ĐẠI-ĐẠo tam-kỳ phổ-ĐỘ TÒa-thánh đỊnh-tưỜng hội-thánh chơn-lý thiêN-ĐẠo chơn-truyềN


NGỌC sắc Thầy treo giữa Ngọc-Đình, HOÀNG



tải về 2.13 Mb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích2.13 Mb.
#38293
1   2   3   4   5

NGỌC sắc Thầy treo giữa Ngọc-Đình,

HOÀNG ngôn thưởng phạt rất phân minh,

ĐẠI Ân Tứ-Thánh đồng dâng biểu,

ĐẾ bản nêu rành Bạch-Ngọc-Kinh.

Các con hãy định-tâm nghe Thầy xướng danh:



331.- Bạch-Ngọc-Kinh điển linh Thầy rọi,

Hiệp-Thiên-Đài ánh giọi Thần-Phan,

Trung-Thiên Điển giáng Thánh-Đàn,

Kiền-Khôn thế-giới ba ngàn bao la;

Tiêu-thiều nhạc trỗi thi CA,

Bắc Nam xướng họa một nhà chung vui,



Chung vui rộng mở cuộc ngày nay,

Chơn-Lý bay xa hớn hở mày,

Ước được Năm Châu đồng một dạ,

Mới là xinh đẹp tiếng con Thầy.

332.- Tiếng con Thầy cỏ cây nở mặt,

Vọi Kiên-Giang cao ngất Định-Tường,

Khuôn linh gầy dựng Trung-Ương,

Phơi gan sắt đá, dọn đường gai chông;

Rọi gương Chơn-Lý trùng PHÙNG,

Muốn cho trọn được Đại-Đồng Đệ-Huynh,

Đệ-Huynh tuy thấy khác màu da,

Thầy đã tường-phân vốn ruột-rà,

Ví dẫu đờn Nam mà nhịp Bắc,

Nhưng tuồng khéo sắp được bình-hòa.

333.- Được bình-hòa gần xa tương ứng,

Mũi núi xanh đúc vững một tòa,

Trời cao ai gọi rằng xa,

Bá, Tòng đôi ngọn Đông qua dờn dờn.

Riu đưa đầm ấm gió NHƠN.

Đâu nao tuyết bủa, chi sờn gió xao.

Gió xao, tuyết bủa, núi càng xinh,

Tú khí nồng nàn Đạo-khí sinh

Trăm cội xơ-rơ, Tòng Bá vững,

Đón ngăn gió bụi tấm phong-bình.

334.- Tấm phong-bình thinh thinh sẵn đúc,

Khí âm-dương nhặt-thúc ven tai,

Bóng ai thấp-thoảng hiên ngoài?

Nhắc câu Tam tỉnh, gọi bài Mười khuyên;

Chí thành nhẫn nại tâm KIÊN,

Báu Trời un đúc thiêng-liêng sẵn người.

Sẵn người ứng chực báu Trời dành,

Tánh, Mạng song Tu chớ cải-canh,

Gương trước mắt soi hình với bóng,

Một điều sai-trại hại trăm lành.
335.- Hại trăm lành tại canh tại cải,

Báu Tam-Kỳ vầy dại, vậy khôn,

Trôn kim nếu chỉ chẳng lòn,

Mà mong sửa méo vá tròn sao xong,

Nửa cân, tám LƯỢNG đèo bòng,

Gióng dây thưởng phạt Hóa-công rán ngừa.



Ráng ngừa mắt Thánh với gương Thần,

Tạo-Hóa bao giờ sái mực cân;

Trọn tốt trọn lành ai có chỉ,

Chi bằng phải phải lại phân phân.
336.- Phải phân phân đừng cần dục-vọng,

Sửa cơ Trời lại lộng phàm tâm.

Cơ Trời thính tại vô-âm,

Lộng cơ Trời lại cơ-cầm rằng ngoan;

Dứt lòng ích-kỷ dưỡng AN,

Tịnh tâm mới được trông hoàn ngôi xưa.



Ngôi xưa đâu để nhiễm hồng trần,

Gió cuốn mưa lồng mới rộn xăng.

Cay, đắng, chát, chua, Thân-Nghiệp tạo,

Thanh nhàn mau dục lửa tham sân.
337.- Lửa tham sân tưng bừng mây cuốn,

Khẩu nghiệp làm hại uổng công-phu,

Ảo-bào mộng-ảnh phù-du,

Trần duyên nhân-quả bao mù thế gian,

Đã không thức tỉnh linh QUANG,

Vui say nghiệp chướng, mê man Luân-hồi.



Luân-hồi quả báo Phật thường răn,

Con Phật mà mang hết nói rằng!

Phổ-độ đã khuyên đừng dối thế,

Mắt Thần như chớp lại như giăng.

338.- Chớp lại giăng chẳng rằng chẳng nói,

Mà đố ai giấu khỏi phân hào,

Công-bình ngọn bút Thiên-Tào,

Ngay-gian chơn-ngụy giấu sao qua Trời,

Dần, Thân, TỴ, Hợi tơi bời,

Bán-Thiên Mẹo, Dậu khuấy đời trẻ con.
Trẻ con chưa thạo các tuồng chơi,

Hụp, lặn nào hay chọc khuấy Trời,

Ngọn gió vừa rao xanh nám mặt,

Dị-đoan vía-dại một trò cười.

339.- Một trò cười tiếng đời người nhắc,

Đạo đâu làm mê hoặc chúng sanh,

Đạo là Bác-Ái, Công-Bình,

Đạo là Phổ-Độ ba nghìn thế-gian,

Chưa Đông tìm cách NGỰ hàn,

Chớ chờ Đông đến rồi than rét già.

Rét già mới rõ Luật Công-Bình,

Hồi tưởng người nào mải tuổi xanh,

Tích cốc phòng cơ toan sớm liệu,

Khuyên đời trân-trọng cái danh-thinh.
340.- Cái danh-thinh giữ gìn cho lắm,

Lời Thầy răn như tẩm Cam-Lồ,

Đạo là Thanh, Tịnh, Hư, Vô,

Âm Dương, phản phúc Hà-Đồ, Lạc-Thơ,

Chớ tin BẢN lạ mơ mơ,

Ngăn đường Chơn-Lý dựng cờ văn minh.



Văn-minh gốc chuộng tại tinh-thần,

Linh Tánh Thầy ban đứa mỗi cân.

Chọn đất, chọn người, tùy thứ giống,

Chớ rằng đây Hạ đó rằng Xuân.
341.- Đó rằng Xuân, đây rằng Đông-Chí,

Đông-Chí thì Dương-khí nhứt sanh,

Đã ban cho sẵn tánh lành,

Bỏ lành theo dữ, tại mình hỏi ai?

Chẳng tuân CHIẾU chỉ Thiên-Đài,

Để cười nhị-thụ hóa sai Chơn-truyền.



Chơn truyền thọ thọ tại duy duy,

Thánh-Ý đừng lầm nẻo Tứ-Phi,

Chơn-Lý rẽ chia vì dục-vọng,

Hồi tâm mau dứt cuộc tham si.
342.- Cuộc tham si dứt đi mới được,

Khuyên ai đừng dụng chước Thiên-cơ,

Trung-Thu chớ gọi trăng lờ,

Trước sau tại một nước cờ hư nên,

Tập roi mà THIỆU lại quên,

Quan-Âm, Long-Thế, lạc quyền Trung-Ương.



Trung-Ương Chơn-Lý dựng đầu tay,

Thức-tỉnh người mê giấc mộng say,

Lằng đục tơ tằm no miệng kiến,

Già lời quên nghĩ trả là vay.
343.- Trả là vay gác tay nghĩ tột,

Cũng một nhành trái ngọt, trái chua,

Đạo không dạy việc tranh đua,

Đạo dạy giúp-vùa năm giống một Cha,

Khôn lanh sao bằng THIỆT thà,

Chung hiệp một nhà cứu sống thế gian.



Thế-gian cũng một cửa nhà chung,

Ai nỡ chia ra đứa một vùng?

Đã gọi đứa khôn thầy đứa dại,

Vụng mà gọi khéo nói sao cùng.
344.- Nói sao cùng không không, sắc sắc,

Có Chánh-Tâm mới dứt loài tà,

Phật tuy số gọi hằng hà,

Trần-gian yêu-quái biết là mấy môn.

Đành vùi cát bụi PHẤN son,

Đảo điên trật tự, hao mòn thân-danh.



Thân-danh quí báu giữ cho bền,

Có cái danh nầy mới có tên,

Có tuổi, có tên, danh phải có,

Danh là rường cột, Đạo là nền.
345.- Đạo là nền đừng quên mối Đạo,

Có Đạo rồi mới tạo thế-gian.

Tin chi cái Đạo mơ màng,

Học chuyện tuần-hoàn sái Đạo dễ yên,

Đạo khuyên chánh TRỰC tự nhiên,

Không thông-hiểu Đạo, chưa duyên hiện thời.



Hiện thời mối Đạo tợ tơ vò,

Xau xé nhau vì sự ấm no,

Quen nghiệp bán Trời đành phá Đạo,

Đạo nào có dạy việc mồ-hồ.
346.- Việc mồ-hồ nhố nhăng chán ngán,

Kế tinh ma mù quáng tối tâm.

Cơ thâm thì họa cũng thâm,

Cháy mày vì lửa bắt ngầm dầu trong;

Tràn lây nhành liễu cội TÒNG,

Phí công vun quén, nhọc lòng sâm soi.



Sâm soi, nào phải một đôi năm,

Họa phước vô môn tiếng chẳng lầm.

Bẻ nạng chống Trời, ngao tát biển,

Khuyên người hỏi lại cái lương-tâm.
347.- Cái lương-tâm phải cầm cho vững,

Mới thiệt rằng là đúng trượng-phu,

Hãy xem cái bóng Bạch-Cu,

Nào là xe ngựa lọng dù mà chi?

Biết rồi thì chớ hoài NGHI,

Tiền đồ làm trọng, thị phi chớ lầm.



Chớ lầm lạc lối, uổng công-trình,

Đường cả đồng đi dẫn chúng-sinh,

Ái, Ố, Tham, Si, tình thế-tục,

Luân-hồi ai có thế thay mình?
348.- Thế thay mình như hình với bóng,

Thì phải cần Đức trọng Đạo cao,

Dứt song cái sóng phong trào,

Tín thành, tín ngưỡng, chớ xao lãng hoài,

Một đường, thẳng bước Tiên ĐÀI,

Áo xiêm rạng vẻ Bồng-Lai chực chầu.



Chực chầu Tánh, Mạng chữ Thiên-Đình,

Phán đoán loài người phẩm trọng khinh,

Lưỡi sẵn có răng cần cẩn thận,

Khuyên ai chớ vội tánh phê bình.
349.- Tánh phê bình vô minh xúi dục,

Bởi nơi ngòi tam độc mà ra,

Đất bằng bỗng nổi phong ba,

Tại đâu chia rẽ NGƯỜI, TA, TA, NGƯỜI ?

Ráng lo phân GIẢNG Lý Trời,

Đừng lòng ích kỷ, bị lời sàm-ngôn.



Sàm-ngôn ru-rỉ dỉ bên tai,

Thảnh-thót đờn ca giọng đủ bài,

Thương bạn ráng lo khuyên dứt bạn,

Chánh Kim-Nam-Chỉ chẳng hề sai.
350.- Chẳng hề sai lòng hoài có một,

Mới gọi rằng rường cột Tam-Kỳ,

Cớ sao tiếng dặn chẳng ghi?

Trung-Ương là chỗ Thầy qui Đạo-Tràng,

Gióng cần sông Vị ngỡ ngàng,

Lưỡi thêm uốn ngạnh móc ràng Chỉ-Nam.



Chỉ-Nam chỉ rõ lượng Từ-Bi,

Chỉ nghiệp nhơn sanh nặng thể chì.

Gươm Huệ ướm trao cho rõ mặt,

Giúp cơn ngư dước buổi diên phi.
351.- Buổi diên-phi Hóa-Nhi cố cập.

Đường Lý-Chơn bồi đắp đã lâu.

Khen cho chung thỉ một màu,

Càng nhìn Thánh-Huấn càng sâu lại càng.

Nghiệm tường mới rõ tâm CANG,

Muốn thử đá vàng nổi lửa thét coi.



Thét coi thiệt giả kẻo chưa tường,

Ma quỉ hêu đòi gẫm khá thương,

Tiên Phật ngao du đâu có được,

Cú kêu dữ miệng, có ai nhường.
352.- Có ai nhường bước đường tấn hóa,

Rõ cơ Trời mau khá gia tâm,

Giăng tay rước bạn tri âm,

Cao sơn, lưu thủy, khúc cầm Hữu-thanh.

Vầy vui đủ bạn công KHANH,

Tứ-dân, tứ-thú, dựng thành Đạo cao.



Đạo cao cùng chẳng tại nơi mình,

Khuyên trẻ trau dồi cái tánh linh,

Cứu vớt chúng sanh cơn sóng khỏa,

Vững thuyền tế-độ buổi nghiêng chinh.
353.- Buổi nghiêng chinh lòng gìn Bác-Ái,

Tìm Lý-Chơn chẳng ngại công lao,

Cứu nguy thành lửa, cá ao,

Trước sao, sau vậy, chớ xao cang trường,

Công dày, sức vững, chí CƯỜNG,

Đừng chia phe phái, cứ đường Trung-Dung.



Trung-Dung Đạo Lý giữ đừng sai,

Bền bỉ từ xưa hỏi mấy ai?

Kính, Cẩn, Trang, Nghiêm, dè dặt lắm,

Nhứt Tâm, nhứt Đức mới rằng trai.
354.- Mới rằng trai đủ tài tế-độ,

Ngấm râu mày chớ hổ rằng trai,

Gìn lòng chớ chút lầm sai,

Dứt lòng Kiêu, Lẩn, được dài huệ ơn.

Sao cho trong sạch bổn-NGUƠN,

Nhớ lời dạy bảo thiệt hơn phân-trần.



Phân-trần với trẻ đã đôi phen,

Cái tánh kiêu-căng rất đỗi hèn,

Ma chướng ráng chừa, đừng bịn-rịn,

Mới mong gặp-gỡ cựu nhơn-duyên.
355.- Cựu nhơn-duyên sanh tiền khắng-khít,

Lòng chí-thành chẳng mích, chẳng phai,

Mối lằng miệng thế biếm bài,

Đá vàng một dạ, mặc ai xẻ sừng.

Công-phu, hiệu-quả, minh TRƯNG,

Đài Linh vuông tấc ngàn từng suốt thông.



Suốt thông Đạo cả bởi Trung-Dung,

Bền bỉ đừng cho uổng phí công,

Sẵn giống, sẵn phân, người cũng sẵn,

Thiêng-liêng cội cả ráng vun trồng.
356.- Ráng vun trồng cho sung cội đước,

Hãy nhớ câu hữu phước hữu phần,

Dứt xong được tánh phàm trần,

Tách xa Bắc-Ngụy, chẳng gần Đông-Ngô,

Vững vàng được bước tiền-ĐỒ,

Đừng tin son vẽ, phấn tô tượng màu.



Tượng màu Bác-Ái, dạng Từ-Bi,

Phỉnh kẻ mờ mê lập cánh vi,

Khuyên trẻ biện phân đường mối chánh,

Vàng mười chớ để lộn đồng xi.
357.- Lộn đồng xi để nghi sanh-chúng,

Đừng cho ai rẻ rúng Tam-Kỳ,

Biện phân cho rõ thau chì,

Phải tường thị thị phi phi một vài,

Trung-Ương lui tới anh-TÀI,

Giữ một tâm hoài hiền đãi sĩ chiêu.



Chiêu hiền đãi sĩ trọng anh hào,

Người một ta mười Đạo mới cao,

Khổ hạnh là đầu muôn cội cả,

Muốn nêu danh vọng dạ đừng nao.
358.- Dạ đừng nao mới cao phẩm hạnh,

Chữ, lời Thầy nhẫn nhịn làm đầu,

Một lời nhịn, giá mười câu,

Xét thương cho kẻ cơ cầu hiểm nham.

Tránh phường triêu tứ mộ TAM,

Đuôi ong nọc đỉa, máu tham chẳng cùng.



Chẳng cùng xét được dạ con buôn,

Phủi sạch ngoài tai chớ để buồn,

Đạo vốn không không, không sắc tướng,

Chúng-sanh càng mỏng mảnh hơn chuồn.
359.- Mảnh hơn chuồn thêm luồng dông dội,

Độ sanh-linh phải bội công-phu,

Chí công vén ngút vẹt mù,

Chỉ đường Chơn-Lý, nẻo Tu cho người.

Gỗ săng khéo CẨN thêm tươi,

Bâng bâng văn-chất, con người mới nên.



Mới nên đáng mặt đứa con Thầy,

Lúc thúc nuôi mình hổ cỏ cây.

Chơn-Lý bủa tràn nâng Võ-Trụ,

Đừng cho thầm thẹn tiếng râu mày.
360.- Tiếng râu mày đổi thay thời thế,

Chí hùng anh lại để trò cười,

Màn đời đã rộng con ngươi,

Mê say khói mộng báu Trời đem thiêu,

Thần Tiên khoái lạc tiêu DIÊU,

Lấp tai khổ ách, sẵn liều trường-sanh.



Trường-sanh muốn được lắm công phu,

Độ kẻ phàm cho dứt cái ngu,

Ngu sắc, ngu tài, ngu trật-tự,

Ngu danh, ngu lợi, mảng mê mù.
361.- Mảng mê mù vó cu lạc bước,

Nay nhằm đường ngư dước diên phi,

Dò lần hai chữ Học-Nhi,

Học-Nhi thì phải giải thi cung Thiềm,

Thông điều vãng cổ lai KIM,

Nhớ câu Đạo vốn phẳng yêm như tờ.



Như tờ giấy trải chẳng hề xao,

Dạy bạn đừng ham cách lộn nhào,

Bình-Đẳng ấy là điều Trật-Tự,

Quên bề Trật-Tự khó trèo cao.
362.- Khó trèo cao nổi trào ưu thắng,

Bởi Tiên ban đã sẵn tên đề,

Trần-duyên nay đã não nề,

Tiên-duyên tu tỉnh, mựa hề cải canh.

Chung linh TÚ khí khắp nghìn,

Chớ cho uổng phí công-trình tiền-thân.



Tiền-thân khổ hạnh có ngày nay,

Nay cũng dày công mới gặp Thầy,

Thẳng bước chớ cho ngừng nghỉ gót,

Mình nên bạn cũng được thơm lây.
Thầy lượm-lặt được Ba mươi hai (32) đứa Đại Thiên-Phong ấy. Tuy có đứa đã ngoại Đạo rồi, song Thầy còn kêu nó một lần chót nữa, đặng đến khi Thầy phán đoán Đại-Đồng Thế-gian, chúng nó không còn trách Thầy được.

Còn nhiều đứa đã được đứng nơi Bản Vàng rồi, song công-quả còn ít, hoặc thọ phong chưa được mấy ngày, nên Thầy chưa xướng danh. Mấy đứa ấy phải ráng, chớ bơ thờ hoặc là bán-đồ-nhi-phế mà rất uổng.

Lẽ thì Thầy phải xướng danh phái Nữ, song bên Nữ-phái những đứa ỷ có công lớn, đều có tội, vì phạm Luật Hiệp-Thiên-Đài. Có đứa thì tư-vị kẻ phạm luật, hoặc có đứa vì nhẹ dạ thì cũng đều có tội.

Thầy ước sao cho chúng nó ăn năn, sám hối.

Bên phái Nam cũng có nhiều đứa nhẹ dạ, chư Thần lấy làm hổ ngươi mà thấy chúng nó.
—————————d&c—————————

Thầy các con, các con Tịnh-Tâm nghe Thầy dạy tiếp:



363.- ĐƯỢC thơm lây cả bầy con dại,

Đừng ai làm phá hoại danh Thầy,

HIỆP-THIÊN Luật Cả Cao-Dày,

Đừng ai khoe giỏi nói hay cãi Trời;

Các con Nam Nữ nơi nơi,

Hễ rằng biết Đạo nghe lời mới nên.

364.- Mối Chơn-Lý cậy KIÊN gỡ rối,

Đứa vọng-tâm quá vội tự-kiêu,

Mượn danh tuân luật Qui-Điều,

Song lòng dối trá trăm chiều gớm ghê,

Thầm toan kết đảng kết phe,

Ma quỉ một bè vinh mặt rằng khôn.

365.- Tại các trẻ muốn chôn tánh mạng,

Ắt phải vương tai nạn phi thường,

Thầy đâu có dạ chẳng thương,

Thương sao cho được tai ương nó gầy,

Thầy thương nên mới tỏ bày,

Khuyên con Nam Nữ từ rày phải tuân.

366.- Cửa Hiệp-Thiên ngàn từng chớn chở,

Cửu-Trùng-Đài khuyên chớ Vọng-Đàm.

Xanh nào lấn được xanh chàm,

Muốn thông Đại-Đạo Nhứt Tam phải rành.

Mồ-hồ lăng-liếu mối-manh,

Mà mong thống-nhứt Nguơn Hanh mối-giềng.

367.- Phải nghiệm xét Hậu Tiên Thiên-Vận,

Đặng suy cùng vô tận, vô biên.

Đạo tìm những trẻ hữu duyên,

Ai vô duyên chớ xưng Tiên, gọi Thần.

Đạo là phẳng-lặng, trang-bằng,

Đạo không thử-thách, nhố-nhăng cãi Trời.

368.- Khuyên các trẻ nghe lời Thầy dặn,

Đừng để lòng cừu hận tham si.

Dứt dây ma níu, quỉ trì,

Tìm đường Chơn-Lý mà qui cho rành.

Đừng nghe kẻ cải người canh,

Vui nghe một phút tội hành lao lung.

369.- Biết sao nói cho cùng với trẻ,

Bởi Vọng-Tâm quên kể lời Thầy.

Đạo tuy ở khắp Đông Tây,

Mà ngôi Độc-Nhứt là Thầy đó con.

Thầy đâu có dạ Tự-Tôn,

Song ngôi CHÍ-BỬU, CHÍ-TÔN là THẦY.

370.- Ứa nước mắt thương bầy con dại,

Có lỗi thì ráng cải ráng chừa.

Thẳng dây mực nẻ đường cưa,

Đau lòng tại gỗ sớ thưa thịt tỳ.

Nhớ ngày KỶ-NIỆM TU-MY,

Con nào tội ác khó qui vào trường.

471.- Lập Trung-Ương nghĩa-phương dạy trẻ,

Nhắc các con tiên Lễ, hậu Văn,

Anh em khắng khít muôn phần,

Dưới trên hòa thuận, khuyên đừng trắng đen.

Nước trong nhờ có lóng phèn,

Người nên nhờ có bạn hiền sớm khuya.

—————————d&c—————————

CHUYỂN MÊ KHẢI NGỘ

(In trong Đuốc Chơn Lý số 1 – xuất bản 15.7.1035)


DIÊU-NGHIÊM-CUNG

TRUNG-THIÊN GIÁO-CHỦ

Mừng các con, mừng chư Đệ-tử.

Đức-Chí-Tôn có dời Cửu-Cung Thánh-Mẫu, Tứ Đại-Thánh-Nhơn và chư Thiên-Tôn đến xem các con hành Lễ, có để lời khen Tứ-Bửu vừa biết làm phận sự. Người dạy Bổn-Tôn đam lời của Người và Đức Mẹ đặng truyền dạy các con Người, khuyên các con phải tận tâm phổ-độ chúng-sanh trong lúc mù mê, chẳng biết Chơn-Lý là gì, các con phải dìu dắt chúng nó, kẻo chúng nó bị tai bay họa gởi, mà phải hư thân danh.

Các con hãy Định-Thần nghe lời truyền dạy:
372.- Cửa Chơn-Lý khóa chìa vừa hợp,

Mở cho con vài lớp Đạo-Tràng.

Dạy con dài thở vắn than,

Khuyên con Nam Nữ lưỡng ban học hành.

Dạy con phải trọng thân danh,

Khuyên con phải sợ tiếng lành đồn xa.

373.- Con muốn được Đạo Cha rộng mở,

Con phải lo hăm hở tự tân.

Học hành tua phải ân cần,

Thượng hành hạ hiệu lần lần dắt nhau.

Khuyên con bền bỉ thân sau,

Ráng ngừa những miếng có đầu không đuôi.

374.- Con đã rõ luân-hồi bài dạy,

Trước mê sa đường quấy mới hư,

Công lao Cha đã chẳng từ,

Ra tay vớt trẻ khư khư chẳng nài.

Lòng Cha, lòng đã chẳng phai,

Lòng con bao nỡ cứ mài miệt chơi.

375.- Thầy nay phải cạn lời với trẻ,

Khuyên trẻ đừng bê trễ công-trình.

Muốn cho kịp bước trường-sinh,

Đạo-Tràng khuyên chớ hớ hinh ngày giờ.

Nhiều con lòng dạ lãng lơ,

Ngày nay trễ bước, chờ cơ hội nào?

376.- Con đã rõ ảo bào mộng cảnh,

Sao không lo dưỡng tánh tu tâm.

Một đời hỏi lại mấy năm?

Một tháng đếm lại trăng rằm mấy con?

Dày công cát nổi nên cồn,

Dày công nước chảy đá mòn nên khe.

377.- Khuyên bỏ tánh vầy bè hiệp lũ,

Chớ phanh phui việc cũ trò đời.

Công dư nên giúp cho Trời,

Công dư nên giúp Ta, Người đoàn viên.

Công dư bạn với Thánh Hiền,

Công dư ráng nhớ lời khuyên của Thầy.

378.- Thầy thấy trẻ hay thay Thánh-Ý,

Biết có mình quên nghĩ đến Trời.

Con ôi! Thầy đã cạn lời,

Ý chi con nỡ lòng dời-dạt phai?

Đạo-Tràng vắng trẻ đoái hoài,

Thuyên lo ích kỷ, giồi mài phàm tâm?

379.- Cái phàm tâm hại ngầm sanh-chúng,

Thương các con yêu chuộng chẳng rời.

Lòng con nhuộm đã lâu đời,

Bao giờ rửa sạch Thầy Trời cứu cho?

Tham sân lửa đã cháy lò,

Tự tâm mê muội bo bo giữ gìn.

380.- Trẻ muốn được Ngọc-Kinh bước đến,

Trước phải lo dứt bến muội mê.

Lời Thầy hễ đọc phải nghe,

Hễ nghe thì phải ráng nghe cho rành.

Nghe rồi liền phải thi hành,

Thi hành thì chớ cải canh méo tròn.

381.- Thầy chẳng dạy các con điều quấy,

Dạy các con thấy quấy phải chừa.

Học hành chớ nại sớm trưa,

Tu hành thì phải ngăn ngừa quỉ ma.

Kiêu căng tật đố thói tà,

Biếng lười, nhác nhúa bỏ qua sao đành.

382.- Trẻ muốn được mau thành Chánh quả,

Mà quên phòng cái họa vọng tâm.

Con ôi! Chánh-Pháp cao thâm,

Tự tâm tự tánh thâm trầm lắm con.

Phải lo kiến thức cho tròn,

Đừng lo xa kiếm Thế-Tôn nơi nào.

383.- Thầy những ước con sao dễ dạy,

Đặng mau truyền cho thấy huyền-cơ.

Định-tâm khuyên chớ hỏng hờ,

Định cho thanh-tịnh, đừng mơ việc ngoài.

Định, Huệ, một thể chẳng sai,

Định xong mới Ngộ, mê hoài sao nên!

384.- Học Định-Tâm phải bền mới được,

Đừng cho Tâm lo vượt cảnh ngoài.

Trong lòng đừng loạn đừng sai,

Ngăn ngừa ý mã rẽ hai Tâm Thần.

Tánh xưa trong trắng, trong ngần,

Định xong liền thấy Huệ lần phát ra.

385.- Thiệt Định-Tâm có ba bài học

Thầy đã cho săn sóc có Người.

Nếu ai cả biếng già lười,

Đèn nào cháy được bởi trời gió dông.

Nước kia bằng muốn lóng trong,

Thì đừng vọc khuấy cặn bùn nó lên.

386.- Ai cũng muốn thành Tiên cho chóng,

Mà quên rằng Phật-sống nơi Tâm.

Đầu non chót núi vái thầm,

Hang cùng nẻo cố ráng tầm cho ra.

Sao không nhớ lại lời Cha,

Định-Tâm thì thấy có xa đâu nào!

387.- Dứt các cảnh lãng xao trước mắt,



Có mà không, mới thật rằng không.

Ở đâu cho khỏi bụi hồng,

Ở bùn mà chẳng nhuộm bùn mới hay.

Hãy tuân những Luật dạy bày,

Tuân rồi mới rõ Luật Thầy thể nao.

388.- Dằn cái sóng phong trào phá hoại,

Tưởng hại người, nhè hạ lấy mình.

Các con có tánh hay khinh,

Khinh sao cho được Cao Xanh Luật Trời!

Ráng nghe lời dạy con ôi!

Đạo-Tràng ráng đến để chơi ích gì!

389.- Thấy phía trẻ Nữ nhi khờ khạo,

Mà có lòng mộ Đạo sớm khuya.

Ngày đêm bốn vóc chẳng lìa,

Nhọc nhằn ráng chịu, chẳng hề thở than.

Khen cho có chí đá vàng,

Hềm vì một nỗi bàn bàn chẳng quên.

390.- Thầy dạy trẻ: dạy nên, dạy khéo;

Thầy có đâu: dạy lếu, dạy khờ.

Dạy con biết bến, biết bờ,

Dạy con bỏ tánh bơ thờ, nhố nhăng.

Dạy con khuya sớm ân cần,

Dạy con thức tỉnh, dạy đừng bôn chôn.

391.- Dạy con biết phần Hồn làm trọng,

Dạy con chừa cái bụng đa nghi.

Đức tin công-quả trọn nghì,

Y theo Thánh Đức Diêu-Trì chớ sai.

Nếu con lần lựa nay mai,

Đăng-Kiều khó bước, Liên-Đài khó mong.

392.- Lòng Đức Mẹ ngùi trông con trẻ,

Nhiều con đành chẳng kể lời khuyên.

Trăm bề đều dụng ý riêng,

Bao giờ mới đặng đoàn viên trùng phùng?

Mẹ thương con, nói chẳng cùng,

Con đành xa Mẹ, nỡ lòng nào con!

393.- Lòng Đức-Mẹ héo don chua xót,

Ngày những đêm ruột hót gan xàu.

Một ngày, một đợi, một lâu,

Mà con đành đoạn rủ nhau hoang đàng.

Gặp Người, Mẹ nhắn Mẹ than,

Đem lời giác đác gián can con giùm.

394.- Lòng Đức-Mẹ hay đùm hay bọc,

Miễn lời ngay con lọt vào tai.

Con về Mẹ rước hai tay,

Mẹ đà sắm sẵn mão, giày, áo, xiêm.

Thương con bể khổ đắm chìm,

Quên quê cảnh cũ trang-nghiêm Phụng Rồng.

395.- Khuyên con dứt cái lòng phàm trược,

Đặng nghe lời chỉ trước dặn sau.

Liên-Đài nhiều nấc nhiều cầu,

Tánh phàm đeo đuổi khó hầu bước qua.

Nếu con mảng tánh ta-bà,

Mẹ nào nỡ thấy con sa hố hầm.

396.- Muốn trẻ được Định-Tâm, Định-Tánh,

Mẹ đã toan dựng cảnh Phổ-Đà.

Con dầu xiêu lạc mấy xa,

Lẽ đâu cảnh cũ quê nhà lại quên.

Ra tay đắp móng xây nền,

Công-phu viên mãn đoàn viên kịp chầu.

397.- Lời châu ngọc trước sau dặn bảo,

Khuyên con đừng mặc áo khỏi đầu.

Tuy rằng nghiệp-quả đã sâu,

Tự tâm sám hối thì mau được thành.

Con nào cượng lý cải canh,

Búa rìu chịu lấy, Mẹ nhìn lụy rơi.

398.- Con biết Mẹ, thì Trời ban thưởng;

Con quên Trời, thì vướng họa tai.

Ớ con! Mẹ đã dạy hoài,

Ớ con! Mất nết, một hai phải chừa.

Ớ con! Đừng có đảo lừa,

Ớ con tỉnh giấc, dây dưa ích gì.

399.- Nầy Nam Nữ ráng ghi vào dạ,

Khuyên con ngừa cái họa dị đoan.

Phật Tiên xa vọi muôn ngàn,

Phật Tiên đâu có rảnh rang quến rù.

Phật Tiên biết dạy người Tu,

Phật Tiên chẳng dạy đứa mù nói ma.
—————————d&c—————————
NGỌC-HOÀNG ĐẠI-ĐẾ HỘI-GIÁO

L’ Église Caodaique


CAO-THIÊN-ĐÀN KIÊN-GIANG,

Đàn đêm mùng 10 và 11 tháng 6 năm Bính-Tý,

nhằm ngày 27 và 28 Juillet 1936.



NGỌC-đài giá-hạnh phán phân-minh,

HOÀNG bút châu phê Luật đã rành,

ĐẠI-Đạo muốn nên đừng cãi Lịnh,

ĐẾ-Kinh rộng mở bữa thêm xinh.

400.- Con có chí cải tà qui chánh,

Thầy nỡ lòng nguội lạnh với con?

Dạy con lòng sắt dạ son,

Dầu cho biển cạn non mòn chớ quên.

Đài cao núi dựng làm nền,

Lọng tàn dối giả sao bền gió dông.

401.- Kìa lũ kiến chòm ong khuấy rối,

Đem miệng lằng lưỡi mối hại đời,

Hành-vi chẳng sợ Luật Trời,

Luật Trời đâu dễ vui cười được lâu,

Nhớ câu: thiện ác đáo đầu,

Công-Bình là Luật cao sâu chẳng lầm.

402.- Khen cho đứa tìm tâm ích-kỷ,

Khéo làm trò hồ mị khi cô,

Làm tuồng triêu Hớn mộ Hồ,

Đổng Tào chót lưỡi, Trương Tô tấm lòng,

Nào hay sẵn chực người Phòng,

Công thành thân thối Xích-Tòng-Tử du.

403.- Trời cao vọi mảy thu chẳng sót,

Đứa cơ mưu đâu lọt lưới Trời.

Khen cho cả tiếng già lời,

Bịa điều huyển-hoặc phỉnh đời say mê,

Hiệp tam hiệp ngũ đề huề,

Luật Trời phép nước chẳng dè chẳng kiên.

404.- Dối mượn tiếng tuyên-truyền Đại-Đạo,

Quyết lòng lo giả tạo danh mình,

Chẳng lo đến buổi gập-ghình,

Túi tiền tuy sẵn, nhơn tình khó mua.

Thương cho những trẻ nịnh-hùa,

Chẳng xem tiền giấy tưởng bùa hộ thân.

405.- Đuốc Chơn-Lý ánh bừng cao ngọn,

Phá mù tan rọi bốn phương Trời,

Chọn người Thầy đã trao lời,

Cầm quyền giám-đốc tùy thời độ chung.

Con nào nghe dạy còn trông,

Con nào nghịch mạng Đại-Đồng khó than.

406.- Lửa thử-thét ngày càng thêm hực,

Gió sàng-dê thời khắc chẳng ngừng.

Ớ con ráng mở mắt bừng,

Đừng cho cát bụi bít dừng con ngươi.

Con nào lòng biết sợ Trời,

Thì còn trông cậy gặp Người cứu cho.

407.- Thầy tuy sắm cái lò Tạo-Hóa,

Tạo-Hóa-công nơi dạ các con.

Khoe-khoang khéo vụng, dại, khôn,

Sắt-gang-đồng-thép yếu dòn bởi đâu?

Đừng ai mặc áo khỏi đầu,

Biết đâu rún biển cạn sâu mà dò.

408.- Kìa anh-én líu-lo hôm sớm;

Nọ phù-du, chuồn, bướm trưa chiều.

Mênh mang Võ-Trụ ngao-nghêu,

Tưởng rằng Trời Đất bấy nhiêu là cùng!

Dập-dìu xóm kiến đoàn ong,

Chẳng dè sánh với muỗi mòng khác chi.

409.- Con một lớn biết đi biết chạy,

Thầy càng khuyên, càng dạy, càng thêm,

Nếu con chẳng chịu thúc kềm,

Thì con chớ trách Luật nghiêm của Trời.

Con nào biết chịu nghe lời,

Thì mau hối quá kịp thời đoàn viên.

410.- Thương con trẻ có duyên may gặp,

Rày phải lo đừng vấp như xưa.

Bấy lâu năm lọc bảy lừa,

Lọc lừa càng lắm càng trưa ích gì.

Dầu cho viễn tẩu cao phi,

Đố ai tránh khỏi Hóa-Nhi vô-hình.

411.- Biết sao nói Công-trình Thầy dạy,

Dạy cho con xem thấy rẽ-ròi.

Bấm tay thử nghĩ lại coi,

Vì đâu lặn mọc trễ hồi xiết bao.

Khuyên rày bỏ dạ cầu cao,

Kìa cơ chuyển Đạo định trao đã gần.

412.- Trẻ hối-ngộ Thầy mừng cho trẻ,

Có duyên xưa gặp kẻ giúp tay.

Gặp duyên đã gọi rằng may,

Gặp duyên bền chặc, chẳng Thầy đố nên.

Gặp duyên phải giữ cho bền,

Cho bền vững gót đứng trên Trùng-Đài.

413.- An-Thiên-Hội một bài dạy rõ,

Ai xui con họa hổ bất thành.

Tại con ham muốn phù-danh,

Bạn hiền đâu khứng đem mình giúp con.

Làm người khuyên chớ bôn-chôn,

Kìa kìa vực nổi nên cồn mấy hơi.

414.- Đừng muôn việc cứ Trời mà đổ,

Tạo-hóa-nhi hỉ nộ không chừng.

Nghe Trời thì được vui mừng,

Nghịch Trời, Trời phải dậy bừng sấm oai.

Mảy lông, Trời chẳng lọt sai,

Đừng ai nói giỏi khoe hay mà lầm.

415.- Có trẻ biết Minh Tâm Kiến Tánh,

Thầy khen cho sửa hạnh ít nhiều,

Hôm mai em dại dắt dìu,

Ngày càng thêm mới, đừng điều nhặt-thưa.

Kìa Trời đang nắng rồi mưa,

Vừng ô lố dạng thoạt trưa rồi chiều.

416.- Thuyền Chơn-Lý buông lèo lướt sóng,

Giữa dòng khơi một bóng trăng thanh,

Trên Trời dưới nước mông-mênh,

Đừng sai lạc hướng, phải nhìn vào đâu?

Thình lòng một dạ trước sau,

Chăm theo Bắc-Đẩu chẳng cầu Chỉ-Nam.

417.- Tánh Trời phú phải đam cho trọn,

Chớ lăng-xăng Tánh lộn với Tâm.

Tánh Tâm Tâm Tánh chớ lầm,

Tánh Tâm Tâm Tánh chớ cầm chẳng chơi.

Bấy nay nhiều kẻ vá Trời,

Cũng nhờ Tâm Tánh chẳng rời-rạc xa.

418.- Kìa thử xét đóa hoa búp kín,

Tánh Tâm đâu, Tâm Tánh là đâu?

Tâm là chỗ núp ẩn sâu,

Tánh là chỗ bị nhuộm màu khác xưa.

Tánh Tâm mê-hoặc ráng chừa,

Tánh Tâm sáng tỏ hỏng-hờ sao nên.

419.- Vật-chất học khắp miền Âu-Á,

Mẩn-mê tìm vật lạ Địa-cầu,

Nghiêng-nghèo dồn-dập trước sau,

Mảng lo giành-giựt nhiệm mầu Hóa-Công.

Sao không xét lại nơi lòng,

Bấy nhiêu mầu-nhiệm Tâm trung sẵn-sàng.

420.- Xét thì rõ con đàng Chơn-Lý,

Chơn-Lý là trừ mị diệt tà.

Mị tà nào có đâu xa,

Trong ngoài quanh lối lớp da thịt nầy.

Xét rồi ngó lại nhìn Thầy,

Thầy đâu có sắm đồ vầy cho con.

421.- Bừng mắt dậy tỉnh-tuồng sẽ thấy,

Mê-muội chi đường quấy lại trông.

Thấy con mê-muội đau lòng,

Thấy con mê-muội, chẳng phòng giặc ma.

Giặc ma bảy đứa kê-cà,

Rĩ-rầm, thầm-thỉ, cà-rà, khít-khao.

422.- Phá cái giấc chiêm-bao mấy kiếp,

Đặng về mau cho kịp với Người.

Đạo Trời bủa khắp nơi nơi,

Đông Tây Nam Bắc một Trời Lý-Chơn.

Phải tìm cho gặp con đường,

Đừng cho lạc bước để hờn kiếp sau.

423.- Trang phú quí lập lầu xây các,

Cuộc càng xinh, nghiệp ác càng sâu.

Thử coi thế-giới hoàn-cầu,



Tay vàng chơn ngọc bấy lâu trong mình.

Sao không xét lại mà kinh,

Báu Trời đâu để giồi vinh phong-trần.

424.- Người Đạo-Đức biết thân làm báu,

Chơn-thân là rào-giạu thế-gian.

Chơn-thân đứng được vững-vàng,

Thế-gian kết-cuộc muôn-vàn sự vui.

Chơn-thân, Chơn-thể sánh đôi,

Thế-gian hòa-hiệp Ta Người một Ngôi.

425.- Vượt thế-gian kìa Trời Chúa-Tể,

Thuyền rước người vượt bể trầm-luân.

Muốn cho người rõ được chừng,

ĐÀI CHÂU-THIÊN đó là từng NGỌC-KINH.

Muốn cho vững bước tiền-trình,

Tánh Tâm phải lặng như bình nước trong.

426.- Kìa trên có Chủ Ông săn-sóc,

Khuyên con đừng lặn mọc hư thân.

Đã rằng ai phước có phần,

Phước phần thứ-lớp nắp-ngăn chẳng lầm.

Luật Trời tuy gọi u thâm,

Song đều cũng tại nơi Tâm mình gầy.

427.- Con thử xét từng mây mấy lớp,

Thì con tường trường-hợp Ta Người.

Ta Người đều Một với Trời,

Ta Người đâu có mến đời mẩn-mê.

Ta Người mau thoát kiếp về,

Từng mây mấy lớp đều quê hương nhà.

428.- Chớ vụng tưởng có ba cảnh-giới:

Dục, Sắc, Vô, rằng Đại-Tam-Thiên.

Chia ba thêm kẻ đảo-điên:

Rằng nào bổn-chất tự-nhiên dạng hình,

Rằng nào cảnh-trí tú-tinh,

Rằng nào lý-trí tự mình xét suy.

429.- Sao chẳng xét Vô-Vi Độc-Nhứt,

Dụng Hữu-Vi sanh Thái-Cực-Đồ.

Chớ rằng Đạo-Thể Hư-Vô,

Chẳng xem Đạo-Tướng có lò Hóa-Công.

Kíp mau một kiếp tao-phùng,

Châu-Thiên-Đài đó Đại-Đồng đệ-huynh.

430.- Mau bước đến Ngọc-Kinh chín bệ,

Kẻo kìa con ác xế đã hầu.

Một lời gẫm chẳng bao lâu,

Còn trông đợi muốn chực chầu những chi.

Mấy lời Thầy dạy phải ghi,

Con đường khôn dại thị-phi chớ lầm.

431.- Con muốn được Thầy chăm-chỉ dạy,

Thì bỏ lòng tà vạy buổi xưa.

Khuyên đừng còn tánh đảo-lừa.

Nhứt Tâm, nhứt Đức, đừng thưa-thớt lòng.

Đạo-Tràng trẻ phải dày công,

Một năm biết được mấy cung trăng rằm.

432.- Mừng cho trẻ có Tâm tìm Đạo,

Thì những lời dạy bảo phải tuân.

Mấy muôn ngàn kiếp một lần,

Mấy muôn ngàn kiếp được gần mặt TA.

Khá mau tỉnh giấc ta-bà,

Tự-nhiên được Trí-Trung-Hòa dưới trên.

433.- Các con muốn Thiêng-Liêng vững chặc,

Thì phải lo kiên Luật Chí-Công.

Chọn con đều giống rặt-ròng,

Chín mười sao giống chẳng đồng giá cân?

CÔNG-BÌNH là LUẬT BÌNH-QUÂN,

Luật đâu có Luật so gần tính xa.

434.- Luật Trời đã đặt ra Kỷ-Luật,

Cho các con biết mực Tu-hành.

Luật Trời đã dạy đinh-ninh,

Con ôi! Giữ Luật sửa mình sớm khuya.

Đồng-bào khuyên chớ chia-lìa,

Đông Tây Nam Bắc cũng về một ngôi.

435.- Bỏ cái Ta, dạy rồi phải nhớ;

Còn cái Người, khuyên chớ nuối hơi.

Đã nhìn con thiệt của Trời,

Trời kia là Luật, con ôi phải nhìn!

Thương con lòng sắt dạ đinh,

Thương con, Thầy phải đinh-ninh dặn-dò.
(In trong “Đuốc Chơn-Lý” số 15)
—————————d&c—————————
VI

LỜI TIÊN-TRI TIỂU-NHỊ-THỜI
A2

Cao-Thiên-Đàn (Rạch-Giá),

Đêm 24 tháng 3 năm Canh-Ngũ 1930.
NGỌC-HOÀNG THƯỢNG-ĐẾ.

1.- Cung BẠCH-NGỌC ngự-lâm Bửu-tọa,

Thọ chư Thần triều-hạ đã yên;

Thân thân giá hạnh Nam-Thiên,

Trước xem TAM-GIÁO, cháu Tiên con Rồng.

(1er Di-Đà, Thái-Thượng, Phục-Hi)

2.- Đã đôi kiếp, dày công nhọc sức,

(2er Thích-Ca, Lão-Tử, Khổng-Tử, Da-Tô)

Dạy chúng-sanh kỉnh PHẬT thờ TRỜI;

Thương thay cũng tại số người,

Ngạo lời Thánh-Huấn, kỉnh lời quỉ-vương.

3.- Lòng chẳng kể cang-thường là Đạo,

Dạ hằng lo hung-bạo làm đầu.

Thấy vầy, THẦY phải nghĩ sâu,

TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ NAM CHÂU phen nầy.

4.- Lời Thầy phán, rẽ mây vén ngút,

Kinh Thầy ban, chạm ngọc, khảm vàng.

Khác nào rọi đuốc chỉ đàng,

Khuyên con tạc dạ, ghi xương chớ rời.

5.- Sách chép chữ: khôi khôi thiên-võng;

Đời ghi câu: lộng lộng lưới giăng.

Nhặt, thưa, mau, chậm, cân phân.

Mựa rằng sơ-sót, mắt Thần không sai.

6.- Thầy đã dạy nhiều bài vàng-đá,

Con nỡ đành chẳng dạ sắt-đinh.

Con hư, Thầy phụ chẳng đành;

Con nên, Thầy được phỉ tình ước-ao.…

32.- Cậy quyền-thế, tham-quan, ô-lại,

Giả xưng-hô, quí-phái, cao-môn;

Líu-lo ba tấc lưỡi dòn,

Đã thâu của báu, lại bòn đồ xưa.

33.- Giọt thán-oan như mưa thấy thảm,

Tiếng bi-ai dường sấm bên tai;

Sống cho vạn ách, thiên tai,

Thác cho kiếp kiếp đầu-thai bồi-thường.

34.- Dối Thần Phật, gạt lường tế-độ,

Phỉnh chúng-sanh, tu-bổ chùa-chiền;

Trọng Tăng, kỉnh Phật thiêng-liêng,

Lòng thành dưng cúng, bạc tiền sá chi.

35.- Nghề đồng-cốt, khinh-khi Tiên, Bụt;

Nghiệp bóng-chàng, đàng-đột hư-vô;

Xác Ông, xác Cậu, xác Cô,

Dưng chay, cúng mặn, thế đồ, vớt vong.

36.- Chẳng hiểu chữ: sắc không, không sắc,

Chẳng thông câu: không có, có không.

Giam vào vô-để lao-lồng,

Chờ ngày: Phán-Đoán Đại-Đồng Thế-Gian.

—————————d&c—————————


Cao-Thiên-Đàn (Rạch-Giá),

Đêm 18 tháng 6 năm Quí-Dậu.
217.- Thương Cơ-Phát ân cần diệt bạo,

Phú ngôi Trời dạy Đạo hóa dân,

Phú cho mười bực Hiền Thần,

Lãnh truyền Đại Đạo xa gần thế gian.

Truyền lần đến cõi Nam-Bang,

Cháu con Hồng-Lạc vén màn “Chỉ Nam”.

218.- Nhà Cơ-Phát tám trăm năm có,

Truyền Đạo Trời vô số huyền công,

Hềm còn yêu chuộng thần thông,

Hóa lòng vọng tưởng chẳng phòng yêu ngôn.




Trích lục trong Kinh Nhựt Tụng:

Tiếng khen tặng Nghiêu Thiên Thuấn Nhựt

Hưởng Thái-Bình nhờ Đức-Chí-Công,

Ban cho điểu thú côn trùng,

Ấm no thân thể vẫy vùng thảnh thơi.

Xưa nấu đá vá Trời còn được,

Nay há không giỏi bước tập rèn,

Dày công muôn việc phải nên,

Đào sông trồng núi vụ bền công-phu.

*

Lần lần sa lạc “Bàng-Môn”,



Thần Tiên, ma quỉ chẳng còn biện phân.

219.- Nhìn thấy trẻ dương trần Thầy ngán,

Chẳng rằng chi còn đáng con Thầy.

Biết sao cho được giải khuây,

Nhị-Kỳ phổ độ Thầy rày phải sai

Bởi thương các trẻ miệt mài,

Trần gian ảo mộng lại hoài chơn-ngươn.

220.- Hóa bốn phách chẳng sờn lao khổ,

Trắng, vàng, đen phổ độ cả ba:

Ấn kia trước có Di-Đà,

Nay cho tái thế Thích-Ca giáng phàm;

Thái-Thượng hóa kiếp Lão-Đam,

Truyền Kinh Đạo Đức nơi Hàm-Cốc-Quan,

221.- Luận dạy việc kinh bang tế thế,

Bởi sanh dân bỏ phế luân thường;

Kế Châu cho giáng Tố-Vương,

Ân cần lập kỷ trần cương dạy đời.

Hiếu trung cội gốc con người,

Trọn điều nhơn đạo tùy thời tu thân;

222.- Nơi Tây-Bộ nhiều lần Đạo mở,

Quỉ-vương thường phá vỡ Đạo nhà,

Phải sai con Một của Cha,

Máu hồng chuộc tội cả và thế gian(*).

Bộ Châu nào mới mở mang,

Cũng đều sai Thánh đến ban tin lành.

223.- Muốn biết trẻ nhiệt thành nguồn cội,

Cho Sa-Tăng đoái tội lập công,

Con nào thiệt dạ thính tùng,

Cõi Trời dành để vô cùng sự vui.

Con nào gian ác chẳng thôi,

Chiếu lời minh thệ “Ngũ-Lôi” hành hình.

224.- Dư một lúc hơn nghìn năm rưỡi,

Biết bao phen vận hội trở xây.

Phật Tiên lắm lúc châu mày,

Thánh Thần nhiều buổi chầu Thầy lệ rơi.

Rằng con chẳng những y lời,

Bàng-Môn Tả-Đạo coi Trời như không.

225.- Kẻ chẳng kể luật công Thiên-Lý,

Kẻ thì theo tà mị dị đoan.

Xiết bao kiếp số tai nàn,

Hớn qua, Tống lại, Minh sang, Thanh rồi.

Cãi Trời thì bị luật Trời,

Trời nào có dạy cướp ngôi tranh quyền.

225.- Con đã dại Thầy yên sao được?

Kiếp Ngũ-Lôi kế dượt gần đây,

Nếu con tránh được buổi nầy,

Mới được chầu Thầy Cực-Lạc tiêu diêu.

Nếu con ma quỉ tinh yêu,

Ngũ-Lôi hỏa kiếp diệt tiêu linh hồn.

227.- Muốn cho con được tròn tỉnh ngộ,

Đệ Tam-Kỳ Phổ-Độ phải ban.

Xét coi cả cõi Dinh-Hoàng,

Có Châu Nam-Thiệm Hồng-Bàng khá khen.

Một lòng đạo đức tập rèn,

Ít mê vật chất đê hèn như đâu.

228.- Tuy chưa rõ nhiệm mầu Đạo Đức,

Song có lòng kỉnh Phật thờ Trời,

Lịnh sai Tiên Thánh khắp nơi,

Giúp người lầm lạc phục hồi bổn-sơ.

Phổ thông dụng báu huyền-cơ,

Khải thông Đại-Đạo trên bờ Nam-Bang.

229.- Thay Tam-Giáo lập bàn Tam-Trấn,

Tùy theo thời độ dẫn chúng sanh,

Độ cho bỏ dữ về lành,

Bỏ điều tà vạy, đừng canh cải Trời.

Tam-Kỳ ân xá các nơi,

Hễ biết nghe lời thì được qui nguyên.


(*) Kinh kính lạy Đức Da-Tô Giáo-Chủ:

Lạy cầu Con Một Chúa Cha.

Da-Tô cứu thế xót xa tôi cùng.

Cũng vì nơi tội Tổ Tông,

Ngôi Hai phải dụng máu hồng rửa tan.

Chúng tôi ngoại giáo khốn nàn,

Lòng theo ma quỉ, tin càng tưởng vơ.

Xa xuôi khác cõi cách bờ,

Đông Dương một cõi, thiên thơ chưa tường,

Cúi xin chỉ lối đem đường,

Nước Cha chầu chực xót thương trao lời.

Chúa Cha chính ngự Ngôi Trời.

Chúa Con ngai hữu đời đời hiển vang.

Bởi nơi Người thác rõ ràng,

Mà nên sống lại được ban ơn lành.

Chúng tôi muôn tội đã đành,

Vì chưng tối mắt chưa nhìn biết Cha,

Cả kêu một tiếng lạy Cha,

Chúng con biết tội xin tha con mà.

Lạy cầu Con Một Chúa Cha.

Da-Tô cứu thế xót xa tôi cùng.

————


Vì tội của Vua làm mà con dân phải chịu gần 1 thế kỷ:

Đức Da-Tô (Jésus) sanh tại Bethlem, xứ Israel gần Palestine, sanh rồi Đức Chúa Bà sợ tai nạn nên đem Người qua xứ Egypte trú ngụ. Còn Vua David trị vì ở Israel nghe Thánh-Chúa sẽ ra đời thì nước Cha phải bị tiêu hủy, nên ra lệnh giết hết bé con 2 tuổi nội trong xứ, nên sau dân Israel là dân Jeef bị Trời phạt bỏ xứ mà đi xiêu lạc nơi khác làm ăn được giàu có mà muốn phục hồi Tổ-quốc không nổi.

Còn sau Đức Chúa lớn về thành Jésusalem (Thái-Tây) mà mở Đạo cũng bị giết (đóng đinh trên Thánh-Giá, tại Thánh-Ý) hồi 40 tuổi.
—————————d&c—————————

Sadec, tháng 9 năm 1933.

NGỌC-Đình sắc tứ Luật Điều-Qui,

HOÀNG-Lịnh sa-thừa kẻ tự-khi,

ĐẠI kiếp Đại thành kỳ tám chục (Đại-Đồng),

ĐẾ ân rộng mở cảnh Vô-Vi.

—————————d&c—————————
Kiên-giang, le 17 Octobre 1932.

THỂ đức như gương chiếu cõi Trời,

LIÊN châu năm sắc rạng nơi nơi,

TIÊN phàm khuyên chớ đua bay giỏi,

NỮ kỷ Nam cang ráng trọn lời.

THẬP-THỦ LIÊN-HƯỜN.

I.

Đạo Thầy huyền diệu thấu sao cùng,

Thức tỉnh người mê cõi Á-Đông.

Mở dạy Trung-Nguyên ngôi Thái-Kiệt,

Rải gieo Nam-Việt giống Thần-Nông.

Ngoài trong đen trắng, năm ba số,

Phải trái vàng xanh, một ít vòng.

Đậm lợt mỏng dày cao vời thấp,

Hiểu chăng hoặc có khác Non-Bồng.

II.

Non-Bồng ai khiến đến thày lay,

Biết đó sao chưa biết đặng đây.

Tiểu-muội núp gương cam phận Túy,

Đại-bàng phơi cánh ngóng Trời Tây.

Đừng rằng cảnh Phật vui chuông trống,

Mà đón lòng người lướt gió mây.

Nầy thấy nầy chưa nầy ướm hỏi,

Trầm luân mài miệt cuộc no say.

III.

No say quên lửng nhứt phi tam,

Thập bát nguyên-nhân nhị cửu hàm.

Trần tĩnh trần sa oai Phục-Hổ,

Điển trừ yêu nghiệt báu Già-Lam.

Đạo cao khuyên gắng công ma niết,

Học quản tua gìn chữ khiết tham.

Người hỡi người ôi người khá tỉnh,

Chớ kìa kẻ Bắc lại người Nam.

IV.

Người Nam kẻ Bắc lại sum vầy,

Khuyên chớ trầm trồ sự dở hay,

Hùm được thêm oai nhờ sức gió,

Rồng nên vẻ đẹp bởi chiều mây.

Vô biên vô lượng đành không dễ,

Bất kỵ bất cầu mới thiệt hay.

Chín chín nạn dư vừa thấy Phật,

Thấy rồi rõ Phật ở mình đây.

V.

Mình đây nhiều kiếp biết tu hành,

Biết được mau lo độ chúng sanh.

Nhơn quả trả vay tuồng sóng lượn,

Công danh thành bại bức mây tranh.

Cờ cao túng nước mau xoay thế,

Nhà rộng Trời khuya kịp điểm canh.

Áo bã hài gai chuông tỉnh mộng,

Tài tình khuyên trẻ mựa cành nanh.

VI.

Cành nanh quá lắm ích chi đâu,

Tự cổ đồn bia tiếng bể dâu,

Liên lạc vướng nhành mưu chước nhện,

Oai phuông tuông nọc thế thần sâu.

Đã đành người báu so Trời Đất,

Thì để danh lành sánh trước sau.

Sáu chữ Di-Đà(*) nguồn cội cả,

Học cho thông suốt mối cơ mầu.
---------------------------------------------------------

(*): Sáu chữ “Lạy Thầy Chúa-Tể Kiền-Khôn” thế cho Lục tự Di-Đà.

—————————d&c—————————
Cao-Thiên-Đàn (Rạch-Giá),

Đêm 18 tháng 6 năm Quí-Dậu (1933).
NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ.

204.- Nầy các trẻ có duyên tìm Đạo,

Chữ lời Thầy dạy bảo chớ sai;

Minh mông biển rộng sông dài,

Trời che Đất chở chẳng hai con đường.

Anh em hòa thuận nhịn nhường,

Đừng lòng ích kỷ Sâm-Sương rã rời.

205.- Kể từ thuở Đất Trời gầy dựng,

Sanh loài người chí nhẩn tới nay.

Nhiều phen giáng thế chỉ bày,

Tùy theo thời cuộc cũng Thầy mà thôi.

Rằng tuy khác biển cách vời,

Hễ ở trong Trời thì một “Mẹ Cha”.

206.- Tuy khác tiếng, khác da, khác giống,

Nhưng cũng đồng sự sống với nhau,

Dưới chơn cho tới trên đầu,

Tay chơn máu thịt chỗ nào khác đâu?

Ớ con khắp cả Hoàn Cầu!

Trước đều một rún, một nhau, một nhà.

207.- Từ Vô-Thỉ lịnh Cha đã dạy,

Dạy các con đến cõi trần gian;

Mở mang khắp cả Hồng-Hoang,

Giúp thay Bàn-Cổ Tam-Hoàng lập công.

Công thành qui vị thưởng phong,

Đừng cho đến đỗi bụi hồng vương mang.


—————————d&c—————————
Kinh “Chánh-Tà Yếu-Lý”

Ngày mồng 8 tháng 1 năm Tân-Vì (1931).

Đường ngay có một không hai,

Đường ngay từ thuở Thiên-Khai đến giờ.

11.- Đây TA chỉ sơ sơ một ít,

Đặng biết chừng mục đích mà phăng:

Đạo là phẳng-lặng trang-bằng,

Dường như gió tạnh Trời trăng đêm rằm;

12.- Tây-Trúc dạy: “Minh tâm kiến tánh”,

Hàm-Quan khuyên: “Luyện tánh tu tâm”,

Lỗ-Đông: “Dưỡng tánh tồn tâm”,

Gia-Tô: “Thượng-Đế tại tâm” chẳng rời.

13.- Tứ-Đại-Thánh một lời chẳng khác,

Khác tại người xiêu lạc cải canh.

Đường ngay chẳng thạo đã đành,

Tâm sanh chưởng chưởng, ma sanh khó gì.

—————————d&c—————————


Sagiang, tháng 9 năm 1933.

299.- Muốn hành Đạo đừng sai chữ ĐỨC,

Hành Đạo cho thiệt mực một đường.

Noi trang TỨ-THÁNH làm gương

Nên gương Đạo-Đức chữ THƯƠNG làm đầu.

THƯƠNG thì nhẫn nhịn nhường nhau,

Nhường nhau mới được trước sau thuận-hòa.

300.- TỨ-ĐẠI-THÁNH bốn nhà hiệp một,

Mới đủ làm rường cột CAO-ĐÀI.

ĐẠO, NHƠN-TÂM vẫn có hai,

Hóa NHƠN thành ĐẠO giồi mài cho TINH.

Đã TINH lại NHỨT mới xinh,

NHỨT rồi cần phải giữ gìn KHUYẾT-TRUNG.

—————————d&c—————————


C-2

Cao-Thiên-Đàn (Rạch-Giá),

ngày 18 tháng 6 năm Quí-Dậu (1933).

230.- Phế Ngọc-Kinh Nam-Thiên giá hạnh,

Thầy bổn thân thấy cảnh đau lòng,

Các con rắn rắn rồng rồng,

Coi lời Tam-Trấn như không chẳng màng.

Lại thêm bày lớp dị đoan,

Mê sa ma quỉ tội tràn vạ lây.

—————————d&c—————————


D-2
Cao-Thiên-Đàn (Rạch-Giá),

đêm 10 và 11 tháng 6 Bính-Tý (1936).

425.- Vượt thế-gian kìa Trời Chúa-Tể,

Thuyền rước người vượt bể trầm-luân.

Muốn cho người rõ được chừng,

ĐÀI CHÂU-THIÊN đó là từng NGỌC-KINH.

Muốn cho vững bước tiền-trình,

Tánh Tâm phải lặng như bình nước trong.

426.- Kìa trên có Chủ Ông săn-sóc,

Khuyên con đừng lặn mọc hư thân.

Đã rằng ai phước có phần,

Phước phần thứ-lớp nắp-ngăn chẳng lầm.

Luật Trời tuy gọi u thâm,

Song đều cũng tại nơi Tâm mình gầy.

427.- Con thử xét từng mây mấy lớp,

Thì con tường trường-hợp Ta Người.

Ta Người đều Một với Trời,

Ta Người đâu có mến đời mẩn-mê.

Ta Người mau thoát kiếp về,

Từng mây mấy lớp đều quê hương nhà.

428.- Chớ vụng tưởng có ba cảnh-giới:

Dục, Sắc, Vô, rằng Đại-Tam-Thiên.

Chia ba thêm kẻ đảo-điên:

Rằng nào bổn-chất tự-nhiên dạng hình,

Rằng nào cảnh-trí tú-tinh,

Rằng nào lý-trí tự mình xét suy.

429.- Sao chẳng xét Vô-Vi Độc-Nhứt,

Dụng Hữu-Vi sanh Thái-Cực-Đồ.

Chớ rằng Đạo-Thể Hư-Vô,

Chẳng xem Đạo-Tướng có lò Hóa-Công.

Kíp mau một kiếp tao-phùng,

Châu-Thiên-Đài đó Đại-Đồng đệ-huynh.

430.- Mau bước đến Ngọc-Kinh chín bệ,

Kẻo kìa con ác xế đã hầu.

Một lời gẫm chẳng bao lâu,

Còn trông đợi muốn chực chầu những chi.

Mấy lời Thầy dạy phải ghi,

Con đường khôn dại thị-phi chớ lầm.

—————————d&c—————————


E-2
Tây-ninh, ngày 8 tháng 5 năm 1930.

Thầy, các con.

Thầy thấy phần nhiều, tu cũng muốn tu, mà thế-tục cũng không muốn chừa bỏ, thế-tục là nét dìu dắt cho mất ánh Thiêng-Liêng; phải lấy nghị-lực cang-tâm kềm chế cái dục-vọng mới là chẳng uổng công-phu hành Đạo cho. Áo dà cũng muốn mặc, giày Đạo cũng muốn mang, muốn đứng trước cả nhơn sanh, để cho họ biết mình là hướng Đạo, đường Tiên cũng lấp lửng, nguồn Thánh cũng lộn vào, thấy bạc rơi chẳng bỏ, lợi múng cũng chẳng chừa, mượn danh Đạo tạo danh mình, vô Thánh-điện mà hơi tà còn phưởng phất. Muốn cho nhà thiệt cao, áo thiệt tốt, đội lốt cọp dọa cáo bầy, bụng trống lổng túi thâu đầy, toan làm thầy lũ dại.

Ôi, lốt Đạo, lốt Đạo…

Thầy buồn cho trẻ dại chẳng biết làm sao mà đem Thánh-Giáo vào tay chúng nó đặng, Thầy nhớ xưa kẻ mộ Đạo chịu ngàn cay muôn đắng, biết có người mà chẳng biết nhục mình, giày gai áo bã, đội nguyệt mang sao, gió trước lọt chòi tranh, mưa sau hư giạu lá, bần hàn chẳng quản, tay trắng dìu người, một mảy cũng không bợn nhơ, mới có thể lập ngôi cho mình được. Chớ có đâu lấy của lẫn nhau, mượn quyền xô Đức, kẻ chơn-thành lánh mặt, đứa tà mị áp vào, rồi cúm rúm mảng hơi tà, lạy đùa nói rằng thờ Chánh-Giáo.

Thầy hỏi: vậy chớ ai chứng cho?


—————————d&c—————————

Ngày 26-1-1927 (23-12-B.D)
Ngọc-Hoàng Thượng-Đế viết Cao-Đài

Giáo Đạo Nam Phương.

….

Tròi trọi mình không mới thiệt bần,



Một nhành sen trắng náo nương chân,

Ở nhà mượn đám mây xanh kịt

Đỡ gót nhờ con hạt trắng nần,

Bố hóa người đời gây mối Đạo,

Gia ân đồ đệ dựng nền nhân,

Chừng nào đất dậy Trời thay xác,

Chư Phật, Thánh, Tiên xuống ở trần.

—————————d&c—————————


Kinh “Tu Chơn Thiệp Khuyết”.

Kiên-Giang, ngày 24 tháng 3 năm Canh-Ngũ (1930).

48.- Thầy thương xót, ngùi ngùi kẻ dại,

Muốn thành công, mà lại ngao du;

PHẬT MANG TÁM NẠN, CŨNG TU,

THẦY còn MUÔN KIẾP, công phu dãi dầu.
KỆ VIẾT:

Giáng cơ chỉ rõ máy Kiền-khôn,

Ghi chép vài trang sách Thánh-ngôn.

Luân-lý, cang-thường nên cả cội,

NGHĨA NHƠN TRUNG HIẾU vốn sâu nguồn.

Thành Chơn phước bởi công Vô-lượng,

Đắc Đạo ơn nhờ Đức Chí-Tôn.

Khuyên nhủ các con tua gắng chí,

Tam-kỳ MUÔN THUỞ tiếng bia đồn.

—————————d&c—————————



Sagiang, tháng 9 năm 1933.

312.- Tu phải biết cơ Trời tối trọng,

Tu phải chừa dục vọng tham sân.

Con ôi! Ai phước có phần,

Ai tu nấy được, ai cần nấy thân.

Ớ con khắp cả dưới trần,

Muôn kiếp mấy lần, mới gặp hội ni?

—————————d&c—————————


Cao-Thiên-Đàn (Rạch-Giá),

Ngày 10 thánh 6 năm Bính-Tý (1930).

432.- Mừng cho trẻ có Tâm tìm Đạo,

Thì những lời dạy bảo phải tuân.

Mấy muôn ngàn kiếp một lần,

Mấy muôn ngàn kiếp được gần mặt Ta.

Khá mau tỉnh giấc ta-bà,

Tự-nhiên được Trí-Trung-Hòa dưới trên.

—————————d&c—————————


F-2

Kiên-Giang, đêm 18 tháng 6 năm Tân-Vì (1931).

CA, vốn là An-Thiên La-Hán phái,…



Nghe kệ:

Cuộc Thầy bủa An-Thiên Đại-Hội,

CA vững lòng chớ vội phiền ai.

Muốn nên danh cả chí trai,

Bền gan sắt đá chớ hoài công phu.

—————————d&c—————————



Định-Tường, đêm 14 tháng 7 năm Nhâm-Thân.

59.- CA trách nhậm công dày sức nhọc,

Dám liều mình xông đục đạn tên.

Công phu con thật rất bền,

Gánh lời nặng nhẹ chẳng rên chẳng phiền.

Công con Thầy có chép riêng,

Thánh Thần Tiên Phật cũng biên rõ ràng.

60.- Công con đó bảng vàng ghi tạc,

Thầy đã sai Bạch-Hạt xướng tên,

Đầu-Sư phái Thái công đền,

Vai làm Anh Cả đứng trên TRÙNG-ĐÀI.

Làm sao cho rõ chí trai,

Thay Thầy hành Đạo rõ tài Hậu-Giang.

—————————d&c—————————


QUI-ĐIỀU:

Điều thứ 3: CA, CHƯỞNG-QUẢN CỬU-TRÙNG-ĐÀI phải lo sắp đặt người cho có thứ tự, sau Thầy sẽ dượt phê cho. Con phải nhớ rằng: chức Chưởng-Quản Cửu-Trùng-Đài của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ rất quí báu và cao-thượng, nghe không con? Mặc ý con, muốn nghe theo Thầy để cứu vớt nhơn sanh trên sông mê biển khổ, hay là nghe theo ai, nó mượn danh Thầy, cậy danh con, để phá Thầy và hại Chúng-sanh thì nghe. Con phải sợ những đứa đã Chơn-Lý mà còn nghe theo quỉ-vương.

—————————d&c—————————
Sagiang, tháng 9 năm 1933.

331.- Bạch-Ngọc-Kinh Điển linh Thầy rọi,

Hiệp-Thiên-Đài ánh giọi Thần-Phan,

Trung-Thiên Điển giáng Thánh-Đàn,

Kiền-Khôn thế-giới ba ngàn bao la,

Tiêu thiều nhạc trỗi thi CA,

Bắc Nam xướng họa một nhà chung vui,

Chung vui rộng mở cuộc ngày nay,

Chơn-Lý bay xa hớn hở mày,

Ước được Năm châu đồng một dạ,

Mới là xinh đẹp tiếng con Thầy.

—————————d&c—————————


Kiên-giang, đêm 18 tháng 6 Tân-Vì (1931).



NGỌC sáng nhờ tay thợ khéo giồi,



HOÀNG cung mở rộng khắp nơi nơi,

ĐẠI thừa trí thức vầy sum hiệp,

ĐẾ khuyết từ đây người phải người.
Các con hãy lãnh trách nhậm theo đây:

- CA, vốn là An Thiên La Hán phái, cuộc lập An-Thiên Đại-Hội, trách nhậm nơi con, hầu trừ quỉ-vương phá rối Đại-Đạo.

Cửu-Hà-Khúc

Thầy đã bủa Ngũ-Hành-Tòa

Thất-Đẩu-Cuộc

sẵn cho các con làm vi cánh.

Lập An-Thiên Đại-Hội: Cửu-Hà-Khúc là Tam-Giang-Thủy, Long-Hồ Tam-Bình Thủy, Tam-Xuyên Thủy.

a) Tam-Giang Thủy là: Tiền-Giang, Hậu-Giang đã có Phùng lãnh; Kiên-Giang (đã có người Thầy định).

Long-Hồ Tam-Bình Thủy (Thầy sẽ định).

b) Thất-Đẩu-Cuộc: non Cấm làm nền,

c) Ngũ Hành Tòa: TAM-TÔN làm gốc.

—————————d&c—————————


Đêm 20 tháng 7 năm Nhâm-Thân.

45.- Việc phong thưởng đã trao phù tiết,

HIỆP-THIÊN-ĐÀI trước hết phải lo,

Trung-Ương gầy dựng cơ đồ,

HIỆP-THIÊN-ĐÀI phải lựa cho phải người.

Hiệp đồng con đủ các nơi,

Mượn nhà CA tạm THIÊN-ĐÀI ít lâu.

46.- PHÙNG, con chớ cơ cầu húng hính,

Chức Thiên-Sư Thầy định trước rồi,

Con đừng chặc dạ kín môi,

HIỆP-THIÊN-ĐÀI đó, con ôi! Giúp Thầy.

Phong con Chưởng-Quản Đài nầy,

Có con ắt được rẽ mây trong Trời,

47.- Khuyên con phải tuân lời Thầy dặn,

Lọc Đồng-Loan dùng thẳng nới tay.

Bầy chim vừa sập sận bay

Làm sao biết được cung mây mấy từng.

Miễn cho hớn hở Trời Xuân,

Ngàn hồng muôn tía vui mừng rước Xuân.

48.- Chức Chưởng-Quản phải cần học hỏi,

Bảy Chơn-Như lộn cõi trần gian,

Hạ mình con phải hỏi han,

Rước về làm bạn Đạo càng thêm cao.

Dạy con đã dạy hồi nào,

Vì con bê trễ để xao lãng hoài.

—————————d&c—————————
QUI-ĐIỀU:

Điều thứ 9: PHÙNG, vì Thầy về Trung-Thiên nên Thầy không dụng Điển của Hộ-Pháp nữa, Thầy cậy nơi con là người có Điển về Trung-Thiên để tiếp Điển Thầy mà ban hành Thánh-Huấn, con chớ từ nan mà lỗi với Thầy.

Điều thứ 13: PHÙNG, Thầy ban cho con một cái Hiệp-Thiên-Đài Vô-Vi nơi mình con để Thầy dạy việc khi Thầy cần dùng.

—————————d&c—————————

332.- Tiếng con Thầy cỏ cây nở mặt,

Vọi Kiên-Giang cao ngất Định-Tường,

Khuôn linh gầy dựng Trung-Ương,

Phơi gan sắt đá, dọn đường gai chông.

Rọi gương Chơn-Lý trùng PHÙNG,

Muốn cho trọn được Đại-Đồng Đệ-Huynh,



Đệ-Huynh tuy thấy khác màu da,

Thầy đã tường-phân vốn ruột-rà,

Ví dẫu đờn Nam mà nhịp Bắc,

Nhưng tuồng khéo sấp được bình-hòa.

—————————d&c—————————




VII.

KINH TRUNG-THIÊN

Phần Hương

Niệm Hương

Kinh Tứ Thời 3 bài dưng Tam-Bửu

Thập Nguyện

Khai Kinh


—————————d&c—————————
KINH KÍNH MỪNG

ĐỨC CỬU-CUNG PHỔ-HÓA NƯƠNG-NƯƠNG

(Thể Liên Tiên Nữ cho ngày 10 tháng 4 năm 1932)
1. Trên rực-rỡ hương đèn soi khắp,

Dưới thiền-tâm chỉnh lập ban tề.

Rỡ-ràng áo vỏ, xiêm nghê,

Năm Cung năm cõi đề-huề chị em.

2.- Đồng chầu-chực trang-nghiêm Bửu-Tọa,

Rước Cửu-Cung Phổ-Hóa Nương-Nương.

Chúc dưng Thánh Thọ vô-cương,

Chúc mừng Pháp-lực vô lường, vô biên.

3.- Đạo-Tràng dẫy Cửu-Thiên khai-hóa,

Dựng Tiên-Thiên trợ tá Hồng-Quân.

Mở nên Trời Đất chín từng,

Chia làm Lục Lục, lãnh phần Tam Tam.

4.- Trấn Ly-Cung Chánh-Nam ngôi-vị,

Luyện Đoài-Kim vật quí Đất Trời.

Ngũ-Hành biến hóa giúp đời,

Kim ngân, châu báu túy thời hóa-sanh.

5.- Sanh cho đến sợi mành tơ chỉ,

Lập cho xong kinh-vĩ quyền-hoành.

Về sau nấu-nướng, cửi-canh,

Nữ-Hoa thay dạng đổi hình nhiều phen.

6.- Lần thứ chín Cửu-Thiên Huyền-Nữ,

Diêu-Trì-Cung kim tự sắc phong.

Tây-Thiên Vương-Mẫu đẹp lòng,

Giao phần trách-nhậm chín cung làm đầu.

7.- Trẻ khờ dại ham màu trần-tục,

Mến phàm-trần lắm lúc gian nan.

Ngày nay chung hiệp một đoàn,

Cúi nhờ Thánh-Mẫu liệu toan sửa giùm.

8.- Ước sao được hiệp sum như trước,

Cảnh Ngọc-Kinh chơn bước trở về.

Cúi đầu đảnh lễ dưng thề,

Xin đam cho đến chốn quê hương nhà.

9.- Tiên phàm đã cách xa diệu vợi,

Lòng thơ ngây chứng với Chín Từng.

Cầu xin mở rộng Hồng-Ân,

Xót thương kẻ đã ăn-năn lỗi lầm.

10.- Đầu vọng bái Cao Thâm Chín Bệ,

Xin đừng cho chậm trễ bước đường.

Muôn nhờ Đức Cả Nương-Nương,

Muôn nhờ lượng cả xót thương với cùng.

(Lạy chín lạy)

(Trích từ “Đuốc Chơn-Lý” số 13, trang 28)

—————————d&c—————————

KINH NHỰT TỤNG

(ĐỌC TỨ THỜI)

KINH THÁI DƯƠNG

(Đọc giờ Mẹo):



Giấc vừa tỉnh tinh-thần trong suốt,

Tưởng đến ơn ngọn Đuốc Thái-Dương;

Kim-quang chánh-chánh đường-đường,

Hang cùng nẻo thẳm, khắp phương soi vào.

Gọi khắp kẻ đồng bào bổ ích,

Đại-Võ xưa du tích thốn âm;

Sanh-sanh bể khổ luân trầm,

Một phân bóng ác vàng cầm mấy mươi.

MỘT lo bỏ biếng lười nọc quỉ,

Chính là đồ tiêu hủy thân danh;

Dầu cho phải mặt hùng anh,

Thờ thần hèn nhát thì mình phải hư.

HAI lo phải dứt trừ bốn vách,

Cổ chí kim tai ách tại đây;

Lo cho công nghệ trương bày,

Lo sao danh giá sánh tày non sông.

BA lo phải đồng lòng đồng dạ,

Đặng lo trừ cái họa dại khờ;

Học hành lo chớ bơ thờ,

Tứ-dân tứ-thú hỏng hờ sao nên.

Trăm việc giữ sự bền làm trước,

Một bước cho một bước vững vàng.

Nhà no người đủ mọi đàng,

Cậy nhờ Đức-Cả Thái-Dương độ trì.

(Lạy 12 lạy)

KINH NHỰT TRUNG

(Đọc giờ Ngọ)


Thẳng một mực theo đường Chơn-Lý,

Vẻ vang thay Nhựt chí Đương Trung;

Rạng ngời khắp cả non sông,

Tuần-hoàn Võ-Trụ vô-cùng vô-biên.

Tiếng khen tặng Nghiêu Thiên Thuấn Nhựt,

Hưởng Thái-bình nhờ Đức-Chí-Công.

Ban cho điểu thú côn trùng,

Ấm no thân thể vẫy vùng thảnh thơi.

Xưa nấu đá vá Trời còn được,

Nay há không dõi bước tập rèn;

Dày công muôn việc phải nên,

Đào sông trồng núi vụ bền công-phu.

Trời đúng Ngọ làu làu cảnh sắc,

Người chí-thành vặc-vặc gan phơi;

Tuy rằng người ở trong Trời,

Lời Trời đã dạy chớ rời Trời trong.

Mùa vẫn có Thu Đông Xuân Hạ,

Người đừng lòng nhĩ ngã tôn ti;

Đam mình vào cửa qui-y,

Hãy xem con bóng Hóa-Nhi xây-vần.

Con ác chẳng chút ngừng nghỉ cánh,

Giúp sanh-sanh Kiến-Tánh Minh-Tâm;

Muôn đời một mực không lầm,

Sớm trưa chiều tối Quang-Âm chẳng lờ.

Người thức-tỉnh mang nhờ ơn nặng,

Biết giác-mê phấn-chấn Linh-Quang.

Chơn-thân mừng được nhẹ nhàng,

Bước đường tấn-hóa ngày càng cao-siêu.

(Lạy 12 lạy)

—————————d&c—————————


KINH THÁI ÂM

(Đọc giờ Dậu)


Trọn ngày được tinh-thần thơ thới,

Ơn Thái-Dương muôn loại đều nhờ;

Đoài-cung nay đã đến giờ,

Thái-Âm lãnh việc chuyển cơ đêm đầy.

Luật tấn-hóa vần xây máy Tạo,

Hết ngày rồi phiên đáo tới đêm;

Luật ngày lửa thét rất nghiêm,

Luật đêm mát mẻ khỏe êm Nguơn-Thần,

Nhờ Thái-Âm một vừng trong trắng,

Giúp sức người nhìn nhận Ngôi xưa;

Ngôi xưa quí báu chẳng vừa,

Ngôi xưa thanh tịnh không trưa không chiều.

Ngôi xưa vốn tiêu diêu khoái lạc,

Bỏ Ngôi xưa mộc mạc thân hình;

Ngày nay nhìn lại mà kinh,

Trách ai thúc dục cho mình ra đi.

Ngày nay đến thời kỳ hối quá,

Nguyền Thái-Âm Ngôi-Cả phò trì.

Một lòng bất dịch bất di,

Định-Tâm quyết chí hiệp qui nhau về.

Cơ Thái-Âm nhiều bề thần-bí,

Ấy là nơi thâm-thúy vô-cùng.

Sanh-sanh hóa-hóa trùng-trùng,

Chính đây thiệt chỗ Hóa-Công nhiệm-mầu.

Diệu trung diệu, ẩn châu đáy biển,

Huyền trung huyền, dội tiếng hang Thần;

Hư, không, trầm, tĩnh, bổn căn.

Âm-Dương ngưng kiết hóa phân Tam-Tài.

Đạo dạy kỹ một, hai, ba, bốn,

Đến năm rồi, định chốn Trung-Ương;

Tại người sớm liệu tối lường.

Liệu, lường, đong, sớt, chế phương thêm mùi.

Rày mến Đạo nguyền vui với Đạo,

Dứt những điều khờ khạo gọi khôn;

Nguyền xin yên vững Linh-Hồn,

Thân, Tâm, Tánh, Mạng, hiệp tròn như xưa.

(Lạy 12 lạy)

—————————d&c—————————


KINH CẦU SIÊU CỨU

CỬU-HUYỀN THẤT-TỔ

(Đọc giờ Tý, trước bài Sám Hối)


Trời thường dạy con Trời tỉnh-ngộ,

Phú Linh-Quang thấy đủ mọi bề;

Thấy Thân nhờ gốc chở che,

Thấy bề, thấy bến, thấy quê, thấy nhà.

Trời ban sẵn người ta một Tánh,

Khắp trần-hoàn yếu mạnh bằng nhau;

Phàm-gian tuy khác giống màu,

Chơn-Linh vốn Một, Một nhau Một hòn.

Sống ở thế xác hồn chia rẽ,

Khiến lộn lầm dâu bể Luân-Hồi;

Đua chen đây lở kia bồi,

Khôn khôn, dại dại, đời đời trả vay.

Trời thương kẻ đọa đày kiếp số,

Lập Cao-Đài Phổ-Độ kỳ ba;

Con nào muốn gặp mặt Cha,

Khuyên mau tỉnh giấc gần xa một lòng.

Lò Tạo-Hóa Đại-Đồng có một,

Xác với Hồn vốn ruột thịt nhau:

Hồn khôn, Xác được sáng màu,

Xác khôn, Hồn được mau chầu Chí-Tôn.

Đạo Thầy mở vuông tròn Trời Đất,

Dạy Xác Hồn Hiệp-Nhứt theo Thầy;

Xác dầu tỉnh tỉnh say say,

Hồn-Linh phải nhớ Cao-Đài Ngôi xưa.

Quên Ngôi xưa đảo lừa trốn tránh,

Càng làm cho hại Thánh hại Thần.

Thầy ban Linh-Điển đồng cân,

Thầy đà nhìn nhận Thiên-Ân bủa đều.

Lãnh Thiên-Ân nghe theo Thiên-Tánh,

Hiệp với Cha mới rảnh nợ trần;

Hồn linh Hồn khá ân cần,

Hồn linh Hồn nhận Chân-Thân Hồn Hồn.

Thầy cứu độ muôn muôn thế-giới,

Độ thoát mê trở lại Ngôi xưa;

Khuyên Hồn phàm tục ráng chừa,

Khuyên Hồn phải tránh phải ngừa lưới ma.

Hồn hiệp đủ Một Ba, Ba Một,

Hồn rảnh rang ngục nhốt vô biên.

Hiệp xong Thất-Tổ Cửu-Huyền,

Hiệp đồng Võ-Trụ Khôn-Kiền thiêng-liêng.

Đầu vọng bái Cao-Thiên chứng giám,

Rưới Thiên-Ân ứng-cảm chúng-sanh;

Muôn nhà đồng hưởng phước lành,

Muôn nhà xưng tụng Hồng-Danh nơi Trời.

Đầu vọng bái vơi-vơi Chúa-Tể,

Chứng tấc lòng cho trẻ thơ ngây;

Cả kêu một tiếng lạy Thầy,

Lạy Thầy Chúa-Tể tràn đầy thế-gian. (Lạy 12 lạy)

(Trích từ “Đuốc Chơn-Lý” số 28, trang 1721)

—————————d&c—————————


BA BÀI KỆ TU-CHƠN

I.- Giáng cơ chỉ rõ máy Kiền-khôn,

Ghi chép vài trang sách Thánh-ngôn.

Luân-lý, cang-thường nên cả cội,

Nghĩa-nhơn, trung-hiếu vốn sâu nguồn.

Thành Chơn phước bởi công Vô-lượng,

Đắc Đạo ơn nhờ Đức Chí-Tôn.

Khuyên nhủ các con tua gắng chí,

Tam-kỳ muôn thuở tiếng bia đồn.

II.- Tiếng bia đồn đẻ ức muôn năm

Khuyên thế, đừng tu độc hiểm tâm;

Thầm tối, mưu gài chông lễu-lễu,

Cao xanh lưới bủa dạng tâm-tâm.

Vô-thường chẳng sợ tay oanh-liệt,

Quỉ-tốt nào kiên bực phẩm-hàm.

Thiện ác đáo đầu vay có trả,

Hoàng-thiên hữu nhãn, chắc không lầm.

III.- Chắc không lầm-lỗi tiếng Mười Khuyên,

Thì được tên đề bản Địa Tiên.

Muốn hưởng lâu dài nền hậu-quả,

Phải lo bồi đắp cảnh tiền-duyên.

Làm lành, lánh dữ, câu thành ngữ,

Tốt đất, sung nhành, lẽ tự nhiên.

Chí dốc siêu phàm, lên cõi Thánh,

Phải lo vun tưới, miếng Tâm-Điền./-

—————————d&c—————————


Long-Xuyên,

Đêm 14 rạng 15 tháng 8 Annam năm Quí-Dậu (1933).
TÂY-VƯƠNG THÁNH-MẪU

Chơn Ngôn Kinh.

TÂY-Trúc thời kỳ dụng Thích-Ca

VƯƠNG-môn để tiếng cậy Di-Đà,

THÁNH Phàm phân biệt DU-DÀ-LUẬN

MẪU-tự Kinh tàng TÁT-ĐÃNG-ĐA

CHƠN-thể Chơn-thân đam Phật-Tánh,

NGÔN-hành, ngôn sắc, dạy Ta-Bà

GIÁC-mê Thầy chuyển Tam-Kỳ-Đạo

THẾ-giới từ đây Một với Cha.



1.- Đêm trong trắng, trắng trong như lọc,

Nghe tiếng con Mẹ phút chạnh lòng.

Bởi con mến chốn bụi hồng.

Nên con tách Mẹ rùng rùng ra đi.

2.- Tưởng ra đi mãn kỳ trở lại,

Nào dè con chẳng đoái, chẳng hoài.

Ra đi Mẹ dặn một hai,

Một hai phải tránh chông gai cuộc đời.

3.- Dặn con phải giữ lời sau trước,

Bước hồng trần là nước quỉ ma.

Dặn con chớ khá ta bà,

Dặn con chớ khá kê-cà mẩn-mê.

4.- Dặn con nhớ cảnh quê làm trọng,

Dặn con thường để bụng nằm lòng,

Rằng loài ma quỉ phải phòng,

Rằng loài lưỡi mối nọc ong phải ngừa.

5.- Dặn con phải sớm trưa Kinh Kệ,

Dặn con đừng bê trễ công-trình.

Dặn con Mẹ dặn đinh ninh,

Dặn con phải giữ phải gìn tấm thân.

6.- Dặn con biết mấy lần trân trọng,

Mà con đành rẻ rúng lời khuyên,

Con đành gây cuộc não phiền,

Con đành gây cuộc trần duyên lao-lồng.

7.- Nay con thấm bảy vòng cắn xé,

Con mới đành nhớ Mẹ sao con?

Con ôi! Lòng Mẹ héo don,

Con ôi! Thân Mẹ vì con hao gầy.

8.- Rày con được ơn Thầy cứu độ,

Đam con về phải chỗ phải nơi.

Khuyên con dại phải nghe lời,

Khuyên con chớ khá giỡn chơi ích gì?

9.- Tu phải biết qui-y làm báu,

Qui-y là nương náu cửa Trời.

Tu cho kịp tiết kịp thời,

Tu đừng xao lãng những lời Mẹ răn.

10.- Nầy lời Mẹ ân cần nhắc nhở,

Thấy con thơ Mẹ ứa đôi hàng.

Thương con trước chịu lạc đàng,

Con ôi! Phận gái gian nan não nề.

11.- Thương con gánh nhiều bề cay đắng,

Thương con dầm lửa nắng nước sương.

Con ôi! Phận gái đoạn trường,

Con ôi! Phận gái chải-bươn mới thành.

12.- Tu phải biết việc lành việc dữ,

Tu chừa lòng bảy lự ba lo.

Thầy đà sau trước dặn dò,

Thầy đà chực sẵn chiếc đò Lý-Chơn.

13.- Đò Chơn-Lý chủ-nhơn đã chọn,

Chơn qua đò khỏi tốn khỏi hao.

Miễn con trong trắng một màu,

Miễn con sau trước, trước sau một niềm.

14.- Tu phải giữ lặng êm làm gốc,

Tu phải chừa cái nọc nhiều lời.

Con ôi! Tai họa khắp nơi,

Tại người uốn lưỡi khua môi hại mình.

15.- Chữ một dạ kỉnh thành làm trước,

Lòng đừng lo họa, phước, có, không.

Có, không, là Luật Chí-Công,

Có, không, cũng tại nơi lòng các con.

16.- Đêm thanh vắng con tròn phận sự,

Đọc Kinh thì ráng giữ lấy mùi.

Đừng ngâm chót lưỡi đầu môi,

Mẹ còn lui tới, tới lui phân trần.

17.- Đọc Kinh phải cân phân từ tiếng,

Tiếng Kinh là Kinh-Điển của Thầy.

Đọc Kinh gẫm được mùi hay,

Dầu cho sắt, đá, cỏ, cây cũng thành.

18.- Gái cần giữ thân danh làm trước,

Kế quỉ ma nhiều nước tinh yêu.

Êm tai sáo quyển lòn chiều,

Nếu con nhắm mắt nghe liều hư thân.

19.- Mẹ đã dạy nhiều lần cặn kẽ,

Quỉ thường xưng tên Mẹ lắm con.

Con nào gan yếu dạ non,

Nghe lời bưng bợ ngọt ngon phải lầm.

20.- Cách đi, đứng, ngồi, nằm cẩn thận,

Điệu mỏng mềm ấy phận người tu.

Tránh xa tiếng quến lời rù,

Tránh xa những bợm giả mù sa mưa.

21.- Thấy nhiều kẻ bơ thờ hỏng hẻo,

Tướng diệu-dàng yểu-điệu khá thương.

Tại sao mang số đoạn trường?

Tại quên những tiếng nghĩa phương ngọc ngà.

22.- Thương con dại thiết tha, tha thiết,

Vui vẻ chi mài miệt cõi trần.

Con ôi! Xét lấy nàng Hằng,

Trọn năm được thấy mấy lần đẹp xinh!

23.- Mẹ hằng cậy nhắn tin cho trẻ,

Khuyên trẻ đừng bê trễ công-trình.

Thương con Thầy phế Ngọc-Kinh,

Rước con khỏi chốn hỏa-khanh đem về.

24.- Con chớ khá bỏ-bê lúc rảnh,

Lúc rảnh thường Tâm Tánh lãng-xao.

Tánh Tâm xao-lãng phân hào,

Tự nhiên con phải mõn hao tinh-thần.

25.- Tu phải trọng Chơn-thân, Chơn-thể,

Thân-thể nầy gốc rễ của con.

Chơn-thân, Chơn-thể, Chơn-hồn,

Giữ gìn trong sạch mới còn gọi con.

26.- Đừng vụng tưởng phấn son là sạch,

Son phấn làm Chơn-phách phải lu.

Mấy ai rọi kiến trăng thu,

Mấy ai ngồi kiệu lấy dù che thân.

27.- Đừng dụng tưởng cơ bần là nhục,

Cơ bần là chánh gốc mỗi con.

Lúc sanh đỏ lói một hòn,

Lúc về có kể vật chôn những gì.

28.- Con phải nhớ lúc đi Thầy dặn,

Phải cho tròn bổn phận Thầy sai.

Đừng lo phú quí chông gai,

Phải lo xứng đáng Tam-Tài mới xinh.

29.- Chánh Tam-Tài mới vinh mới quí,

Giả tiền-tài đồ mị phá Chơn.

Con sao chưa rõ thiệt hơn,

Đã dư mấy kiếp đường trơn bước hoài.

30.- Rày Mẹ nhắc chỗ sai con hiểu,

Hiểu được rồi Mẹ biểu phải nghe.

Nghe rồi cẩn thận trăm bề,

Tránh đoàn kết đảng lập phe phỉnh phờ.

31.- Con phận gái lỡ cơ sao được,

Phải dặt-dè từ bước mới ngoan,

Sao cho danh gái rỡ-ràng,

Chín mười cho đúng tuổi vàng Mẹ trao.

32.- Cuộc trần thế ảo bào mộng ảnh,

Có chơn-tu mới rảnh phù-sanh.

Muốn cho chơn thật tu hành,

Ráng lo gìn giữ kính thành đừng quên.

33.- Người ở thế đặt tên kể tuổi,

Tên tuổi nầy một buổi chẳng lâu.

Mấy tên phú quí công hầu,

Có đem chi được đến chầu Ngọc-Kinh.

34.- Người ở thế danh-thinh làm trước,

Thinh-danh là cội phước sự tu.

CÔNG, DUNG, NGÔN, HẠNH, làm đầu,

Lòng đừng mê-hoặc phải trau sửa mình.

35.- Đừng tập lối văn minh dối trá,

Văn-minh nấy quỉ phá mấy hơi.

Con ôi! Mẹ đã cạn lời,

Ráng cho trong sạch tên Người tuổi Ta.

36.- Tên tuổi Ta bao la võ-trụ,

Tên tuổi Người che phủ thế-gian.

Muốn cho tên tuổi miên tràn,

Ta, Ngưười, Tên, Tuổi vững vàng chớ sai.

37.- Người xuống thế ai ai cũng một,

Phải rõ người là ruột với mình.

Với mình như một mới xinh,

Với mình như ruột mới rành tuổi tên.

38.- Con phải nhớ chớ quên lời Mẹ,

Được thân người chẳng dễ đó con.

Tuổi Tên được vậy mới còn,

Tuổi Tên được vậy mới tròn thinh-danh.

39.- Đừng tập nết trớ trinh lêu lỏng,

Theo tánh phàm học giọng cầu cao.

Chị em đừng tiếng mầy tao,

Chị em nói tiếng ngọt ngào mới ngoan.

40.- Lời ăn nói dịu dàng mềm mỏng,

Mới làm cho trên trọng dưới vì.

Học chi cái giọng ngu si,

Học chi cái giọng dị-kỳ khó ưa.

41.- Đừng học thói đỏng đưa miệng lưỡi,

Mà có khi vướng lưới quỉ ma.

Khôn ngoan sao bằng thiệt thà,

Cứ lời Mẹ dạy mới là gái ngoan.

42.- Con đã chán các đàng tội phước,

Mừng cho con nay được gặp Thầy.

Ơn Thầy rưới khắp cỏ cây,

Con tua tỉnh mộng kịp ngày qui nguyên.

43.- Phần xác thịt ba giềng làm trọng,

Phần thiêng liêng phải gióng cho cân.

Chớ hao TINH, KHÍ, hại THẦN,

TINH-THẦN quí báu phải cần phải chuyên.

44.- THẦN, KHÍ, TINH, Tiên-Thiên làm gốc,

TINH, KHÍ, THẦN, là nọc hại người.

Con ôi! Đừng tưởng trò chơi,

Nếu con sai ngược Đạo Trời dễ đâu.

45.- Đừng nghe kẻ mượn màu Đại-Đạo,

Tiên, Hậu, Thiên, ngược ngạo phỉnh đời.

Nếu con sai lạc tấc hơi,

Luân-hồi phải vướng, chạy Trời được sao?

46.- Mẹ thấy trẻ khát-khao tìm Đạo,

Mà lại tin: chuyện ảo rằng chơn.

Con ôi! Chớ cậy giọng đờn,

Giọng đờn là giọng hại khờn hồn linh.

47.- Con muốn rõ công-trình tập luyện,

Tập luyện rành Cửu-chuyển phải thông.

Muốn cho Cửu-chuyển được ròng,

Gần Thầy mới rõ Huyền-công thể nào.

48.- Con phải biết Đạo cao tối trọng,

Đừng để lòng hờ hỏng sự tu.

Chớ tin những lũ quáng mù,

Mượn Thầy giả Đạo quến rù hư thân.

49.- Nghe tiếng trẻ, Mẹ mừng cho trẻ,

Trẻ phải mau bước lẹ đường ngay.

Muôn năm mới gặp hội nầy,

Trễ cơ-hội ắt đọa đày vướng mang.

50.- Đã gặp Đạo gặp đàng chánh-đáng,

Thì phải lo phải ráng công-trình.

Mẹ khuyên bỏ tánh hớ hinh,

Mẹ khuyên bỏ tánh chống kình chị em.

51.- Tánh kình chống ráng kềm cho dứt,

Nó làm cho Đạo-Đức phải hư.

Con ôi! Mẹ vốn Đại-Từ,

Thương con Mẹ nán giờ dư chỉ bày.

52.- Thấy trẻ dại đọa-đày thân thể,

Mảng tranh đua theo thế nhoáng hào.

Quên nhìn Đất rộng Trời cao,

Đành vùi bụi đỏ để xao Tánh Trời.

53.- Thần, Tiên, Phật, ráo lời cạn tiếng,

Khuyên các con bỏ miếng Tu chơi.

Tu cho biết Phật, biết Trời,

Tu cho biết Đạo, biết đời, mới Tu.

54.- Trẻ mến Đạo thầy mù khó dắt,

Trẻ ham đời thì mắc tay phàm.

Xanh, Vàng, sợi chỉ ai làm,

Con đường Nam Bắc, Bắc Nam ai bày?

55.- Muốn tìm Đạo gặp Thầy mới sống,

Muốn tìm Thầy chớ vọng phàm tâm.

Con ôi! Đạo lý cao thâm,

Lầm sai một mảy hại thầm xiết bao.

56.- Lòng thương xót đồng bào chớ nệ,

Một rún nhau của Mẹ mà ra.

Đông, Tây, Nam, Bắc gần xa.

Dầu cho khác giống cũng là tình thâm.

57.- Kẻ rù quến gây mầm xâu xé,

Lập phái phe chia rẽ thịt xương.

Lời ngon ngọt tợ như đường,

Nếu con nhẹ dạ mắc lường uổng oan.

58.- Con phải đến Đạo-Tràng Chơn-Lý,

Mới không còn có quỉ nơi Tâm.

Đạo-Tràng Thầy lập phải tầm,

Phải tầm cho gặp đặng chăm học hành.

59.- Trời đã phú Tánh lành sáng suốt,

Thì con là con ruột của Trời.

Con Trời đâu có cải lời,

Con Trời đâu có tiếng đời nhạo khinh?

60.- Khuya những tối tự mình con xét,

Con xét con, con biết lấy con.

Con ôi! Tánh Đức cho tròn,

Đừng ham những thói bôn chôn nhộn nhàng.

61.- Chị em cũng một đoàn thua sút,

Giờ rảnh rang phải học mới nên.

Học thì chí phải cho bền,

Học bền mới có tuổi tên với người.

62.- Khi đi, đứng, khi cười, khi nói,

Lúc nằm, ngồi, lúc hỏi, lúc thưa;

Con ôi! Lễ nghĩa chẳng vừa,

Nếu con thưa thớt ai chừa cho con?

63.- Phận nhi-nữ phải tròn danh dự,

Nết đoan trang, con giữ lấy con.

Tiếng thơm, tiếng nổi như cồn;

Tiếng nhơ, cũng nặng như hòn Thái-Sơn.

64.- Con rõ Đạo chớ sờn công-quả,

Công-quả bòn chớ khá từ nan.

Muốn thông công-quả rõ ràng,



Công càng bền vững, quả càng lớn lao.

65.- Công-đức được dày, cao, chói rạng,



Công-nghiệp càng rọi bản Ngọc-Kinh.

Sao cho công vững như thành,

Sao cho quả được trổ nhành, đơm hoa.

66.- Phận nhi- nữ ngọc ngà thân thể,



Công-quả cho rành rẽ đừng sai.

Công cao, Phước mới được dài,

Công dày, Đức mới vững tày núi sông.

67.- Muốn được Quả phải trồng nên Quả,



Quả muốn trồng giống chạ chớ ương.

Con ôi! Phận gái đoạn trường,

Đoạn trường càng phải tìm đường cho nên.

68.- Mẹ đã dạy công bền mới được,



Công dày công được phước mới bền.

Học hành công khó mới nên,

Biếng lười phải vướng vào nền tớ-tôi.

69.- Mẹ đã dạy vun bồi công-quả,

Con phải rành công cả của con.

Con nào công nấy vuông tròn,



Công nào Quả nấy chẳng còn đợi chi.

70.- Mẹ cũng biết nữ-nhi phận gái,

Mẹ sẽ trao phần dạy có người.

Con ôi! Công chớ biếng lười,

Con ôi! Mẹ đã ráo lời khúc-nôi.

71.- Con phải biết Luân-hồi nên sợ,

Luân-hồi làm nên nợ Vô-minh.

Muốn cho Công được viên thành,

Thì con khá ráng học hành cho thông.

72.- Kẻ dối trá cuồng ngông khả ố,

Mà làm tuồng dạy dỗ tròn, vuông.

Các con là gái quê môn,

Các con đâu rõ vuông, tròn là chi.

73.- Các con hãy kỹ suy chính xét,

Thầy có đâu la lết dạo đường.

Thầy đâu làm mặt trò phường,

Thầy đâu tán tận Thiên-lương khuấy đời!

74.- Con đã gọi con Trời thế hạ,

Con phải mau hối-quá tự-tân,

Con sao chẳng chịu nhựt-tân,

Mà con lại muốn tránh Luân-Xa-Hồi?

75.- Bánh Luân-Xa lăn rồi chẳng đợi,

Nếu vướng vào con mới định sao?

Con ôi! Thiên-võng nan đào,

Đừng trông Bắc-Đầu, Nam-Tào cứu nguy.

76.- Muốn cứu nguy chẳng chi lạ nữa,

Con khá lo tự sửa lấy mình.

Sửa mình cho được bất-sinh,

Sửa mình cho được tiền-trình vẻ vang.

77.- Nói đến con trăm đàng chua xót,

Mẹ xiết bao lệ giọt đượm tuông.

Thấy con sa hố lạc truông,

Cũng vì mê mảng làm tuồng khéo khôn.

78.- Càng khôn khéo càng dồn cát bụi,

Khéo khôn chi với tuổi hồng-trần.

Hồng-trần khôn khéo nhố nhăng,

Khéo khôn theo buổi Hồng-trần ích chi?

79.- Kìa trước mắt con suy cho kíp,

Cuộc bi, hoan, ly, hiệp mấy hồi.

Sao con chẳng rõ cơ Trời,

Nắng, mưa, lạnh, nóng mấy thời đó con.

80.- Trời bình tĩnh thoạt còn nổi gió,

Trăng làu làu lại trổ mòi mưa.

Đừng ai khoe sớm, nói trưa,

Năm còn, tháng thiếu, ngày thừa, phải sai.

81.- Lời rỉ rả canh dài Mẹ dạy,

Tiếng nỉ non phải quấy Mẹ bày.

Con ôi! Gắng chí theo Thầy,

Ngọc-Kinh mới được có ngày đoàn viên.

82.- Cơ họa-phước nhãn-tiền mấy lát,

Cũng đều do khổ lạc chẳng tường.

Khổ kia ai tạo mà vương?

Lạc nầy ai bỏ, ai duồng-lại chê!

83.- Phải xét kỹ rõ bề khổ lạc,

Khổ tại đâu mình chác vào mình?

Tại mình nuôi cái Vô-minh,

Vô-minh nào phải Trời sinh mà ngờ.

84.- Kìa Đuốc-Tuệ ánh bờ Chơn-Lý,

Thầy đã khai rọi chỉ đường ngay.

Thuyền nghiêng, sóng ngược, phải quay,

Đừng nghe mạnh bạo rủi tay lái lèo.

85.- Người trí thức coi dèo thời thế,

Chớ hỏng hờ lầm kế tinh ranh.

Con ôi! Phận gái mỏng mành,

Thương con, Mẹ chỉ mối manh con tường.

86.- Đêm đã cạn Mẹ càng than thở,

Bỏ tánh phàm xem-chợ nhắm-em.

Đạo dường gió tạnh sóng êm,

Con nào mến Đạo phải tìm Đường Chơn.

87.- Biết sao kể nguồn cơn sau trước,

Ham tự-do con vượt ra đi.

Tự-do nó có ích gì,

Tự-do càng lắm càng suy tinh thần!

88.- Trẻ hối ngộ, Mẹ mừng cho trẻ,

Ráng lo Tu kẻo trễ thời kỳ.

Gặp Thầy con ráng qui-y,

Càng cho biết lễ, biết nghi, mới rằng.

89.- Mẹ dạy con chẳng ngừng lời nói,

Con nghe lời đừng gọi phui-pha.

Đêm khuya nguyệt xế trăng tà,

Con soi bóng nguyệt, còn là bấy nhiêu?

90.- Duyên Tứ-giả lắm điều dối trá,

Cuộc tuần-hoàn vay trả chẳng thôi.

Lánh xa cái Bánh Luân-Hồi,

Khá mau tỉnh ngộ vun bồi Chơn-Linh.

91.- Vững Chơn-Linh phải thình Tâm-Tánh,

Nhìn Ngọc-Kinh là cảnh quê nhà.

Rảnh rang cái kiếp phù hoa,

Lặng Tâm, êm Tánh mới là gọi con.

92.- Mẹ vì con lưỡi mòn đòi đoạn,

Mẹ vì con lời cạn mấy phen.

Công dư kết bạn với sen,

Dư công đâu để làm quen với bèo.

93.- Chừa cái tánh tự kiêu tự đắc,

Mới có ngày gần Phật gần Trời.

Trời tuy lộng lộng vơi vơi,

Nhưng Trời ở tại mấy lời Mẹ đây.

94.- Con nghe Mẹ, Mẹ khuây khỏa dạ,

Mẹ nhìn con, con hả hớn lòng.

Con ôi! Mau kíp trùng phùng,

Đến Đài Kim-Khuyết hiệp cùng chị em.

95.- Lời tâm huyết Mẹ đem tường tận,

Khuyên con thơ yên phận tu hành.

Muốn cho gọi được gái lành,

Thì mau cải dữ, mới rành chơn tu.

96.- Đừng phân biệt trí, ngu thêm hại,

Đố ai tường khôn, dại là chi?

Trăm điều, đều tại hóa-nhi,

Đừng đem phàm tánh mà khi, mà lầm.

97.- Mẹ căn dặn tu Tâm cho lắm,

Tu Tâm rồi, Tánh bẩm mới trong.

Tánh Tâm tuy cũng nơi lòng,

Mẹ còn lo ngại: con không rõ đàng.

98.- Lòng thương con ngổn ngang trăm mối,

Muốn cho con tránh khỏi Luân-Hồi;

Nầy con: Tâm, Tánh bởi Trời,

Nầy con: Tâm, Tánh bởi người phá hư.

99.- Phật thường gọi Chơn-Như Tâm-Phật,

Trời đã cho Minh Đức Tánh Trời.

Tánh Tâm trong sạch là Người,

Tánh Tâm xảo trá là Đời đó con.

100.- Đã gần trót đêm tròn Mẹ giảng,

Giảng cho con mấy đoạn éo-le.

Phải nhìn Đất chở, Trời che,

Phải nhìn cho kỹ đặng nghe đặng làm.

101.- Đời gió bụi, hiểm nham bớ trẻ!

Có thiện căn mới dễ tránh Đời.

Tránh Đời, con phải nghe Trời,

Nghe Trời thì phải nghe lời Mẹ khuyên.

102.- Kẻ có phước thiện-duyên mới gặp,

Gặp thiện-duyên ráng tập mà làm.

Làm thì Nhứt Đức, Nhứt Tâm,

Nhứt Tâm, Nhứt Đức Mẹ châm-nom liền.

103.- Thầy đã dạy MƯỜI KHUYÊN ráng nhớ,

Lại lắm khi nhắc nhở trăm điều,

Khuyên con Tâm-Huệ ráng khêu,

Ráng khêu cho tỏ đặng theo mới mầu.

104.- Bề cư xử sồng nâu đạm bạc,

Chớ hêu đòi đài-các trâm-anh.

Trâm-anh để gọi gái lành,

Trâm-anh nào phải sửa sanh bề ngoài.

105.- Mẹ dạy con chẳng nài lao khổ,

Tánh-phàm khuyên ráng bỏ ráng chừa.

Ráng đem lại Tánh-Trời xưa,

Ngọc-Kinh sớm bước, chờ trưa trễ chầu.

106.- Đuốc Chơn-Lý làu làu Thầy rọi

Nơi Trung-Ương đặng gọi các con.

Bòn vàng sông Lệ nên bòn,

Tìm châu tìm ngọc non Côn đến tìm.

107.- Cây mát mẻ có chim khôn đậu,

Kẻ hiền lành noi dấu Từ-Bi.

Từ-Bi, Bác-Ái Thầy ghi,

Từ-Bi, Bác-Ái Tam-Kỳ vẻ vang.

108.- Mẹ đã dựng nền vàng, tảng ngọc,

Con biết lo săn sóc đêm ngày.

Ân cần mực thước đừng sai,

Thì con sẽ được dẫy đầy Ơn Trên./-

—————————d&c—————————


Lời chú-giải: các bài Kinh Trung-Thiên và bài Kinh Tây-Vương trước

Đây là do nơi Hiệp-Thiên-Đài, Thầy ban cho Đức Chưởng-Quản Đệ Nhị Tiểu Thời Kỳ (ông Phùng) cũng có tiếp Điển của Đại Tiên Lữ-Thuần-Dương, dạy văn xuôi nói về hột lúa v.v…. có in trương 30.

Cuốn Đuốc Chơn-Lý hồi ban đầu Đức Hiệp-Thiên-Đài, ấy cũng có tiếp Điển của Chư Thần chỉ vẽ họa đồ Châu-Thiên-Đài và Bát-Quái-Đài cho Hội-Thánh và ông Đốc-công Đắt Trà-Vinh tạo tác hết 7-8 phần 10. Vì vậy mà Thầy có nói khi lập Tòa-Thánh Trung-Ương Hiệp-Thiên-Đài, Thầy sai phải có mặt con ắt được rẽ mây trong Trời; còn bên Cao-Thiên-Đàn Rạch-Giá là nơi do ông Chánh Thái-Phối-Sư Bửu-Sơn làm chủ có cặp phò-loan Chơn-Tâm, Tường-Khánh chấp cơ ra Thánh-Giáo dạy Đạo và Kinh Tu Chơn Thiệp Khuyết, Chánh Tà Yếu-Lý, Thánh-Giáo Chánh-Truyền, v.v …

Đó là hai vị rường-cột của Tòa-Thánh Trung-Ương đứng trong Tứ-Bửu của Thầy ban hồi ban-sơ tại Tân-An, có lập Đàn giao cho hai Đại-Sư tập 3 Vị phò-loan có chấp bút được nhiều bài Lễ Bổn và Kinh cầu-siêu, cầu-hôn; còn tại Tòa-Thánh Hiệp-Thiên-Đài có lập Ban Hành Pháp có Lịnh có Cờ, do nơi chủ quyền Hiệp-Thiên-Đài có đông người tới lui, hành-vi không được vô-tư theo lịnh Hiệp-Thiên-Đài đã ban hành trước đây, bởi đó Trật-Tự Hiệp-Thiên-Đài càng ngày càng rối rắm từ nửa năm Bính-Tý (1936) cho tới tháng 6 năm Đinh-Sửu (1937). Bởi các Cớ ấy mà Chư Thần phải dời ông Phùng về Tân-An và Long-Xuyên, rồi bãi Đại-Lễ kỷ-niệm An-Thiên năm ấy, cùng là bế-mạc Hiệp-Thiên-Đài. Trước khi ông Phùng đi, Chư Thần có chuyển cho ông gặp ông Giáo-Sư Ngọc-ĐƯỢC-Thanh ở Tân-Lý-Đông, truyền thánh địa nơi nhà Giáo Sư CÒN, hai Ông có nói nhau đôi ba tiếng, ấy là Cơ Chuyển Đạo qua Đệ Tam Tiểu Thời Kỳ, là giao lãnh Vô-Vi Hiệp-Thiên-Đài một cách bí-mật, sau lại Thầy có nói cho trong Đạo biết rằng các việc chẳng qua cái nạn Thiên can Địa sát mà ông Phùng không ngờ vì Thầy đã nói trước:


87.- Hành Thiên-Đạo Vô-Vi phải biết,

Chữ tùy thì biến diệc phải thông;

Thánh-Nhơn thừa thử Lục Long,

Nào ai biết đặng lại phòng bôn-chôn;

Phải thông hai chữ Hà Ngôn,

Âm-thinh sắc-tướng phải chôn Nguơn-Thần.

Bởi vậy cho nên mấy tháng sau năm Đinh-Sửu thì chuyển ông Giáo-Sư Ngọc-Được-Thanh để dạy Đạo-Tràng trong các làng: làng Phú-Kiết, Lương-Hòa-Lạc, Thân-Cửu-Nghĩa; và phóng Điển cho Ngài ra Thánh-Ngôn dạy Đạo. Qua ngày 20 tháng Chạp, Bà Huỳnh-Giàu-Hương qui liễu, Thầy có cho ra một bài Kinh Kính Mừng 5 vé biểu đem ra đọc tại mộ-phần mà Đức Giáo-Sư còn ngại, không dám ban-hành vì trong Đạo chưa ai biết Cơ Chuyển Đạo đã định rồi mà phải chờ bước qua Mậu-Dần.

Trong Đệ Nhị Tiểu Thời Kỳ, Tòa-Thánh Trung-Ương bị tách ra ba phái:



Thứ nhứt: phái ông Đạo Quang dời về Giồng Bướm với ông Thiệu và các chức-sắc Phước Long, lập Tòa-Thánh Hậu-Giang (Coi “Chuyển Mê” số 8 thì thấy rõ lời Thầy quở).

Thứ hai: phái Tịnh của ông Tòng, Tỵ và Huyện Lợi lập tại làng Mỹ-Phước (Mỹ-Tho).

Thứ ba: phái ông Kiên-Phùng-Nhơn-Phấn-Tú lập tại Tân-An vì không tin cơ vận chuyển của Thầy rất mau lẹ và rất bí mật.
232.- Lập Trung-Ương Thầy trao gánh nặng,

Dạy các con dứt hẳn phàm tâm;

Đừng lòng chia rẽ mà lầm,

Đừng lòng dại dột mà cầm rằng khôn;

Xét coi nội quả Càn-Khôn,

Có ai qua được Chí-Tôn là Thầy.

233.- Thầy thương xót một bầy con dại,

Kiếp “Ngũ-Lôi” hiện tại đương giàn;

Thầy thương, Thầy dạy, Thầy than,

Mong cho con chớ ngổ ngang lời Thầy;

Ví bằng kiếp số đến ngày,

Ăn-năn đã muộn kêu Thầy uổng công.

—————————d&c—————————
Ngày 22 tháng 6 năm Đinh-Sửu (1937).
- Con cúi đầu lạy Thầy, xin bạch Đức-Chí-Tôn: chẳng biết vì cớ nào mà Tòa-Thánh Trung-Ương hay có điều trắc trở làm cho đến đỗi chinh nghiêng.

- Nầy con, vì tại mấy anh lớn của con nó được phẩm-vị rồi nó quên hẳn các lời của Thầy phú thác.

- Bạch: Nếu như mấy anh lớn của con quên hẳn lời Thầy mà làm cho Tòa-Thánh Trung-Ương không vững, rồi nhơn-sanh ra thể nào, chúng-sanh ra sao, còn phận con đây ra thế nào, xin Thầy chỉ dạy.

- Con ôi! Con hỏi đó Thầy rất đau lòng nên Thầy nói cho con hiểu: Trung-Ương là Thầy lập cho mỗi con vì bấy lâu nay các con mê theo phàm tục làm nhiều điều thái quá, nhiều điều bất cập mà bỏ dứt Bực-Trung, nếu bỏ Bực-Trung đâu có làm con người được, nên Thầy lập Trung-Ương là cốt để cho các con mỗi mỗi phải giữ lấy Bực-Trung mà làm, chớ nào phải một mình CA hay là PHÙNG gì mà làm Trung-Ương hết thảy cho các con đâu, như nó làm cho Trung-Ương không vững thì Trung-Ương của nó ra sao thì nó biết lấy nó. Vì Thầy thường dạy: lập Trung-Ương là Thầy lập cho con, con nào cũng là con, hễ con của Thầy thì Thầy đã lập Trung-Ương cho rồi, tự ý mỗi đứa muốn phá thì phá, để thì để liệu lấy, dầu cho nhơn-sanh hay là chúng-sanh cũng vậy; còn phận của con thì Thầy đã dạy cho con ngày Lễ An-Thiên năm rồi con nhớ không. Nếu con nhớ thì cứ theo đó mà làm đi, tới đâu thì Thầy sẽ chỉ thêm tới đó.

- Bạch Thầy: Sao con thấy Thánh-Ngôn của Thầy có dạy:

Đài Châu-Thiên đó là từng Ngọc-Kinh”.

- Con cứ hỏi thử Thầy hoài, con đã biết rồi sao còn hỏi nữa.

- Con cúi lạy Thầy xin tha tội cho con.

- Nầy con, Thầy đam các Anh lớn của con ra lãnh phận-sự đặng nó lo trả nợ nhơn-quả của nó cho xong, nên Thầy dạy chúng nó lập Châu-Thiên-Đài, là Thầy gióng thử sức của chúng nó coi có dứt bỏ tham sân si hay không, mà chúng nó đã không dứt bỏ, lại còn gây thêm ra nữa. Thầy đã cho Lữ-Tổ giáng bút đặng nhắc nó, nó lại quên đi, cứ làm oai sấm sét dọa nhát các em khờ, chúng nó tưởng vậy đó là đúng rồi, mà Thầy cũng còn quá thương cho các đàn em của chúng nó, vì hết lòng sợ Thầy nên phải cúi đầu lạy cái xác phàm của nó, mà nó đành ngồi chịu cho đoàn em lạy. Thầy cũng có rộng lòng cho chúng nó hưởng những cái lễ của các em nó chúc mừng cho nó, là khi nào chúng nó dạy dỗ những điều lầm lạc cho các em nó biết mà chừa thì cũng nên hưởng được; chớ Thầy nào cho chúng nó làm tiệc cầu vui, nói điều vô ích mà làm khó cho các em nó phải cúi đầu lạy nó mà nó đành vui, đây thầy hỏi PHÙNG con có như vậy không?

- Bạch: nay Thầy dạy con đây con tình nguyện nghe Thầy nhưng mà con không biết tính lẽ nào cho mấy anh lớn hồi-tâm lo chấn chỉnh nền Đạo cho vững vàng.

- Con sao quá khờ Thầy nói đây, nào có phải dạy riêng một mình con đâu.

- Bạch: nếu như Thầy không có dạy riêng, con xin Thầy giáng bút tại Tòa-Thánh cho mấy anh lớn của con rõ.

- Nầy con, Thầy đã dạy chúng nó nhiều lần rồi, mà chúng nó bỏ qua, trong khi Đàn Phổ-Độ Kiên-Giang Thầy có dạy rành mà chúng nó cứ bỏ qua hoài, nên nay Thầy thấy con có lòng mộ Đạo biết sợ Thầy, biết thương mến anh em, nên Thầy truyền lại cho con, ấy là y theo trong lời Thầy đã phán trong Đàn Phổ-Độ Kiên-Giang trước đó, vậy con phải vâng lời Thầy gởi bài Thánh-Ngôn của Thầy phán đây (cho) đến Tòa-Thánh Trung-Ương đặng cho các Anh Lớn của con nó coi đặng tự xét lấy nó, con chớ nghi ngại, vì Thiên-Cơ Thầy đã định rồi, con cứ việc thi-hành đi, đừng hỏi dông-dài chi nữa. Thăng…

—————————d&c—————————


Ngày 24 tháng 6 Annam năm Đinh-Sửu (1937).

CA, con phải lo bổn-phận Cửu-Trùng-Đài cho xong, tại con làm sái Qui-Điều số 3 vì Thầy thương con nên Thầy khuyên con ráng sửa, chớ nên buồn mà lỗi với Thầy, còn các chức-sắc Thầy phong rồi cũng có nhiều đứa dể-ngươi nên phạm vào Qui-Điều số 4, số 5, vậy con cùng các em con ráng nhớ lấy.

PHÙNG, Thầy nói con là Phục-Hổ, chớ không phải là Cưỡi-Hổ hay là Dương-Hổ, Phi-Hổ mà con lại không biết Phục-Hổ là chi hay sao, con làm vai tuồng không giống Phục-Hổ, Thầy nói Hiệp-Thiên-Đài là Anh-Hồn, không phải Phùng là Anh-Hồn đâu, vì Thầy biết trước như vậy nên Thầy dặn con rước bảy Chơn-Như đam về làm bạn, mà con không biết bảy Chơn-Như ở đâu, con cứ tìm kiếm mấy tên Thầy kêu trong Thánh-Ngôn, thiệt con rất dày công, nhưng mà làm chuyện không trúng lý. Con phải biết bảy Chơn-Như lộn cõi trần-gian mà con cứ trong Thánh-Ngôn kiếm hoài làm sao cho gặp, Thầy có đam tên một Chơn-Như vào Thánh-Ngôn mà thôi, còn bao nhiêu không chịu ra mặt, hết lòng cầu Thầy xin Thầy đừng đem vào Thánh-Ngôn để con ra công tìm kiếm thử coi có biết kiếm hay không, con đã kiếm không đặng, sao dám gọi mình là Anh-Hồn, đã không làm xong vai tuồng Phục-Hổ, lại kiếm không đủ bảy Chơn-Như lại dám cải lời Thầy răn trong Kinh Tu-Chơn, bỏ “Mười Khuyên” không nhớ, lại lo làm khó cho đoàn em, cứ kiếm điều thối thác. Vậy con có xứng đáng là Anh-Hồn không?

KIÊN, Thầy dạy con Chơn-Lý nầy, chớ phải nầy con là đúng Chơn-Lý hay sao. Thầy khuyên con chí thành nhẫn nại kiên tâm, tam tư, tự tỉnh, con có làm được chưa, con xét lấy.

Vậy Thầy khuyên chung hết thảy các con Nam Nữ phải ráng mà nghe lời Chơn-Như đặng lo trau dồi Tâm Tánh. Thầy sợ e cho các con tự-vận mà chết, nên Thầy nói trước: con biết chết về đâu không, chết về Tây-Ninh, chết về nhà Tịnh.

PHÙNG, con ráng mà xét chớ rằng bỏ Tòa-Thánh mà về nhà rồi Thầy tha tội đâu, ráng nhớ nhe con. -Thăng-

—————————d&c—————————
Ngày 28 tháng 11 Annam năm Đinh-Sửu (1937).

- Thầy mừng các con.

- Bạch: Đệ-Tử mừng Đức-Chí-Tôn, xin có việc chi cần dùng dạy cho con hiểu.

- Nầy con, nếu Thầy không có việc cần dùng, thì Thầy có ban Hiệp-Thiên-Đài Vô-Vi cho con làm chi. Nầy con, Thầy đã bao phen biểu con phải gởi bài Thánh-Ngôn đến Tòa-Thánh Trung-Ương cho các anh của con nó rõ, sao con lại làm lơ đi, tại sao vậy con?

- Bạch: Đệ-Tử không dám gởi, vì có nhiều lời của Thầy quở Tứ-Bửu rất nặng, nên con sợ e mấy Anh Lớn thối chí và phiền con nên con không dám gởi.

- Vậy thì con sợ mấy Anh của con hơn Thầy hay sao?

- Bạch: vì con giữ phận làm em, nên phải chịu dưới quyền mấy Anh Lớn, chớ Đức-Chí-Tôn dạy con đâu dám cãi, cúi đầu lạy Thầy tha lỗi cho con nhờ.

- Nầy con, chúng nó lớn là lớn với cái tên tuổi của nó đó là phải, chớ nó nào có lớn hơn với Thiêng-Liêng đặng sao.

- Bạch: nếu như Đệ-Tử gởi bài Thánh-Ngôn nầy ra Tòa-Thánh mà mấy Anh Lớn không tin rồi nói rằng con lập Bàng-Môn phá Đạo quở trách con rồi con mới liệu thể nào. Cúi xin Thầy giúp đỡ.

- Nầy con, sao con nghi ngại hoài, việc đó cái Tâm của con đã hiểu rồi sao con lại nghi hoài vậy, chúng nó muốn quở trách con hay là xử đáng cách nào thì chúng nó phải xử cho xong bổn-phận của nó đi rồi sẽ xử tới con. Con phải ráng nghe lời Thầy. Dầu mà chúng nó có bắt con đóng đinh đi nữa, thì con cũng phải vui lòng, mới gọi rằng con thảo với Thầy và thuận với anh mình. Con có nhớ không, trong lúc con gặp PHÙNG tại nhà CÒN, ấy là ngày Thầy chuyển Đạo đó, đó là kẻ trau người lãnh, con hiểu chưa?

PHÙNG nó nói câu chuyện Thiêng-Liêng của nó cho con nghe. Con nghe coi có hiệp đồng với con hay không, nếu như có hiệp đồng, thì là Vô-Vi trau lãnh đó con, biết rồi thì cứ việc vưng theo…. -Thăng-

—————————d&c—————————




Ngày 5 tháng 9 Annam năm Đinh-Sửu (1937).

NGỌC sắc còn treo giữa Ngọc-Đình,

HOÀNG ngôn khuyên trẻ nhớ tiên minh,

ĐẠI hành Ân xá người tuân Đạo,

ĐẾ lịnh khuyên con ráng giữ mình.

Nầy bốn con: CA, KIÊN, NHƠN, PHÙNG.

1.- CA trách nhậm Thầy giao cho trẻ,

Vì Tây-Ninh chẳng kể lời Thầy;

Giao con Chưởng-Quản Trùng-Đài,

Lo bề sắp đặt là vai đứng đầu.

2.- Thầy tưởng trẻ trước sau như một,

Ra đứng làm rường cột Tam-Kỳ;

Con đành nghe đứa ngu-si,

Làm cho đến đỗi kẻ nghi người đồn.

3.- Thầy đã dạy Xác Hồn phải hiệp,

Hiệp Xác Hồn cho kịp thời kỳ;

Mậu-Dần chuyển Đạo tới đây,

Luật không cho trễ, trễ nầy tại con.

4.- Làm trễ Luật thì con phải hiểu,

Con hiểu rồi phải liệu phải lo;

Mặc tình sâu chống cạn dò,

Thầy giao làm chủ chiếc đò mấy năm.

5.- Con có tánh nghe lầm tưởng lộn.

Lộn với Thầy con trốn được không?

Con ôi, kiếp số Đại-Đồng,

Là ngày phán xét Luật công chẳng lầm.

6.- PHÙNG, con chớ ỷ cầm mối Điển,

Điển của Thầy nào phải Điển con;

Không lo bổn phận cho tròn,

Lo tranh lời nói dại khôn theo đời.

7.- Tiếng phong tặng là người Đại-Đức,

Thì phải lo Đại-Đức cho minh,

Chơn-Như bảy Tánh chỉ rành,

Phàm-gian chung lộn con đành bỏ qua.

8.- Con chẳng kể lời Cha phú thác,

Lại gây nhiều nghiệp ác oan gia;

Oan gia ai dám gây ra,

Oan gia lo dứt mới xa nợ trần.

9.- Nợ trần nặng là phần khẩu nghiệp,

Khẩu nghiệp làm mấy kiếp luân-hồi;

Chớ rằng Chưởng-Quản cao ngôi,

Khi người là tức khi Trời đó con.

10.- Con chớ tưởng mình con là đúng,

Mà con đều nao núng đoàn em;

Tuy rằng nó đứng vai em,

Con đừng khi bạc đoàn em mà lầm.

11.- Con là đứa hay cầm thơ truyện,

Con xét coi những chuyện xưa nay;

Hạng-Lương là bực anh-tài,

Vì chê chấp kích thây bày hiên môn.

12.- Làm người phải tâm tồn thận độc,

Chớ ỷ mình nhờ gốc của Trời;

Gốc Trời là gốc dạy đời,

Gốc Trời nào phải khi người như con.

13.- Thầy thương trẻ nên còn dạy ráng,

Tự ý con xét đáng liệu lo;

Muốn nên Thầy cũng bàn cho,

Muốn hư Thầy nỡ chẳng cho sao đành.

14.- NHƠN chớ ỷ núi xanh cao vững,

Núi xanh là cao vững tinh thần;

Con đành bỏ hẳn chơn-thân,

Mê theo vật chất chỉ chừng núi xanh.

15.- Con phải biết núi xanh sao đó,

Núi xanh là chỗ đó con lầm;

Thầy khen là lúc hồi tâm,

Nên Thầy trọng dụng mấy năm dư rồi.

16.- Nay con đặng cao ngôi phẩm vị,

Con đành lòng đố kỵ hiền lương;

Con đừng ỷ sức cao cường,

Con quên Hồng-Thệ lúc đường chông gai.

17.- KIÊN chớ cậy có tài sáng suốt,

Mà có khi lỡ bước khó ngừng;

Thầy thương nên mới chỉ chừng,

Mười-khuyên tam- tỉnh con đừng bỏ qua.

18.- Mối Chơn-Lý tại tà nên rối,

Con có công gỡ rối Thầy khen;

Con đừng khuya sớm than phiền,

Xác phàm có cực, Thần Tiên mới gần.

19.- Con gỡ rối mấy lần kịch liệt;

Hỏi thử con có biết đâu không;

Gỡ rồi con tưởng là xong,

Tại con hơ hỏng chẳng phòng rối sau.

20.- Con những tưởng trước sau như một,

Nên rối hoài rối tột tới cùng;

Muốn cho con gỡ đặng xong,

Thời con gắng chí hiệp đồng anh em.

21.- Có đứa xét, đứa xem, đứa lóng.

Giúp sức con cho chóng buổi nầy;

Đừng lòng nhĩ ngã tôn ti,

Cửu-Trùng con phải hiệp qui Thiên-Đài.

22.- Con đừng có phân hai chia rẽ,

Trọng Hiệp-Thiên chẳng kể Trùng-Đài;

Như vầy biết mấy chừ xong,

Con đừng bắt chước như PHÙNG nghe con.

23.- Thầy đã định sắt son hai cảnh,

Cảnh Hiệp-Thiên với cảnh Cửu-Trùng;

Ấy là chỉ chỗ thỉ chung

Người cho trọn một Thiên-Trùng nào chia.

24.- Thầy nay nhắc trước kia TRUNG TẮC,

Vì ỷ mình bịa đặt nhiều điều,

Lời Thầy dạy dỗ bấy nhiêu,

Nó đều quên dứt, tiêu điều còn đâu.

25.- Lời nói đó con mau hiểu thấu,

Hiểu thấu rồi noi dấu mà làm,

Bốn con ráng sửa tánh phàm,

Bốn con không sửa con làm bốn con.

26.- Nầy ớ trẻ các con Chơn-Lý,

Chơn-Lý nầy là Lý tự nhiên,

Con nào chưa hiểu tự nhiên,

Đừng xưng rằng ở Hiệp-Thiên Cửu-Trùng.

27.- Lời Chơn-Lý dạy chung các chỗ,

Tại không tin đánh đổ nhiều bề;

Khi khen, khi trọng, khi chê,

Hỏi ra chưa rõ khen chê là gì.

28.- Mảng lo tính thị phi bàn cải,

Mà quên mình chưa phải làm người;

Mình đành quên phứt mình rồi,

Huống hồ gì nhớ tới người được sao.

29.- Lớn ỷ giỏi ngôi cao phẩm trọng,

Nhỏ ỷ lanh trưa sớm chống kình;

Làm cho Đạo phải nghiêng chinh,

Ấy là các trẻ lòng đành hại nhau.

30.- Thuyền đương nổi như phao mặt nước,

Tánh chống kình bạo ngược mới chìm;

Thầy không nỡ để êm lìm,

Nhắc con cho biết nổi chìm tại con?

31.- Bỏ cái thói tự tôn tự trọng,

Bỏ cái điều kình chống khôn lanh;

Không lo Đạo-Đức học hành,

Đến ngày phán-xét tội hành chớ than. -Thăng-


Каталог: images
images -> Hướng dẫn sử dụng Dropbox Để sử dụng được Dropbox
images -> BÀi thuyết trình cách xáC ĐỊnh và chế ĐỘ pháp lý CỦa các vùng biển theo công ưỚc của liên hiệp quốc về luật biển năM 19821
images -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
images -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
images -> Trung Tâm kt tc-đl-cl
images -> Số: 105/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
images -> ChuyêN ĐỀ ĐẠi số TỔ HỢP, XÁc suất kiến thức cơ bản Đại số tổ hợp
images -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh dưƠng kim thế nguyên thủ TỤc phá SẢn các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt nam
images -> Review of Condor, Sun Grid Engine and pbs

tải về 2.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương