ĐIỂm báo thông tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY


Ấn Độ đầu tư trăm triệu USD làm du lịch tại Quảng Bình



tải về 240.17 Kb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích240.17 Kb.
#2209
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Ấn Độ đầu tư trăm triệu USD làm du lịch tại Quảng Bình


(VnExpress.net 16/6, tác giả Hoàng Táo)



Du khách thăm động Tiên Sơn, thuộc vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Tập đoàn Bombay Finance (Ấn Độ) vừa có chuyến tìm hiểu, khảo sát để đầu tư dự án du lịch hang động tại Phong Nha - Kẻ Bàng, với tổng mức vốn dự kiến 120 triệu USD.
Ngày 13/6, ông Satpal Singh Oberai, Tổng giám đốc điều hành tập đoàn Bombay Finance cùng đoàn làm việc đã có chuyến khảo sát thực tế tại Quảng Bình.
Đánh giá cao tiềm năng du lịch hang động ở Quảng Bình, tập đoàn mong muốn đầu tư dự án Trung tâm du lịch hang động thế giới tại Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (huyện Bố Trạch), với tổng mức vốn 120 triệu USD.
Dự án thứ nhất có quy mô 900 - 1.000 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn 3 đến 5 sao, khám phá hang động, công viên bán hoang dã, sân golf, khu vui chơi giải trí...
Dự án thứ hai là khu công nghiệp Ấn Độ tại khu vực cảng biển Hòn La (huyện Quảng Trạch) dành cho các nhà máy chuyên sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Trước mắt, phía Ấn Độ đầu tư nhà máy nước giải khát công suất 50 triệu lít một năm. Cả hai dự án có tổng mức đầu tư khoảng 550 triệu USD.
Tỉnh Quảng Bình chấp thuận chủ trương đầu tư hai dự án này, đồng thời giao Sở Kế hoạch Đầu tư làm đầu mối, cung cấp thông tin, hướng dẫn các thủ tục khảo sát, lập dự án… trình phê duyệt chính thức. Tỉnh này cam kết tạo mọi thuận lợi để dự án sớm đi vào triển khai. Về đầu trang

http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/viet-nam/quang-binh/an-do-dau-tu-tram-trieu-usd-lam-du-lich-tai-quang-binh-3233989.html

Gỡ khó cho du lịch


(Thanh Tra 16/6, tr1+2, tác giả Thế Lữ)
Chính phủ đã đồng ý các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành Du lịch như: Thành lập quỹ phát triển du lịch, mở rộng phạm vi miễn visa cho nhiều nước... Đây là những điều kiện mới, cơ hội mới thúc đẩy lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Để thúc đẩy hoạt động thương mại, đầu tư, từ lâu, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) đã thành lập quỹ xúc tiến thương mại hỗ trợ các trung tâm, tổ chức xúc tiến thương mại hoạt động ở trong nước và nước ngoài. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có quỹ xúc tiến đầu tư hỗ trợ cho nhịp cầu đầu tư từ nước ngoài và Việt Nam. Hoạt động quỹ xúc tiến đầu tư của hai bộ này rất hiệu quả, cụ thể có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài (FDI) đầu tư vào Việt Nam và khối này chiếm một tỉ trọng đáng ghi nhận (FDI chiếm 25% tổng đầu tư toàn xã hội, chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu cả nước và 14% ngân sách Nhà nước). Về hoạt động thương mại, kim ngạch xuất nhập khẩu cũng luông luôn đạt được những kết quả ấn tượng.
Vậy mà mãi đến bây giờ, khi tình hình khách du lich quốc tế đến Việt Nam giảm sút nghiêm trọng thì ngành Du lịch mới hội kiến tìm giải pháp vực dậy. Đúng là “nước đến chân rồi mới nhảy”. Ngạn ngữ người Nga có câu “muộn còn hơn không”, rõ ràng quỹ hỗ trợ phát triển du lịch ra đời muộn hơn rất nhiều so với các quỹ khác, nhưng ta tin quỹ sẽ có tác động lớn đến thị trường du lịch.
Theo phương án đề xuất, gây quỹ từ các nguồn: Nhà nước và doanh nghiệp cùng đóng góp. Nhiều lãnh đạo các công ty du lịch đã nêu kiến nghị: Nên thuê các đối tác chuyên nghiệp từ nước ngoài quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam (sự kiện hang động Sơn Đòong ở Quảng Bình đã được một kênh truyền hình Mỹ giới thiệu, sau đó khách nước ngoài đến Sơn Đòong tăng đột biến). Đồng thời nên đầu tư bài bản vào hệ thống văn phòng, trung tâm khai thác thông tin đặt ở những nước có lượng khách truyền thống ổn định mà vẫn còn giàu tiềm năng. Nên phối hợp chặt chẽ với sứ quán, lãnh sứ quán ở các nước trên thế giới để khai thác thông tin.
Về chủ trương miễn visa, kinh nghiệm cho thấy hơn 10 năm về trước Việt Nam đã miễn visa cho khách Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhờ vậy khách Nhật tăng 2,43 lần, khách Hàn Quốc tăng 3,6 lần. Đến năm 2009, Việt Nam mới miễn visa cho khách Nga và lượng khách Nga tăng 7,45 lần. Đây là 3 quốc gia có lượng khách nhiều nhất đến Việt Nam bằng đường hàng không. Riêng năm 2014, nhóm khách từ 3 nước trên đến Việt Nam đạt 1,8 triệu lượt chiếm 23,6% tổng khách nước ngoài đến Việt Nam.
Việc tạo môi trường pháp lý thông thoáng cho khách du lịch đến Việt Nam không chỉ có lợi cho ngành Du lịch mà là điều kiện để Việt Nam hội nhập sâu sắc với nhiều nước. Từ du lịch thăm thú họ sẽ hiểu thêm về đất nước con người Việt Nam, nảy sinh các ý định đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác. Kinh nghiệm từ nhiều năm qua cho thấy thông thoáng về mặt pháp lý là rất tốt, nhưng làm thế nào để họ đến với Việt Nam nhiều lần và lần sau họ đều muốn ở lại lâu hơn lần trước. Để đạt được mục tiêu này phải có sự phối hợp đồng bộ và quyết liệt của nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương. Phải dẹp bỏ hoàn toàn nạn chèo kéo khách, thái độ ứng xử thiếu văn hóa, “chặt chém” về giá khi khách mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ đi lại, nhà ở... An toàn với du khách cũng là vấn đề quan trọng. Tình trạng cướp giật, lừa gạt cần phải xử nghiêm.
Về lợi thế và tiềm năng, Tổ chức Du lịch Thế giới đã dự báo: Du lịch sinh thái sẽ là xu thế của hoạt động du lịch trong thế kỉ này, đặc biệt là du lịch biển. Nước ta có 3.200km bờ biển. Một nửa chiều dài bờ biển ấm tắm được quanh năm.
Việt Nam hội nhập sâu sắc với các nước ASEAN trên nhiều lĩnh vực. Cuối năm nay, du lịch Việt Nam áp dụng thỏa thuận: Thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong cộng đồng kinh tế ASEAN. Theo đó, nhân viên trong ngành ở các nước trong khối hoàn toàn có thể đến Việt Nam làm việc. Đây là điều kiện để các nhân viên du lịch học hỏi kinh nghiệm, song cũng là môi trường cạnh tranh gay gắt. Nhân viên du lịch Việt Nam nếu không đủ tầm sẽ bị loại bỏ và thế chân vào đó là những nhân viên du lịch nước ngoài. Rõ ràng, nới lỏng visa và thành lập quỹ xúc tiến du lịch là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn. Về đầu trang


tải về 240.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương