, có hay không có tổn thương cơ quan đích, các bệnh đi kèm như bệnh tim, thận, tiểu đường... Sự tương tác với các thuốc mà bệnh nhân đang dùng vì các bệnh khác... Nên bắt đầu điều trị với liều thấp của một thuốc đơn độc hoặc phối hợp liều thấp của hai thuốc.

Thịt hun khói là thức ăn không phù hợp với người bệnh THA.

Dùng thuốc hạ huyết áp kéo dài có hại không?

Nhìn chung là không có hại gì, tuy nhiên có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân bị tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế sự lựa chọn thuốc như thế nào bệnh nhân cần được khám sức khỏe toàn diện và bác sĩ cần có chỉ định đúng.

Thuốc lợi tiểu: hạ kali máu, hạ natri máu, tăng acid uric máu, tăng đường máu, tăng lipid máu, đôi khi gây nhược dương.

Thuốc chẹn bêta giao cảm: co thắt phế quản, suy nhược và giảm khả năng gắng sức, ác mộng và rối loạn giấc ngủ, nhược dương, suy tim nặng, rối loạn dẫn truyền ở tim, tăng nặng triệu chứng của một số bệnh mạch máu ngoại biên.

Thuốc ức chế men chuyển: hạ áp liều đầu, ho khan, tăng kali máu.

Thuốc đối kháng angiotensin II: tăng kali máu.

Thuốc đối kháng canxi: nóng bừng mặt, ù tai, nhức đầu, phù cổ chân, đi tiểu đêm, phì đại lợi răng.

Thuốc chẹn alpha: hạ huyết áp ở tư thế đứng, nhức đầu, mệt mỏi.

Các thuốc khác: methyldopa (buồn ngủ, trầm cảm, bất lực, viêm gan, huyết tán, sốt do thuốc), Hydralazine (nhức đầu, đỏ bừng mặt, đánh trống ngực)...

Bác sĩ sẽ phối hợp nhiều thuốc để điều trị huyết áp cho bạn. Khi dùng thuốc phối hợp, các thuốc được dùng với liều thấp nên khả năng bị tác dụng phụ ít hơn. Nên dùng các thuốc có tác dụng kéo dài, do vậy hàng ngày bạn phải uống thuốc ít lần hơn, giúp bạn tránh quên uống thuốc và giảm thiểu sự biến thiên của huyết áp. Vì vậy thuốc có khả năng bảo vệ bạn tốt hơn đối với các biến chứng tim mạch cũng như sự tổn thương của các cơ quan đích.

Bệnh THA cần điều trị liên tục, lâu dài nên cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa thầy thuốc, bệnh nhân và gia đình trong quá trình điều trị. Bệnh THA cần điều trị nhiều năm, có thể suốt đời do đó người bệnh cần hiểu về bệnh, tuân thủ điều trị và tái khám đúng hẹn. Số lượng loại thuốc, cách sử dụng: cần theo quy định chặt chẽ của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc hoặc thay đổi thuốc. Mỗi khi cần thay đổi hay có triệu chứng khác thường trong quá trình dùng thuốc, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn để được hướng dẫn cụ thể. Phải điều trị các yếu tố nguy cơ phối hợp như rối loạn lipid máu, đái tháo đường...

TS. Nguyễn Quang Tuấn

http://suckhoedoisong.vn/2008759180572p45c62/song-chung-voi-benh-tang-huyet-ap-ky-ii.htm

TĂNG HUYẾT ÁP

http://suckhoedoisong.vn/20110928112127132p45c62/tang-huyet-ap.htm

Tăng huyết áp (THA) đã và đang trở thành nguy cơ hàng đầu của các biến chứng tim mạch. Vào năm 2002, tổ chức Y tế thế giới đã ghi nhận trong báo cáo sức khỏe hàng năm và liệt kê THA là “kẻ giết người số một”.

N


Những nghiên cứu cho thấy, việc dùng đúng các thuốc hạ huyết áp không chỉ làm giảm huyết áp như mong muốn mà còn giúp giảm đáng kể các tổn thương cơ quan đích (hay các biến chứng của THA).
ói một cách ngắn gọn, đối với người bị THA, nguy cơ bị đột quỵ (tai biến mạch não) tăng gấp bốn lần, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng gấp hai lần so với người không bị THA. Nguy cơ tử vong sẽ tăng gấp đôi khi số huyết áp tăng mỗi 20 mmHg đối với huyết áp tâm thu và tăng 10 mmHg đối với huyết áp tâm trương. Năm 2008 có khoảng 16,5 triệu người chết vì THA trên toàn thế giới. Thống kê tại Hoa Kỳ năm 2006 cho thấy có khoảng 56.561 người Mỹ chết vì THA. Đây là những con số thật kinh khủng (!).

Các biến chứng thường gặp của THA

Các biến chứng tim mạch (nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành khác, suy tim…,) các biến chứng về não (tai biến mạch não bao gồm cả xuất huyết não và nhũn não; bệnh não do THA…) các biến chứng về thận (đái ra protein; suy thận…) các biến chứng về mắt, tiến triển theo các giai đoạn, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa, các biến chứng về mạch ngoại vi, trong đó đặc biệt nguy hiểm là biến chứng tách thành động mạch chủ có thể dẫn đến chết người.

Đa số bệnh nhân bị THA (trên 90%) thường không có các dấu hiệu nào cảnh báo trước. Quan điểm trước đây cho rằng cứ THA là phải có đau đầu, mặt bừng đỏ, béo… là hết sức sai lầm. Nhiều khi, sự xuất hiện triệu chứng đau đầu đã có thể là sự kết thúc của người bệnh THA do đã bị tai biến mạch não. Và do vậy, đã rất nhiều người bệnh cho đến khi bị các biến chứng của THA, thậm chí tử vong mới biết mình bị THA hoặc mới hiểu rõ việc khống chế tốt THA là quan trọng như thế nào.

Vấn đề kiểm soát THA cũng đáng để bàn. Ngay tại một số nước phát triển như Hoa Kỳ, trong năm 2006, trong tổng số người bị THA có khoảng 77,6% đã được biết bị THA. Trong tổng số bệnh nhân bị THA, chỉ có 67,9% được điều trị và chỉ có 44,1% được khống chế tốt trong khi có tới 55,9% không được khống chế tốt. Tại một số nước như Canada, Anh, Đức… tỷ lệ bệnh nhân THA được điều trị cũng chỉ từ 27 - 47%. Tại Việt Nam, thống kê năm 2007, có tới gần 70% không biết bị THA, trong số bệnh nhân biết bị THA, chỉ có 11,5 % được điều trị và chỉ có khoảng 19% được khống chế huyết áp đạt yêu cầu.

Rất nhiều người không biết là mình bị tăng huyết áp.

Tại sao lại như vậy?

Để trả lời được câu hỏi này chúng ta cần có một cái nhìn tổng thể từ phía các nhà quản lí, người dân và thày thuốc.

Nhận thức của nhân dân về nguy cơ, thái độ và hành động đối với THA chưa đầy đủ và đúng mực: Các nguy cơ thực tế mà người THA thường ước lượng không đầy đủ, bị bỏ sót hoặc ước lượng dưới mức. Mức THA thật của người bị THA cũng bị ước lượng dưới ngưỡng. Nhiều người còn coi thường về THA hoặc coi THA là có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Khống chế bằng cách nào?

Những nghiên cứu kinh điển đã cho thấy, việc tôn trọng điều trị giảm được huyết áp đã ngăn chặn được đáng kể tử vong và tàn phế do các biến chứng của THA gây ra. Theo ước tính, nếu cứ giảm đi được mỗi 10 mmHg huyết áp tâm thu ở người bị THA thì giảm được khoảng 30% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và giảm được 40% nguy cơ tử vong do tai biến mạch não.

Làm thế nào để giảm được huyết áp như mong muốn: vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào bản thân người bệnh. Việc thay đổi lối sống đóng một vai trò quyết định. Thêm vào đó, hãy dùng thuốc đều đặn và liên tục theo chỉ định của thày thuốc.

Theo ước tính của Hội Tim mạch Canada năm 2009 tại Canada, với việc giảm ăn mặn từ 3500mg muối xuống 1700mg muối trong một ngày đã giúp giảm 1 triệu người bị THA; giảm 5 triệu lượt người phải đi khám bác sĩ trong một năm; tiết kiệm được 450 đến 540 triệu đô la trong một năm do phải đi khám và dùng thuốc; giảm được 13% tử vong do các biến chứng tim mạch và tổng cộng chi phí y tế giảm được 1,3 tỷ đô la mỗi năm (!). Những thống kê khác về thay đổi lối sống là: cứ giảm được 1800mg muối mỗi ngày thì giảm được trung bình 5,5mmHg huyết áp; cứ giảm được mỗi 1kg cân nặng thừa thì giảm được trung bình 1,5mmHg; tập thể dục đều ít nhất 60 phút mỗi ngày và hàng ngày thì giảm được trung bình 5,5mmHg; chế độ ăn hợp lí (chế độ DASH theo khuyến cáo của Canada) sẽ giúp giảm được 11mmHg. Đây là một dẫn chứng nhỏ để nói lên, nếu chúng ta nghiêm túc thực hiện các khuyến cáo, thì những biện pháp dù đơn giản cũng có hiệu quả đáng kể.

Khi có chỉ định dùng thuốc điều trị, cần tuân thủ chặt chẽ theo đúng các chỉ dẫn của thày thuốc. Những nghiên cứu cho thấy, việc dùng đúng các thuốc hạ huyết áp không chỉ làm giảm huyết áp như mong muốn mà còn giúp giảm đáng kể các tổn thương cơ quan đích (hay các biến chứng của THA). Chúng ta rất vui mừng là hiện ngày càng có nhiều loại thuốc có hiệu quả cao trong điều trị THA, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, một vấn đề khá nan giải là sự tuân thủ điều trị của người bị THA còn kém làm cho số bệnh nhân đạt được mục tiêu còn khiêm tốn.

Việc kiểm soát THA chủ yếu dựa vào cộng đồng và có ý nghĩa quyết định, mang lại lợi ích đáng kể. Việc cổ vũ lối sống lành mạnh và thay đổi những lối sống có hại cho mỗi cá nhân là “vũ khí” hàng đầu trong cuộc chiến chống lại căn bệnh này.



ThS. Nguyễn Ngọc Quang

TĂNG HUYẾT ÁP: VẤN ĐỀ CẦN ĐƯỢC QUAN TÂM

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tăng huyết áp (THA) ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính. Năm 2005, trong số 17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch thì tăng huyết áp là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong của 7,1 triệu người.

T
Khoảng 5,7 triệu người Việt Nam không biết mình bị THA

Trong số những người bị tăng huyết áp thì có tới 52% (khoảng 5,7 triệu người) là không biết mình có bị tăng huyết áp; 30% (khoảng 1,6 triệu người) của những người đã biết bị tăng huyết áp nhưng vẫn không có một biện pháp điều trị nào; và 64% những người đó (khoảng 2,4 triệu người) tăng huyết áp đã được điều trị nhưng vẫn chưa đưa được huyết áp về số huyết áp mục tiêu. Như vậy hiện nay Việt Nam có khoảng 9,7 triệu người dân hoặc là không biết bị tăng huyết áp, hoặc là tăng huyết áp nhưng không được điều trị hoặc có điều trị nhưng chưa đưa được số huyết áp về mức bình thường.
ăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh toàn cầu (12,7%), cao hơn các nguyên nhân khác như sử dụng thuốc lá (8,7%) hay tăng đường máu (5,8%). Tần suất tăng huyết áp nói chung trên thế giới là khoảng 41% ở các nước phát triển và 32% ở các nước đang phát triển.

Tại Việt Nam, tần suất tăng huyết áp ở người lớn ngày càng gia tăng. Trong những năm 1960 tỷ lệ tăng huyết áp là khoảng 1%, năm 1992 là 11,2%, năm 2001 là 16,3% và năm 2005 là 18,3%. Theo một điều tra gần đây nhất (2008) của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn (≥ 25 tuổi) tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta thì thấy tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng lên đến 25,1% nghĩa là cứ 4 người lớn ở nước ta thì có 1 người bị tăng huyết áp. Với dân số hiện nay của Việt Nam là khoảng 88 triệu dân thì ước tính sẽ có khoảng 11 triệu người bị tăng huyết áp.

Tăng huyết áp nếu không được điều trị đúng và đầy đủ sẽ có rất nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí có thể gây tử vong hoặc để lại các di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, sức lao động của người bệnh và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Một số biến chứng chính của tăng huyết áp như:

- Các biến chứng về tim: Cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim…

- Các biến chứng về não: Xuất huyết não, nhũn não, bệnh não do THA…

- Các biến chứng về thận: Đái ra protein, phù, suy thận…

- Các biến chứng về mắt: Mờ mắt, xuất huyết, xuất tiết và phù gai thị.

- Các biến chứng về mạch máu: Phình hoặc phình tách thành động mạch, các bệnh động mạch ngoại vi…

Chỉ có một số ít các bệnh nhân THA là có một vài triệu chứng cơ năng gợi ý cho họ đi khám bệnh như: đau đầu, chóng mặt, cảm giác “ruồi bay”, mặt đỏ bừng, ù tai,…

Tuyệt đại bộ phận (khoảng 90%) các bệnh nhân bị THA là không rõ nguyên nhân (còn gọi là THA nguyên phát). Chỉ một số nhỏ các bệnh nhân (<10%) bị THA có tìm được nguyên nhân (tức là do hậu quả của một số bệnh lý khác). Do đó, những dấu hiệu thể hiện bệnh THA thường không đặc hiệu và người bệnh thường không thấy có gì khác biệt với người bình thường.

Theo một điều tra của Viện Tim mạch tại 4 tỉnh phía Bắc Việt Nam năm 2003 cho thấy tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu (10%) gây suy tim tại cộng đồng ở người lớn Việt Nam. 46% bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được điều trị tại Viện Tim mạch (2005) có liên quan với tăng huyết áp và hơn 1/3 bệnh nhân tai biến mạch máu não điều trị tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai (2003) có nguyên nhân là tăng huyết áp.

Vì vậy việc kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là những người có những yếu tố nguy cơ về tim mạch là hết sức cần thiết và quan trọng.



Khi được chẩn đoán bị tăng huyết áp người dân cần được theo dõi, điều trị như thế nào?

Nguyên tắc chung:

- Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài.

- Mục tiêu điều trị là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ tim mạch”.

- “Huyết áp mục tiêu” cần đạt là < 140/90mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì huyết áp mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg. Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời.

- Điều trị cần hết sức tích cực ở những bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích. Không nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan đích, trừ tình huống cấp cứu.

Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống trong điều trị tăng huyết áp

Các biện pháp này được áp dụng cho mọi bệnh nhân để ngăn ngừa tiến triển và giảm được số đo huyết áp, giảm số thuốc cần dùng.

- Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng:

Giảm mặn (< 6 gam muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày).

Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi.

Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và acid béo no.

- Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9 kg/m2.

- Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ.

- Hạn chế uống rượu, bia: số lượng ít hơn 3 cốc/ngày (nam), ít hơn 2 cốc/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc/tuần (nam), ít hơn 9 cốc/tuần (nữ): cốc tiêu chuẩn tương đương với 330ml bia hoặc 140ml rượu vang, hoặc 40ml rượu mạnh.

- Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá, thuốc lào.

- Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.

- Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần có chế độ thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.

- Tránh bị lạnh đột ngột.

Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc tại tuyến cơ sở

- Quản lý người bệnh ngay tại tuyến cơ sở (trạm y tế xã/phường) để đảm bảo bệnh nhân được uống thuốc đúng, đủ và đều; đồng thời giám sát quá trình điều trị, tái khám, phát hiện sớm các biến chứng và tác dụng phụ của thuốc.

- Chọn thuốc khởi đầu:

 Tăng huyết áp độ 1: có thể lựa chọn một trong các thuốc sau: lợi tiểu nhóm thiazide liều thấp; ức chế men chuyển; chẹn kênh canxi loại tác dụng kéo dài; chẹn beta giao cảm (nếu không có chống chỉ định).



Tăng huyết áp từ độ 2 trở lên: nên phối hợp 2 loại thuốc (lợi tiểu, chẹn kênh canxi, ức chế men chuyển, ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II,  chẹn bêta giao cảm.

Từng bước phối hợp các thuốc hạ huyết áp cơ bản, bắt đầu từ liều thấp, ví dụ như lợi tiểu thiazide (hydrochlorothiazide 12.5mg/ngày), chẹn kênh canxi dạng phóng thích chậm (nifedipine retard 10mg/ngày), ức chế men chuyển (enalapril 5mg/ngày, perindopril 5 mg/ngày)…

- Nếu chưa đạt được huyết áp mục tiêu: Cần chỉnh liều tối ưu hoặc bổ sung thêm một loại thuốc khác cho đến khi đạt huyết áp mục tiêu.

- Nếu vẫn không đạt huyết áp mục tiêu hoặc có biến cố: cần chuyển tuyến trên hoặc gửi khám chuyên khoa tim mạch.           

GS.TS. NGUYỄN LÂN VIỆT (Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam)
MỘT SỐ THẢO DƯỢC CHỮA BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

Tăng huyết áp là bệnh đang ngày càng có xu hướng gia tăng, đây được xem là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Theo y học cổ truyền còn có rất nhiều thảo dược, nhiều loại cây quý có tác dụng hạ huyết áp. Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số thảo dược thông dụng, dễ tìm.

1. Hoa hòe

Cách dùng: Hoa hòe 12g, quyết minh tử 6g, cam thảo nam 2g. Sắc uống ngày một thang.

Đông y gọi hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm thuốc. Do vậy, ta phải thu hái hoa hòe, ngay từ khi nó còn là nụ hoa, là như vậy. Sau khi thu hái hoa hòe, người ta tuốt lấy nụ hoa, nhặt bỏ các cành con và lá còn sót lại, rồi đem sao. Trong hoa hòe có chứa rutin là hoạt chất chủ yếu, ngoài ra còn có Betulin.

Tác dụng sinh học của hoa hòe đã được chứng minh: Rutin – hoạt chất của hoa hòe có tác dụng giống như vitamin P nên có tác dụng làm bền và giảm tính thấm của mao mạch, giảm trương lực cơ trơn và chống co thắt, giảm tác dụng của adrenalin trong cơ thể. Trên thực tế lâm sàng, người ta thường dùng hoa hòe để dự phòng tai biến của bệnh xơ vữa động mạch và điều trị bệnh tăng huyết áp. Ngoài ra còn dùng trong các trường hợp phụ nữ băng huyết, chảy máu cam, ho ra máu, tổn thương ngoài da do bức xạ, chống dị ứng, thấp khớp, làm vết thương chóng liền sẹo.

2. Cúc hoa vàng

Cách dùng : Cúc hoa 12g, quyết minh tử 12g sao thơm, lá dâu 6g, hòe hoa 6g, cam thảo nam 2g. Sắc uống ngày một thang, chia uống nhiều lần trong ngày.

Tên khoa học Chrysanthemun indicum L., C. boreale Ma và C. Lavandulaejolium (Fisch) Mak. Thường dùng hoa để làm thuốc. Trong hoa có chứa 3 glucosid và một số tinh dầu thơm. Theo y học cổ truyền: Cúc hoa vị ngọt, đắng, tính hơi hàn. Vào các kinh phế, can, thận. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, sáng mắt. Thường được dùng để chữa các chứng phong nhiệt ở can kinh, mắt mờ, mắt đỏ sưng đau, hoa mắt chóng mặt. Liều dùng 4-24g.

Theo y học hiện đại: Dịch triết cồn cúc hoa vàng có tác dụng làm hạ huyết áp kéo dài thông qua tác dụng giãn mạch ngoại vi. Trong thực tiễn lâm sàng, cúc hoa vàng làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp như đau đầu, mất ngủ, choáng váng. Ngoài ra còn được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh cảm lạnh, viêm não, cảm cúm…

3. Ích mẫu:

Cách dùng : Ích mẫu thảo 12g, lá dâu 12g, cam thảo nam 2g. Sắc uống ngày một thang.

Tên khoa học Leonurus Heterophyllus Sw. Còn có tên gọi sung úy, chói đèn. Thường dùng thân lá với tên ích mẫu thảo hoặc quả chín có tên gọi là sung úy tử. Là cây được trồng để làm thuốc và cũng mọc hoang ở nhiều nơi ven suối, ven sông. Hoạt chất của ích mẫu gồm có flavonoid, trong đó có một chất được xác định là rutin. Ngoài ra còn có glucosid, steroid, tanin, tinh dầu… Trong quả có alkaloid là leonurin.

Theo tài liệu cổ, ích mẫu vị cay, đắng, tính hơi hàn, có tác dụng trục ứ huyết, sinh huyết mới, hoạt huyết, điều kinh. Liều dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc cao thuốc. Trong dân gian thường dùng ích mẫu để chữa các bệnh phụ nữ. Còn dùng để chữa bệnh huyết áp cao, bổ huyết, bệnh về mạch vành, rối loạn thần kinh tim, lỵ… Quả ích mẫu dùng để làm thuốc thông tiểu, phù thũng, thiên đầu thống…

Tác dụng sinh học của ích mẫu trên tim mạch đã được các nhà khoa học chứng minh. Cao lỏng ích mẫu có tác dụng làm hạ huyết áp thông qua cơ chế làm giảm tác dụng co mạch của adrenalin… Ngoài ra, ích mẫu còn có tác dụng tốt đối với cơ tim có bệnh. Tác dụng an thần của ích mẫu đã được ghi nhận. Một số vi khuẩn gây bệnh ngoài da cũng bị ức chế bởi ích mẫu… Liên Xô (cũ) đã áp dụng rượu thuốc ích mẫu điều trị tăng huyết áp, rối loạn thần kinh tim và làm thuốc an thần.



4. Cây xú ngô đồng

Cách dùng : Lá xú ngô đồng 12g, cúc hoa 12g, hoa hòe 6g, cam thảo nam 2g. Sắc uống ngày một thang.

Tên khoa học Clerodendrum trichotomum Thum, là tên gọi của một số cây như xích đồng nam (Clerodendrum squamatum Vahl) và cây bạch đồng nữ (Clerodendrum fragrns (Vent) Willd).



Cây xích đồng nam còn có tên gọi: cây mò đỏ, bấn hoa đỏ.

Còn cây bạch đồng nữ còn có tên gọi: cây mò trắng, cây bấn trắng, vậy trắng.

Hai cây này thường dùng lá để làm thuốc, có thể dùng dưới dạng chè thuốc. Trong lá cây có chứa một số glucosid và alkaloid, acid…

Kinh nghiệm dân gian thường dùng lá bạch đồng nữ chữa các bệnh ghẻ lở, mụn nhọt, rửa chốc đầu… và chữa bệnh khí hư, bạch đới của phụ nữ với liều 15-20g lá khô sắc uống. Rễ xích đồng nam, bạch đồng nữ sắc uống có tác dụng chữa bệnh vàng da, vàng mắt.

Theo các nhà khoa học, lá xú ngô đồng có tác dụng hạ huyết áp. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy huyết áp hạ rõ rệt.

Thực tiễn lâm sàng cho thấy lá xú ngô đồng được sử dụng để điều trị bệnh tăng huyết áp (sau 4-5 tuần dùng hàng ngày, huyết áp mới giảm có ý nghĩa). Liều dùng hàng ngày 9-16g, chia 3-4 lần uống. Chè lá còn có tác dụng an thần, giảm đau và chống viêm.

5. Đỗ trọng

Cách dùng: Đỗ trọng 100g, nhân sâm 12g. Ngâm với 1 lít rượu trắng 29,5 độ (rượu lúa mới). Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 5ml.

Hoặc: đỗ trọng 5-12g, sắc uống ngày một thang.

Hoặc: đỗ trọng 5-12g, cúc hoa 12g, hoa hòe 6g. Sắc uống ngày một thang.

Tên khoa học Cortex Eucommiae. Là vỏ của cây đỗ trọng, chưa thấy mọc hoang ở nước ta, hiện đã di thực được. Vị thuốc này ta vẫn còn phải nhập. Trong đỗ trọng, có các alkaloid, D.glucosid, resin, acid hữu cơ, albumin, tinh dầu, chất béo…

Theo tài liệu cổ, đỗ trọng có vị ngọt, hơi cay, tính ôn, vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, an thai, dùng chữa đau lưng, đi tiểu nhiều, chân gối yếu mềm.

Tác dụng sinh học của đỗ trọng trên tim mạch đã được chứng minh là tác dụng hạ huyết áp do ức chế trong tâm vận mạch ở hành tủy. Ngoài ra còn có tác dụng làm mạnh sự co bóp cơ tim, lợi tiểu… Liên Xô (cũ) đã chính thức công nhận đỗ trọng là vị thuốc dùng để điều trị bệnh tăng huyết áp, được dùng dưới dạng cao lỏng, thuốc sắc hoặc ngâm rượu.



Cần chú ý: liều thấp có tác dụng giãn mạch, liều cao lại gây co mạch.

Đỗ trọng có thể dùng để điều trị tăng huyết áp có biến chứng suy tim. Ngoài ra còn có thể chữa các bệnh đau lưng, ra mồ hôi trộm, phụ nữ hay sẩy thai, trẻ em kinh giản (co giật).



Nguồn SK&ĐS

http://huyetap.net/tag/benh-cao-huyet-ap/

Chế biến cần tây điều trị bệnh cao huyết áp

huyetap.net – Tăng huyết áp, là khi áp suất của máu đẩy vào thành mạch của máu lên quá cao, và có thể gây ra nguy hiểm đến mạch máu hay những cơ quan khác trong cơ thể.Khi bị cao huyết áp, ngoài thuốc ra, việc lựa chọn và duy trì một chế độ ăn khôn ngoan và thích hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Cần tây là loại rau ăn cao cấp dùng để chế biến nhiều món ăn ngon nên được trồng rộng rãi trên thế giới, nhất là ở những nước có khí hậu á nhiệt đới và ôn đới. Rau cần tây còn là loại cây giàu dược tính nên được sử dụng làm thuốc và chữa được nhiều bệnh.



Trị cao huyết áp và làm hạ cholecterol:

Cách bào chế thuốc: dùng rau cần tươi cắt bỏ rễ, rửa sạch, sau dùng nước chín rửa lại, rồi giã nát vắt lấy nước cốt, cho vào nước cốt này một ít mật ong và đường mạch nha (hai thứ đều có lượng như nhau), trộn đều, đem đun nóng ấm và uống ngay. Mỗi ngày cho uống như vậy 3 lần, mỗi lần 40ml nước cốt rau cần tây hỗn hợp này. Đã trị cho 16 người mắc chứng cao huyết áp ở giai đoạn 1 và 2. Kết quả thấy tốt cho 14 người, còn lại 2 người không thấy tác dụng. Trong 14 người này thấy lượng cholesterol giảm từ 1/3 đến 1/2 so với ban đầu. Đặc biệt lô thử nghiệm này có cả những người mắc chứng cao huyết áp đã lâu năm cũng có biểu hiện giảm tốt. Kết quả theo dõi còn cho biết thường thì sau khi uống thuốc được 1 ngày huyết áp đã bắt đầu hạ, cá biệt có người mãi đến ngày uống thứ 4 mới bắt đầu hạ áp và cholesterol. Tất cả khi uống đều thấy ăn ngủ tốt, lượng nước tiểu tăng.

Trị huyết áp cao và làm hạ cholesterol theo cách 2

Một thử nghiệm lâm sàng khác thực hiện ở 10 người. Dùng bằng rễ cây cần tây. Cách bào chế và kết quả theo dõi như sau: lấy 10 bộ rễ tươi (dùng rễ tươi tốt hơn rễ khô) của 10 cây rau cần tây. Cũng rửa sạch, sau rửa lại bằng nước chín, giã nát, cho vào 10 quả táo tàu (loại bán ở hiệu thuốc Bắc), tất cả sắc lấy nước uống, ngày uống 2 lần, mỗi đợt trị liệu khoảng từ 15 – 20 ngày, cũng cho kết quả hạ huyết áp rõ rệt trên các người bệnh được thử nghiệm.

Tại các nước phương Tây dùng rau cần tây để làm thuốc lợi tiểu, còn Trung Quốc dùng làm thuốc thanh nhiệt, giảm ho, ăn ngon, hạ huyết áp và đã áp dụng như sau.


  • Chữa cao huyết áp, sỏi nhỏ đường tiết niệu: lấy toàn bộ cây nấu nước uống trong ngày.

  • Chữa nhọt, viêm nhiễm: giã nát rau cần tây đắp lên chỗ mụn nhọt, nơi viêm nhiễm.

  • Chữa viêm gan mạn (rối loạn chức năng gan): dùng rau cần tây xào ăn hoặc sắc lấy nước uống rất tốt.

  • Dùng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não, bất động: lấy rau cần tây tươi giã nát uống kết hợp với điều trị Tây y hay phục hồi chức năng là rất tốt. Ngoài ra, còn thấy trong rau cần tây có chứa nhiều canxi, sắt, phốt pho, giàu protid và đều gấp đôi các loại rau khác. Các acid amin tự do ở cần tây cũng nhiều, tinh dầu, manitol, inositol, các vitamin sẽ giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu và bổ não.

Nguồn suckhoe24h

http://huyetap.net/5159/che-bien-can-tay-dieu-tri-benh-cao-huyet-ap/


Каталог: gallery
gallery -> Album hưƠng xuâN. Thơ phổ nhạC. Phòng thu audio. Nhạc Sĩ Đình Đạm
gallery -> Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
gallery -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
gallery -> Nobel văn chương năm 1987 joseph brodsky
gallery -> TÊN ĐỀ TÀi luận văn thạc sĩ khnn chuyên ngành chăn nuôi từ NĂM 1996 2012
gallery -> BÁo cáo công khai đIỀu kiệN ĐẢm bảo chất lưỢng đÀo tạo tiến sĩ Tên chuyên ngành, mã số, quyết định giao chuyên ngành đào tạo
gallery -> CHƯƠng I kế toán vốn bằng tiềN
gallery -> KẾ toán vốn bằng tiền I. YÊU cầU
gallery -> Phụ lục II nguyên tắC, NỘi dung và KẾt cấu tài khoản kế toáN

tải về 313.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương