ĐIỂm báo thông tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY



tải về 240.17 Kb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích240.17 Kb.
#2209
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Nỗi đau của gấu


(Người Lao Động 16/6, tr11, tác giả Kỳ Nam)
Nhiều cơ sở sau khi rút mật để gấu chết hoặc đòi “tiền chuộc” khiến việc bảo vệ loài động vật hoang dã này rất khó khăn
Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) vừa công bố kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu sử dụng mật gấu đã giảm 61% trong 5 năm qua. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 2.000 con gấu nuôi lấy mật ở 15 tỉnh, thành trên cả nước.
Nhân nhượng chủ trại
Theo khảo sát của ENV với hơn 5.000 tình nguyện viên bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD), tình trạng nuôi gấu lấy mật xảy ra chủ yếu tại 15 tỉnh, thành lớn trên cả nước như: Hải Phòng, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai, TP HCM, Cần Thơ...
Từ năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định 47/2006/QĐ-BNN về việc ban hành quy chế quản lý gấu nuôi với nội dung: “Mọi con gấu nuôi trái với quy định tại quy chế này đều bị tịch thu và người chủ phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định hiện hành của pháp luật”. Tuy vậy, cơ quan chức năng vẫn còn nhân nhượng trong việc xử lý các sai phạm.
Theo dõi từ năm 2007-2014, ENV chỉ rõ một cơ sở nuôi gấu ở TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh bị cơ quan chức năng phát hiện 81 con gấu nuôi nhốt trái phép phục vụ mục đích du lịch, trích hút mật nhưng chỉ xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu 1 con gấu ngựa. Chính sự nhân nhượng này đã tạo điều kiện cho các chủ trang trại nuôi gấu tại TP Hạ Long tiếp tục đón các đoàn khách du lịch Hàn Quốc đến tham quan, mua mật gấu trái phép.
Một đợt khảo sát mới đây của ENV cho thấy trung bình mỗi ngày, trang trại gấu Trường Thịnh 2 đón tiếp khoảng 200 khách du lịch đến tham quan và mua mật gấu. Rõ ràng, khoản thu nhập lớn từ bán mật gấu trái phép trong 8 năm qua đã tạo điều kiện cho các chủ trang trại đổi đời. Khi ENV có các hoạt động điều tra đối với hộ ông Nguyễn Thanh N. ở TP Hạ Long, một số đối tượng đã xô ngã xe và dằn mặt cán bộ ENV.
Không thể “tiền trao gấu trả”
Năm 2005, có hơn 4.300 con gấu được phát hiện nuôi nhốt tại các trang trại trên cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ mật. Cuối năm 2005, nhà nước đã hoàn thành chương trình gắn chip và đăng ký quản lý đối với toàn bộ gấu đang được nuôi nhốt tại Việt Nam với mục tiêu chấm dứt tình trạng săn bắt từ tự nhiên để nuôi nhốt và trích hút mật. Kể từ đây, các chủ trang trại chỉ được tiếp tục nuôi nhốt đối với những con gấu đã gắn chip hoặc đăng ký quản lý với cơ quan có trách nhiệm tại địa phương.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến đầu năm 2015, chỉ còn khoảng 1.250 con gấu bị nuôi nhốt trong các trang trại trên cả nước, giảm 72% so với số liệu năm 2005. Kết quả khảo sát thái độ và hành vi sử dụng mật gấu của hơn 3.000 người tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM cuối năm 2014 của ENV cho thấy tình trạng sử dụng mật gấu đã giảm 61% so với năm 2009.
Tuy nhiên, khi nguồn lợi từ nuôi gấu giảm sút, các chủ trang trại có xu hướng bỏ mặc gấu đói và ốm chết. Tại TP Hải Phòng, một số trung tâm cứu hộ có đủ khả năng vật chất, kỹ thuật đã đề nghị được cứu hộ và chăm sóc những con gấu nuôi nhốt đang hấp hối ở đây nhưng các chủ trại nhất định không chuyển giao nếu không “nhận được một khoản đền bù xứng đáng”.
Một số chủ trang trại mang gấu ra làm “con tin” với cơ quan chức năng để đòi số tiền bồi thường 40-50 triệu đồng/con. Hành vi này thể hiện sự tham lam vô độ của những người bấy lâu nay đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về bảo vệ ĐVHD.
Bà Nguyễn Thị Phương Dung, Phó Giám đốc ENV, nhấn mạnh: “Việt Nam còn khoảng 2.000 con gấu có nguồn gốc từ tự nhiên đang được nuôi nhốt tại các trang trại trên toàn quốc. Việc thiết lập cơ chế “tiền trao gấu trả” như ở TP Hạ Long không những thể hiện sự nhượng bộ của nhà nước trước các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng về bảo vệ ĐVHD mà còn tạo tiền lệ xấu trong quá trình quản lý hoạt động nuôi nhốt gấu nói riêng và bảo vệ các loài ĐVHD nguy cấp của Việt Nam nói chung”. Về đầu trang

III. Xã hội

Quảng Bình: Hoàn tất công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia


(Quangbinh.gov.vn 16/6, tác giả Đặng Hà)
Là năm đầu tiên thực hiện thi cử theo tinh thần Nghị quyết đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), tính đến thời điểm này, ngành Giáo dục và Đào tạo đã chuẩn bị sẵn sàng các mặt công tác cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015.
Theo báo cáo, Quảng Bình có 12.285 thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi THPT Quốc gia, trong đó có 4.641 em đăng ký dự thi tại cụm thi của tỉnh với 15 điểm thi và 194 phòng thi do Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh phối hợp tổ chức, 6.059 em dự thi tại cụm Đại học Huế để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh đại học, cao đẳng; 1.585 thí sinh đăng ký dự thi tại 07 cụm thi do các trường đại học chủ trì.
Để chuẩn bị cho kỳ thi có nhiều đổi mới, ngay từ đầu năm học, Ngành Giáo dục Quảng Bình đặc biệt quan tâm, chỉ đạo các trường chú trọng công tác giảng dạy, xây dựng kế hoạch ôn tập với nội dung phù hợp để hệ thống kiến thức cho học sinh, tổ chức các hội nghị chuyên đề rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo ôn tập. Song song với ôn luyện kiến thức, Sở GD&ĐT đã chủ động tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thi tỉnh, ban hành Chỉ thị về tập trung chỉ đạo các kỳ thi năm 2015; tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, tập huấn cho cán bộ, nhân viên về sự đổi mới cũng như công tác thi; hoàn thành các thủ tục đăng ký thi, tổ chức thi thử... theo quy định.

Thầy Lê Văn Hà, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Nông Trường Việt Trung cho biết: “Việc tổ chức ôn luyện cho các em được trường tập trung cao điểm từ cuối tháng 3. Nhà trường cũng đã tổ chức cho học sinh đăng ký thi xét tốt nghiệp, thi đại học và chọn các môn thi, giáo viên ôn thi. Đến cuối tháng 4, trường đã tiến hành đối chiếu, phân loại học sinh, tổ chức họp thông báo kết quả thi thử cho phụ huynh để tiếp tục xây dựng kế hoạch ôn luyện, đồng thời động viên các em chuẩn bị kiến thức kỹ để vững tin bước vào kỳ thi”.

Sở GD&ĐT cũng đang hoàn tất những phần việc cuối cùng của công tác chuẩn bị; đồng thời, phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh tổ chức chỉ đạo các Phòng GD&ĐT và trường học để đảm bảo cho kỳ thi đạt được kết quả cao.

Tin rằng, với sự chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc và kỹ lượng, Ngành GD&ĐT sẽ tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia diễn ra một cách thuận lợi, an toàn và đúng quy chế. Về đầu trang



http://quangbinh.gov.vn/3cms/quang-binh-hoan-tat-cong-tac-chuan-bi-cho-ky-thi-thpt-quoc-gia.htm

Tặng thêm 32 con bò cho hộ nghèo Minh Hóa


(Baoquangbinh.vn 15/6, tác giả Minh Vương)
Vừa qua, Ban chỉ đạo chương trình “Chung tay vì cộng đồng” tỉnh phối hợp với Chi nhánh Viettel Quảng Bình và huyện Minh Hóa đã tổ chức tặng thêm 32 con bò giống trong đợt 4 cho các hộ nghèo ở xã Trung Hóa, Thượng Hóa và Hóa Sơn.
Dự lễ có đồng chí Trần Tiến Dũng, Tỉnh Ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình “Chung tay vì cộng đồng” tỉnh Quảng Bình.
Thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác giảm nghèo và an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là huyện miền núi Minh Hóa, UBND tỉnh phối hợp với Chi nhánh Viettel Quảng Bình tổ chức chương trình “Chung tay vì cộng đồng” với nội dung chính là trao tặng bò giống cho các hộ gia đình khó khăn để khuyến khích người dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và vươn lên thoát nghèo.
Tại chương trình “Chung tay vì cộng đồng” lần này, đã có 32 con bò giống được trao tận tay 32 hộ gia đình ở các xã Trung Hóa, Thượng Hóa và Hóa Sơn.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Trần Tiến Dũng đã khẳng định: Chương trình "Chung tay vì cộng đồng" thực sự trở thành diễn đàn để kết nối yêu thương, những tình cảm sẻ chia của cộng đồng dành cho người nghèo, qua đó góp phần hỗ trợ hiệu quả công cuộc xóa đói, giảm nghèo của huyện Minh Hóa nói riêng và toàn tỉnh nói chung.
Trong 3 đợt trước, Ban chỉ đạo chương trình đã trao tặng 54 con bò giống cho hộ nghèo của các xã: Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Thanh, Hóa Phúc, Quy Hóa, Yên Hóa, Xuân Hóa, Hóa Hợp và Hóa Tiến. Sau các đợt tặng bò, UBND huyện Minh Hóa đã thực hiện tốt công tác quản lý, theo dõi đối với các hộ được tặng bò giống, bảo đảm việc sử dụng nguồn bò được hỗ trợ đúng mục đích. Về đầu trang

http://baoquangbinh.vn/xa-hoi-doi-song/201506/tang-them-32-con-bo-cho-ho-ngheo-minh-hoa-2125859/

Minh Hoá: Xây dựng hơn 1.000 nhà ở cho hộ nghèo


(Baoquangbinh.vn 15/6, tác giả PV)
Thời gian qua, công tác giảm nghèo được cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Minh Hóa tập trung chỉ đạo thực hiện; các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã có nhiều chương trình phối hợp chặt chẽ, đồng bộ.
Do vậy, trong thời gian từ 2010-2015, toàn huyện đã huy động từ các tổ chức, cá nhân số tiền 42.540 triệu đồng để xây dựng 1.095 nhà ở cho hộ nghèo, 557 nhà ở cho hộ chính sách và 125 nhà tránh lũ. Ngoài ra, huyện đã kết hợp biện pháp cho vay vốn, dạy nghề, giới thiệu việc làm; hỗ trợ phát triển sản xuất; xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả để nhân rộng; tăng cường công tác khuyến nông, hướng dẫn các hộ nghèo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay và sự giúp đỡ của cộng đồng để tạo việc làm, cải thiện đời sống nên tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh qua từng năm (năm 2014 còn 28,57%).
Bên cạnh đó, số lao động được giải quyết việc làm bình quân hàng năm 1.900 người, trong đó tạo thêm việc làm cho 1.100 người, tạo việc làm mới 800 người; trung bình hàng năm có 164 trường hợp được vay vốn giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động. Về đầu trang

http://baoquangbinh.vn/xa-hoi-doi-song/201506/minh-hoa-xay-dung-hon-1000-nha-o-cho-ho-ngheo-2125848/

Quảng Bình: Tập huấn công tác Mặt trận năm 2015


(Đại Đoàn Kết 16/6, tr5, tác giả Xuân Thi)
Từ ngày 15 đến 19-6, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh phối hợp với trường Chính trị tỉnh tổ chức lớp tập huấn công tác Mặt trận năm 2015 cho 73 cán bộ Mặt trận các cấp trong tỉnh.
Tại lớp tập huấn, các học viên sẽ được truyền đạt 13 chuyên đề về đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ; các cuộc vận động lớn của Mặt trận, công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, giám sát và phản biện xã hội; hướng dẫn thực hiện một số điều của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII, Quy chế thi đua khen thưởng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sửa đổi... Lớp tập huấn công tác Mặt trận năm 2015 nhằm trang bị kiến thức, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động trong công tác Mặt trận ở địa phương, cơ sở, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn mới. Về đầu trang

Giao lưu " Nghề báo-Vinh quang và trách nhiệm" tại Quảng Bình


(VietnamPlus.vn 16/6, tác giả Nguyễn Đức Thọ; TTXVN 16/6; Quân Đội Nhân Dân 16/6, tr8, tác giả Văn Nam; Thanh Niên 16/6, tr2, tác giả Trương Quang Nam; Baoquangbinh.vn 16/6, tác giả Ngọc Mai)



Lễ trao giải A giải báo chí Quảng Bình năm 2015 cho các tác giả
Kỷ niệm 90 ngày báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2015), tối 15/6, Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Quảng Bình phối hợp với Đài truyền hình Quảng Bình đã tổ chức đêm giao lưu với chủ đề “Nghề báo - Vinh quang và trách nhiệm” và trao 25 giải báo chí tỉnh Quảng Bình năm 2015.
Tại buổi lễ, ông Lương Ngọc Bính, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình đã biểu dương tinh thần trách nhiệm và những đóng góp của lực lượng báo chí trong quá trình phát triển của địa phương. Qua đó, trong thời gian tới, Bí thư Tỉnh ủy mong muốn lực lượng báo chí ngày càng phát huy cao hơn nữa những nhiệm vụ và công việc của mình, đưa tiếng nói của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Bình đến với công chúng và bạn đọc, góp phần vào việc phát triển kinh tế-chính trị-xã hội của Quảng Bình.
Tại buổi lễ, Hội nhà báo Việt Nam tỉnh Quảng Bình đã trao 25 giải, gồm ba giải A, bảy giải B, 11 giải C và bốn giải khuyến khích cho các tác giả.
Giải báo chí Quảng Bình năm 2015, qua vòng tuyển chọn từ các chi hội nhà báo thuộc các cơ quan báo chí, Hội đồng sơ khảo đã lựa chọn hơn 115 tác phẩm ở bốn thể loại báo viết, phát thanh, truyền hình, ảnh báo chí.
Cũng tại buổi lễ, Hội nhà báo Việt Nam Quảng Bình đã trao bảy kỷ niệm chương cho bảy nhà báo lão thành, nhà báo có nhiều đóng góp trong lĩnh vực báo chí trong tỉnh Quảng Bình.
Sau phần trao giải báo chí, Hội nhà báo Việt Nam tỉnh Quảng Bình đã tổ chức buổi giao lưu với các nhà báo lão thành, nhà báo trẻ làm việc tại các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương hoạt động tại tỉnh Quảng Bình như nhà báo trẻ Trương Quang Nam, giải A, giải báo chí toàn quốc năm 2014. Về đầu trang

http://www.vietnamplus.vn/giao-luu-nghe-baovinh-quang-va-trach-nhiem-tai-quang-binh/328066.vnp

IV. An ninh – Quốc phòng

Quảng Bình: Triệt xóa nhóm cướp giật tài sản người đi đường


(ANTV.gov.vn 16/6, tác giả BT)
Ngày 15-6, Công an TP. Đồng Hới, Quảng Bình vừa phá chuyên án, bắt 2 đối tượng chuyên cướp giật tài sản gồm Nguyễn Văn Sỹ và Nguyễn Văn Thắng, đều sinh năm 1993, trú ở xã Thái Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình.

Theo Công an TP. Đồng Hới cho biết, thì 2 đối tượng này trong khoảng đầu tháng 6-2015 đến nay đã liên tiếp gây ra 8 vụ cướp giật tài sản trên địa bàn.


Thủ đoạn các đối tượng này gây ra vẫn là đi xe máy áp sát người đi đường để cướp giật túi xách, dây chuyền vàng và các tài sản có giá trị, chủ yếu là những phụ nữ đi đường.

Hiện Công an TP. Đồng Hới đang hoàn tất hồ sơ để tiến hành khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và lệnh tạm giam 2 đối tượng Sỹ và Thắng về hành vi cướp giật tài sản.


Giết người vì nghi lấy trộm tiền
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đống Tháp vừa tạm giữ hình sự đối Huỳnh Ngọc Tuấn, SN 1983, trú xã Tân Thuận Tây, thành phố Cao Lãnh, để điều tra làm rõ về hành vi giết người.
Trước đó, Nguyễn Ngọc Tú, trú phường 11, thành phố Cao Lãnh có mượn tiền của Tuấn nhưng chưa trả. Vào khoảng hơn 12 giờ ngày 14/6/2015, Tuấn thấy Tú đang uống cà phê tại ấp Tân Hùng, xã Tân Thuận Tây, Tuấn tiếp tục đòi tiền nhưng Tú vẫn không có tiền để trả và tiếp tục hứa hẹn.
Bực tức, Tuấn lấy kéo đâm 1 nhát làm Tú chết trên đường đi cấp cứu. Vụ việc Công an thành phố Cao Lãnh tiếp tục điều tra làm rõ, xử lý đối tượng. Về đầu trang

http://www.antv.gov.vn/tin-tuc/an-ninh-trat-tu/quang-binh-triet-xoa-nhom-cuop-giat-tai-san-nguoi-di-duong-150389.html

Quảng Bình: Hàng loạt cây rơm bốc cháy


(Đại Đoàn Kết 16/6, tr1+11, tác giả Xuân Thi; Công An Nhân Dân 16/6, tr7, tacsgiar Dương Sông Lam)

Đối với người nông dân miền Trung, cây rơm là một tài sản quý bởi nó vừa là thức ăn, vừa dùng để lót ấm cho trâu, bò nằm trong những ngày đông giá rét. Vì vậy, giữa những ngày hè nóng bức, sau vụ gặt đông xuân, trên những thửa ruộng, người nông dân ở Quảng Bình lam lũ vơ rơm chất thành đống, rồi chở từng xe về xây thành cột rơm nơi góc vườn để dành cho đàn trâu, bò. Vậy mà từ cuối tháng 5 đến nay, trên địa bàn thôn Thống Nhất đã xảy ra gần 10 vụ cháy cây rơm, người nông dân rất hoang mang, lo lắng...


Gạt dòng mồ hôi cay xè nơi khóe mắt, ông Nguyễn Đại Đới, (59 tuổi) ở thôn Thống Nhất, xã An Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) chia sẻ: Đối với người nông dân, nhất là những hộ chăn nuôi trâu bò, từng cọng rơm quý như từng hạt thóc, bởi đây là nguồn thức ăn để dành cho trâu bò vào mùa rét. Bao nhiêu công sức giữa trưa nắng, vợ ôm chồng kéo từng bó rơm để xây thành cội (cây), rứa mà trong đêm 23-5, ngọn lửa đã thiêu rụi… Càng buồn hơn, đêm 27-5, cây rơm của gia đình tiếp tục bị đốt cháy khi vừa mới xây lại. Không dừng lại ở đó, khoảng 19 giờ 15 phút ngày 12-6, cây rơm của ông lại tiếp tục bốc cháy dữ dội.
Không riêng gì nhà ông Đới, trong đêm 24-5, cây rơm của hộ gia đình ông Lê Văn Thạnh lại bốc cháy. Nhìn đống tro tàn, ông Thanh mếu máo "Cây rơm xây kỳ công lắm, gặt hơn 3ha ruộng là tui thuê người xây lại để nuôi 5 con bò. Bây chừ chỉ còn lại đống tro tàn”. Nhà ông Lê Văn Sức, Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã Thống Nhất cũng vừa xảy ra vụ cháy 2 cây rơm.
Khi phát hiện cây rơm của nhà mình bốc cháy, ông Lê Văn Chung (50 tuổi) ở thôn Thống Nhất, xã An Ninh đã kêu cứu người dân trong thôn đến giúp dập lửa. Phát hiện có cháy, người dân đã huy động mọi phương tiện để dập lửa nhưng "lực bất tòng tâm” khi đang vào thời điểm hạn hán, nguồn nước khan hiếm nên vụ cháy đã hủy hoại 1 phần của nhà của ông Chung.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Duy Viên, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Thống Nhất bức xúc cho biết: Chỉ trong vòng nửa tháng, nhiều cây rơm của người dân dựng trong vườn nhà để làm thức ăn cho đàn trâu, bò đã bị kẻ xấu đốt cháy.
Để canh giữ cây rơm của gia đình mình kể từ khi thôn xảy ra nhiều vụ cháy, đêm đêm bà Phan Thị Quý móc chiếc võng nơi góc vườn sát cây rơm để ngủ.
Ông Võ Văn Thắng, Trưởng thôn Thống Nhất cho biết: Để ngăn chặn hành động này, thời gian qua, người dân trong thôn đã thức xuyên đêm để canh phòng nhưng nhiều cây rơm vẫn tiếp tục bốc cháy trong đêm.
Ông Nguyễn Văn Đồng, Chủ tịch UBND xã An Ninh cho biết: Làng Thống Nhất là địa bàn vùng trũng, người dân thuần về làm ruộng. Sau thu hoạch, người dân xây cây rơm để chăn nuôi trâu, bò. Trước việc nhiều cây rơm trong vườn nhà dân bị đốt cháy chưa tìm ra được thủ phạm và sau đó nhiều cây rơm khác tiếp tục bị đốt cháy khiến người dân ở địa phương hết sức hoang mang, lo lắng. Hiện tại, chính quyền địa phương đã phối hợp với các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra nguyên nhân các vụ cháy. Về đầu trang

V. Điểm tin đã đưa

UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Kế hoạch số 613/KH-UBND về tổ chức “Lễ hội Hang động Quảng Bình, năm 2015”. Các hoạt động của lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 15/7 - 21/7/2015. (Công An Nhân Dân Online 16/6; VTVNews 15/6; Dân Trí 16/6; Đại Đoàn Kết 16/6, tr8)



http://cand.com.vn/van-hoa/Quang-Binh-to-chuc-Le-hoi-hang-dong-355023/ Về đầu trang./.
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG





tải về 240.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương