I s s É nhà xuất bản t h ỏn g tin và truyền thông chuyển mạch nhãN



tải về 7.1 Mb.
Chế độ xem pdf
trang33/121
Chuyển đổi dữ liệu23.04.2024
Kích7.1 Mb.
#57338
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   ...   121
Chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS
RSP1Adatasheetv1.9
Hình 3.5: Sử dụng vùng hop count trong TDP để tránh lặp vòng.
Phải thừa nhận rằng khi không có sự mất cấu hình thì lặp vòng vẫn ỉà một hiện tượng 
tức thời, nó là một phần trong cuộc sống của các giao thức định tuyến IP như IS-IS, OSPF, 
PIM và BGP. Tag Switching chấp nhận cách nó xảy ra và cố đảm bảo là hậu quả xảy ra 
không quá nghiêm trọng như trong IP.
3.2. CHUYỂN MẠCH NHÃN ĐA GIAO THỨC MPLS
IETF đã triệu tập nhóm chuẩn hóa MPLS vào mùa xuân năm 1997. Cisco, sau khi 
công bố dự định sẽ theo đuổi việc chuẩn hóa kỹ thuật chuyển mạch nhãn, đã thúc đẩy sự


76
Chuyển mach nhãn đa giao thức MPLS
thành lập này và ngay sau đó đã nhận được sự cộng tác từ nhiều công ty khác, đáng chú ý là 
IBM. Chính vì thế, nhóm chuẩn hóa ra đời với hai đồng chủ tọa đại diện cho Cisco và IBM.
3.2.1. Những điểm quan trọng của kỹ thuật chuyển mạch nhẫn đa giao thức MPLS
Thứ nhất thiết bị sử dụng trong MPLS có tên gọi LSR (Label Switch Router). LSR cổ 
khả năng định tuyến gói tại lớp 3 (lớp mạng) cũng như chuyển mạch gói tại lớp 2 (lớp liên 
két dữ liệu). LSR sử dụng các giao thức định tuyến IP truyền thống và một giao thức điêu 
khiển đặc biệt thực hiện việc ấn định, trao đổi thông tin ánh xạ từ FEC sang giá trị nhãn.
Thứ hai là nhãn. Giá trị nhãn chứa trong vùng có chiều dài cố định và căn cứ vào giả 
trị này, các LSR sẽ chuyển gói dữ liệu đi trong mạng. Ví dụ LSR2 thông báo cho LSR1 
rằng: LSR2 ấn định giá trị nhãn X cho dữ liệu thuộc FEC A. Do đó khi chuyển dữ liệu thuộc 
FEC A đến LSR2, LSR1 sẽ gắn giá trị nhãn X cho các gói dữ liệu. Đối với những kỹ thuật 
lớp liên kết dữ liệu như: ATM và Frame Relay, nhãn được chứa trong header của lóp này. 
Trong khi đó, với những kỹ thuật khác như Ethernet, point-to-point..., nhãn được gắn vào 
giữa header lớp mạng và lớp liên kết dữ liệu và có tên gọi “shim label”.
Thứ ba là kỹ thuật chuyển mạch nhãn. Các LSR sẽ chi xử lý thông tin chứa trong 
nhăn thay vì toàn bộ thông tin chứa trong IP header. Trong trường hợp gói dữ liệu đến LSR 
lối vào (igress LSR) và được gắn vào nhiều mức nhãn, được gọi là chồng nhân (label stack). 
Mỗi LSR trung gian nhận được gói dữ liệu chỉ xử ỉý mức nhãn cao nhất để chuyển gói đến 
nút mạng kế tiếp. Riêng LSR lối ra (egress LSR), việc chuyển gói đi tiếp căn cứ vào mức 
nhãn thấp hơn mức nhãn hiện tại. Điều này có nghĩa là egress LSR sẽ gỡ mức nhãn cao nhất 
của gói dữ liệu. Như vậy nếu gói chỉ có một mức nhãn thì egress LSR sẽ định tuyến căn cứ 
vào thông tin của tiêu đề lớp mạng. Tuy nhiên egress LSR có thể gửi đến LSR ngược dòng 
(upstream LSR) một nhãn đặc biệt, có tên gọi Implicit Null, yêu cầu LSR này được gọi là 
penultimate hop gỡ mức nhãn cao nhất trước khi chuyển gói dừ liệu đến nó. Bằng cách này, 
egress LSR sẽ không phải xừ lý nhãn không mang thông tin phục vụ cho quá trình chuyển 
tiếp gói.
Cuối cùng là kỹ thuật xây dựng LSP từ igress LSR đến egress LSR. Các gói dữ liệu 
có gắn nhãn sẽ di chuyển trong mạng trên LSP này. Quá trình này được thực hiện bằng giao 
thức LDP hoặc các giao thức điều khiển khác như: RSVP hoặc BGP.
Nhừng vấn đề trên đây sẽ lần lượt được trình bày trong những phần tiếp theo.
3.2.2. Các thành phần của mạng MPL
3.2.2.1. 
Bộ định tuyến chuyển mạch nhãn LSR
LSR (Label Switching Router) ỉà thiết bị thực hiện quá trình chuyển gói dữ liệu trong 
mạng bằng kỹ thuật chuyển mạch nhãn: gỡ nhãn cũ và gắn nhãn mới cho gói.
Câu trúc cơ bản của một thiêt bị LSR cỏ hai thành phần chỉnh: thành phần điều khiển 
(control component) còn được gọi là mặt phẳng điều khiển (control plane) và thành phần 
chuyên tiêp (forwarding component), còn được gọi là thành phần dữ liệu (data component).
Mặt phăng điêu khiên sử dụng các giao thức định tuyến IP để xây dựng nên bảng đinh 
tuyên. Từ nhừng thông tin này, thành phần điều khiển sẽ tiến hành quá trình ấn định nhãn 
với các nút mạng lân cận.


Chương 3: Chuyển mạch nhản đa giao thức MPLS
77
Thành phần chuyển tiếp (forwarding component) sử dụng thông tin của quá trình này 
để tạo bảng cơ sở thông tin nhãn LIB (Label Information Based). Khi nhận được gói dữ liệu, 
LSR sẽ sừ dụng giá trị nhãn của gói và bảng định tuyến nhãn để tìm ra và gắn một giá trị 
nhãn mới thích hợp cho gói dữ liệu.
3.2.2.2. LSR rìa
Có hai loại: Igress LSR và Egress LSR. cấu trúc của Edge LSR có đôi chút khác biệt 
so với LSR.
Gói dữ liệu khi đến igress LSR là gỏi dừ liệu IP truyền thống. Căn cứ vào thông tin 
trong tiêu đề IP và bảng định tuyến nhãn LIB, LSR sẽ ấn định một giá trị nhãn thích hợp cho 
gói dữ liệu và chuyển nó đến LSR tiếp theo.
Nhiệm vụ của Egress LSR thì ngược lại. Egress LSR tháo bỏ nhãn cuối cùng của gói 
dữ liệu và từ đây gói dữ liệu sẽ được định tuyến như một gói IP thông thường.
Trong cấu trúc Edge LSR, thành phần chuyển tiếp (forwading component) có thêm 
bảng định tuyến IP. Với thành phần này, Edge LSR có thể định tuyến các gói dữ liệu IP 
truyền thống.
3.2.2.3. Giao thức phân bổ nhãn LDP
Giao thức điều khiển được sử dụng để trao đổi thông tin ánh xạ từ một FEC sang một 
giá trị nhãn giữa các LSR.
3.2.2.4. Đường chuyển mạch nhãn LSP
Đường chuyển mạch nhãn này được thiết lập từ igress LSR đến egress LSR để 
chuyển gói ứong mạng bằng kỹ thuật chuyển mạch nhãn. LSP được xây dựng bằng các giao 
thức như LDP, RSVP (Resource Reservation Protocol)... sẽ được đề cập ở phần sau.
Hình 3.6: Hình ảnh cùa một LSP.


78
Chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS
3.2.2.S. Các ỉớp chuyển tiếp tương đương FEC 
Đã được đề cập ữong chương 2.
Hình 3.7: Hình ảnh về một FEC.
IP1
IP2

tải về 7.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   ...   121




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương