ĐIỂm báo thông tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY


Ruộng đồng nứt toác, hoang hóa vì ... thiếu nước



tải về 240.17 Kb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích240.17 Kb.
#2209
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Ruộng đồng nứt toác, hoang hóa vì ... thiếu nước


(Nguoiduatin.vn 15/6, tác giả Ngô Huyền)
Còn vài ngày nữa là hết thời hạn gieo lúa, nhưng hàng trăm ha ruộng đất ở Quảng Bình đang gặp cảnh thiếu nước trầm trọng. Nông dân như ngồi trên đống lửa khi nhìn cảnh ruộng đồng khô khốc, nứt toác...
Những ngày giữa tháng sáu, nếu thời tiết thuận lợi, đi về các vùng quê Quảng Bình sẽ thấy cảnh người dân tấp nập ngoài đồng ruộng để làm vụ lúa hè thu. Nhưng năm nay thì khác, dưới cái nắng dai dẳng với nền nhiệt cao (có nơi lên đến trên 40oC) đã làm cho người nông dân Quảng Bình phải điêu đứng vì ruộng đồng khô khốc, nứt nẻ không thể gieo trồng.
Đứng dưới cái nóng hầm hập đầu giờ chiều, mồ hôi trên mặt bà Phạm Thị Huệ (SN 1965), huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) rơi lả chả, xen lẫn là những giọt nước mắt tủi cực: “Sống đến ngần này tuổi nhưng tôi chưa thấy năm nào thời tiết khắc nghiệt như năm nay. Sông ngòi cạn trơ đáy, hồ đập không đủ nước tưới tiêu, đất đai bạc thếch vì hoang hóa.... Không biết đến khi nào nông dân như chúng tôi mới hết khổ đây”.
Tại huyện Tuyên Hóa, một huyện được ví như “chảo lửa” của Quảng Bình, tình cảnh thiếu nước cho các hoạt động nông nghiệp đang rơi vào đỉnh điểm. Điển hình như xã Đồng Hóa (huyện Tuyên Hóa), có tới hơn 300 héc ta diện tích đất hoa màu không thể đưa vào canh tác vì đất đai khô cằn, thiếu nước tưới. Riêng diện tích trồng lúa có hơn 40 héc ta thì chỉ mới gieo trồng được hơn 10 héc ta, tuy nhiên, diện tích này cũng đang đứng trước nguy cơ mất trắng vì thiếu nước.
Mặc dù nằm cạnh sông Giang, nhưng một số nơi ở xã Châu Hóa, Tiến Hóa, Thạch Hóa (Tuyên Hóa) cũng phải đối diện với tình cảnh thiếu nước bởi nguồn nước bị nhiễm mặn không thể tưới tiêu. Vì vậy, đi trên đường Quốc lộ 12, rất dễ bắt gặp những cánh đồng vẫn còn nguyên gốc lúa từ vụ sản xuất Đông – Xuân để lại. Nhiều ruộng đất, nông dân đã cày vừa xong nhưng đành “thả ruộng” phơi nắng để chờ nguồn nước về.
“Trước tình hình khô hạn trên, chính quyền địa phương cũng đã tuyên truyền, vận động bà con sử dụng nguồn nước một cách tiết kiệm, đảm bảo khắc phục những khó khăn trước mắt. Đồng thời, có kế hoạch tưới tiêu hợp lý, ngăn đập, hồ để tích trữ nước phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng”, ông Nguyễn Tiến Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Hóa cho biết.
Tại xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, nông dân cũng chịu chung cảnh hạn hán kéo dài. Theo số liệu thống kê của UBND xã Quảng Phương, hiện tại, toàn xã đã gieo được 544 ha, trong đó, có tới 159 ha đang trong tình trạng không có nước để bà con chăm sóc. Còn lại 193 ha đang để đất hoang hóa.
Nhìn ra cánh đồng xơ xác, khô cằn gần nhà, chị Nguyễn Thị Toàn (SN 1973), xã Quảng Phương buồn bã cho biết: “Nhà tôi có 5 sào lúa, nhưng cả 5 sào đều nằm trong vùng thiếu nước nên không tài nào làm đất, gieo cấy được. Nhìn trời đất cứ nắng như đổ lửa thế này, bà con tôi xót ruột, xót gan lắm. Không biết rồi mùa sau lấy cái chi mà ăn đây”.
Theo tìm hiểu của PV, ở các hồ chứa nước tại xã Quảng Phương hầu như không còn nước, vì vậy, hệ thống mương nước tưới tiêu cũng đã cạn trơ đáy. Nhiều người nông dân cho biết, hiện tại họ chỉ biết chông chờ vào thời tiết, tình thế này khiến họ như người đánh bạc với ông trời.
Theo ông Nguyễn Đình Thế, Phó chủ tịch UBND xã Quảng Phương cho biết: “Nắm bắt tình hình thời tiết nắng hạn kéo dài, đối với diện tích đất không gieo trồng được vì thiếu nước, lãnh đạo xã đang có kể hoạch chuyển đổi sang trồng cây đậu xanh. Tuy nhiên, muốn làm được cũng không phải đơn giản. Ban đầu, kế hoạch chuyển đổi trên 300ha, nhưng một số diện tích đất không thể chuyển đổi được, bởi diện tích đất này chủ yếu là đất thịt nặng, ruộng sâu (nắng hạn thì khô cằn, nhưng mưa xuống thì dễ ngập lụt)”.
Ngoài ra, UBND xã Quảng Phương cũng đang trình huyện phương pháp đào giếng khoan hoặc vận chuyển nước từ nơi khác về phục vụ việc tưới tiêu, tuy nhiên, phương án này cũng đang gặp phải khó khăn vì thiếu kinh phí, ông Thế cho biết thêm. Về đầu trang

http://www.nguoiduatin.vn/ruong-dong-nut-toac-hoang-hoa-vi-thieu-nuoc-a194040.html

Bình Thuận, Quảng Bình đón cơn mưa đầu tiên sau đợt nắng hạn


(VTVNews 16/6)



Cơn mưa quý giá đầu tiên vào tối 15/6
Sau nhiều tháng không có một giọt mưa nào, tối và đêm 15/6, người dân tại một số địa bàn ở Bình Thuận và Quảng Bình đã được đón những cơn mưa quý giá.
Theo ghi nhận của phóng viên VTV tại Bình Thuận, cơn mưa đầu tiên sau đợt hạn hán đã xuất hiện tại huyện Tuy Phong, Bình Thuận vào lúc 19h tối qua (15/6). Tuy mưa không lớn nhưng nó đã đem lại chút hy vọng cho người dân ở đây.
Sau cơn mưa nhỏ kéo dài khoảng 40 phút, hơn 23h đêm qua trời lại tiếp tục có mưa. Tuy nhiên, mưa chỉ diễn ra tại địa bàn thị trấn Liên Hương, còn các khu vực trọng điểm của nắng nóng như: Vĩnh Hảo và Vĩnh Tân, vẫn chưa có mưa.
Trong khi đó, tại TP. Đồng Hới, Quảng Bình, cơn mưa kéo đến dù ngắn, chưa đầy 30 phút, vào tối qua, nhưng cũng giúp xoa dịu nắng nóng và đem đến niềm vui cho người dân.
Thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, trong những ngày tới tại Quảng Bình, nhiệt độ sẽ giảm.
Như vậy, dù những cơn mưa xuất hiện tối và đêm qua đã mang lại sự phấn khởi cho bà con Bình Thuận nhưng vẫn chưa “thấm vào đâu” so với “cơn khát” suốt thời gian qua. Hệ thống hồ chứa thủy lợi trên toàn tỉnh Bình Thuận đang trong tình trạng khô kiệt, nhiều hồ dưới mực nước chết. 40.000 người dân thiếu nước sinh hoạt; chưa có thống kê chính xác về con số gia súc chết, nhưng theo ngành nông nghiệp, con số đó là hàng trăm con. Tỉnh Bình Thuận lần đầu tiên trong lịch sử đối diện với cái hạn nối hạn từ năm này qua năm khác. Về đầu trang

http://vtv.vn/xa-hoi/binh-thuan-quang-binh-don-con-mua-dau-tien-sau-dot-nang-han-20150616054241593.htm


tải về 240.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương