ĐẠI-ĐẠo tam-kỳ phổ-ĐỘ TÒa-thánh đỊnh-tưỜng hội-thánh chơn-lý thiêN-ĐẠo chơn-truyềN


Đêm 19 tháng 7 năm Nhâm-Thân (1932)



tải về 2.13 Mb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích2.13 Mb.
#38293
1   2   3   4   5

Đêm 19 tháng 7 năm Nhâm-Thân (1932).
đảnh hằng ngày luyện hống đơn,

HƯƠNG bay bát ngát thấu thiên nguơn

THẦN Tiên ma quỉ do mình tạo,

GIÁNG bút truyền trao lẽ chí chơn.

Kính chào chư Thiên-Mạng. Tôi vưng lịnh Bạch-Hạt Đồng-Tử cho chư Thiên-Mạng hay rằng: không bao giờ Đức-Chí-Tôn thâu nhận văn biểu nào mà không tuân lời dạy của Đức-Chí-Tôn…

Đức-Chí-Tôn có gởi cho CA-PHÙNG-NHƠN-LƯỢNG bài thi:

Hiệp chí đồng lo Đạo nước nhà

Hiệp vầy đoàn thể, ớ con TA!

Hiệp hòa trên dưới tình liên lạc,

Hiệp thuận anh em nghĩa mặn mà,

Hiệp ý keo sơn gìn dạ một,

Hiệp đường tánh mạng buổi kỳ ba,

Hiệp tâm chung trí đừng nghi lẫn.

Hiệp được gần rồi, mới hiệp xa.

(Thăng)


—————————d&c—————————

Đêm 20 tháng 7 năm Nhâm-Thân (1932).

…………..


Tịnh đàn tiếp Đức-Chí-Tôn.

NGỌC Kinh định mở Đạo nhà Nam,

HOÀNG điện đành buông để giáng phàm,

THƯỢNG trí khá mau ra giúp sức,

ĐẾ vương nào ví Đạo kỳ Tam.
Thầy mừng các con. Thầy cho các con bình thân, ai nấy chẳng đặng mơ ước điều chi lạ.

Nghe thi bài:



31.- Nền Đại-Đạo xanh um cổ-thọ,

Đuốc Cao-Đài rạng tỏ Ngũ-Châu,

Khuyên con bền bỉ trước sau,

Một lòng khắng khít cùng nhau chớ rời,

Lòng con Thầy đã thấu rồi

Giáng đàn Thầy lập vị ngôi THÁNH TOÀ

32.- Khắp trần thế còn xa Thánh-Huấn,

Bởi các con chưa đặng nhứt tâm,

Con ôi! Muốn rõ cao thâm,

Gần Thầy, Thầy sẽ chỉ lầm lạc cho.

Học Đạo thì ráng lòng lo,

Hành Đạo thì chớ so đo cân lường.

33.- Nhắc đến lúc TRUNG-ƯƠNG Thầy lập,

Dốc lòng thâu Tam-Thập Lục-Thiên.

Lẽ gì Đạo đã được yên,

Lẽ gì Đạo khỏi chinh nghiêng đến rày.

Lẽ gì Đạo được nở mày,

Có đâu Đạo phải đắng cay trăm bề.

34.- Cũng vì trẻ chia phe chia đảng,

Cũng vì con làm lảng làm lơ

Kinh Thầy con đã nghi ngờ,

Lời Thầy con lại bơ thờ bỏ qua

Ruột rà ngay thẳng bỏ ra,

Nịnh hùa chuốt ngót bối da đem vào.

35.- Thầy bệ Ngọc khát khao trông đợi.

Ước cho con bước tới đường ngay.

Trông thôi trông đã mỏi mày,

Đợi thôi càng đợi càng ngày càng xa.

Ráng thương Thầy chút với mà,

Thương Thầy đặng hiệp đặng hòa cùng nhau.

36.- Thầy đã dạy đâu đâu cũng một,

Bởi xa nhau nên cuộc mới chia,

Đừng cho kế quỉ phân lìa,

Đừng cho miệng thế tiếng bia vang đồn.

Đạo chia nhiều phái nhiều môn,

Vì chưng cơ-bút mình tôn lấy mình.

37.- Con phải biết chương-trình hiệp nhứt,

Phải lọc lừa tịnh-thất hiệp vào.

Các nơi cơ bút lao nhao,

Đều kêu hiệp lại con trao lời vàng.

Đừng cho tách cõi tách đàng,

Càng xa Thánh-Huấn, nó càng tư riêng.

38.- ĐẾN, con chớ ưu phiền thái quá,

Công của con Thầy há nỡ quên.

Thử con coi chí có bền,

Dùng cân thử thất tập rèn chí con.

Thấy con lòng sắt dạ son,

Giáo-Sư Thầy thưởng ráng tròn nguyện xưa.

39.- Trần-Cảnh-Kiệt đón thưa Quan-Thánh,

Xin nhập môn khổ hạnh độ đời,

Thành tâm thầy đã y lời,

Trung-Ương giao lại thêm người sớm khuya.

Không vầy tịnh-thất có bia,

Lý-Chơn còn vậy nó kia bực nào.

40.- HẬU, con chớ lãng xao tấc dạ,

Nghĩa đệ huynh vàng đá xưa sau.

Giúp Thầy chuyển Đạo mau mau,

Miệng sao lòng vậy đừng màu trắng đen.

Hồi tâm Thầy cũng khá khen,

Từ nay nhẩn tới cho bền mới hay.

41.- ĐỒ, con biết đường ngay lẽ chánh,

Ráng dè lòng xa lánh quỉ ma.

Các điều lỗi cũng khá tha,

Phong con Giáo-Hữu thêm hoa rỡ ràng.

Kệ Kinh nhắc nhở bạn vàng,

Tuân theo Thánh-Huấn Thầy ban phước lành.

42.- KIỂN, chớ tưởng học hành tót chúng,

Theo Hủ-Nho rẻ rúng Kinh Thầy.

Con ôi! Ngoại giáo là vầy:

Kiêu căng, tật đố tưởng hay hơn người,

Khoe khoang phú quí già lời,

Bắt qua, bẻ lại Đạo Trời đó con.

43.- MINH, chớ nại hao mòn thân thể,

Có chư Thần đếm thẻ cầm cân,

Song bằng tiền kiếp hậu căn,

Có tu mới nhẹ hưởng phần thiêng liêng.

Khuyên con công quả cho bền,

Kiếp nầy là kiếp con đền kiếp xưa.

44.- TRƯNG, khen đó năm lừa bảy lọc,

Chẳng có lòng lặn mọc như ai.

Ngựa hay biết bởi đường dài,

Con ngay Thầy thưởng lên đài Giáo-Sư.

Rèn lòng học hỏi ba dư,

Dắt dìu đoàn trẻ chớ từ công lao.

45.- Việc phong thưởng đã trao phù tiết,

HIỆP-THIÊN-ĐÀI trước hết phải lo,

Trung-Ương gầy dựng cơ đồ,

HIỆP-THIÊN-ĐÀI phải lựa cho phải người.

Hiệp đồng con đủ các nơi,

Mượn nhà CA tạm THIÊN-ĐÀI ít lâu.

46.- PHÙNG, con chớ cơ cầu húng hính,

Chức Thiên-Sư Thầy định trước rồi,

Con đừng chặc dạ kín môi,

HIỆP-THIÊN-ĐÀI đó, con ôi! Giúp Thầy.

Phong con Chưởng-Quản Đài nầy,

Có con ắt được rẽ mây trong Trời,

47.- Khuyên con phải tuân lời Thầy dặn,

Lọc Đồng-Loan dùng thẳng nới tay.

Bầy chim vừa sập sận bay

Làm sao biết được cung mây mấy từng.

Miễn cho hớn hở Trời Xuân,

Ngàn hồng muôn tía vui mừng rước Xuân.

48.- Chức Chưởng-Quản phải cần học hỏi,

Bảy Chơn-Như lộn cõi trần gian,

Hạ mình con phải hỏi han,

Rước về làm bạn Đạo càng thêm cao.

Dạy con đã dạy hồi nào,

Vì con bê trễ để xao lãng hoài.

49.- HIỆP-THIÊN-ĐÀI Thầy sai phải mặt,

CỬU-TRÙNG-ĐÀI sắp đặt cho an

Hiềm vì TÒA-THÁNH TRUNG-ƯƠNG,

Không ai chịu nhượng để lương khương hoài.

TÒA-THÁNH mà chẳng định nơi,

Đâu là chỗ vững cho người ngưỡng triêm.

50.- Phiền HẬU ĐẾN chớ hiềm việc nhỏ,

Mời anh em cạn tỏ gần xa,

TRUNG-ƯƠNG phải có THÁNH-TÒA,

Cho Thầy mượn đỡ một và đôi năm.

CHƠN-LÝ mà rõ đặng tâm,

Cứu người mê mộng giá cầm mấy mươi.


—————————d&c—————————

Ñònh-Töôøng, ñeâm 24 thaùng 7 naêm Nhaâm-Thaân (1932).

KHƯƠNG lãnh Thiên-Ngôn đến trấn Đàn,

THƯỢNG cờ Huỳnh-Hạnh bố hào-quang,

THÁI thừa Ngọc-Lịnh tuyên Tam-Trấn,

CÔNG hội Thần Tiên đến lập ban.
Lão chào chư Thiên-mạng. Lão vưng lịnh mời đủ Tam-Trấn, chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần đến nghe Đức-Chí-Tôn truyền lịnh. Chư Thiên-mạng phải chí thành nghe Đức-Chí-Tôn dạy việc.
NGỌC bản danh đề định đã lâu,

HOÀNG phong thăng thưởng kẻ mày râu,

THƯỢNG thương quyết dựng nền Chơn-Lý,

ĐẾ Đạo tràn tuôn khắp Á-Âu.
Thầy chào mừng các con, Thầy cho các con bình thân.

Nghe Thầy dạy:



51.- Thầy lóng đủ các lời con trẻ,

Đứa thì vui, có kẻ bần dùn.

Cám ơn các trẻ có lòng,

Thầy dầu nhọc sức hao công sá gì.

Đã hay Đạo vốn Vô-Vi,

Nhưng cần phải chỗ đặng qui mối giềng.

52.- Khuyên trẻ phải hết riêng tâm tánh,

Đồng cùng nhau lo gánh Đạo Trời

Thì Thầy thở được dài hơi,

Thì con được việc được lời đó nghe.

Khuyên con rộng rải trăm bề,

Đã rằng Đại Đạo chớ chê bực nào.

53.- Dưới Trời Đất đồng bào cả thảy,

Bị lỗi lầm nên quấy nên sai.

Thầy nhìn con cả gái trai,

Ngày nay lạc bước, ngày mai cũng về.

Quên đâu rằng quán rằng quê,

Nên Thầy chước lượng lập bề dỗ khuyên.

54.- Thầy quyết dựng cái nền CHƠN-LÝ,

CỬU-TRÙNG-ĐÀI lập vị cho thành.

Con nào thảo thuận làm anh,

Đạo là gạo muối để dành độ thân.

Con nào xiêu lạc cơ bần,

Trở về thì được mọi phần ấm no.

55.- Thầy thương trẻ nên lo cần kiếp,

CỬU-TRÙNG-ĐÀI cho kịp thời kỳ,

Thầy đà cạn nghĩ kỹ suy,

Càng lâu càng lộn thau chì đó con.

Muốn cho Đạo được vuông tròn,

Nghe lời Thầy dạy trành tròn chẳng nên.

56. Chư Phật Thánh nêu tên các trẻ,

Dưng cho Thầy đặng để cầu phê,

Sớ dâng rành rạnh tên đề,

TƯỜNG-NGHIÊM-AN-VỊ-THIỆU-KỲ-MÍNH-ĐÂY.

Cầu phong cho LƯỢNG công dày,

Thêm KHANH-ĐẢNH-QUẾ giúp Thầy Đạo tâm.

57.- Thầy suy nghĩ liền cầm châu bút,

Thảy y lời chẳng chút nghi nan.

Phối-Sư sáu cập sắc ban,

Đầu-Sư ba vị bảng vàng ghi tên,

Còn kia ba trẻ cũng nên,

Gia phong một cấp lên đền NGỌC-HƯ.


Phê rằng:

KỲ-VỊ công lao gẫm có dư

MÍNH-TƯỜNG tua nắm chữ vô tư,

LƯỢNG-NGHIÊM-AN-THIỆU-ĐÂY nên thưởng



Sắc chỉ phong rành chức Phối-Sư.

QUẾ nếm mùi rồi quế chẳng phai,

CÔNG-KHANH nào vị chức CAO-ĐÀI

Lên non đến ĐẢNH xem thêm đẹp,

Phong cảnh Giáo-Sư thật chẳng sai.

58.- Thầy đã chọn Phối-Sư sáu cặp,

Khuyên các con mau tập tánh tình,

Siêng cần điều độ dân sinh,

Đường ngay nẻo chánh chương-trình phải tuân

So cao đọ thấp khuyên đừng,

Làm sao rõ mặt Thiên-ân của Thầy.

59.- CA trách nhậm công dày sức nhọc,

Dám liều mình xông đục đạn tên.

Công phu con thật rất bền,

Gánh lời nặng nhẹ chẳng rên chẳng phiền.

Công con Thầy có chép riêng,

Thánh Thần Tiên Phật cũng biên rõ ràng.

60.- Công con đó bảng vàng ghi tạc,

Thầy đã sai Bạch-Hạt xướng tên,

Đầu-Sư phái Thái công đền,

Vai làm Anh Cả đứng trên TRÙNG-ĐÀI.

Làm sao cho rõ chí trai,

Thay Thầy hành Đạo rõ tài Hậu-Giang.

61.- Thầy tuy mới ràng ràng phong thưởng

Chức Phối-Sư cho LƯỢNG vừa rồi

Nhưng vì Thần Thánh tâu dồi,

Cầu gia phong LƯỢNG theo lời sớ dưng.

Xem qua Thầy rất đỗi mừng,

Mừng vì con được Thánh Thần giúp tâu.

62.- Chữ chánh trực Thầy đâu tư vị,

Hội chư Thần xét kỹ trước sau.

Đầu-Sư phái Thượng yêu cầu,

Tạm phong cho LƯỢNG đặng thâu anh tài.

Giúp CA chớ đổi chớ day,

Anh em hòa hiệp chớ sai chớ từ.

63.- PHÙNG quyền lãnh Đầu-Sư phái Ngọc,

Đốc chí KIÊN ráng học cho cần

Đến ngày qua bước thanh vân,

Đầu-Sư sẽ lãnh chánh phần thế con.

Ít nghiều công quả ráng bòn,

Đừng cho tiếng nghị lời đồn bẻ bai.

64.- Con tuy lãnh đến hai chức trọng,

Bởi Thần Tiên đã gióng hư nên.

HIỆP-THIÊN chẳng đặng độc quyền,

Nếu độc quyền ắt giống miền Tây-ninh.

Nên Thầy sửa lại phân minh,

Thiên-Đài Chưởng-Quản hiệp danh Cửu-Trùng.

65.- BẢN còn mắc trong vòng Giáo-Hóa,

Mà xét lòng vàng đá có dư.

Phong con Chánh Thượng-Phối-Sư,

Giúp quyền hành chánh chớ từ công lao

Ráng khuyên khắp kẻ đồng bào,

Đừng vui vẻ mặt mà xao lãng lòng.

66.- NHƠN, con thiệt dày công cơ-bút,

Nhưng xét vì một chút bơ thờ.

Nay Thầy tha lỗi trẻ thơ,

Phong cho Chánh Thái-Phối-Sư rỡ ràng.

Định-Kiên tuy cách ngả đàng,

Trăm điều con phải luận bàn với CA.

67.- CHIẾU hằng bị lũ tà díu dắt,

Ráng đề phòng kẻo mắc mà hư.

Phong con Chánh Ngọc-Phối-Sư,

Giúp PHÙNG Chưởng-Quản ưu tư Thiên-Đài.

Kim nên nhờ có sức mài,

Chớ rằng tùng lịnh mà hai tấm lòng.

68.- Bực trên đã gia phong nhứt định

Khuyên các con tùng lịnh lãnh phần.

Sao cho Thầy được vui mừng,

Sao cho rõ mặt Thiên ân của Thầy.

Khuyên đừng uốn vạy sửa ngay,

Đừng lòng dị nghị nay vầy mai kia.

69.- Đừng có dạ chia lìa như trước,

Đừng lòng lo nắm được phần mình,

Đừng lòng chích mích em anh,

Đừng lòng tật đố cành nanh chữ quyền.

Lo sao Đạo khỏi chinh nghiêng,

Lo sao Đạo được thông miền Ngũ-Châu.

70.- Thầy cạn tỏ một bầu tâm sự,

Khuyên con đừng lòng dụ dự chi.

Cái ngày kỷ niệm Tu-My (rằm tháng 10)

Đại Thiên-phục phải mặc đi viếng Thầy.

Đồng tâm đồng chí càng hay,

Một lòng một dạ nhiều tay mới thành.

71.- Bên Nữ phái nêu danh một trẻ,

Giúp CA Minh-Chơn-Lý bấy chầy,

HƯƠNG GIÀU công nặng lắm thay,

Nhờ con CA mới khỏi tay mị tà.

Thầy đã cạn xét gần xa,

Phối-Sư phong trẻ ráng mà lập công.

72.- Sách có chữ: “phụ tùng phu xướng”,

Hễ vợ hiền là tướng của chồng.

Chồng nên nhờ vợ coi trong,

Chồng nên vợ cũng bản phong danh đề.

Giúp CA con phải dặt dè,

Biết bao yêu quái dựng phe kết đoàn.

73.- Thương Nữ phái gian nan gặp lúc,

Bị quỉ vương làm nhục cũng nhiều.

Ra tay con phải dắt dìu,

Rồi đây thầy sẽ lựa điều thưởng phong.

Thầy là chí chánh chí công,

Nữ Nam Thầy cũng coi đồng như nhau.

74.- QUANG, con phải mau mau nhứt định,

Qui TRUNG-ƯƠNG hiệp tính TRÙNG-ĐÀI;

Con đừng lần lựa nay mai,

Nếu con bê trễ ắt sai ngày giờ.

Việc con làm chớ chần chờ,

Con đà cạn hiểu sự thờ phượng chung.

75.- TÒA-THÁNH sẵn, trùng phùng hội hiệp,

Khuyên các con liên tiếp cùng nhau,

Chúng sanh thức tỉnh mới mau,

Chúng sanh mới hưởng phong trào Thuấn-Nghiêu.

Ớ nầy trẻ dại rất yêu,

Nghe Thầy nhứt định QUI-ĐIỀU mà theo.


QUI-ĐIỀU:

Ớ các con yêu dấu, nghe QUI-ĐIỀU Thầy đây mà thi hành, chớ không tuân theo mà có tội.

Điều thứ 1: THÁI, THƯỢNG, NGỌC dùng chữ NHỰT, NGUYỆT, TINH vì có chữ: PHẬT-NHỰT, TIÊN-NGUYỆT, NHO-TINH.

Điều thứ 2: Thập-Bát Hán đều là Người của Thầy mượn bên Phật nên phải tra thêm ba dải Vàng bên phía tả Đại Thiên-phục, không luận là Phái nào.

Điều thứ 3: CA, Chưởng-Quản Cửu-Trùng-Đài phải lo sắp đặt người cho có thứ tự, sau Thầy sẽ dượt phê cho. Con phải nhớ rằng: chức Chưởng-Quản Cửu-Trùng-Đài của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ rất quí báu và cao-thượng, nghe không con? Mặc ý con, muốn nghe theo Thầy để cứu vớt nhơn sanh trên sông mê biển khổ, hay là nghe theo ai, nó mượn danh Thầy, cậy danh con, để phá Thầy và hại Chúng-sanh thì nghe. Con phải sợ những đứa đã Chơn-Lý mà còn nghe theo quỉ-vương.

Điều thứ 4: các Chức-sắc Thầy phong về Cửu-Trùng-Đài phải ráng giúp CA cho trọn nghĩa đệ huynh, có công Thầy sẽ thưởng thêm.

Điều thứ 5: vì Thầy muốn thử sức chư Thiên-Phong nên Thầy thả Tam Thập Lục Động ra, ai biết có Thầy quyết theo Thầy sẽ thâu nó được, bằng không biết nó sẽ thâu lại, đừng trách Thầy không nói trước.

Điều thứ 6: LƯỢNG, cái trách nhậm con chưa xong, con phải hiệp cùng CA-PHÙNG hành Đạo cho chánh đáng, chớ trắng đen mà làm trò cười cho quỉ vương nó được trớn.

Điều thứ 7: BẢN-NHƠN, hai con cũng lãnh chức trọng, nhưng Thầy xét vì con không thể đứng đợt ra cho thời kỳ nầy được. Vậy hai con ráng sức giúp TOÀ-THÁNH TRUNG-ƯƠNG để thi hành Thánh-Huấn của Thầy, chớ bàn bàn cãi cãi là bê trễ. Từ đây nhẩn sau Thầy còn cho nhiều Kinh Kệ và sửa Lễ-Nhạc theo TRUNG-THIÊN, chớ không theo HẠ-THIÊN như xưa nữa.

Điều thứ 8: vì Thầy thả Tam Thập Lục Động ra để thử thất các con, nên Thầy trở về Trung-Thiên ở tại Nam-Thiên-Môn để coi con đấu sức với nó, đứa nào trung tín Thầy sẽ gia thưởng. Con phải hiệp đồng về Trung-Ương cho gấp mới khỏi cái nạn quỉ ma gạt gẫm con. Thầy đã sanh con ra, lẽ nào Thầy không biết ý con, nhưng con còn nặng xác thịt, nên quên cả lời Hồng-Thệ với Thầy trước khi Thầy sai xuống, bởi thế nên Thầy theo con từ bước, kêu dạy từ chút, nay vì đến thời kỳ THẦY và TAM-TRẤN đều phải về Trung-Thiên nên dặn dò các con ngoại giáo thì chịu lấy.

Điều thứ 9: PHÙNG, vì Thầy về Trung-Thiên nên Thầy không dùng Điển của Hộ-Pháp nữa, Thầy cậy nơi con là người có Điển về Trung-Thiên để tiếp Điển Thầy mà ban hành Thánh-Huấn, con chớ từ nan mà lỗi với Thầy.

Điều thứ 10: Thầy sẽ phong: Đại-Sư, Pháp-Sư, Hộ-Đàn, Trị-Đàn cùng Thập-Nhị Ngoạt-tướng và Thập-Nhị Thời-Quân để giúp con bên Hiệp-Thiên-Đài.

Điều thứ 11: thi bài do nơi Hiệp-Thiên-Đài ra phải có Chưởng-Quản Hiệp-Thiên-Đài chứng nhận, để giao lại cho Ngọc-Đầu-Sư coi rồi trao qua Thái, Thượng Đầu-Sư xem xét kỹ lưỡng, rồi Chưởng-Quản Cửu-Trùng-Đài lãnh trách nhậm ban hành.

Điều thứ 12: Thầy ngưng cơ-bút lập các nơi để qui về TRUNG-ƯƠNG, trừ ra nơi CAO-THIÊN-ĐÀN là chỗ nguồn cội CHƠN-LÝ.

Điều thứ 13: PHÙNG, Thầy ban cho con một cái Hiệp-Thiên-Đài Vô-Vi nơi mình con để Thầy dạy việc khi Thầy cần dùng.

Điều thứ 14: Thầy cho con lập hai cái Đàn Phổ-Độ tạm thời, để cho nơi nào có cần dùng. Nhưng phải do nơi Chưởng-Quản Cửu-Trùng-Đài ưng thuận.

Điều thứ 15: thi bài nào không ra nơi Hiệp-Thiên-Đài hoặc không chịu cho Chưởng-Quản Hiệp-Thiên-Đài chứng nhận, đều là ngoại giáo và ngoại Đạo hết, bất luận là ở nơi nào. Thầy tạm bế mạc cơ-bút trong 100 ngày, để ngày giờ cho các con hành lịnh. Nghe theo Thầy thì còn mong gặp Thầy, bằng không Thầy sẽ chuyển Đạo nơi khác. Các con phải chước lượng mà ban hành Thánh-Ngôn nầy cho đủ.

Bế mạc, thăng.


—————————d&c—————————


CHUYỂN MÊ KHẢI NGỘ

(Số 8)
Cao-Thiên-Đàn (Kiên-giang),

Ngày 16 tháng Giêng năm Quí-Dậu (1933).
(CHƠN TÂM chấp bút.)
Trời chiều mống dựng uốn ba màu(1),

Muôn việc đều do một điểm đầu(2),

Ngược nước, giọt trăng, chèo gác mái(3),

Thơ Thần, Đạo Thánh vịnh vài câu.
HẠ NGUƠN KỶ NIỆM PHÚ
– Mắt thấy Hạ-Ngươn một việc,

Lòng khen thượng trí Tam-Kỳ.

– Chữ phê rằng ngày kỷ niệm Tu-My,

Lời đồn rực cuộc Trung-Ương Đại-Hội.

– Nước có nguồn, cây có cội; Trời công bình, trao gánh nặng cho bực Thiên ân.

Tiền là quả, Hậu là nhân; người sum hiệp, mới thỏa lòng ngâm câu nhơn nguyện.

– Người trí thức, thông điều u hiển; dứt phàm tâm, lo phận sự, chí ân cần cho cận duyệt viễn lai.

(1)-(2)-(3) = chiết tự: là Đông-Phương-Sóc.


Đạo chinh nghiêng, chọn kẻ anh tài; ban Thánh-Huấn, lập Qui-Điều, lời khuyến dụ mong thượng hòa hạ lục.

– Chốn phàm tục, mà quyết lòng thoát tục; lịnh ban vừa ráo tiếng, xa Nhứt Tâm, gần Nhứt Đức, lập cảnh Tiên, vầy bạn Thánh; phong quan nhìn rực rỡ vẻ y cân.

Cảnh hồng trần, lại diệt tánh mê trần; nền Định mới vừa yên, trên đồng chí, dưới đồng lòng, tưởng Đức Phật, đội ơn Trời; thiện tín thảy xôn xao đường thủy bộ.

– Cá dựa bờ, chim dựa tổ, lẽ tự nhiên, người ngay dựa với Chủ-Nhơn-Ông.

Giàu nhờ của, khó nhờ công, việc chánh đáng, Đạo tỏ nhờ nơi Minh-Lý-Hội.

– Lửa thử thét, vàng thau mới nổi; xám là chì, đen là kẽm, xanh là bạc, đỏ là đồng: bạc, chì, đồng, kẽm thảy phơi màu.

Gió sàng dê, trấu lép vừa rao; trộng là cội, nhẹ là rơm, nát là bụi, vụn là tấm: bụi, cội, tấm, rơm đều trổ mặt.

– Cơ Trời nháy mắt, dựng cuộc phổ-thông.

Lũ quỉ đau lòng, gài mưu phá hoại.

– Trời thường dạy: gìn lòng Bác-Ái, Luật Công-Bình Tạo-Hóa chẳng lầm cân.

Phật hằng khuyên: bỏ tánh tham sân, thuyền tế-độ Từ-Bi không đợi nước.

– Mưu mưu, chước chước,

Tính tính, lo lo.

– Đỏ, vàng, xanh, báu Thái-Cực-Đồ,

Đen, trắng, tím, ngôi Vô-Vi cảnh.

– Thông được chữ: thế gian bào ảnh; cải mà chi, sửa đổi lại mà chi; cải sửa sao qua khỏi máy Kiền-Khôn.

Rõ được câu: Thiên-Mạng Vi-Tôn; tuân thì được, nghe theo thì ắt được; tuân nghe phải xui theo cơ vận chuyển.

– Nghiệm Thánh-huấn: Tề nhứt biến, Lỗ nhứt biến; ấy mạng Trời hằng biến cải mị thường.

Thương phàm tâm: nghi thiên phương, viễn thiên phương; mà Chơn-Lý cứ phương trương tự toại.

– Bớt lòng ái ngại,

Dẹp dạ hồ nghi.

– Một việc làm chớ gọi vô tri; mà xét coi: kìa Thiên tri, Địa tri, Quỉ, Thần tri.

Một việc tưởng cho rằng thượng kế; e phải mắc: kìa ly kế, mị kế, vọng, lượng kế.

– Bốn người minh thệ,

Năm vị Thiên-Sư.

– Một tiếng Đại-Từ

Trăm bài Thánh-Huấn.

– Đuốc Chơn-Lý ngày ngày đắc thắng; năm Thiên-Sư lòng chớ rẽ đôi.

Cảnh Trung-Ương bữa bữa vun bồi; hai Chưởng-Quản chí mau hiệp một.

– Lời tục ví: mía sâu có đốt, trẻ đổi đốt mới yên.

Chữ Kinh rằng: Phật hóa hữa duyên, ai vô duyên thì chịu.

– Chớ nghịch mạng rắn rồng mà lếu, xem Qui-Điều đủ khoản mười lăm.

Đừng ỷ tài gà phụng mà lầm, đợi Thiên-ý chọn người hăm bốn (24).

– Điển ma lộn, điển Trời đâu có lộn; khinh điển Trời hóa lộn lấy mình.

Luật người khinh, luật Thánh dễ nào khinh; lộn luật Thánh làm khinh cho Đạo.
Kệ rằng:
Đạo sanh Trời Đất biết tròn vuông

Nào để ai làm cái mẫu khuôn.

Tam nhứt, tam tam, tam thập lục,

Muốn thông cho trọn đến non Côn.
—————————d&c—————————

Cao-Thiên-Đàn (Rạch-giá)

Đêm 14 tháng 4 năm Quí-Dậu(1933).
(TƯỜNG KHÁNH chấp bút.)

NGỌC lành há dễ để người rao,

HOÀNG-Điện khuyên con ghé mắt vào,

ĐẠI-Đức mới mong chầu Đại-Điện,

ĐẾ quyền thức tỉnh giấc chiêm bao.

Thầy mừng các con. Nghe Thầy dạy:


76.- Tìm ngọc báu non trèo biển lặn,

Kiếm châu lành dãi nắng dầm sương;

Đạo cao phải học mới tường,

Mênh mông biển rộng khó lường khôn đong;

Ngày đêm khuyên ráng chí công.

Dẫu cho cầm thú có lòng cũng nên.

77.- Ngày tháng tợ dường tên thấm thoát,

Sớm cùng trưa con ác chẳng chờ,

Tu cho biết bến biết bờ,

Tu đừng bày việc vất vơ phỉnh người.

Mị, Ly, Vọng, Lượng hại đời,

Tránh sao cho khỏi lưới Trời bủa giăng,

78.- Nền Chơn-Lý trang bằng rất quí,

Mối Vô-Vi Âu-Mỹ đương tìm.

Thương con Thầy dạy tấc tim,

Sao con nỡ để sắn bìm phủ leo;

Thương con Thầy chỉ lái lèo,

Con đành hơ hỏng cái dèo gió dông.

79.- Đồng một Đạo mà lòng chia rẽ,

Bởi cậy quyền tranh thế mà ra,

Đặt lời Thầy dạy chia ba,

Dối người thì dễ, dối TA dễ gì?

Thần Tiên lụy nhỏ ai bi,

Cám thương sanh chúng mắc kỳ nạn vương.

80.- Thầy đã dạy Trung-Ương là gốc,

Dạy các con chủng tộc thương nhau,

Năm Châu một thể đồng bào,

Dẫu người khác giống cũng nhau rún mình.

Cầu cho tránh sự đao binh,

Cầu cho thiên hạ thái bình muôn năm.

81.- Đạo chẳng dạy đường lầm nẻo quấy,

Đạo chẳng truyền bùa giấy phép ma.

Con ôi! Muốn rõ Đạo Cha,

Đạo Cha chánh trực vô tà vô tư,

Đạo Cha chép để Thi Thư,

Đạo Cha khuyên trẻ ba dư học hành.

82.- Đạo gốc dạy dân sanh làm phải,

Đạo dắt người đường phải Chánh Chơn,

Đạo khuyên trung hiếu nghĩa nhơn,

Đạo khuyên con trẻ xót thương nhau hoài,

Đạo không tách một rẽ hai,

Đạo là hiệp nhứt cả loài thế gian.

83.- Thương con dại lầm đường lạc ngõ,

Đường Chánh Chơn đành bỏ chẳng màng,

Thần Tiên cạn lẽ gián can,

Anh em ủ dột khô khan tâm bào.

Chỉ Trời, chỉ Đất, chỉ Sao,

Nói Nam, nói Bắc, nói khào giành tin.

84.- Dạy Thiên-Đạo giống hình ảo thuật,

Thương các con trí thức ở đâu?

Khéo tin những việc cơ cầu,

Khéo tin những việc giấu đầu giấu đuôi.

Thế Thần chước quỉ giục xui,

Gặp cơn giông tố đuổi ruồi được chăng?

85.- Nghe Thiên-Đạo chẳng cần ai chỉ,

Thiên-Đạo là Thiên-lý nơi Tâm.

Thử xem con trẻ còn nằm,

Biết nhìn cha mẹ chẳng lầm người dưng.

Ngày đêm xây chuyển không ngừng,

Bốn mùa tám tiết một chừng không sai.

86.- Tìm Thiên-Đạo cần ai phải chỉ!

Lòng chí thành suy nghĩ thì ra,

Đạo Trời nào phải yêu ma,

Đạo Trời nào phải dối Ta, gạt Người.

Đạo Trời nào phải trò cười,

Đạo Trời quí báu muôn đời sách ghi.

87.- Hành Thiên-Đạo Vô-Vi phải biết,

Chữ tùy thì biến diệc phải thông.

Thánh-Nhơn thừa thử Lục Long,

Nào ai biết đặng lại phòng bôn-chôn.

Phải thông hai chữ Hà Ngôn,

Âm-thinh sắc-tướng phải chôn Nguơn-Thần.

88.- Thầy biết quỉ muốn phân nhiều mối,

Lập Thánh-Tòa Thầy hội Trung-Ương,

Lời Thầy chánh chánh đường đường,

Các con mặt trái can cường chẳng tuân.

Nghe không cũng tại số phần,

Song Thầy cũng ráng đặng ngăn chỉ giùm.

89.- Thầy hằng dạy hiệp sum một cửa,

Chọn Trung-Ương là giữa Trung tim.

Đông Tây Nam Bắc thuận êm,

Bộ đi cũng vững, thuyền tìm cũng xuôi.

Các con tới tới lui lui,

Minh minh bạch bạch, khỏi chui nhủi người.

90.- Tiếng dậy khắp Thầy Trời dạy Đạo,

Cả Năm Châu Tôn-Giáo mội không.

Các con sao nỡ đành lòng?

Các con sao nỡ vội vong ơn Thầy?

Các con chẳng phải dại ngây.

Các con mau tỉnh nghe Thầy, bớ con!
CA, PHÙNG, hai con đã hằng lừa lọc Tịnh-Thất hiệp vào chăng?

Hai con có hiểu cách lừa lọc chăng?

Hai con chung trí đặng cầu Thầy chỉ bảo chăng?

Thầy dạy PHÙNG theo y lời Thầy, tới đâu Thầy sẽ chỉ cho; chớ Thầy không dạy trước, e quỉ nó thấy mà dẫn sái đường.

……

—————————d&c—————————



Cao-Thiên-Đàn (Kiên-giang)

Đêm 15 tháng Tư năm Quí-Dậu (1933).

NGỌC báu Thầy dành để sẵn nơi,

HOÀNG phong Thiên chức phải trò chơi,

ĐẠI đồng thế giới Thầy chưa định,

ĐẾ lịnh khuyên ai chớ dể ngươi.

Nghe Thầy dạy:



91.- Thầy trước nói Đạo tròn thoạt méo,

Bởi các con chẳng khéo mà ra.

Tiếng đồn Chơn-Lý bay xa,

Các con nỡ để loài tà lộn xen.

Các con Đạo học thấp hèn,

Lại thêm đãi-sĩ chiêu-hiền cũng không.

92.- Kìa Chiêu-Thánh Thầy phong tạng mặt,

Được phong rồi tự đắc tự kiêu,

Nào hay kiêu ngạo bấy nhiêu,

Đều là thuốc độc tinh yêu nhuộm vào.

Dầu cho Tiên Phật phẩm nào,

Có lòng tự thị phải nhào chơn-ngươn.

93.- Ma quỉ dụng giọng đờn tiếng quyển,

Xuôi giục người nhiều chuyện hoang đàng.

Nhỏ to thầm tính mưu gian,

Quến người trí thức mê man tinh thần.

Các con mau tỉnh lần lần,

Có ngày may được xá-ân của Thầy.

94.- Trăng gặp lúc vừng mây che khuất,

Người phải tua nỗ lực tu hành.

Tu cho mục đích đành rành,

Tu đừng lập vị, lập danh, lập quyền.

Tu cho quỉ phục Thần kiên,

Tu đừng lo lập chùa-chiền hại dân.

95.- Thầy chuyển Đạo lẫy lừng bốn biển,

Thầy có đâu triếu mến chùa to.

Con nào muốn lập cơ đồ,

Bịa danh huyễn hoặc đừng hô danh Thầy.

Rìu trăng chẳng dụng đốn cây,

Rìu trăng dụng để đốn tay gian hùng.

96.- Thầy nhắn nhủ khắp cùng con dại,

Ai dạy làm việc phải thì nghe,

Chớ ham hiệp lũ vây bè,

Trăm điều cẩn thận kiên dè lắm con.

Đừng nghe tiếng ngọt lời ngon,

Khinh khi luật nước hao mòn thần linh.

97.- Loài quỉ mị làm chinh Đại-Đạo,

Bịa danh Thầy hại báo chúng-sanh.

Trung-Ương Thầy đã định rành,

Tiếng bay tỏ rạng danh lành chép ghi.

Từ nay chánh giống Tam-Kỳ,

Trung-Ương là chỗ Thầy qui Đạo-Tràng.

98.- Tiền, Trung, Hậu, Tam-giang kỳ quái,

Vốn mưu tà dẫn sái Đạo cao.

Tịnh-Vân đạo đức dường bao,

Rẽ phân thủ-túc dạ nào đành yên,

Làm cho sanh chúng đảo huyền,

Danh nêu Hắc-tịch, bản biên A-Tỳ.

99.- Mau sám hối Từ-Bi xá tội,

Để lâu ngày khó rỗi cho tiêu,

Nhọc lòng công quả bấy nhiêu,

Ham danh một phút Thiên-Điều khó dung.

Thấy con Thầy cũng động lòng,

Động lòng Thầy phải não nùng khuyên con.

100.- Tình liên lạc xử tròn một mực,

Qui Trung-Ương hiệp nhứt như xưa.

Đừng cho quỉ lận ma lừa,

Nhơn sanh đồ thán tội đừa tại con.

Đừng cho Đại Đạo hao mòn,

Ngày đêm nhứt nguyện nước non thái bình.

101.- Tu thì phải giữ gìn Tâm-Đạo,

Tu đừng cho quả báo luân hồi.

Minh mông thiên võng khôi khôi,

Chớ khinh mà mắc, mắc rồi khó ra.

Đạo nào Đạo lại rẽ ba,

Đạo là có một phải hòa mới nên.

102.- Mưu chước quỉ có bền đâu được,

Khuấy các con đục nước béo cò.

Than ôi! Con dại lầm to,

Miệng chậu kiến bò, nói chuyện thiên-văn.

Thương con Thầy dạy ân cần,

Khá tỉnh lần lần mới gọi chơn tu.

103.- Đèn Chơn-Lý phá mù sanh chúng,

Sao các con chẳng dụng rọi đường.

Rọi trong phế phủ cang trường,

Rọi ngoài luân lý cang thường cho xong.

Rọi cho thức tỉnh giống dòng,

Rọi gần cho rõ đặng phòng rọi xa.

104.- Ớ trẻ dại! Nghe Cha than thở,

Bỏ những điều lầm lỡ xưa nay,

Phải lo vén ngút rẽ mây,

Tạnh êm sóng gió kịp ngày qui nguyên.

Phải lo nhơn nghĩa vẹn tuyền,

Đừng cho xao dợn mới yên Nguơn-Thần.

105.- Sẵn lương-tri làm căn làm cội,

Bỏ lương-tri học hỏi đâu xa.

Lương-tri vốn thiệt Thầy nhà,

Lương-tri báu lạ của Cha sẵn truyền.

Cạn lời Thầy độ hữu-duyên,

Chuyển-Mê Khải-Ngộ kẻo phiền lòng Cha.

Thầy chào các con.



—————————d&c—————————

Cao-Thiên-Đàn (Kiên-Giang)

Đêm 29 tháng Tư năm Quí-Dậu (1933).
(TƯỜNG KHÁNH chấp bút.)

……

NGỌC bút châu phê sẵn mấy hàng,



HOÀNG phong mở rộng cảnh Kiên-Giang,

ĐẠI hùng, đại lực Minh-Chơn-Lý,

ĐẾ đức dồi vào khắp bốn phang.

Thầy mừng các con. Các con bình thân, nghe Thầy dạy:


134.- Bên Nữ phái dặn dò khuyên nhủ,

Những việc xưa lỗi cũ Thầy quên.

Từ đây đường cả thẳng lên,

Thầy còn dạy chọn nhiều tên bản đề.

Kiên-Giang sắc chỉ đã phê,

Cội nguồn Chơn-Lý mựa hề đổi thay.

135.- Nầy Nam-phái, nghe Thầy cử đặt,

Ngọc bản xưa chọn mặt đành rành.

Vì sao tính quất lo quanh,

Khiến cho Chơn-Lý rong xanh phủ thềm.

Các con đành đoạn yêm lìm,

Các con đành đoạn chẳng kềm chế nhau.

136.- Khuyên các trẻ một màu một ý,

Hòa hiệp nhau tâm trí cho phù.

Đồng lo vẹt ngút mây mù,

Chớ cho uổng phí công phu bấy chầy.

Trăng trong gió mát hây hây,

Nầy công, nầy quả, nầy Thầy, nầy con.

137.- Thầy tâm chí hao mòn biết mấy,

Các con đành phải quấy thiệt hơn.

Thầy đau đớn dạ từ cơn,

Khúc khiêu can gián khuyên lơn phân trần.

Quỉ ma nay Sở mai Tần,

Miễn con Chơn-Lý nắm chân theo Thầy.

138.- Thầy đã dạy rẽ mây vén ngút,

Thầy trước phân chạm ngọc khảm vàng.

Thầy đà rọi đuốc chỉ đàng,

Tại con yếu dạ mỏng gan quên lời.

Tại con tu giỡn, tu chơi,

Tu quyền, tu thế, tu đời, tu quen.

139.- Ai cũng nói Cha hiền con thảo,

Cha như Thầy, con thảo nào đâu?

Kiêng-Giang Chơn-Lý mở đầu,

Kiêng-Giang Chơn-Lý cơ cầu hơn ai.

Thôi không tiếng một lời hai,

Lể gai tiếng ví, dụng gai lệ thường.

140.- Thấy các trẻ lương khương tấn-thoái,

Nghi ngờ vì giọng rỗi tiếng kèn,

Tin chi cái thói đê hèn,

Tin chi cái lối tắt đèn là ma.

Khuyên con một dạ thật thà,

Mấy khi Chơn-Lý đôi ba con đường?

141.- Thầy mở lớp học đường sơ giảng,

Giảng cho con một đoạn Đạo Trời,

Đạo Trời có một không đôi,

Đạo là sự sống cứu người thế gian.

Đạo không đợi cãi đợi bàn,

Đạo là giải cứu cái màn NGƯỜI TA.

142.- Trời có một thì TA có một,

Có TA rồi nên cột có NGƯỜI,

NGƯỜI nên, TA được thảnh thơi,

TA NGƯỜI chung hiệp một Trời nào ba;

TA NGƯỜI nếu rẽ nhau ra,

TA NGƯỜI chia rẽ, quỉ ma chen vào.

143.- Bỏ “Cái Ta” thì nào có quỉ,

Còn “Cái Người” cũng bị cái ma,

Quỉ ma cũng tại NGƯỜI TA,

TA, NGƯỜI chung một, quỉ ma tàn hình.

Đừng rằng TA trọng NGƯỜI khinh,

Khinh thanh, trọng trược, tại mình rẽ chia.

144.- Thầy sơ giảng một tia Chơn-Lý.

Con đêm ngày suy kỹ nghiệm cang.

Phân minh tà chánh rõ ràng,

Nghiệm tường mới hết nghi nan Đạo Đài.

CAO-ĐÀI có một không hai,

Đài cao nêu vọi nhắm sai nghi lầm.

145.- Thầy thường dạy Đạo-Tâm phải quyết,

Nay giảng thêm cho biết Đạo Trời,

Khuyên con bền chí chớ lơi,

Thì Thầy vui dạ nhiều lời dạy thêm.

Trường-trai khổ hạnh ngày đêm,

Hóa chơn thành ngụy, luật nghiêm đặt bày.

146.- Nghe lời dạy khá thay tâm tánh,

Phải chuyên cần đường chánh mà theo.

Kìa loài ma quỉ trổ dèo,

Phật Trời ngoài miệng, tinh yêu trong lòng.

Giả Thầy móc của, lường công,

Con ôi! Đạo vốn sắc-không muôn đời.

147.- Giảng Chơn-Lý một lời chẳng vị,

Đạo Quang-Minh ích kỷ phải hư.

Đạo là Đại-nguyện Đại-từ,

Đạo không mưu kế chuyện ngư, ngao, cò.

Đạo chung khắp kẻ Hớn Hồ,

Đạo nào dạy lập cơ đồ, cơ giang./-

—————————d&c—————————
CHUYỂN MÊ KHẢI NGỘ

(Số 9)
Cao-Thiên-Đàn (Rạch-Giá)

Đêm 18 tháng 6 năm Quí-Dậu (1933).

KHƯƠNG từ lãnh mạng hiệp chư Hiền,

THÁI-Cực-Đồ dùng báu tự-nhiên,

CÔNG-dụng công-tâm trừ quỉ mỵ,

GIÁNG Đàn chấn-chỉnh cuộc An-Thiên.
Lão chào Chư Chức-sắc Lưỡng-phái. Tịnh Đàn tiếp-giá Đức-Chí-Tôn.
NGỌC là vật báu của Trời sanh,

HOÀNG-Bút châu phê chữ đã rành,

ĐẠI-Cuộc An-Thiên rồi Kỷ-Niệm,

ĐẾ-Ân truyền xá kẻ làm lành.
Thầy mừng các con. Nghe Thầy dạy:

204.- Nầy các trẻ có duyên tìm Đạo,

Chữ lời Thầy dạy bảo, chớ sai:

Minh-mông biển rộng, sông dài,

Trời che, Đất chở chẳng hai con đường.

Anh em hòa thuận, nhịn nhường,

Đừng lòng ích-kỷ Sâm-Sương rã-rời.

205.- Kể từ thuở Đất Trời gầy dựng,

Sanh loài người chí nhẩn tới nay;

Nhiều phen giáng-thế chỉ bày,

Tùy theo thời-cuộc, cũng Thầy mà thôi;

Rằng tuy khác biển cách vời,

Hễ ở trong Trời thì một “Mẹ Cha”.

206.- Tuy khác tiếng, khác da, khác giống,

Nhưng cũng đồng sự sống với nhau,

Dưới chơn cho tới trên đầu,

Tay chơn máu thịt chỗ nào khác đâu?

Ớ con! Khắp cả Hoàn Cầu!

Trước đều một rún, một nhau, một nhà.

207.- Từ Vô-Thỉ, Lịnh Cha đã dạy,

Dạy các con đến cõi trần-gian;

Mở mang khắp cả Hồng-Hoang,

Giúp thay Bàn-Cổ, Tam-Hoàng lập công;

Công thành qui-vị thưởng phong,

Đừng cho đến đỗi bụi hồng vương mang.

208.- Cung “Bạch-Ngọc” hai ban lựa nhón,

Chọn con nào chưa trọn Chơn-Nguơn,

Ban cho nhứt Điểm Linh Quang,

Giáng trần công-quả hoàn-toàn Bổn-Lai;

Lập xong danh phận Tam-Tài,

Trở về hớn-hở lâu dài Ngọc-Kinh.

209.- Chốn “Ngọc-Kinh” còn gìn nhiều bực,

Đặng chăm nom đốc-suất công-trình;

Giúp công hóa hóa sinh sinh,

Phong Vân Vũ Lộ Đẩu Tinh huyền hoàn;

Âm-Dương hàn-thử tuần-huờn,

Cầm giếng-mối Chánh “Càn” cang giúp Thầy.

210.- Nối Nhơn-Hoàng đổi thay Thánh-Ý,

Mến hồng-trần quên nghĩ Ngọc-Kinh;

Tánh phàm chen lộn vào mình,

Thất-tình lục-dục biến thành quỉ-vương:

Cửa nhà, nấu nướng, điểm trang,

Trau dồi xác thịt, quên đàng thiêng-liêng.
I.

211.- Muốn cho trẻ có duyên trở lại,

Thầy phải sai ba phái “NHỨT-KỲ”:

Di-Đà, Thái-Thượng, Phục-Hy,

Giáng-trần phổ-độ duy-trì Đạo Cha:

Thái-Thượng sửa tánh phàm-tà,

Phục-Hy hoạch quái, Di-Đà giác mê.

212.- Thầy cũng dạy đề-huề Tiên Thánh,

Trước cùng sau lãnh gánh giáng phàm;

Đông Tây Nam Bắc gia tâm,

Năm Châu em dại ráng tầm cho ra;

Dắt về cho tạng mặt Cha,

Đại-phong an hưởng Thánh-Tòa Ngọc-Kinh.

213.- Còn những kẻ chưa thình Tâm Tánh,

Lưu phàm trần khổ hạnh Tu Thân,

Nước non bồi bổ tinh-thần,

Nguơn-Chơn un-đúc, bổn-căn trau-dồi;

Đạo thông sẽ trở về Trời,

Cùng Cha sum-hiệp đời đời an vui.

214.- Mười hai trẻ được hồi Nguơn-Vị,

Dư hằng hà chẳng kể Chánh Chơn;

Một lòng xu-hướng quỉ-vương,

Khinh-khi, nhạo báng sự Nhơn-Đức Trời;

Mê sa ma quỉ lả lơi,

Bỏ điều “Minh-Thệ”, trổ mòi Bàng-Môn.

215.- Oai Trời định diệt phồn yêu mị,

Giáng thiên tai, hồng thủy thao thao;

Thay Thầy sửa trị phong-trào,

Nối Nghiêu có Thuấn lãnh trao Chơn-Truyền.

Thương đời Tiên, Thánh liền liền,

Giáng phàm tế-độ luân-phiên dạy đời.

216.- Dư ngàn năm đến đời Thương Trụ,

Tà loạn chơn rất phụ lòng Thầy;

Thánh-Nhơn cho giáng Kỳ-Tây,

Đao binh kiếp số diệt bầy tinh yêu.

Sa-Tăng tội ác khó tiêu,

Bắt về giam đợi Thiên-Điều xử-phân.

217.- Thương Cơ-Phát ân-cần diệt bạo,

Phú ngôi Trời dạy Đạo hóa dân;

Phú cho mười bực Hiền-Thần,

Lãnh truyền Đại-Đạo xa gần thế-gian;

Truyền lần đến cõi Nam-Bang,

Cháu con Hồng-Lạc vén màn “Chỉ Nam”.

218.- Nhà Cơ-Phát tám trăm năm có,

Truyền Đạo Trời vô số Huyền-Công;

Hềm còn yêu chuộng Thần-Thông,

Hóa lòng vọng tưởng, chẳng phòng yêu-ngôn;

Lần lần sa lạc “Bàng-Môn”,

Thần Tiên, ma quỉ chẳng còn biện-phân.
II.

219.- Nhìn thấy trẻ dương-trần Thầy ngán,

Chẳng rằng chi còn đáng con Thầy;

Biết sao cho được giải khuây,

NHỊ-KỲ PHỔ-ĐỘ Thầy rày phải sai;

Bởi thương các trẻ miệt-mài,

Trần-gian ảo-mộng lại hoài Chơn-Nguơn.

220.- Hóa Bốn Phách chẳng sờn lao-khổ,

Trắng, vàng, đen phổ-độ cả ba:

Ấn kia trước có Di-Đà,

Nay cho tái-thế Thích-Ca giáng phàm;

Thái-Thượng hóa kiếp Lão-Đam,

Truyền Kinh Đạo-Đức nơi Hàm-Cốc-Quan,

221.- Luận dạy việc kinh bang tế thế,

Bởi sanh-dân bỏ phế luân-thường;

Kế Châu cho giáng Tố-Vương,

Ân-cần lập kỷ trần cương dạy đời,

Hiếu, Trung cội gốc con người,

Trọn điều Nhơn-Đạo tùy thời Tu Thân;

222.- Nơi Tây-Bộ nhiều lần Đạo mở,

Quỉ-vương thường phá vỡ Đạo nhà,

Phải sai con Một của Cha,

Máu hồng chuộc tội cả và thế-gian.

Bộ Châu nào mới mở-mang,

Cũng đều sai Thánh đến ban Tin Lành.

223.- Muốn biết trẻ nhiệt thành nguồn cội,

Cho Sa-Tăng đoái tội lập công;

Con nào thiệt dạ thính tùng,

Cõi Trời dành để vô cùng sự vui;

Con nào gian ác chẳng thôi,

Chiếu lời minh-thệ “Ngũ-Lôi” hành hình.

224.- Dư một lúc hơn nghìn năm rưỡi,

Biết bao phen Vận-Hội trở-xây;

Phật, Tiên lắm lúc châu mày,

Thánh, Thần nhiều buổi chầu Thầy lụy rơi;

Rằng con chẳng những y lời,

Bàng-Môn Tả-Đạo coi Trời như không.

225.- Kẻ chẳng kể Luật công Thiên-Lý,

Kẻ thì theo tà mị, dị đoan;

Xiết bao kiếp số tai-nàn,

Hớn qua, Tống lại, Minh sang, Thanh rồi;

Cãi Trời thì bị luật Trời,

Trời nào có dạy cướp ngôi tranh quyền.

225.- Con đã dại, Thầy yên sao được,

Kiếp Ngũ-Lôi kế duợt gần đây;

Nếu con tránh được buổi nầy,

Mới được chầu Thầy Cực-Lạc tiêu-diêu;

Nếu con ma quỉ tinh yêu,

Ngũ-Lôi hỏa kiếp diệt tiêu Linh-Hồn.
III.

227.- Muốn cho con được tròn tỉnh ngộ,

Đệ TAM-KỲ Phổ-Độ phải ban;

Xét coi cả cõi Dinh-Hoàng,

Có Châu Nam-Thiệm Hồng-Bàng khá khen:

Một lòng Đạo-Đức tập rèn,

Ít mê vật-chất đê hèn như đâu.

228.- Tuy chưa rõ Nhiệm Mầu Đạo-Đức,

Song có lòng kỉnh Phật, thờ Trời;

Lịnh sai Tiên, Thánh khắp nơi,

Giúp người lầm lạc phục hồi bổn-sơ;

Phổ thông dụng Báu Huyền-Cơ,

Khải thông Đại-Đạo trên bờ Nam-Bang.

229.- Thay Tam-Giáo lập bàn Tam-Trấn,

Tùy theo thời độ-dẫn chúng-sanh;

Độ cho bỏ dữ về lành,

Bỏ điều tà vạy, đừng canh-cải Trời;

Tam-Kỳ Ân-Xá các nơi,

Hễ biết nghe lời thì được qui nguyên.

230.- Phế Ngọc-Kinh, Nam-Thiên giá-hạnh,

Thầy bổn-thân thấy cảnh đau lòng:

Các con rắn rắn, rồng rồng,

Coi lời Tam-Trấn như không, chẳng màng;

Lại thêm bày lớp dị đoan,

Mê sa ma quỉ tội tràn vạ lây.

231.- Thương các trẻ Thầy day cán bút,

Cao-Thiên-Đàn gạn đục lóng trong;

Khuyên con bỏ tánh cuồng ngông,

Giàu lòng Bác-Ái, mạnh lòng Từ-Bi;

Đường Ngay con cứ con đi,

Ráng tìm đến chỗ Thầy qui mà vào.

232.- Lập Trung-Ương Thầy trao gánh nặng,

Dạy các con dứt hẳn phàm tâm;

Đừng lòng chia rẽ mà lầm,

Đừng lòng dại dột mà cầm rằng khôn;

Xét coi nội Quả Càn-Khôn,

Có ai qua được Chí-Tôn là Thầy.

233.- Thầy thương xót một bầy con dại,

Kiếp “Ngũ-Lôi” hiện tại đương giàn;

Thầy thương, Thầy dạy, Thầy than,

Mong cho con chớ ngổ-ngang lời Thầy;

Ví bằng kiếp số đến ngày,

Ăn-năn đã muộn, kêu Thầy uổng công./-

CA, Thầy khen con có chí học Đạo, song Đạo rất mắc-mỏ, mỗi người hiểu một ý, vì thế cho nên Đạo phải chậm trễ. Từ nay nhẩn sau, Đạo còn tấn-hóa thì Thầy lại dạy cao hơn một ít; ráng tìm mà hiểu. Thầy khuyên con nhơn dịp rảnh rang, đến hòn núi nào dựa mé biển, dòm lên Trời coi sự tấn-hóa của cõi không-trung, dòm xuống thấp coi tấn tuồng cỏ cây sóng nước, con sẽ rõ Đạo Thầy.

Thầy không phải có một Tòa-Thánh. Thầy có đến bốn cái Tòa-Thánh: ba cái vô-hình, và một cái hữu-hình. Con ráng tìm mà hiểu, cái quả Địa-Cầu nầy là Trung-Ương, vì khí Trời bao nó, còn nó ở chính giữa.

Quỉ-vương có ba Tòa-Thánh vô hình và nhiều Tòa-Thánh hữu hình của người đã lập cho nó và săn-sóc trật-tự cho nó. Con ráng tìm cho thấu.

NGUỢT Thầy khen con biết căn-cội mà tìm. Bấy lâu nay Thầy cho con thung-dung để lo trọn bổn-phận phần đời, nay đã đến kỳ trách-nhậm con nghe thi Thầy đặng hành phận-sự:

Trời Phật chính là có một TA,

Phải phân cho kỹ, kẻo lầm ma,

Thời-kỳ trách-nhậm con nâng gánh,

Giáo-hữu Thầy phong tại Ngọc-Tòa.

Thăng
—————————d&c—————————




Cao-Thiên-Đàn (Rạch-Giá),

Đêm 19 tháng 6 năm Quí-Dậu (1933).

NGỌC-thể kim-thân báu tự-nhiên,

HOÀNG-ngôn thường dạy chữ đoàn-viên,

ĐẠI-minh đại-giác do Chơn-Lý,

ĐẾ-lịnh khuyên người phục bổn-nguyên.

Thầy chào các con. Nghe thi:


234.- Lò Tạo-Hóa mấy Ông thợ tạo,

Ai tạo chi quả-báo luân-hồi;

Đã rằng Thiên võng khôi khôi,

Sơ nhi bất lậu mắc rồi khó ra.

Tiên phàm Phật Thánh tà ma,



Chưởng qua thì phải đắt qua tại mình.

235.- Con muốn được trường-sinh bất-tử,

Chữ trường-sinh giải thử Cha nghe.

Khuyên con học phải kiên dè,

Đừng theo “Tả-Đạo” khó về ngôi xưa.

Giải cho con hiểu đặng chừa,

Hiểu rồi mới biết đặng ngừa “Bàn-Môn”.

236.- Con phải nhớ Linh-Hồn hượt bát,

Vốn là ngôi Bổn-Giác Thầy ban;

Bởi con chưa được hoàn toàn,

Thầy cho xuống tại phàm-gian trau dồi;

Dứt xong phàm tục được rồi,

Vô-Vi hiệp nhứt về ngôi Thánh-Tòa.

237.- Xuống phàm-thế phải ra công nhọc,

Lãnh riêng phần săn sóc chúng-sanh,

Lãnh phần chấp-chưởng Quyền-Hoành,

Cầm cân phạt dữ thưởng lành thế TA.

Cầm quyền Chơn-Lý Giái Ba,

Chí chơn chí chánh vô-tà vô-tư.

238.- E con dại nên hư chẳng rõ,

Mà sái đường lạc ngõ Lý-Chơn.

Một phần chuyên dạy nghĩa nhơn,

Giảng phân Đạo-Đức, luân-thường bổn-nguyên;

Trung-Dung bất diệt bất thiêng,

Tu điều đức hạnh ròng chuyên Đạo Trời.

239.- Lo lũ trẻ ham chơi lười biếng,

Vì lo ăn, chưa đến chưa no;

Một phần trách nhậm rất to,

Gia đình giáo dục phú cho nghiêm từ;

Rèn lòng triêu tịch tư tư,



Động, ngôn, thị, thính tảo trừ tà tâm.

240.- Tứ-Đại-Giả hiệp thành nhứt thể,

Vì trược thanh nặng nhẹ chẳng đồng;

Các con có đứa cuồng ngông,

Cũng còn có đứa vẫn thông-minh nhiều;

Anh em sau trước dắt dìu,

Rèn lòng son sắt, bỏ điều tà tây.

241.- Kìa ba sáu ngàn ngày như nhán,

Còn trông chi, còn nán đợi chi?

Đường ngay sao chẳng bước đi?

Đường tà để bước, ôi thì, ối thôi!

Kìa kìa cái bánh “Luân-Hồi”,

Lăn qua lộn lại mấy đời thoát ra?

242.- Bánh luân-xa thoát ra chẳng khỏi,

Thì Linh-Hồn sao gọi trường-sanh;

Muốn cho gọi được trường-sanh,

Trường-sanh vốn thiệt bất-sanh đó mà.

Bất-sanh mới được gần TA,

Gần TA mới được thoát ra “Luân-Hồi”.

243.- Bánh luân-xa lăn rồi lại trả,

Mà ai rằng tấn-hóa nỗi chi?

Nếu không cách-vật trí-tri,

“Luân-Hồi” nhiều kiếp, ngu si càng nhiều.

Biết đường tánh mạng mà theo,

Trương bườm Chơn-Lý một lèo mấy ai?

244.- Con chữ dạ chớ sai lời dạy,

Sáu loài ma dục quấy coi chừng.

“Luân-Hồi” xa nọ nhiều ngăn,

Mà ngăn lục dục hơn phân nữa rồi.

Nếu sa vào bánh “Luân-Hồi”,

Thì mong chi nữa phục hồi Bổn-Ngươn.

245.- Trị Nhơn-Tâm còn hơn trị hổ,

Thất-tình thường bởi nó mà sanh.

Ham chi phú quí lợi danh,

Khoe khoang sự nọ, nói hành sự kia.

Dẫu cho muôn kiếp chẳng lìa,

Lộn đi lộn lại, cũng về “Bàn-Môn”.

246.- Thầy chỉ tắt cho con được hiểu,

Tấn-hóa là chỉ-yếu phải tu.

Tu cho phân biệt trí, ngu;

Tu đường Đạo-Đức, tiếng rù đừng tin.

Đạo, đời hai cuộc phân rành,

Đừng tin-tưởng quấy, phải thành-thật tâm.

247.- Đừng ham muốn âm thầm phép lạ,

Đừng chuyên lo truyền bá dị-đoan,

Đừng ao ước việc mơ màng,

Đừng tin-tưởng việc hoang-đàng quỉ ma,

Đừng lo những việc cao xa,

Đừng lo ích kỷ: lợi ta, hại người.

248.- Phải tin-cậy một Trời Độc-Nhứt,

Phải ân cần tuyệt dứt phàm tâm.

Phải giồi đức hạnh cao thâm,

Phải cho Bác-ái, phải tầm Lý-Chơn,

Phải suy xét kỹ mọi đường,

Phải lo an-phận thủ-thường là hay.

249.- Con khá nhớ lời Thầy đã nói,

Ấy là đường thoát khỏi “Luân-Hồi”.

Đức-tin, công-quả vẹn rồi,

Tự nhiên con được phản-hồi Ngọc-Kinh.

Ấy là con được trường-sinh,

Trường-sinh bất-diệt bất-sinh thiên-tề.

250.- Con ở thế mản mê phép lạ,

Nên bị điều dối trá phỉnh phờ,

Tay kia đã kẹt hom lờ,

Hết đợi, hết chờ đặng gỡ tay ra.

Con hư lây xấu đến Cha,

Con dữ, ắt là Cha Mẹ phải mang.

251.- Thầy càng dạy, con càng ngang ngạnh,

Kiếm thế thần đặng tránh cho xa.

Con ôi! Tai nạn khó qua,

Nếu con chẳng kíp, thoát ra của “Bàn”.

Thần-thông dầu có muôn vàn,

Thiên-Điều đâu thứ tôi-loàn mà mong.

252.- Con muốn được thoát vòng tục lụy,

Phải tập rèn Chơn-Lý cho rành.

Không thông ráng học ráng hành,

Không thông khuyên chớ cải-canh, kê-cà.

Không thông khuyên chớ bỏ qua,

Không thông thì phải ráng ra công tìm.

253.- Đường Chơn-Lý kim-kim cổ-cổ,

Mà ai nào đánh đổ hào ly?

Con ôi! Tâm động Thần bi,

Trúc-cơ diện-bích ích gì đó con?

Nếu con Tâm Tánh chẳng Tồn,

Tự nhiên hạo khí hao mòn uổng công.

254.- Muốn thành Phật, giàu lòng Bác-ái,

Chúng sanh đều chủng loại cùng nhau;

Phải lo Đạo-Đức cho giàu,

Đừng lo ích kỷ mượn màu Từ-Bi.

Khuyên con chớ tánh tham si,

Chớ làm rồng cọp vân vi rộn ràng.

255.- Người ở thế muôn vàn tân khổ,

Lo sao cho phổ-độ chúng-sanh;

Của trần phải sạch sành sanh,

Sạch rồi chớ khá khoe danh với đời;

Của Trời thì giúp cho Trời,

Giúp Trời vì bởi mình tôi của Trời.

256.- Ở trần thế nghỉ ngơi chẳng được,

Cõi Giái-Ba là cuộc chiến trường:

Lợi danh, Đạo-Đức tranh thương,

Quỉ-vương, Phật-Tổ hai đường chống nhau.

Mà ai Chơn-Lý rõ sâu,

Thì được về chầu Bạch-Ngọc cao Ngôi.

257.- Đừng tưởng vấy Luân-Hồi tấn-hóa,

Luân-hồi là Nhân-Quả đó thôi.

Nếu ai nặng quả của đời,

Thì bị “Luân-Hồi” vay trả, trả vay.

Nếu ai công-quả với Thầy,

Mãn kỳ trách nhậm là ngày siêu thăng.

258.- Mấy ai được một lần trọn phải,

Cũng sanh đi, sanh lại nhiều phen;

Luân-hồi nào có gọi tên,

Thoát thai giáng thế, thiêng liêng luật Trời.

Giữ sao đừng vấy bợn đời,

Tránh khỏi Luân-Hồi là gọi Trường-sanh.

259.- Việc Tu-hành mối manh đã chỉ,

Con ráng tìm Chơn-Lý mà phăng.

Sao con nhứt nhựt mỗi tân,

Nhựt tân nhứt nhựt tự tân cho mình.

Khuyên con gìn dạ sắt đinh,

Chánh tà, Chơn ngụy phải minh cho rành.

260.- Đường Chơn-Lý chúng-sanh chưa thạo,

Cứ quẩn quanh quả báo “Luân-Hồi”.

Cho nên Tả-Đạo dối Trời,

Hư hư thiệt thiệt mê người khá thương.

Ngày nay Chơn-Lý bày tường,

Khuyên con tỉnh mộng bương bương trở về.

261.- Muốn học Đạo đừng mê mới được,

Mê muội làm bạc-nhược tinh-thần,

Làm cho hủ hại bổn-căn,

Làm cho dứt hẳn Lương-năng tánh Trời,

Làm cho hồn-phách rã rời,

Làm cho cách trở Ta-Người xa nhau.

262.- Khuyên con trẻ mau mau tỉnh giấc,

Mới gọi rằng đáng mặt làm con.

Nước non dầu có hao mòn,

Trời còn, Chơn-Lý vẫn còn tự-nhiên.

Ngày nay con được hữu-duyên,

Nên Thầy mở rộng “Khiếu-Huyền” cho con.

263.- Điểm-Linh-Quang thường còn chẳng mất,

Muốn thành Tiên, thành Phật phải “Tin”.

Quỉ ma yêu quái cũng mình,

Có lòng dục-vọng khó nhìn “Chơn-Thân”.

Con ngươi đen trắng chưa phân,

Mà mong điểm-đạo truyền-thần cho ai?

THĂNG

—————————d&c—————————


CHUYỂN MÊ KHẢI NGỘ

(Quyển cuối không có số, xuất bản năm 1934)


Sa Giang, ngày 21 tháng 9 âl (1933)

CHƯỞNG qua vụ đắc qua,

GIÁO Đạo kỳ truyền Đạo,

THIÊN mạng viết phi thường,

TÔN nghiêm thùy khả đảo.
Bần-Đạo chào chư Đệ-tử, chỉnh Đàn tiếp Đức-Chí-Tôn.
NGỌC đình sắc tứ luật Điều-qui,

HOÀNG lịnh sa thừa kẻ tự-khi,

ĐẠI kiếp đại thành kỳ tám chục,

ĐẾ ân rộng mở cảnh Vô-Vi.

Thầy chào các con. Các con bình thân nghe Thầy:


264.- Các con chuộng CAO-ĐÀI danh hiệu,

Mà không lo thấu hiểu Đạo mầu.

Ngàn khuyên muôn dạy đã lâu,

Lòng con bôi lọ một câu chưa rành,

Nói năng dường sãi niệm Kinh,

Gạn lòng lại thử ngọn nhành u ơ.

265.- Thầy thấy trẻ bơ vơ rất hổ,

Hổ nỗi con chưa rõ ĐẠO CHA.

ĐẠO CHA chánh trực vô tà,

Lời CHA đã dạy thiết tha từ nào.

Con mê giấc mộng ảo bào,

Lãng lơ Đạo Cả, ngọt ngào mồi ngon.

266.- Đứa mảng tính dại khôn, khôn dại;

Đứa say mê ân ái, ái ân.

Đành quên Đạo Cả tinh thần,

Đành vùi cát bụi Chơn-thân của mình.

Dầu cho hay biết tin lành,

Biết rồi cũng phủi, cứ gìn ý riêng.

267.- Tu nghe đọc “Mười khuyên” lỗ miệng,

Tu nghe cầu “Ngũ nguyện” đầu môi,

Tu vầy, Thầy gẫm than ôi!

Tu vầy sao thoát Luân-hồi đó con?

Tu vầy danh giá đâu còn,

Tu vầy Đạo Cả ai tôn, ai vì?

268.- Tu phải biết TAM-KỲ mở Đạo,

Vì các con ngơ ngáo thiện duyên.

Mê man giấc mộng nhãn tiền,

Luân-trầm khổ-hải liên miên chẳng rời.

Khoe mình cậy thế gạt người,

Nghiệp-chướng rối đời, Trời thảm Đất than.

269.- Sao chẳng sét oan oan tội dữ,

Sao chẳng lo Trung-Thứ làm đầu.

Trái oan, oan trái, cơ cầu,

Trả vay, vay trả, mảy thu chẳng lầm.

Xưa nay những đứa cơ thâm,

Thiên-Điều báo ứng khỉnh khầm đâu sai.

270.- Thầy thuơng xót muôn loài sanh chúng,

Thường khuyên rằng: một rún, một nhao;

Trách con đành dạ lãng xao,

Trách con chẳng kể đồng bào là chi,

Trách con mảng tánh tham si,

Trách con đồng, kẽm, thau, chì chẳng phân.

271.- Loạn phép nước Thánh Thần đâu chứng,

Luật tự nhiên cảm ứng hẳn hòi.

Khuyên con thấy đứa trổ mòi,

Khá trừ chớ để hóa giòi trong xương.

Đạo Thầy chánh chánh đường đường,

Đạo dạy cang-thường, luân-lý, nghĩa nhơn.

272.- Đạo chỉ rõ Thiên-chơn thanh tịnh,

Đạo dạy rành bổn tánh linh thông;

Đạo-nguyên vốn thiệt hư-không,

Đạo-lý nghiệm cùng cách-vật trí-tri.

Đạo-tâm đã gọi duy vi,

Đạo ngăn cấm việc thị-phi lăng-loàn.

273.- Đạo khuyên giữ bình an trật tự,

Đạo nào cho chống cự mạng Trời,

Đạo không dạy việc rối đời,

Đạo dạy con người: “Dĩ hiếu vi tiên”.

Đạo lo công quả mãn viên,

Đạo gốc chí-thiền bất lụy tu du.

274.- Các con sẵn trượng-phu tâm tánh,

Khá mau lo xa lánh mê đồ.

Trời Nghiêu, cổ phúc hàm bô,

Đạo-duyên thiện-niệm qui-mô sẵn sàng.

Tức tâm tức Phật một đàng,

Lập công tiêu nghiệt, dưỡng an tinh thần.

275.- Thấy nhiều trẻ siêng năng cầu Đạo,

Tưởng Đạo Thầy ở dạo núi non,

Hoặc là ở bãi, ở hòn,

Bạ đâu tin đó, nghe đồn cứ đi.

Chẳng cần cạn nghĩ kỹ suy,

Đói ăn bánh vẽ, ích gì mà mơ.

276.- Có trẻ tưởng Đạo-thơ là chắc,

Cứ lần mò, lượm lặc Đơn-Kinh,

Chẳng lo phổ-độ chúng-sinh,

Lo trông Hổ-giáng, lo rình Long-thăng.

Khác nào bịnh liệt trở trăng,

Mà tra tánh dược, bịnh căn sao lành?

277.- Cũng hiếm trẻ lập công sáo ngữ,

Dày công-phu nuốt chữ tam sao.

Khen cho hạnh khổ công lao,

Mà rồi công-quả lạc vào “Bàn-Môn”.

Dẫu cho tiếng nổi như cồn,

Khác nào bông giấy điểm son ích gì?

278.- Chỉ cho trẻ đường đi phổ-độ,

Ấy là đường cứu khổ tiêu tai.

Đừng cho sanh-chúng bi-ai,

Đừng cho sanh-chúng vướng chày tứ-phi.

Rèn lòng cẩn thận tứ tri,

Một lòng son sắt qui-y theo Thầy.

279.- THẦY thường dạy đừng bày chuyện lạ,

THẦY thường răn đừng tá danh “Thầy”.

THẦY thương trẻ dại thơ ngây,

THẦY dìu dắt trẻ đường ngay công bằng.

THẦY đâu dạy việc lố lăng,

THẦY đâu dạy võ, dạy văn, dạy phù.

280.- THẦY dạy trẻ việc tu phải xét,

THẦY dạy con phân biệt Chánh Tà.

THẦY đâu dạy việc tinh ma,

THẦY đâu dạy việc bất hòa dưới trên.

THẦY khuyên việc phải, việc nên.

THẦY đâu dạy trẻ học tên phong thần.

281.- Các con ráng cân phân cho kỹ,

Con phải tìm Đạo Lý mà theo.

Đừng mê những việc hiểm nghèo.

Đừng nghe những tiếng trớ trêu phỉnh phờ.

Trăng trong, mây phủ, trăng lờ,

Con phải biết bờ, biết bến mới hay.

282.- Đạo Thầy dạy càng ngày càng tới,

Bởi các con chưa mới lấy mình.

Lời Thầy đã dạy đinh ninh,

Con tua Tam-Tỉnh, hớ hinh đặng nào.

Con mong mỏi được Đạo cao,

Chánh-tâm thành-ý, chớ xao lãng lòng.

283.- Ráng chí công dứt vòng Dục-vọng,

Đừng để cho tâm động mà hư.

Kìa xem những bực Như-Như,

Thần, Tiên, Phật, Thánh trước trừ lục căn.

Nhứt-Thành cho đặng trang bằng,

Tự nhiên con gặp Nguơn-Thân Tánh Trời.

284.- Con phải nhớ những lời dạy trước,

Kiếp Ngũ-Lôi kế dượt gần đây.

Con nào tỉnh tỉnh, say say,

Kiếp đọa căn đày, đừng trách móc ai.

Con nào mượn tiếng CAO-ĐÀI,

Phải biết rằng Trời giữ luật Vô-Tư.

285.- Còn những đứa “nhàn cư bất thiện”,

Sao quên câu “như kiến phế cang”,

Đã sanh trong cõi trần-hoàn,

An thường thủ phận, đừng toan hại đời.

Công dư nên giúp cho Trời,

Bằng không khuyên chớ: dối Người, gạt Ta.

286.- Một đời vốn có ba tấc thở,

Đừng để cho dở lỡ công trình;

Phải lo giúp sức Hiếu-sinh,

Phải lo cho được công thành danh thơm,

Phải lo xuôi nước thuận bườm,

Phải lo biết nghĩa áo cơm cội nguồn.

287.- Dùng gươm Huệ dứt luồng tai ách,

Mượn Cam-Lồ rửa sạch trái oan,

Dắt nhau đến bến Từ-Hàng,

Trương bườm Chơn-Lý tìm đàng Bổn-Lai.

Nhứt tâm đừng lựa nay mai,

Nhứt tâm mới gặp CAO-ĐÀI cảnh xưa.

288.- Thấy các trẻ mắc lừa mưu quỉ,

Quen giọng đờn quên nghĩ Chơn-Thân;

Vầy đoàn hiệp lũ lăng xăng,

Đồ danh trục lợi Nghi, Tần, hoành, tung;

Reo hò đạo đức ung dung,

Mà lòng nham hiểm nọc ong miệng lằng.

289.- Con phải giữ tấm thân là trọng,

Luật Cao-Xanh lộng lộng chẳng sai.

Con nào vào cửa Cao-Đài,

Thì đừng lòng một dạ hai bán Trời.

Con nào muốn được nên người,

Thì phải giữ lời Thầy dạy chớ nên.

290.- Thầy chực sẵn chiếc thuyền phổ-độ,

Đưa người qua biển khổ sông mê;

Còn ai nặng kiếp chẳng về,

Thì tay thuyền chủ khó bề đợi trông.

Con nào muốn sạch bụi hồng,

Thì phải ghi lòng tin cậy có Cha.

291.- Muốn cậy Cha phải ra công khó,

Phải Chí-thành lo độ kẻ mê.

Sao cho lớn nhỏ đề huề,

Sao cho trên dưới đừng nghe chuyện xằng;

Sao cho ngay thật ở ăn,

Sao cho tánh hạnh mười phân vẹn mười.

292.- Đừng để tiếng trò cười CHƠN-LÝ,

Đừng cho ai khinh bỉ TAM-KỲ.

Con ôi! Tạo-Hóa tiểu-nhi,

Ai tuân thì được, ai khi thì lầm.

Ai mà có chút giả tâm,

Mượn danh CHƠN-LÝ mưu thầm phải vương.

293.- Đuốc CHƠN-LÝ TRUNG-ƯƠNG sáng tỏ,

Người đi đường phải ngó mà theo;

Thuyền đi vững lái êm lèo,

Bộ đi tránh khỏi hiểm nghèo gai chông.

Ấy là đuốc CHỦ-NHƠN-ÔNG

Cả mưa chẳng tối, to dông không lờ.

—————————d&c—————————



NGỌC bàn lố lố trọn trong tay,

HOÀNG lịnh tùy thời cuộc trở day,

ĐẠI giác đại thừa chờ đại mạng,

ĐẾ ân tràn bủa khắp Đông Tây.

Thầy ban ơn cho các con; bình thân nghe Thầy:



294.- Các con chớ bơ thờ mối Đạo,

Đạo càng cao, quỉ ngạo càng nhiều;

Thích-Ca vững chí chẳng xiêu,

Da-Tô chắc dạ trăm chiều chẳng day.

Quỉ ma mưu kế khó tày,

Ai biết có THẦY, ma quỉ phải dang.

295.- Các con dốc tìm đàng CHƠN-LÝ,

Trước lo trừ tà mị nơi tâm:

Đừng cho nứt mụt trổ mầm,

Đừng cho tược nảy, rễ đâm, sanh chồi.

Có đâu đã chẳng phân bồi,

Lại còn để ý đặng xoi đặng ngờ.

296.- Ngăn lụt nước, đê bờ phải chắc;

Dựng Đạo nhà, lục tặc phải trừ.

Đừng cho thiệt thiệt hư hư,

Đừng cho đứa dốt làm Sư nhà Thiền.

Phải cho khắng khít Mười khuyên,

Phải cho bền vững Năm giềng trước sau.

297.- ĐUỐC CHƠN-LÝ là đầu muôn việc,

CHƠN-LÝ rành thì diệt tà tâm,

Con ôi! CHƠN-LÝ cao thâm,

Muốn tường CHƠN-LÝ phải tầm đầu dây.

Cung tường cao vọi ngút mây,

Phải dò mực thước tay THẦY bởi đâu.

298.- Mắt chưa thấy góc bầu Thế-giới,

Cả miệng hô hoán cải Kiền-Khôn.

Biết sao là méo là tròn,

Biết sao là Xác là Hồn nói nghe!

Khuyên con trăm việc dặt dè,

Thị-phi việc thế, chớ hề để tai.

299.- Muốn hành ĐẠO đừng sai chữ ĐỨC,

Hành Đạo cho thiệt mực một đường.

Noi trang TỨ-THÁNH làm gương

Nên gương Đạo-Đức chữ THƯƠNG làm đầu.

THƯƠNG thì nhẫn nhịn nhường nhau,

Nhường nhau mới được trước sau thuận-hòa.

300.- TỨ-ĐẠI-THÁNH bốn nhà hiệp MỘT,

Mới đủ làm rường cột CAO-ĐÀI.

ĐẠO, NHƠN-TÂM vẫn có hai,

Hóa NHƠN thành ĐẠO dồi mài cho TINH.

Đã TINH lại NHỨT mới xinh,

NHỨT rồi cần phải giữ gìn KHUYẾT-TRUNG.

301.- Mười sáu chữ giữ lòng bền chặt,

Vẳng đêm ngày như nhắc bên tai.

Chấp-Trung đừng để sót sai,

Thầy đà dạy hũy dạy hoài nhớ chăng?

Tu hành vốn tại số phần,

Còn coi kiếp trước mấy lần có Duyên.

302.- Con dẫu muốn thành Tiên, thành Phật,

Phật ở lòng chơn-thật mà ra.

Có duyên đặng kiếp người ta,

Nghe lời dạy dỗ bỏ ta thiệt mình.

Sao cho trọn kiếp trường-sinh,

Học qui-củ chánh, đừng kinh-kệ quàng.

303.- Con những mảng đa mang chữ Vọng,

Quên Đạo Người, lại trọng Thần Tiên;

Đạo Người Hiếu-đễ vi tiên,

Quên phần Hiếu-đễ, Thần Tiên ai màng;

Suốt thông Hiếu Đễ mới ngoan,

Lầm thông Hiếu Đễ hại càng xiết bao.

304.- Con thử nghĩ Đạo cao là mấy,

Đạo đâu dùng việc quấy phỉnh con.

Đạo lo sau trước vuông tròn,

Đạo đâu dạy việc chia môn rẽ vời.

Đạo không cả tiếng lấp lời,

Đạo dạy biết TRỜI, biết PHẬT, biết THÂN.

305.- Con chớ học nghĩa nhân ngoài miệng,

Con ráng xem Kinh Truyện Thánh Hiền;

Làm con không Thảo ai khen,

Làm em không Thuận như kèn không giăm;

Đồng-bào cốt nhục tình thâm,

Qua phần bậu bạn chớ cầm rằng chơi.

306.- Giềng bậu bạn nghiệm lời hơn thiệt,

Kẻo lầm tay xảo quyệt tinh ma;

Con ôi! Ích-hữu có ba,

Còn phần Tổn-hữu cũng là dư trăm;

Bạn nhơn, bạn nghĩa khó tầm,

Giống bạn âm thầm, khuyên dứt nó đi.

307.- THẦY hết dạ Từ-Bi với trẻ,

Sao các con chẳng nể lời THẦY?

Trớ trêu, khen trẻ gan thay,

Chẳng kiêng Núi vững, Đất dày, Trời cao.

Huỳnh-Lương là giấc chiêm bao,

Ráng học phong trào Ấp-Tổn Thuấn-Nghiêu.

308.- Sống tại thế chẳng nhiều bảy chục,

Lại còn vương họa phúc phi thường;

Thêm phần tật bịnh tai ương,

Sao không tích đức, bồi đường thiện căn?

Lo chi những việc nhố-nhăng,

Lo chi những việc ăn-năn muộn rồi.

309.- Cung Bạch-Ngọc vô hồi cảnh đẹp,

Khuyên các con khá dẹp phàm tâm.

Trời êm, gió tạnh, trăng rằm,

Xuôi chèo Bác-Nhã, khảy cầm Chơn-Như,

Tụng câu Tử-hiếu, Phụ-từ,

Ngâm bài Âm-chất đặng trừ thói mê.

310.- Lời chánh đáng ai hề thấy đếm,

Tiếng phỉnh phờ ngày đệm đêm rù.

Con ôi! “Thân thể phát phu”,

Muốn Tu thì phải thiệt Tu mới thành.

Sao cho Tiên tịch đề danh,

Tu đừng bày việc tranh giành đảng phe.

311.- Tu phải biết Trời che Đất chở,

Tu đừng cầu sóng vỡ nước tràn,

Tu đừng bàn việc cơ hàn,

Tu đừng bày việc Hóa-càng Tiểu-nhi,

Tu đừng bàn việc tiên-tri,

Tu thì cứ giữ Điều-Qui chớ rời.

312.- Tu phải biết cơ Trời tối trọng,

Tu phải trừ Dục-Vọng Tham Sân.

Con ôi! Ai phước có phần,

Ai Tu nấy được, ai cần nấy thân.

Ớ con khắp cả dưới trần!

Muôn kiếp mấy lần, mới gặp hội ni?

313.- Đừng ai tưởng Hóa-Nhi bé bé,

Cầm Hóa-Nhi dường thể trò chơi.

Nếm coi miệng sữa còn hôi,

Luận việc lở bồi, điền hải, tang thương!

Khuyên con mau tỉnh mộng trường,

Đừng học theo phường sóng gió nói ăn.


—————————d&c—————————

KHƯƠNG phất Hạnh-Huỳnh trấn Hiệp-Thiên,

THÁI bình mong chúc vạn dư niên,



CÔNG khai công Đạo truyền Công-lý,

GIÁNG giải khuyên đừng tánh đảo điên.
Lão chào chư Thiên-mạng.

CA, Hiền-đệ lo sắp đặt xong sẽ tái cầu, sẽ có Đức Chưởng-Giáo đến dạy việc.



(Thăng)

—————————d&c—————————


CHƯỞNG quản Thiên-Đài sắc tự nhiên,

GIÁO khai Đại-Đạo hiệp chư Hiền,

THIÊN vô nhị nhựt lời hằng ví,

TÔN chỉ Tam-Kỳ độ hữu duyên.

Bần-Đạo mừng chư Đệ-tử.

Ớ các Đệ-tử yêu dấu! Người có Hồn mới khôn, Đạo có Hồn mới thành, mà Người có ba Hồn, bởi ba Hồn không hiệp, nên Ta-Người mới chia rẽ. Muốn Ta-Người đừng chia rẽ, thì Thần-Hồn chớ cải-canh Anh-Hồn. Như thế mới được hiệp-nhứt với Linh-Hồn mà về nơi Bạch-Ngọc-Kinh với Thầy.

Vì vậy, nên Thầy lập Tòa-Thánh hữu-hình nơi Trung-Ương đặng hiệp-nhứt với các con cái của Thầy.

Hiệp-Thiên-Đài: là chỗ dìu dắt Thần-Hồn, phải tuân lịnh Linh-Hồn mà hiệp-nhứt, chính là chỗ Anh-Hồn chầu chực Linh-Hồn, đặng rõ phân phải quấy, hầu có dạy lại Thần-Hồn; đặng hiệp-nhứt với Linh-Hồn.Thầy vì chư Đệ-tử nên phế Ngọc-Kinh xuống ngôi Bổn-Giác, đặng làm Linh-Hồn cho chư Đệ-tử, lẽ thì chư Đệ-tử phải tuân lịnh Hiệp-Thiên-Đài mới phải, có đâu Cửu-Trùng-Đài là chỗ của Thần-Hồn, sao cứ cải-canh Anh-Hồn hoài như thế, mong chi cho hiệp được. Đã có dạy:

Hai Chưởng-Quản chí mau hiệp một”,

Hai Chưởng-Quản còn chưa hiệp, thì mong gì cho ai hiệp-nhứt? Vì Thần-Hồn Cửu-Trùng-Đài còn nặng xác phàm, hay xiêu lòng, nên Anh-Hồn Hiệp-Thiên-Đài khó thế dìu dắt được, vì vậy nên Đạo gập ghình đó.

Thầy lại phân Cửu-Trùng-Đài để trao lời cho Thần-Hồn, cho Thần-Hồn tuân lịnh Linh-Hồn, Linh-Hồn đã dạy các việc, Cửu-Trùng-Đài cứ ỷ sức phàm, làm cho náo động đến Thiên-Đình. Ngày nay là ngày thứ nhứt của Thầy sắp sẽ ngự đến Tòa-Thánh Trung-Ương mà vắng mặt Chưởng-Quản Hiệp-Thiên-Đài. Lỗi ấy tại nơi ai?

Nơi Hiệp-Thiên-Đài chăng?

Chư Đệ-tử

Nơi Cửu-Trùng-Đài chăng? hãy xét lấy!

Lẽ thì ngày hôm nay Thầy lại ban Ân-điển đặng ân-phong cho Nam-Nữ tín-đồ nơi Định-Tường. Song vì thiếu mặt Chưởng-Quản, nên chiếu theo Luật Hiệp-Thiên-Đài, Thầy không thể gia-phong, nhưng vì Định-Tường chưa có hưởng chút Ân-huệ nào của Thầy, nên Thầy dạy Bần-Đạo phá lệ gia-phong trong một kỳ nầy, gọi rằng “Ân-Xá Định-Tường”.

Luật “Ân-Xá” nầy chỉ có bực Tiểu-Thiên-Phong và Tín-đồ được hưởng mà thôi. Còn các bực Đại-Thiên-Phong và các nơi khác phải đợi có mặt Chưởng-Quản Hiệp-Thiên-Đài mới được. Còn Kiên-Giang, Sa-Giang và Tân-An tuy đã có sớ của Hiệp-Thiên-Đài xin gia-phong, song không phải là phong theo Luật “Ân-Xá” ngày hôm nay vậy.

CA, đệ-tử phải biên tên những Tín-đồ Lễ-Sanh sấp xuống đã có công và chịu nhiều phen mang tiếng nặng. Hạn Ngọ mai dưng cho Thầy. Phải lừa lọc kẻ Tâm-Đạo và chớ nên biên những kẻ ngoại-giáo. Lệ nầy phong Tín-đồ hoặc Chánh Phó Trị-Sự Tâm-Đạo làm Lễ-Sanh, còn Lễ-Sanh lên Giáo-Hữu. Những kẻ ngoài Định-Tường mà đã hết lòng gìn giữ Chơn-Lý cũng được hưởng lệ nầy.

KIÊN, Hiền-đệ có thấy ai đủ sắc-phục Thiên-Phong chăng? Chư Thần lấy làm hổ-ngươi mà thấy các anh em của Hiền-đệ làm tuồng kép vá. Hiền-đệ hãy lo điều-đình cho có vẻ oai nghi.

(Thăng)

—————————d&c—————————


NGỌC thành cho trẻ mấy năm chầy,

HOÀNG Giá ngày nay mới hiệp đây,

ĐẠI-Hội Tu-My truyền kỷ niệm,

ĐẾ-Đình rộng mở cuộc rồng mây.

Thầy mừng các con.

Ớ các con yêu dấu! Hôm nay là hôm thứ nhứt của Thầy được gặp gỡ các con tại đây, ấy cũng lần thứ nhứt của Thầy được thấy các con. Vì nhiều cớ các con không muốn cho Thầy thấy mặt nơi Tòa-Thánh Trung-Ương của Thầy lập ra cho các con qui hướng. Thế nên Thầy phải nhọc lòng dìu dắt các con hội diện tại đây cho Thầy thấy, ấy là ngày thứ nhứt của Thầy được gặp các con nơi đây. Phải chi các con bỏ tánh tham si, dẹp lòng dục vọng, diệt tánh tư kỷ đi, thì Thầy đã gặp các con cũng nơi đây ngày nầy tháng nầy năm đã qua rồi, có đâu đợi đến ngày nầy tháng nầy năm nay. Thật lòng tư-kỷ của các con làm cho bê trễ Đại-Đạo biết là mấy muôn đời cho thành. Muốn cho Đạo mau thành, các con phải tuyệt dứt phàm tâm, một lòng noi theo Chơn-Lý, ngày nào được như vậy là ngày Đạo-Thành.

Một tiếng Thầy dạy, các con không nghe, một ngày Thầy định, các con không đếm, mà lòng vọng-tưởng các con lại dẫy đầy. Thật hiếm có một bầy con chí hiếu như các con vậy. Thầy để lòng khen cho! Các con ở gần gũi Thầy mà còn vậy thay, huống chi những đứa xa xuôi Thầy, chúng nó càng nghịch-lẩn biết mấy. Thầy rất đau lòng!

VỊ, Thầy đã giao trách-nhậm ngoại-giao cho con, sao con nỡ quên lời Thầy dặn con phải tùng theo Chỉ-Nam-Châm. Thầy đã răn sự bắt cá hai tay của con, sao con nỡ quên đi. Con muốn làm theo ý riêng của xác phàm con thì được, chớ con nỡ quên phẩm-giá thiêng-liêng của con sao? Con muốn làm theo thời-cuộc của con tưởng thì được, chớ con nỡ vùi chôn Đạo sao con?

Người Chỉ-Nam-Châm của con là ai?

Thầy dốc cứu con đem về nơi Ngọc-Kinh với Thầy, dạy con công-quả đặng chuộc tôi xưa. Sao con càng cao phẩm-vị chừng nào, lại càng chác khẩu-nghiệp chừng nấy. Thầy thương, Thầy khuyên, Thầy răn, Thầy dạy, chớ chẳng khi nào Thầy dụ dỗ, quến rù. Thầy dốc chí sửa quấy cho con, quấy sửa rồi mới biết phải mà theo.

Tự ý con, muốn nghe Thầy thì nghe, hay là muốn nương Chơn-Lý đặng độc lập như ai, thì chớ than van cùng Thầy khi Đại-Đồng thế-gian.

VỊ bạch:………………………(rất vô lễ).

VỊ,Con,


Ngọc-Kiên-Tinh trả lời cho……………………… con, con VỊ, con có nhớ bài luận-văn của Kiên chăng? Thầy đã thường nói với các con: “lần tới đâu Thầy sẽ dạy tới đó”ù, các con muốn đoạt việc bí-mật của Tạo-Hóa sao? Thầy lấy làm buồn lòng gặp con ngang ngạnh như con vậy. THẦY là CHƠN-LÝ, Thầy có bao giờ dạy việc không Đạo-Lý, không Đạo-Lý chớ tưởng rằng Chơn-Lý được. Đạo-Lý là sao? là phải giữ theo Nhân, Nghĩa, Đức, đứa con nào phi-nhân phi-nghĩa là……… mặc tình các con.

(Thăng)


TUYẾT lý tầm mai dị,

VÂN trung kiến hữu nan,

ĐẠO Qui Bán-Cửu-Số,

liễu thử tâm tràng.

Mừng chư vị. Xin chư vị bình-thân!

Ngày nay Dương-trần mừng được có ngày Xuân. Dương-trần biết mừng ngày Xuân, song Dương-trần chẳng biết ngày Xuân nầy bởi đâu mà ra đặng mà mừng. Thương thay! Dương-trần chỉ biết sự mừng giây lát mà quên cái thảm ngày ngày kiếp kiếp.

Người dương-trần ấy là ai? Ấy cũng đều là người của ĐỨC-CHÍ-TÔN, cũng đều là con của ĐẠI-TỪ-PHỤ. Mà lạ thay, cũng đồng là người Dương-trần ấy, mà có người lại biết cái sự sống của mình bởi đâu mà có, cái sự mừng của mình ngày Xuân nầy bởi đâu mà ra. Người nào nếu nhớ tưởng đến mà ra công tìm kiếm cái gốc của sự mình sống, của sự mình mừng, thì người đời cho là “Điên”, vì chê rằng chẳng biết đua chen tranh lấn sự sống, sự mừng theo thói đời, đặng lưu truyền lại cho mình cái sự thảm khốc bi ai đời đời kiếp kiếp.

Bởi Dương-trần có hai hạng người như thế, nên ĐỨC-CHÍ-TÔN mở Đạo ngày nay đặng Phổ-Độ người Dương-trần.

Ai có thật tâm muốn tìm cái gốc của sự mình sống, mình vui, mình mừng, thì theo về với Đạo. Còn ai mảng đua chen sự sống, sự mừng, sự vui của Đời, đặng tranh giành cái sự ác nghiệp về sau thì chịu lấy, dầu có mượn danh của ĐỨC-CHÍ-TÔN cũng là vô ích.

Trong lúc Tam-Kỳ Phổ-Độ nầy, cũng có Tam-Tiểu Thời-Kỳ Phổ-Độ ở trong, nghĩa là:

1.- ĐỨC-CHÍ-TÔN lúc mới Khai-Đạo, thì mở Đại-Lượng Từ-Bi, đặng truyền rao sự Bác-Ái; dầu cho ai, ĐỨC-CHÍ-TÔN cũng thâu dụng. Ấy là Đệ Nhứt Tiểu Thời Kỳ đó.

2.- Ngay như bây giờ, Người thâu dụng đã được nhiều rồi, nên Người phải lọc lừa lại, đặng gạn bớt những kẻ nhờ danh Đạo mà còn phản Đạo, lập ngoại-giáo, phá Chơn-Lý, dầu bề trong, dầu bề ngoài đều bị sa-thải. Có sa-thải, mới lọc lừa được, mà sự sa-thải ấy rất nên mầu-nhiệm, dầu cho ai cũng chẳng rõ thấu. Chớ tưởng khi Trời được mà phải mắc lưới Trời.

Nhưng mà ĐỨC-CHÍ-TÔN cũng để cho đủ ngày giờ cho những kẻ vì lòng vật-dục, lo bề ích kỷ, vì tánh kiêu ngạo, tính việc khoe khoang, vì tranh đua vật chất mà quên lo tu dưỡng tinh thần.

Những người ấy, cũng bởi chẳng dằn được cái tánh tham, sân, si mà ra, nên cũng có kẻ rủi ro bị sa thải mà không hay, nên không chừa. Cũng có đứa đã biết, mà không chịu cải-hóa. Bởi vậy nên ĐỨC-CHÍ-TÔN phải để đủ ngày giờ đặng dạy bảo chỉ vẽ những người ấy thêm cho cặn-kẽ kỹ-lưỡng, đặng rõ mà theo về Chơn-Lý. Ấy là sự Công-Bình của Đạo. Ấy chính là Đệ Nhị Tiểu Thời Kỳ ngày nay đó.

Trong thời kỳ nầy, rất nên tranh giành rắc rối, muôn phần cay đắng cho Người nào ra cầm mối Đạo cho được vững vàng.

Bởi rất Công-Bình, nên Đệ Nhị Tiểu Thời Kỳ, ĐỨC-CHÍ-TÔN phải làm như vậy mà gạn đục lóng trong, cho rõ lòng ai đã được Nhứt-Tâm, đặng Người đem qua Đệ Tam Tiểu Thời Kỳ.

Những người đã được gọi Nhứt-Tâm trong thời kỳ nầy, còn sẽ bị gạn lại trong Đệ Tam Tiểu Thời Kỳ nữa; cũng như những người được gọi Nhứt-Tâm trong Đệ Nhứt Tiểu Thời Kỳ chớ tưởng rằng là chắc, mà còn phải gạn lại trong Đệ Nhị Tiểu Thời Kỳ vậy.

Thương thay! Lúc nầy có người đã gần chấm đậu, hoặc là đã chấm đậu trong Đệ Nhị Tiểu Thời Kỳ rồi, cũng còn phải bị gạn lại đặng sa thải chẳng biết bao nhiêu.

Nói đến đây Bần-Đạo rất đau lòng. Thương thay! Thương thay!

Trong Đệ Nhị Tiểu Thời Kỳ, ĐỨC-CHÍ-TÔN hiệp cùng TỨ-ĐẠI-THÁNH, định khai Đạo và thâu dụng người làm đầu cho toàn vẹn trọn đủ tài đức, phòng qua Nhâm-Thân (1932) sẽ chuyển Đạo qua Đệ Nhị Tiểu Thời Kỳ, chẳng dè những người ấy thấy mình đã được thâu dụng làm lớn rồi, lần lần canh-cải Thánh-Ý, chẳng bao lâu lại dụng phàm-tâm mà hành Đạo theo ý riêng.

Bởi vậy nên Kỷ-Tỵ (1929), ĐỨC-CHÍ-TÔN phải lập tức day cán bút đặng gìn giữ mối Đạo cho được vững. Song ĐỨC-CHÍ-TÔN cũng trông mong cho những người ấy hồi tâm. Mà thương thay! Càng ngày càng lộng, cả gan dám rước quỉ-ý vào tâm thêm hoài.

Vì vậy nên Tân-Vì (1931), ĐỨC-CHÍ-TÔN phải Minh-Chơn-Lý cho rõ phân Tà Chánh, trông cho nhơn-tâm thức tỉnh, kẻo sa vào lưới quỉ không hay, mà uổng công-trình.

Trải Tân-Vì (1931), sang Nhâm-Thân (1932), qua Quí-Dậu (1933), chẳng phải không đủ ngày giờ, mà thương thay, chỉ một số ít Người biết ăn năn, song những người hồi-tâm trong thời kỳ nầy đều kẻ nơi chót lưỡi, người ngoài đầu môi đó thôi.

Cười thay cho những người đã gọi là trí thức mà quên hẳn cả Gốc Nguồn. Tội nầy sánh với tội những người ở thời kỳ trước, lại càng bội tam bội tứ.

3.- Ngọc-Sắc đã phê rõ rằng: Mậu-Dần (1938) sẽ lập Đệ Tam Tiểu Thời Kỳ cho trọn Tam-Kỳ Phổ-Độ.

Tự ý nơi các vị Thiên-Phong, muốn giúp Trời hành Đạo đặng chuộc tội lỗi xưa, hay là học Đạo nơi chót lưỡi đầu môi, để cho ĐỨC-CHÍ-TÔN còn sẽ phải chuyển Đạo nơi khác.

Bần-Đạo lố một chút bí mật Thiên-cơ cho các Thiên-Phong biết, mặc ý các vị liệu định. (Thăng)

—————————d&c—————————
CHƯỞNG Quyền thưởng phạt thay Trời,

GIÁO-Truyền Đại-Đạo độ người trầm-luân,

THIÊN-Điều mắc-mỏ muôn phần,

TÔN Đường Chơn-Lý gặp Xuân tư mùa.

Mừng chư đệ tử. Bình thân.

Bổn-Sư hỏi con: tại làm sao từ bấy lâu nay con chẳng lo bồi đắp nền Đạo cho nhơn-sanh thấy rõ Chơn-Lý? Bước đường Đại-Đạo thường hay gập ghình, con đường Chơn-Lý thường hay bị khuất lấp, ấy là lẽ cố nhiên. Nhưng mà gập ghình hay là khuất lấp cũng tại nhơn-tâm mà ra, chớ ngòi Đạo-Tâm bao giờ dứt mà con sợ. Con thử nghĩ coi từ khi Vô-Thỉ đến nay, mối Đạo bao giờ dứt, Đạo là của Trời, bao giờ cũng có Đạo, mà bao giờ cũng có Nhơn. Hễ Nhơn thắng thì gọi là Nhơn-Đạo, còn Đạo thắng thì gọi là Đạo-Nhơn, mà trước hết phải lo tròn Nhơn-Đạo, sau sẽ được gọi là Đạo-Nhơn.

Con buồn lòng thối chí, vì thấy một ít người trong hàng anh em của con không được can đảm trong sự hành Đạo, còn phần đông thì hay tìm phương phá Đạo.

Gần đây lại có một lũ ngoại-giáo dốc lòng phá tan Đại-Đạo, đặng đem về Tả-Đạo Bàn-Môn cho thêm sức chúng nó múa men, ấy là lũ quỉ toan quấy rối cuộc Tu-My, mà các anh em của con không biện phân Tà Chánh được đó. Con buồn như vậy cũng phải, song con chẳng nghĩ coi ĐỨC-CHÍ-TÔN buồn hay vui. Con ôi! Có quỉ mới có Thần, mà bao giờ quỉ cũng ra mặt đứng trước Thần luôn luôn, nên mới có chữ Quỉ-Thần. Khi nào dẹp được quỉ rồi thì Thần mới hóa Thiên, con nghe chưa?

ĐỨC-CHÍ-TÔN vui thấy bọn quỉ lừng lẫy, mà buồn thấy con của Người, là vì con của Người đều là bực Thánh mà còn phải chiều theo quỉ. Rất uổng gọi là con của ĐỨC-CHÍ-TÔN trong buổi nầy.

Trăm thợ dốc học nghề cho khéo để làm gì? Người thợ khéo chẳng năng dùng nghề của mình, sao biết rằng thợ khéo? Học nghề cho khéo rồi không đem ra dùng, thì có ích chi không? Người học Đạo để làm gì? Học Đạo cho biết rồi không đem ra công dụng cho nhơn-quần xã-hội, thì có ích chi không?

Bước đường Đại-Đạo gặp lúc gai chông chận tấp, nhơn-sanh tưởng rằng tránh chỗ gai chông đặng có tìm đàng khác mà ra, nào dè chỗ gai chông chận tấp ấy cũng đều là nhơn-sanh tự mình chận tấp lấy, chẳng ai chịu ra công ruồng phá, nên thường hay bị sa hầm sẩy hang.

CA, con nói rằng: con không đủ đức đủ tài; song con không nghĩ coi lúc ban-sơ có ai dám chắc tận thiện tận mỹ bao giờ? Con phải ráng lo làm cho hết cái dở của con cho rồi đi, thì Người hay mới cảm động mà phụ giúp với con. Nếu nói mình dở mà đành bỏ luôn công-quả bấy lâu hay sao?

CA, con có hiểu vì sao ngày nay ĐỨC-CHÍ-TÔN không kêu tên từ đứa con đặng phong Thánh như khi trước, lại biểu Tứ-Bửu phải cầu phong, rồi ĐỨC-CHÍ-TÔN sẽ phê hay là chọn lại sau hay không? Việc ấy cũng chẳng chi lạ. Lúc ban-sơ ĐỨC-CHÍ-TÔN thấy đứa con nào vừa được, thì liền kêu mà phong thưởng đặng làm gương cho kẻ sau. Chẳng dè khi nó được phong rồi, thì nó lại hiu hiu tự-đắc, gọi rằng: đường đường là một vị Thiên-Phong, không lớn cũng nhỏ, chẳng cần chi phải học theo Thánh-Huấn dạy, chẳng cần chi phải vưng lời chiều lụy kẻ bề trên; nói rằng: Đạo là Tự-Do, Bình-Đẳng, chẳng ai được phép dạy dỗ ai, chỉ có một mình ĐỨC-CHÍ-TÔN có quyền răn phạt mà thôi. Mà đến khi nào ĐỨC-CHÍ-TÔN có quở, thì lại viện cớ rằng: Thầy là Đại-Từ, Đại-Bi, không khi nào là quở con cái bao giờ.

Ngày nay đã có đặng bực Đại-Thiên-Phong, nên ĐỨC-CHÍ-TÔN để trọn quyền cho bực Đại-Thiên-Phong coi người nào đáng phong thưởng thì cầu phong cho người ấy. Nếu ngày sau mà người được phong thưởng ấy có làm sái Thánh-Huấn, sái Qui-Điều, thì Người nào tiến dẫn cầu phong ấy sẽ chịu trách cứ. Người đứng tiến dẫn cũng có thể xin sửa phạt theo Thiên-Điều. Thầy chẳng biết “Tòa Tam-Giáo” là chi, Thầy ước mong sao cho các con của Thầy phải nghe lời dạy bảo của Người tiến dẫn mình đó là đủ.

—————————d&c—————————


NGỌC-HƯ-CUNG

CHƯỞNG-GIÁO THIÊN-TÔN

Mừng chư Đệ-tử, bình thân.



THÁI-NHƠN THANH-SƠN, con phải biết Kỷ-Luật Hiệp-Thiên-Đài rất mắc-mỏ và rất quan-trọng, sơ ý một chút thì bị quỉ phá lộng chẳng biết ngằn nào mà kể. Những Kỷ-Luật ấy đều tiếp theo “Thập-Ngũ Qui-Điều”. ĐỨC-CHÍ-TÔN đã hiệp cùng TỨ-ĐẠI-THÁNH và đã cho ra nơi Hiệp-Thiên-Đài nhiều khoản, cũng tùy theo thời cuộc mà ban hành, và đã ban hành nhiều khoản rồi, song các con không để ý nên không hiểu. Con phải hiệp cùng Thái-An-Thiên, Ngọc-Tinh-Quân và Ngọc-Chiếu-Thanh mà kiếm cho đủ hai mươi tám khoản Kỷ-Luật, đặng có sắp cho đủ thứ tự, hầu biết mà hành Đạo, xong rồi sẽ dưng về Hiệp-Thiên-Đài.

NHƠN, con chớ có buồn những việc đã qua rồi, con phải lo cho rồi cái trách-nhậm của con.

Nghe thi:

Trăm ngàn hoa cỏ một non xanh,

Hoa đượm màu tươi cỏ đượm mình,

Hoa cỏ hiểu chăng công Vũ-Lộ,

Hiểu chăng hoặc có tiếng ca Oanh.
Ca Oanh thảnh thót giọng u nhàn,

Nam Bắc bao gồm điệu chứa chan.

Cội phước dây oan ai có rõ,

Trớ trêu mối chỉ nhuộm xanh vàng.


Xanh vàng mối chỉ mắc tình đời,

Mối Đạo nào ai chống nổi Trời,

Tòng Bá tuyết sương khoe tiết-tháo,

Càng sương càng tuyết lại càng tươi.


Càng tươi càng đẹp vẻ tinh-thần,

Chấp-chưởng Đạo Trời há nại thân,

Thân hữu thân sanh thân phải tử,

Tử sanh Nhân-Quả, Quả rồi Nhân.


Quả Nhân, Nhân Quả chớ đeo đai,

Biển khổ ngày đêm chớ miệt mài,

Mượn nước Từ-Bi nhành Bác-Ái,

Tuần tuần thiện dụ độ Anh-Tài.


Anh-Tài chớ nệ cuộc lâu mau,

Tuyết đóng càng thêm núi đẹp màu.

Gánh nặng đường xa thêm đá dựng,

Đường xa chớ hỏi dặm là bao?


Hỏi dặm là bao có ích gì,

Sông lần lần chảy, tháng lần đi,

Tháng thành thế-kỷ, sông thành biển,

Sông biển đâu nào có hỏi chi?


Hỏi chi thêm bẩn chí công tu,

Chơn-Lý cao thâm giữ một màu.

Vững dạ mựa sờn cơn khổ huống,

Càng lâu càng vững trải ngàn thu.


Ngàn thu bồi bổ khối Thiêng-Liêng,

Mừng được cho ai gặp bạn hiền,

Gặp bạn khuyên ai nương ý bạn,

Sao cho rộng mở cảnh sông Kiên.


Sông Kiên suối nước dợn long lanh,

QUẾ đượm hơi Tiên trải mấy cành,

Thỏ-thẻ đờn Oanh nguồn róc rách,

Trăm ngàn hoa cỏ một non xanh.

Con cứ vững dạ, ĐỨC-CHÍ-TÔN có dạy: hễ đến đâu thì Người sẽ chỉ thêm đến đó cho.
NGỌC-CHIẾU-THANH, Bần-Đạo rất tiếc cho Đệ-tử, công quả của Đệ-tử rất nhiều, mà tội lỗi của con cũng chẳng ít. Chẳng phải là ĐỨC-CHÍ-TÔN không mách bảo dạy dỗ con, sao con nỡ lầm phân Tà–Chánh. Tiếc thay cho PHẤN, người có công lao to, đáng làm tấm vách thành cho Chơn-Lý, song cũng vì đảo điên, nên lầm phân Tà–Chánh.

CHIẾU, ngày nay con hối hóa tự tân, Bần-Đạo mừng khen con đó. Con phải phổ-độ các anh em con, vì nó ngó theo con, mà phải bị tai ương, bảo nó đều phải ăn-năn sám-hối về nơi Chơn-Lý.

Con phải thường đến Tòa-Thánh Trung-Ương mà dạy Đạo cho các em con và phải biểu anh em con ráng làm luận-văn từ câu Thánh-Huấn, đừng cho nói sao khẩu, đến khi rốt cuộc rồi thì bụng cũng trống lổng. Khi nào luận-văn bất đồng ý kiến, thì phải dưng về Hiệp-Thiên-Đài xét lại.

Con cũng có trách-nhậm nặng nề nói Hiệp-Thiên-Đài, nghe thi:

Ruồng thông gai gốc đến non Tiên,

Dốc gặp Chơn-Sư học bửu-truyền,

Sức mạnh công dày thương bấy trẻ,

Cho hay Phật vốn ở Tâm-Điền.


Tâm-Điền là gốc cội người ta,

Bìm sắn đừng cho loán phủ nhà,

Nổi ngọn Truyền-đăng tan hắc ám,

Mặc tình thong thả cõi Ta-bà.


Ta-bà thế giới khắp Năm Châu,

Có cái chi hơn cái Đạo mầu,

Thông được Đạo rồi Trời cũng Một,

Một Trời, một Đất, một Hoàn-cầu.


Hoàn-cầu đã biết gọi là Năm,

Có lớn chi đâu chớ tưởng lầm,

Sánh có Tu-Di dường cát bụi,

Khuyên con Chơn-Lý ráng phăng tầm.

Phăng tầm cho rõ Đạo là chi?

Chớ để ngày qua bước trễ kỳ,

Rõ được thế gian tuồng mộng ảo,

Buồn lòng mượn cớ tụng A-Di.

A-Di Phật ấy có đâu xa,

Chánh lý dầu ai cũng Phật-Đà.

Lục dục khuyên con mau dứt bỏ,

Còn đeo một mảy hóa tà ma.


Tà ma hại Đạo cũng vì ai?

Cũng tại bùi nghe tiếng dịu tai,

Ngọt mật chết ruồi lời sẵn ví,

Đừng ai phỉnh mượn tiếng Cao-Đài.


Cao-Đài Đại-Đạo, Đạo Trời sanh,

Đạo dạy người phân chuyện dữ lành,

Đạo chẳng khuyên lo hành sắc-tướng,

Đạo lo giải cứu Vọng nhơn-tình.


Nhơn tình điên đảo nhắc càng thương,

Bào ảnh say mê chốn mộng trường.

Ngon ngủ quên lo khi tỉnh giấc,

Giựt mình mới rõ cuộc Huỳnh-lương.


Huỳnh-lương đã rõ cuộc không không,

Nẻo chánh khuyên con giữ một lòng.

Ruộng sẵn, người dư, mầm giống tốt,

Từ đây Chơn-Lý sức ruồng thông.

(Thăng)



—————————d&c—————————

NGỌC-HƯ-CUNG

CHƯỞNG-GIÁO-THIÊN-TÔN

Mừng chư Đệ-tử, bình thân.

THÁI-AN-THIÊN: Bổn-Sư vui thấy con có lỗi mà biết ăn năn. Bổn-Sư có lời khuyên Tứ-Bửu phải khắn khích với nhau, chung trí với nhau trong sự hành Đạo.

NGỌC-TINH-QUÂN: Bổn-Sư mừng cho bài luận-văn trước của Đệ-tử có mòi tấn phát, song con có muốn giải cho ráo sự Thời-gian và Không-gian của Thầy hỏi, thì con phải trải qua cho đủ mấy từng Không-gian, thì con mới biết được cái Thời-gian ở trong ấy.

Người nào đến bực Không-gian nào, thì trí thức mới vừa được hưởng cái Thời-gian ấy.

Bổn-Sư ví dụ cho con nghe:

Một người nào đứng ở trên mặt Địa-cầu nầy, thì vừa hưởng được cái từng Không-khí của cái Không-gian trên mặt trái Địa-cầu nầy mà thôi; mà cái từng Không-khí của cái Không-gian trên mặt trái Địa-cầu nầy muôn ngàn điều uế trược, cho nên cái Thời-gian của cái Thời-kỳ của một người ấy phải chậm lục, điên đảo, xảo trá, hoặc là chất phác vụng về.

Chẳng những người ấy chẳng thấy được cái Thời-gian của cái từng Không-gian trên mặt trái Địa-cầu nầy mà thôi, mà người ấy cũng chẳng biết cái Thời-gian của nó đã ảnh hưởng của cái Không-gian trên mặt trái Địa-cầu trong một ngày, một giờ, một phút, coi ra sao, vì là một phút Thời-gian của nó đã ảnh hưởng của cái Không-gian nầy, nó lộn xộn trong trí tưởng của nó, không biết bao nhiêu việc. Ấy là việc trong một phút, chớ còn trong một giờ, một ngày, một tháng, trải biết bao nhiêu lần một phút? Thử bảo nó lấy sổ thống-kê trong một tháng của nó, coi nó có biết được cùng chăng? Huống chi là trọn cả đời của nó, mà nó biết sao cho được? Vì là muôn việc của nó ảnh hưởng, đều tại nơi cái từng Không-khí của cái Không-gian ô-tạp nầy, làm cho nó mất hết cả Tinh-Thần của nó mà nó không biết.

So lại cũng là người ở trên mặt trái Địa-cầu nầy, mà Tinh-thần đã vượt qua khỏi cái Không-gian ô-tạp nầy, lên đến từng cao hơn một thí, thì cái từng Không-khí của cái Không-gian trên ấy nó phải nhẹ hơn một thí, thì cái thời gian ấy phải lẹ hơn, hóa ra cái Trí-thức của người ấy phải sáng suốt hơn.

Chẳng biết mấy từng Không-gian mà kể. Từng Không-gian nào thì cái Thời-gian cũng đều khác nhau. Càng cao, càng mau, càng lẹ, càng trong, càng sáng, càng gần được với Thầy.

Thương thay!! Những đứa phàm-phu, mảng tranh giành với nhau cái Không-gian ô-tạp nầy, mà tự gọi là được hưởng bực Tối-Thượng-Thừa.

Thương thay! Biết bao giờ tránh cho khỏi Luân-hồi.

Bần-Đạo ước ao sao con đem đoạn nầy ra giải cho các anh em con hiểu, tùy theo người và bịnh, thì hoặc may con cho thuốc mới lành được.

Bổn-Sư cũng ao ước cho các con của Thầy, mỗi người đều phải nghe cho rõ đoạn nầy, chớ Đấng Tạo-Hóa không thế nói cho từng người phàm-phu được, các con tự xét thì hiểu.

Bổn-Sư ước ao các con của Thầy phải tùy theo bực mà Tu-Tâm Dưỡng-Tánh lấy, cho mau tấn-phát, đừng ai ngăn rào mà phải sa vào lưới Trời.

Phần con, từ nay phải hiệp cùng NHƠN-CHIẾU mà lo mở Đạo-Tràng nơi Trung-Ương. Con phải nhớ câu: ỨNG BỊNH DỤNG DƯỢC. Trong vòng người nhập Đạo cũng có nhiều bực; phần con đã biết đi, biết chạy, sao con không ngó lại coi biết bao đứa mới vừa đứng chững, mà con biểu chúng nó như con được sao? Đã biết Trời gần tối, phải chạy cho mau mới ra khỏi rừng thú dữ, mà nhiều đứa mới vừa biết đi lẫm đẫm, con đành bỏ nó sao?



Thầy giáo hay, mới dạy trẻ ấu-trĩ được, vì là thầy thiện-nghệ nên biết cách “tuần tuần thiện dụ”. Trái lại, người thầy dở, không bao giờ làm được như vậy. Giảng Đạo cũng thế, Bổn-Sư rất trông mong con.

Những điều chi của Thầy giáng bút dạy, hoặc là Thầy sai chư Tiên giáng bút dạy, đều phải coi lại mà thi hành, chớ nên bỏ qua, bỏ sót, vì đều là những việc lọc lừa trong Nhứt-Kỳ và Nhị-Kỳ, đặng đem lại mà dùng cho Tam-Kỳ.

Cái Tánh ở giữa cái Tâm và cái Ý. Nếu Tâm, Ý phóng túng hoài, thì Chí-khí phải cường-bạo, thì cái Tánh khó bề phản-bổn phục-nguyên theo về với Đạo, cho hiệp với . Muốn cho Tâm, Tánh, Ý, Chí, Khí cho được Như Nhiên, thì phải hiểu Định-Tâm làm trước. Hiểu biết rồi, phải làm và phải dạy người làm.

Bổn-Sư đã trao mấy bài luận-văn của chư Đệ-tử qua Vô-Vi Hiệp-Thiên-Đài, còn chờ Chưởng-Quản Hiệp-Thiên-Đài Định-Tâm, vì nó quá lòng Bác-Ái kém đức Từ-Bi.

THÁI-AN-THIÊN giàu lòng Từ-Bi kém bề Bác-Ái.

THÁI-THANH-SƠN thấu rõ sự Tu phải kiên nhẫn, đáng khen, song chưa thấu rõ Công-Bình, Bác-Ái.

NGỌC-TINH-QUÂN, hỏi con: thấy rõ Bác-Ái, sao con hờ hỏng Công-Bình?

CHIẾU, PHẤN cần phải Định-Tâm.

Có nhiều bài luận-văn làm rất thấp thỏi, mà rất phù hạp Thánh-Ý, Bổn-Sư rất vui mà thấy những bài như vậy. Có kẻ lại làm theo lối văn vần, không có ý vị chi hết, chư Thiên-Tôn rất chẳng bằng lòng.

Đến nay Bổn-Sư thấy nhiều đứa đã hiểu rõ, nên bỏ đường xưa mà theo về Chơn-Lý; Bổn-Sư rất khen.

THÁI-CA AN-THIÊN, con trao lời nầy cho NGỌC-PHẤN-THANH:

Bần-Đạo rất thương cho Đệ-tử không chắc lòng về theo Chơn-Lý. Con cứ thử Thầy hoài, thành ra sa lầm nẻo Chánh. Bần-Đạo ví dụ cho con hiểu:

Một người bịnh trầm trệ, tại sao nay đến quan Lương-y nầy xin toa, mai đến quan Lương-y nọ xin thuốc, mốt đến quan Lương-y khác tuần mạch.

Trong mấy vị Lương-y ấy, người bịnh chịu người thầy nào hơn hết? Thầy Phù-Thủy, vì thầy Phù-Thủy có bùa chú, sớm lấy máu trừ tà, chiều hóa phù ếm quỉ. Ngoài thầy Phù-Thủy ra, thì còn thầy Gia-Truyền, thầy giác, xác cô, xác cậu. Tại sao người bịnh lại đến nhiều Lương-y như vậy? Chẳng qua tại lòng muốn thử coi thầy hay dở đó thôi. Càng thử thầy, càng làm cho bịnh trầm trệ thêm thì có, chớ sự thuyên giảm vẫn không thấy chút nào.

Cũng thời Lương-y, mà một viên thuốc của Danh-y là một hột cơm của sự sanh hượt, một giọt nước cho kẻ khô khan. Người bịnh mệt vật-chất thì như vậy, còn con có bịnh thiêng-liêng, tinh-thần mờ mệt, muốn kiếm thuốc mà chữa, con đã gặp thuốc hay là CHƠN-LÝ, sao con nỡ bỏ đi tìm thuốc vô căn cội, sợ con thử riết, đến chừng nhớ lại thuốc hay, thì bịnh căn đã hết phương cứu vậy.

Người Thầy trị bịnh của con là ai?

Nếu nhớ biết thầy hay, thì con mau theo mà cầu cứu bịnh căn cho mau lành.

Con ôi! Thầy chỉ có một, mà ma quỉ quá đông, con chớ lấy phần đông làm chắc; lời phải của Thầy con ít gặp, còn lời quấy của ma quỉ thì con gặp nhiều. Trước kia con cùng CHIẾU đã nắm tay đồng đi, ngày nay đã rõ đường nào thật rồi, vậy thì chữ “đồng bịnh tương liên”, thì hai con phải đồng cùng nhau mà trở về đường Chánh. Con ôi! Đứa nào có căn với Thầy, thì Thầy đều kêu tên đủ ra mà dạy, nghe không mặc ý, Thầy không ép. Thầy cũng biết rằng: hễ Thầy kêu tên đứa nào, thì ma quỉ thường hay rấp ranh ngăn cản, nếu đứa nào thật Tâm biết tin-cậy CHƠN-LÝ ĐỘC-NHỨT thì tự nhiên dằn phàm tâm được.

THÁI-AN-THIÊN hãy trao lời nầy cho PHẤN.
Ớ các Đệ-tử:

ĐỨC-CHÍ-TÔN lập Đạo, dốc Phổ-Độ chúng-sanh dứt khỏi bụi trần, hầu về cựu-vị; cũng như người làm ruộng gieo giống, cốt cho kẻ đói được no, mà thương thay, bởi các Đệ-tử mê chướng quá nặng, đã không nghe Thánh-Huấn, mà lại canh-cải làm cho sái Chơn-Lý; có nhiều người xưng rằng là Thiên-Phong của Chơn-Lý mà chẳng thông cho trọn một câu Thánh-Huấn, lại tự tôn, tự đại, kết đảng lập phe, mê hoặc sanh-chúng; làm như vậy chẳng khác chi người làm ruộng mới vừa gieo giống mà đã bị nào chim, nào chuột, sâu bọ, kiến, dế bươi móc, phá hại hết. Than ôi! Cũng những người ấy đã không giữ hột giống cho tốt đặng có cấy thêm ra thì thôi, có đâu lại nỡ làm như loài phá hại sanh mạng của người. ĐỨC-CHÍ-TÔN đã hết lòng dìu dắt Đệ-tử về cựu-vị, mà Đệ-tử nỡ rước thợ khéo đem về đặng đúc bánh xe Luân-Hồi của Đệ-tử học đã không biết mấy muôn kiếp rồi.

Đang ngày nay, ĐỨC-CHÍ-TÔN lập Đạo-Tràng nơi Trung-Ương, là cốt mở rộng ý nghĩa Thánh-Huấn ra. Những Thánh-Huấn đâu đâu đều phải dưng về Hiệp-Thiên-Đài xét lại cho kỹ, vì chẳng phải đều là trọn lời của ĐỨC-CHÍ-TÔN giáng bút.

Chư chức-sắc phải ráng quan tâm mà học cho hiểu cái sự hành Đạo là phải cho hiệp với Chơn-Lý, phải làm luận-văn từ câu một của Thánh-Huấn; phải trao đổi ý kiến với nhau, lớn nhỏ thuận hòa, chớ lấy miệng tài mà giảng, mà cải, mà bàn; lại tự tôn, tự đại. Vị Thiên-Phong nào không biết viết thì đọc ý luận của mình cho thơ-ký chép, chớ đừng bỏ qua. Kẻ dốt phải đến trường mà học, người khôn phải đến trường mà dạy.

Hiện nay Thầy giao cho CA, KIÊN, NHƠN, CHIẾU, kiêm lãnh Đốc-Trường, sau có người khá, Thầy sẽ bổ thêm.

Các đệ-tử phải chăm nom un đúc bọn đồng-ấu, vì ngày sau chúng nó sẽ là rường-cột Chơn-Lý.



Ớ các con Hiệp-Thiên-Đài! Nghe lịnh Hiệp-Thiên:

+ Thứ nhứt: Hiệp-Thiên-Đài không phải chỗ chơi.

+Thứ hai:Chức-tước Hiệp-Thiên-Đài không phải dễ hưởng.

+ Thứ ba: Phẩm-Vị Hiệp-Thiên-Đài không phải dễ ban.

+ Thứ tư: Trật-Tự Hiệp-Thiên-Đài không phải dễ loạn.

+ Thứ năm: Thể-Lệ Hiệp-Thiên-Đài không phải dễ cải.

+ Thứ sáu: Qui-Điều Hiệp-Thiên-Đài không phải dễ khi.

+ Thứ bảy: Pháp-Luật Hiệp-Thiên-Đài không phải dễ tránh.
Tự lâu nay Thiên-Điều hay dung cho đứa thơ ngây lỗi lầm, vì lời dạy chưa ráo tiếng. Ngày nay, KỶ-LUẬT phân rành, chẳng ai được phép đến Hiệp-Thiên-Đài mà không có lịnh Bổn-Sư. Không ai được xưng Chức-Phận Hiệp-Thiên-Đài mà không có thọ mạng Hiệp-Thiên-Đài.

Lễ-Nghi, Pháp-Luật đều ra nơi Hiệp-Thiên-Đài. Vậy Chức-sắc Hiệp-Thiên-Đài phải giữ sự hành-vi Vô-Tư, lời nói Chánh-đáng, đi, đứng, nằm, ngồi phải cho trong sạch. Bần-Đạo khuyên Chức-sắc Hiệp-Thiên-Đài ráng giữ theo Kỷ-Luật, sau sẽ chỉ thêm.


Ớ các con Đồng-Loan!

Các con là cái máy Truyền-thinh của Đạo. Cái máy cần phải trong sạch. Muốn cho trong sạch thì phải năng lau chùi bụi bặm, để dầu cho trơn. Bụi đất ấy là Lục-dục, còn dầu là Lục-thông của Trời ban phú.

Các con còn nhỏ dại, muốn được Lục-thông mà không dứt bỏ Lục-dục, thì trong mình có chỗ nào chứa chi cho được.

Các con phải cho ngay thẳng, trong sạch, phải tin cậy CAO-ĐÀI ĐỘC-NHỨT và phải tùng lịnh Thiên-Sư.

TÚ, KIÊM: hai con được quyền phong Pháp-Sư Hộ-Đàn. Thầy cho hai con được lập Đàn riêng, là vì Thầy muốn thêm ĐỒ, TAM, SON. Song hai con phải dè dặt, không được bạ đâu cầu đó, phải có chỗ nhứt định và phải có lịnh của Thiên-Sư. Những Đàn riêng tự lâu nay đều hủy bỏ.

DIÊU: con là Điển-ký của Hiệp-Thiên-Đài, con không được có đàn riêng. Thầy giao hai trẻ cho con điều-độ thì con lo điều-độ mà thôi, đừng sanh vọng-tâm, vọng-niệm, vọng-tưởng, con muốn độc-lập sao?

(Thăng)
—————————d&c—————————

NGỌC-HƯ-CUNG

CHƯỞNG-GIÁO THIÊN-TÔN

CA, KIÊN, NHƠN, CHIẾU lại thọ phong.

Đàn nầy là Đàn Bổn-Sư vưng lịnh Đức-Chí-Tôn đến phong cho đủ năm Thiên-Sư.

Vậy bốn con phải đồng ký tên vào một tờ Hồng-Thệ rằng:


Tuân THIÊN-ĐIỀU mà làm một cách VÔ-TƯ.

Bao giờ dâng tờ Hồng-Thệ cho Đức-Chí-Tôn rồi, thì Bổn-Sư tạm phong cho bốn con chức Thiên-Sư.



CA: ĐÔNG-SƯ KIÊN: TÂY-SƯ

NHƠN: NAM-SƯ CHIẾU: BẮC-SƯ

Bốn con phải tùy bổn phận nơi Hiệp-Thiên-Đài, hoặc nơi Cửu-Trùng-Đài mà giúp Trung-Ương.

Bốn con phải coi bổn phận mình làm trọng.

Hãy nhớ câu: “Dân sanh ư tam sự chi như nhứt”.

Vì vậy nên Đức-Chí-Tôn lập NGŨ-HÀNH THIÊN-SƯ-TÒA cho vững vàng nền Đạo, bao giờ Ngũ-Hành Thiên-Sư-Tòa được vững vàng, thì cái quyền NHỨT-TÔN ở phàm gian phải ở nơi TAM-TÔN. Bao giờ dân sanh biết trọng TAM-TÔN, thì khi ấy mới mong có quyền ĐỘC-TÔN.

Vì vậy nên ĐỨC-CHÍ-TÔN lập Đạo-Tràng là cốt để dạy cho rõ gốc TAM-TÔN.

Chư đệ-tử nơi Định-Tường, nghe Bổn-Sư dạy mà tự xét mình:
Đường Chơn-Lý Định-Tường chẳng nể,

Sanh vọng-tâm chia rẽ đệ huynh,

Sớm trưa lo việc chống kình,

Chẳng lo bồi đắp danh-thinh Cao-Đài.

Đạo cao trọng, mấy ai thấu Đạo,

Trời Từ-Bi, lại thạo dối Trời.

Mảng lo ích kỷ gạt đời,

Mà quên Thiên-Mạng của Trời phú trao.

Thương sanh chúng Thầy nào tự trọng,

Hạ mình lo giải Vọng Nhơn-Tình,

Chọn nơi làm gốc Dân-sinh,

Trung-Ương bền chặt giữ gìn Đạo-Chơn.

Nhưng hềm nỗi: tiếng đờn kém giọng,

Dạ Từ-Bi Thầy phóng Thiên-ân.

Giao CA quyền được Sớ dâng,

Định-Tường Ân-xá người cần Lý-Chơn.

Thọ Thiên-ân mựa sờn tấc dạ,

Kể từ nay sắt đá giúp Thầy.

Trung-Ương lui tới sum vầy,

Vuông tròn bổn phận cho dày quả-công.

Trời tuy thưa, mảy lông chẳng sót,

Thiệt với Trời kẻo lọt biển trần.

Dối Trời đâu khỏi mắt Thần,

Dối Trời là hại Chơn-Thân của mình.

Khuyên các trẻ giữ gìn Đạo-Lý,

Đạo, Lý rành, CHƠN-LÝ mới xong.

LÝ-CHƠN Tâm-Tánh, giồi xong,

Thiệt hành một LÝ, vượt vòng phàm phu.

Phải nhớ chữ: Bạch-cu quá khích,

Phải gìn câu: Triêu-Tịch Tư Tư.

Con ôi! Mấy đứa nhàn cư,

Làm sao gặp được CHƠN-SƯ BÍ TRUYỀN.

Y sớ dưng Thầy liền hạ bút,

Phong các con thưởng chút Hồng-ân,

Từ đây trật tự ráng phân,

TỰ-DO, BÌNH-ĐẲNG, lần lần bỏ đi.

Đừng miệng đọc Từ-Bi, Bác-Ái,

Mà lòng lo MẶT, TRÁI, phỉnh người.

Các con Nam Nữ nghe lời:

CON TRỜI THÌ PHẢI SỢ TRỜI, nghe con?

(Thăng)



—————————d&c—————————


Каталог: images
images -> Hướng dẫn sử dụng Dropbox Để sử dụng được Dropbox
images -> BÀi thuyết trình cách xáC ĐỊnh và chế ĐỘ pháp lý CỦa các vùng biển theo công ưỚc của liên hiệp quốc về luật biển năM 19821
images -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
images -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
images -> Trung Tâm kt tc-đl-cl
images -> Số: 105/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
images -> ChuyêN ĐỀ ĐẠi số TỔ HỢP, XÁc suất kiến thức cơ bản Đại số tổ hợp
images -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh dưƠng kim thế nguyên thủ TỤc phá SẢn các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt nam
images -> Review of Condor, Sun Grid Engine and pbs

tải về 2.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương