ĐIỂm báo thông tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY


Chấm dứt nhiêu khê, làm khổ dân



tải về 240.17 Kb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích240.17 Kb.
#2209
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Chấm dứt nhiêu khê, làm khổ dân


(Pháp Luật Việt Nam 16/6, tr3, tác giả Huy Anh)
Nhiều Đại biểu Quốc hội đánh giá thủ tục tố tụng dân sự “cực kỳ nhiêu khê” trong khi thiếu chế tài xử lý sự chậm trễ đã gây khó khăn cho đương sự, kéo dài thời gian giải quyết vụ án dân sự…
Cải thiện tình hình này là “nhiệm vụ” được trao cho Dự án Bộ luật Tố tụng Dân sự (TTDS) sửa đổi được Quốc hội thảo luận cả ngày hôm qua (15/6).

Nhà nước sai lầm, sao bắt dân chịu phí?
Để hạn chế tình trạng đơn đề nghị giám đốc thẩm (GĐT) tràn lan và quá tải trong giải quyết dẫn đến tồn đọng nhiều đơn đề nghị GĐT như hiện nay, Dự thảo Bộ luật TTDS (sửa đổi) qui định người đề nghị GĐT phải chịu án phí GĐT trong trường hợp bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị và được đưa ra xét xử theo thủ tục GĐT.
Kịch liệt phản đối, một số Đại biểu Quốc hội (ĐB) cho rằng không có lý do gì để người đề nghị GĐT lại phải chịu thêm khoản phí khi phát hiện ra những sai phạm trong vi phạm pháp luật trong các bản án, quyết định, đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị và đưa ra xét xử theo thủ tục GĐT.
ĐB Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình), ĐB Trần Đình Nhã (Thừa Thiên Huế) nhận thấy quy định mới về án phí GĐT như Dự thảo là bất hợp lý, không bảo đảm được quyền của đương sự vì “không thể bắt công dân phải trả án phí cho việc xử sai của Nhà nước”.
Còn các ĐB Phạm Xuân Thường, Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) cùng cho rằng quy định phải nộp lệ phí để giảm số đơn GĐT, giảm áp lực cho tòa án là chưa phù hợp với thực tế vì mức án phí “không phải là gánh nặng của người dân để đến nỗi người dân không có tiền đề nghị Tòa án xem xét lại bản án theo trình tự GĐT” – ĐB Thường chỉ rõ.
Xóa bỏ “đoạn trường” trong tố tụng dân sự
Nhìn nhận “thi hành án lại là đoạn trường, nhất là nếu bản án tuyên vô lý hoặc bỏ sót, sai sót về kỹ thuật, không thi hành được”, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) đề nghị Dự thảo phải qui định trách nhiệm của Tòa án và thẩm phán trong trường hợp này.
ĐB Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh) chỉ ra, việc giải thích bản án của Tòa án thời gian qua chưa đáp ứng yêu cầu thi hành án nên đề nghị qui định rõ trách nhiệm của Tòa án và thẩm phán đối với bản án, quyết định của mình trong giai đoạn thi hành án.
Cùng với đó, một số ĐB đề nghị rút ngắn tất cả các thời hạn tố tụng bằng 50% như qui định trong Dự thảo và qui định thời hạn khác nhau cho các loại án khác nhau, ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) đề nghị làm rõ và tuân thủ “nguyên tắc 2 cấp xét xử” trong TTDS, không biến những thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thành một cấp xét xử, TANDTC thành cấp xét xử thứ 3 để hạn chế tối đa việc lợi dụng bản án có hiệu lực thi hành qua thủ tục GĐT, tái thẩm để vụ án kéo dài không có đường cùng, điểm dừng, làm ngưng trệ tất cả quyền lợi mới bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của người dân trong TTDS. Về đầu trang

Luật hóa quyền im lặng - bước tiến của lập pháp


(Đại Biểu Nhân Dân 16/6, tr1+3, tác giả Nguyễn Ngọc Phương – Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình; Công An Nhân Dân 16/6, tr1+3, tác giả Quỳnh Vinh – Vũ Hân)
Báo Đại Biểu Nhân Dân 16/6 vừa đăng bài Luật hóa quyền im lặng - bước tiến của lập pháp của tác giả Nguyễn Ngọc Phương – Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình. Sưới đây là nguyên văn bài viết:
Quyền được im lặng của người bị bắt, tạm giam, bị can, bị cáo đã có từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới với mục đích bảo đảm tối đa quyền con người, thượng tôn pháp luật. Nếu được áp dụng, đây có thể là bước tiến về tư duy trong hoạt động lập pháp, nhằm giảm thiểu, tiến tới chấm dứt oan, sai.
Oan, sai do thiếu quyền im lặng
Hôm nay, 16.6, Quốc hội thảo luận về Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi). Dự thảo Bộ luật đã tiếp thu, sửa đổi một cách căn bản, tập trung khắc phục những vướng mắc, bất hợp lý, khó khăn trong thực tiễn của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, thể chế hóa nhiều nội dung liên quan đến Hiến pháp năm 2013 và định hướng cải cách tư pháp.
Tuy vậy, một trong những nội dung quan trọng nhằm tạo bước đột phá, đổi mới trong Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) lần này nhưng chưa được bổ sung vào Dự thảo Bộ luật là: quyền im lặng của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
Quyền im lặng là quyền cho phép người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không phải trình bày lời khai khi chưa có luật sư của họ; khi họ thấy cần có luật sư bào chữa, bảo vệ cho chính mình. Trong khoảng thời gian chưa có luật sư, cơ quan điều tra không thể buộc họ phải trình bày lời khai và việc trình bày lời khai hay không là quyền của họ. Nghĩa vụ của cơ quan điều tra khi thực hiện lấy lời khai, hỏi cung là phải thông báo đầy đủ cho người bị bắt, người bị tạm giam, bị can, bị cáo biết trước họ có “quyền im lặng” theo quy định của pháp luật.
Tại khoản 4, Điều 31 Hiến pháp năm 2013 đã quy định: người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; cho nên, việc đưa quyền im lặng vào Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) lần này là hết sức cần thiết nhằm cụ thể hóa Hiến pháp, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền con người, quyền công dân.

Quyền im lặng có thể gây ra những cản trở nhất định cho cơ quan điều tra khi vụ án có nhiều đồng phạm, việc im lặng của nghi phạm có thể sẽ cản trở quá trình điều tra, nhưng không vì thế mà không đưa quyền im lặng vào Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) lần này.


Ở góc độ khác, quyền im lặng cũng có lợi cho cơ quan điều tra trong suốt quá trình tố tụng sau này. Khi áp dụng quyền im lặng, cơ quan điều tra sẽ phải nâng cao nghiệp vụ của mình bằng cách tăng cường kỹ thuật khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai từ nhân chứng, tìm kiếm các thông tin khác về nghi phạm để làm sao cáo buộc của cơ quan tố tụng chắc chắn hơn. Điều này sẽ làm cho hoạt động của cơ quan tố tụng tích cực hơn; không phải kéo dài thời gian giải quyết vụ án; giảm thiểu việc phản cung tại phiên tòa hay trả hồ sơ điều tra lại.
Thực tế thời gian qua, không hẳn các vụ oan sai đều do ép cung, nhục hình, do trình độ, thiếu trách nhiệm mà có lúc, còn do thiếu quyền im lặng. Người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam hay bị can, bị cáo buộc phải trả lời các câu hỏi, thực hiện các yêu cầu của cơ quan điều tra trong tình trạng tâm lý hoang mang, mất bình tĩnh, thiếu ổn định, nhưng không có luật sư để giúp kiểm soát lời khai của mình nên có những lời khai chống lại chính mình hoặc thừa nhận mình có tội.
Cần có định hướng sửa một cách triệt để
Quyền được im lặng của người bị bắt, tạm giam, bị can, bị cáo đã có từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới với mục đích bảo đảm tối đa quyền con người, thượng tôn pháp luật. Nếu được áp dụng, đây có thể là bước tiến về tư duy trong hoạt động lập pháp, nhằm giảm thiểu, tiến tới chấm dứt oan, sai.
Theo luật hình sự của Mỹ, người bị bắt phải được quyền thông báo về việc có quyền im lặng. Nếu quên hay vì một lý do nào đó cảnh sát không thông báo thì cơ quan điều tra không được sử dụng thông tin và lời khai của nghi phạm sau đó. Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng ghi âm, ghi hình tất cả quá trình lấy lời khai để sau này có thêm cơ sở, bằng chứng chắc chắn cho việc buộc tội. Nếu như quyền im lặng không được thông báo, những lời khai sau này coi như không có giá trị sử dụng.
Thực tế thời gian qua, không hẳn các vụ oan, sai đều do ép cung, nhục hình, do trình độ, thiếu trách nhiệm mà có lúc, còn do thiếu quyền im lặng. Người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam hay bị can, bị cáo buộc phải trả lời các câu hỏi, thực hiện các yêu cầu của cơ quan điều tra trong tình trạng tâm lý hoang mang, mất bình tĩnh, thiếu ổn định, nhưng không có luật sư để giúp kiểm soát lời khai của mình nên có những lời khai chống lại chính mình hoặc thừa nhận mình có tội.
Các nước có thể khác nhau về chế độ chính trị, kinh tế nhưng pháp luật tố tụng hình sự đều có mục đích giống nhau, xử phạt đúng người, đúng tội, không để oan, sai; bảo vệ quyền con người, quyền công dân, danh dự, thậm chí cả quyền sống được quy định trong Hiến pháp; bảo vệ quyền lợi của người yếu thế trong xã hội. Nếu có quyền im lặng, chắc chắn việc oan sai do mớm cung, bức cung, nhục hình sẽ giảm đáng kể, thậm chí không còn. Quyền im lặng đặc biệt có ý nghĩa ở những bản khai đầu tiên thường được coi là có giá trị chứng minh trong khi nghi can chưa chuẩn bị tâm lý khai báo; giúp việc lấy cung được khách quan, tránh oan, sai chứ không phải “gây khó khăn” cho công việc của nhà chức trách.
Như vậy, việc quy định về quyền im lặng của người bị bắt, người bị tạm giam, bị can, bị cáo là rất cần thiết. Tuy nhiên, Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) lần này mới chỉ chú trọng đến những thuận lợi cho cơ quan điều tra, còn quyền của người bị bắt, tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo chưa được chú trọng đúng mực. Ví dụ, Dự thảo quy định: người tạm giam, tạm giữ; bị can, bị cáo có quyền “tự trình bày lời khai, trình bày ý kiến” - một điều rất hiển nhiên. Trường hợp bị can, bị cáo không có người bào chữa thì sau khi kết thúc điều tra hoặc sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xửã, nếu bị can, bị cáo có yêu cầu thì họ có quyền “đọc, ghi chép một số bản sao, tài liệu trực tiếp liên quan đến việc buộc tội họ trong hồ sơ vụ án...” - đây là việc khó thực thi đối với một bị can, bị cáo trước các cơ quan pháp luật; đặc biệt đối với những đối tượng trình độ văn hóa hạn chế.
Quyền im lặng có thể gây ra những cản trở nhất định cho cơ quan điều tra khi vụ án có nhiều đồng phạm, việc im lặng của nghi phạm có thể sẽ cản trở quá trình điều tra, nhưng không vì thế mà không đưa quyền im lặng vào Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) lần này.
Để bổ sung quy định về quyền này, cần có định hướng sửa một cách triệt để Điều 40, Điều 41, Điều 42 và Điều 43 theo hướng: người bị bắt, tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền im lặng, không đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội. Về đầu trang


tải về 240.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương