ĐẠI ĐẠo tam kỳ phổ ĐỘ Năm thứ: 32 tiểu sử ĐỨc giáo tông nguyễn ngọc tưƠNG



tải về 1.68 Mb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu10.02.2018
Kích1.68 Mb.
#36292
1   2   3   4   5   6

IV. Ý NGHĨA CỦA THỜI ĐẠI TỊNH

Như đã nói trong phần ba (Đoạn đời tích cực hành Đạo tại Bến Tre), Người đã thực hành song song phần Thánh Đạo và Tiên Đạo từ năm 1931 về sau. Người vừa lập công quả vừa tịnh luyện hành Pháp.

Đến ngày 25/2 Nhâm Ngũ, Người được Ơn Trên chấm cho Đắc Đạo. Đó là ngày hoàn thành phần Tiên Đạo của Người, và cũng là khởi điểm phần Phật Đạo, để cho trọn Ngũ Chi Đại Đạo.

Vậy thời kỳ Đại tịnh, theo Đạo pháp gọi là Cửu Niên Diện Bích, Cửu Cử Thần Du (9 năm 81 ngày) là giai đoạn Người hành phần Giải khổ, để đoạt đến cơ Tuyệt Khổ của Đại Đạo Tam Kỳ.

Trước khi nhập Đại tịnh, Đức Giáo Tông trực tiếp hành Đạo với Hội Thánh, lo tổ chức các cơ quan, Nhà tu khuôn mẫu cho Đạo, lo chỉ dạy sự làm việc cho chức sắc…Các công việc nầy bị hạn chế trong một phạm vi tượng trưng, và chỉ thuộc về ngoại dung của Đạo mà thôi.

Nay trong Đại tịnh, Người giao phó các công việc Đạo lại cho Hội Thánh định liệu. Người được rảnh rang để lo về Đạo Pháp, về nội dung bí truyền của Đạo, để làm tròn sứ mệnh cứu rỗi đối với nhơn loại, đối với các đẳng nhơn sanh “còn đang tại xác và đã lìa trần”. Đây mới là bổn phận tối trọng của Người, cũng như một đoạn Tuyên ngôn ngày 8/4 Giáp thân (1944) có nói rằng: “…nhơn loại sẽ thấy đời mạt kiếp họa chiến tranh tiêu diệt, mà ghê sợ hãi hùng. Chừng ấy sẽ có Đức Lý Giáo Tông đi khắp năm Châu mà đem vạn quốc trở lại hoà bình, cơ Đạo cũng sẽ nhờ đó mà ban rải ra cho mỗi con cái của Thầy đều được hưởng…”

Hơn nữa, cũng chính trong thời kỳ Đại tịnh nầy, Đức Giáo Tông được thông công cùng Thượng giới để cầu phước cầu rỗi cho nhơn sanh, để tiếp ân điển mà ban phép Giải khổ, Đại xá cho chúng sanh, đặc biệt trong các Đại Đàn vía lớn. Còn những kỳ Đàn không đến chứng với phần hữu hình được, thì Người vẫn có đến với phần thiêng liêng, ban phép Giải khổ vô vi, và ban phép vào nước Ma Ha Thánh Thủy.

Sau rốt, Đức Giáo Tông nhập Đại tịnh, là để cho Hội Thánh tự lập lần lần với trách nhiệm mình, hầu sau nầy đủ sức lãnh Đạo nhơn sanh trên đường tu hành (khi Người không còn tại xác nữa).



V. SỰ HÀNH PHÁP

A. SƠ LƯỢC VỀ TÂN PHÁP CHÍ TÔN

Trong Tam Kỳ Phổ Độ nầy, Đức Chí Tôn khai Đại Đạo với một Tân Pháp riêng, mà chính Đức Giáo Tông được trực tiếp thọ truyền trọn vẹn với Đại Từ Phụ và Cửu Vị Tiên Nương (do Đức Cao Thượng phẩm phò loan năm 1928).

Tân Pháp Chí Tôn gồm các phép tịnh luyện và các bí pháp mật truyền.

Phép tịnh luyện khởi đầu với sự cúng kính, công phu tứ thời, rồi tập lần lần nhập tịnh tham thiền để hườn hư, giải trừ Thất tình lục dục, cho tâm được không không, cho tinh thần được tinh tấn phát huệ. Rồi tiến tới luyện Tam bửu Ngũ hành, tạo lấy Pháp thân.

Các bí pháp mật truyền gồm có: Phép Giải oan, Giải bịnh, Tắm Thánh, Vĩnh Sanh, Đoạn nghiệt, Tuyệt trần, Tiểu xá, Đại xá, Giải khổ…để ban rải cho chúng sanh thọ hưởng, giải các oan khiên trong kỳ Đại Ân Xá của Đạo Trời.

Tân Pháp chỉ được khẩu truyền cho hàng phẩm có dày công quả và đã có lập nguyện Thượng Thừa. Nghĩa là đã trường trai, tuyệt dục, phế hết muôn việc trần gian, hiến thân trọn đời cho Đạo.

Riêng hai phép: Đại xá và Giải khổ, thì chỉ có Đức Giáo Tông mới được quyền thay thân cho Đại Từ Phụ mà tiếp lãnh rưới chan cho nhơn sanh thọ hưởng.

Tân Pháp Chí Tôn chú trọng sự luyện tâm hồn làm căn gốc, cho được hoà đồng cùng Đức háo sanh, chí Thánh chí Chơn của Thượng Đế.



B. HÀNH PHÁP THƯỜNG XUYÊN

Suốt ngoài Chín năm Đại tịnh, Đức Giáo Tông luôn luôn ở trên từng lầu thứ ba của nhà Thiên Lý Mật Truyền. Đây chỉ là một căn nhà vuông vức, mỗi bề ba thước. Trong phòng nầy chỉ vỏn vẹn có một bàn thờ Đức Chí Tôn, một ghế ngồi tịnh và một cái đơn để nằm nghỉ.

Khi cần tắm rửa, vệ sinh Người mới xuống từng lầu giữa.

Luôn luôn Người bế ngũ quan. Có việc chi cần, Người rung chuông và dùng ngón tay viết chữ bóng trên lòng bàn tay của em Thanh đồng hộ tịnh.

Người chỉ rời khỏi lầu Thiên Lý Mật Truyền để xuống chứng các lễ Đại Đàn; mỗi năm một vài ba lần mà thôi, lần chót vào Đại lễ ngày 9/1 Bính tuất (1946). Và có một lần ngày 10/1 Bính tuất, khi Pháp tái chiếm Bến Tre, Người bị buộc phải ra Văn phòng nhà binh Pháp để bảo lãnh cho Đạo và Hội Thánh. Người chỉ viết trên giấy, chớ không trực tiếp nói bằng miệng.

Khi cần truyền điều chi, Người mới xuống lịnh hay cho đòi từng chức sắc hoặc nhiều chức sắc lên Thiên Lý Mật Truyền để nghe dạy. Hội Thánh muốn cầu hỏi điều chi thì dâng sớ lên Người.

Thời dụng biểu hành pháp thông thường hằng ngày như dưới đây:

5 đến 7 giờ sáng: Cúng rồi Hành pháp ngồi tại đơn

7 đến 8 giờ sáng: Xả, ăn uống

8 đến 10 giờ sáng: Hườn hư ngồi tại ghế tịnh

10 đến 11 giờ trưa: Xả, ngọa thoàn tại đơn

11 đến 13 giờ chiều: Cúng rồi Hành pháp

13 đến 14 giờ chiều: Xả, ăn uống

14 đến 16 giờ chiều: Hườn hư

16 đến 17 giờ chiều: Ngọa thoàn

17 đến 19 giờ tối: Cúng rồi Hành pháp

19 đến 20 giờ tối: Ăn trái cây, đồ nhẹ

20 đến 23 giờ khuya: Hườn hư

23 đến 1 giờ sáng: Cúng rồi Hành pháp

1 đến 2 giờ sáng: Nghỉ ngọa thoàn

2 đến 3 giờ sáng: Hườn hư

3 đến 5 giờ sáng: Nghỉ ngọa thoàn

Nhưng trong 4 năm sau, thời giờ xả nghỉ và hườn hư bớt đi rất nhiều. Người dành nhiều thì giờ để hành pháp.

C. CÁC KỲ ĐẠI TỊNH HÀNH PHÁP

Ngoài việc hành pháp theo thời dụng biểu thường xuyên trên đây, thỉnh thoảng Đức Giáo Tông có những kỳ Đại tịnh 9 ngày, 18 ngày, hoặc 27 ngày, hoặc 36 ngày. Trong những khi nầy không được dâng sớ cầu hỏi Người điều chi cả. Sự ăn uống giảm bớt rất nhiều, có khi chỉ uống nước không mà thôi. Người ngồi tịnh liên tiếp, nội tức hành pháp, và nhiều khi dứt thở XUẤT CHƠN THẦN đôi ba giờ hoặc hằng đêm.



D. SỰ TRUYỀN PHÁP

Trong số chức sắc trọn tâm theo học Đạo nơi Người, phần nhiều được Người giảng giải Đạo Pháp, hay là Người thuật lại cho nghe những điều mà Người đã thọ đắc. Đặc biệt Người cắt nghĩa từng câu trong những bài kinh: Giải khổ, Đoạn nghiệt, Chuyển Pháp Lôi Âm. Người cũng giảng về sự thực hành theo các câu kinh ấy. Vì những bài kinh ấy chính là những khẩu khuyết căn bản về Tân Pháp Chí Tôn.

Về việc hành Pháp, Người thường tỏ rằng: Các em lo làm công quả, siêng cúng, năng tịnh Tứ thời, hườn hư, rồi lần lần để các em rữa sạch trần tâm, cổi rồi các mối dục, thì các em sẽ đi đến những bước của anh đang đi. Các em cứ nhớ những lời chỉ dẫn của anh, mà noi đường Đạo Pháp, nhứt định sẽ không lầm lạc.

Các em trọn tin và hành y những lời anh chỉ dạy, thì sẽ được kết quả chắc chắn. Anh hứa sẽ chịu đọa mà lãnh hết tội tình của các em, nếu anh chỉ sai đường.

Vì vậy trong hàng chức sắc đã được thọ truyền Đạo Pháp nơi Người, lần lượt sẽ noi bước mà rạng bày Tân Pháp của nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

E. ẤN CHỨNG

1. Về phần xác, Người khoẻ mạnh. Suốt chín năm trường, Người không bịnh hoạn chi cả, da trong sáng, bóng, màu hồng mịn. Đặc biệt nơi mặt và hai lỗ tai như loang loáng ánh sáng lạ thường (thuần dương).

2. Về phần hồn, Người xuất được Chơn Thần, để xác nằm im lìm, không còn thấy thở. Việc nầy lúc ban đầu làm cho các em Thanh đồng hộ tịnh hoảng sợ, xuống báo tin cho Hội Thánh hay. Khi Chơn Thần trở lại, Người thân ái dạy rằng: Qua (Anh) mới đi có một chút, mấy em sợ quá, làm Qua phải trở lại liền.

3. Ngoài ra Người tiếp được Tiên Thiên điển. Nên mỗi khi Người khai khiếu điểm Đạo hay ba điển lành cho ai, thì vị đó nghe rần rần nơi Nê hườn cung (mỏ ác) và khắp châu thân như luồng điện mạnh.

4. Ngày 5/9 Nhâm Ngũ (1942) vào 6 giờ tối, giữa đám mưa to, thình lình có 12 tiếng nổ vang Trời. Trên Thiên Lý Mật Truyền có ánh chớp sáng rỡ. Sau tiếng nổ chót, có một vầng lửa xanh dờn xẹt ngay chỗ thờ Thầy, làm cho đôi đèn bắt cháy. Đến sau Người cho biết rằng: đó là Thầy ban huyền vi lực lượng cho Đức Lý Giáo Tông giáng trần nắm cơ Tái Tạo.

5. Đêm 25 rạng 26 tháng giêng năm Quí Vì (1943) có hào quang sáng loà nơi nhà Thiên Lý Mật Truyền. Thấy điềm lạ, chức sắc dâng sớ cho Người hay. Người xuống lịnh cho biết rằng: Đêm ấy chư Thần đến chầu mừng và ca tụng công đức vô lượng của Đức Lý Giáo Tông. Người cho biết những lời xưng tụng của chư Thần như dưới đây:

Bạch Đức Lý Giáo Tông,

Ngài sắp đến cõi hoàn toàn, Ngài sắp qua khỏi bỉ ngạn, Ngài sẽ đứng trên quả địa cầu nầy, Ngài sẽ làm Chúa của muôn loài vạn vật. Trong trái đất nầy, Ngài sẽ thông hiểu hết huyền vi bí pháp của Đấng Tạo Hóa. Ngài là Đấng cứu tinh thay thân Đức Huyền Khung Cao Thượng Đế. Rồi đây Ngài sẽ thấu đáo cả Càn khôn thế giái. Ngài sẽ đưa tay mà che chở hết các nước đang trông tin Ngài đến để giải nguy. Ngài sẽ thấu đáo căn kiếp của muôn loài vạn vật, Ngài sẽ làm cho chúng sanh thoát kiếp luân hồi. Ngài sẽ đốt một ngọn đèn sáng cho chúng sanh thấy đường mà tránh khỏi vòng tứ khổ. Ngài là một Đấng Đại Từ Đại Bi tái thế.

Vậy chúng tôi cúi lạy Ngài và ca tụng công đức của Ngài. Chúng tôi cho Ngài hay: rồi đây Ma vương sẽ làm cho Ngài mất ngày giờ, chúng tôi xin Ngài gắng nhớ”.

Trong những năm 1946, 1947, 1948 có nhiều chức sắc ở các nơi lâm nạn. Hội Thánh dâng sớ cầu hỏi. Cách một ngày Người xuống lịnh cho biết rõ số phận từng vị. Về sau hỏi lại, thì quả đúng y như lời Người đã dạy (thí dụ như trường hợp của ông Phối sư NGỌC HƯỜNG THANH ở Mỹ Tho, ông Giáo sư NGỌC KIỆM THANH ở Chợ lớn).

Tóm lại sự hành pháp của Đức Giáo Tông có rất nhiều điều nhiệm mầu, huyền vi, mà người ngoại cuộc không thể hiểu thấu cả được.

VI. GƯƠNG HY SINH

Trong giai đoạn Đại tịnh, Người có nêu những gương hy sinh tư kỷ vì lẽ Đạo. Tuy những cử chỉ nầy không thuộc về Đạo Pháp, nhưng cũng cần nhắc lại để chứng minh tinh thần vị nhơn sanh vô bờ bến của Người.

Chính hai con của Người vì tham gia kháng chiến chẳng may bị quân đội Pháp bắt được. Ông Nguyễn Ngọc Bích bị bắt năm 1946; ông Nguyễn Ngọc Nhựt bị bắt năm 1948. Nếu Người chịu đứng ra lãnh thì hai con được trả tự do. Nhưng Người cam nén lòng đau thương riêng đành không lãnh hai con. Vì Người nghĩ rằng: nếu Người dụng danh nghĩa Đạo (với địa vị Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ) mà lo cho con, thì danh nghĩa Đạo không còn hoàn toàn trong trắng, bị mất tín nhiệm trước nhơn sanh. Và Người cũng không còn đủ huyền năng để phổ hoá Đạo Đức và độ đời được.

Vậy vì mục đích cứu rỗi nhơn sanh, vì danh Đạo là tối trọng, Người đã hy sinh tình máu thịt tư riêng.

Một gương khác là: những năm 1947, về sau trong nạn khói lửa chiến tranh, bom đạn nổ tứ tung, bay qua lại lầu tịnh của Người. Có lần trong năm 1949, một viên đạn xuyên qua trúng phòng tắm, làm bể cái khạp đựng nước nơi lầu giữa. Trong thời ấy, hễ nghe súng bắn, thì mọi người ở gần đều nằm sát đất để tránh đạn. Thế mà vững đức tin, Người vẫn điềm nhiên tiến hành sự tu tịnh nơi lầu Thiên Lý Mật Truyền, cao khỏi mặt đất độ 10 thước. Người đã quên mình để làm nên gương cho Đạo, không chút nao núng trước sự rủi may sống chết trong gang tấc.

VII. CÁC LỊNH DẠY

Mặc dầu ở trong Đại tịnh, Người cũng chỉ dạy thêm công việc cho Hội Thánh. Đại để có các vấn đề chánh yếu như sau:

1) Vâng lịnh Đức Lý Giáo Tông, phong thưởng thêm chức sắc Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài.

2) Năm 1944, xuống lịnh cho lập Nhà tu Trung thừa chánh Nam phái.

3) Từ năm 1946 về sau, chiến tranh càng ngày tiếp diễn lan rộng trong xứ, Đức Giáo Tông thường xuống lịnh nhắc nhở toàn Đạo phải gia tâm cúng kính cầu nguyện, tụng Sám hối, Cứu khổ, Giải khổ, Đoạn nghiệt để cầu phước cho nhơn sanh.

4) Năm 1944, Người dạy phái nhiều đoàn chức sắc lấy tên là BAN TRUYỀN TÍN đi khắp lục tỉnh, thăm viếng bổn Đạo, nâng đỡ đức tin, khuyến khích sự tu hành và phổ độ thêm người vào Đạo. Kết quả thật là mỹ mãn, số tín đồ tăng thêm cả trăm ngàn người.

5) Phái đoàn Công giáo: Ngày 25 tháng 9 Bính Tuất (1946) phái đoàn thượng quan thay mặt cho Đức Cha Ngô Đình Thục đến viếng Hội Thánh, và thượng sớ cầu hỏi Người hai việc:

· Làm thế nào để chấm dứt sự xung đột Việt Pháp.

· Tỏ ý kiến muốn có sự liên lạc mật thiết giữa hai Tôn giáo: Thiên Chúa và Cao Đài.

Dưới đây là sự trả lời của Người:

Vì còn trong Đại tịnh, Bần Đạo chưa có thể tiếp kiến được. Muốn cho Pháp Nam hiểu biết nhau, cho khỏi sự xung đột nữa, thì hai bên cần phải nhìn nhận quả quyết rằng chi chi cũng có Đấng Chúa Trời định đoạt trước, và có Phật, Tiên, Thánh, Thần thi hành Thiên ý.

Hiện bây giờ muốn biết quả quyết có Trời và Phật, Tiên, Thánh, Thần thì phải biết nhìn nhận có Đạo Cao Đài, là của Đấng Chúa Trời đã đem khai trong nước Việt Nam từ năm 1926 tới bây giờ, và quan sát những Thánh Giáo của Đấng Chúa Trời đã giáng dạy, và sự tu hành của những người thiệt tu về Đạo Cao Đài.

Nếu hiểu rõ được Đạo Cao Đài rồi, thì biết nhìn nhận rằng cả nhơn loại đều là con chung của một Cha Trời, tức là anh em với nhau, rồi gìn một Đạo với nhau, thì sự xung đột hết thấy, đem lại những sự thương yêu hoà thuận.

Đạo Cao Đài từ khi mới sáng lập, đã có tỏ ý liên lạc với Ngũ Chi Đại Đạo. Trong Ngũ Chi Đại Đạo có Đạo Thánh, thì tự nhiên theo ý Trời đã định, sớm muộn Đạo Thánh cũng phải hiệp với Đạo Cao Đài.

Nay Đức Cha đã tỏ ý muốn liên lạc mật thiết, thì sự hiệp một có lẽ sẽ thấy gần đây”

LÝ GIÁO TÔNG



Tái bút: Xin mời quý vị Thượng quan ở lại vài hôm để hiểu biết thêm việc Đạo nơi đây.

Sau khi nầy, Đức Giáo Tông có dạy Hội Thánh phái chức sắc đi đáp lễ Đức Cha Ngô Đình Thục.

6) Phổ biến Tuyên Ngôn: Năm 1947, Người dạy dịch những Tuyên Ngôn dạy Đạo của Đức Lý Giáo Tông ra chữ Pháp. Rồi Người dạy mướn in các Tuyên Ngôn ấy nguyên văn chữ Việt và bản dịch chữ Pháp; mỗi Tuyên Ngôn in độ vài ba chục ngàn bổn, để phổ biến cho nhơn sanh. Ngoài ra Người còn dạy gởi cho các báo Việt, Pháp đăng các bản Tuyên Ngôn ấy.

7) Thơ cho Cao uỷ Pháp: Nhơn danh là Lý Giáo Tông cầm giềng mối Đạo Cao Đài, Người gởi cho Cao uỷ Pháp ở Sàigòn (Ông Bollaert) một bức thơ ngày 11/10/1947; bản dịch ra chữ Việt như dưới đây:



Kính Thượng Quan,

Sự tiêu diệt lớn lao nhơn vật sẽ hiện tượng gần đây. Ấy là đại quả kiếp lâu đời của các dân tộc sắp đền bồi với nhau một lần chót nữa.

Khi những nợ tiền khiên chồng chập ấy trả xong, thì Thiên Đình sẽ ban xuống một Đạo luật hình đặc biệt, để tảo trược trừ hung, khử tà, đem quả địa cầu trở lại thanh khiết. Ấy là những điềm ra trước của tận thế đó vậy.

Đạo Cao Đài chính thật của Đấng Chúa Trời đã mở từ năm 1926, hiệp Ngũ Chi Đại Đạo là Phật, Tiên, Thánh, Thần, và Nhơn Đạo, khi ấy sẽ thật hành ráo riết vai tuồng chánh thức của mình. Nhờ sự hành động sốt sắng của đạo binh vô số Thần Thánh, Đạo sẽ ban truyền một lượt ra khắp Ngũ Châu. Và nhờ Đại Ân Xa kỳ ba của Trời ban, mà cứu vớt sanh linh khỏi vòng tiêu diệt của đời cùng.

Nhơn sanh chỉ có thành thật nhập môn vào Đạo Trời mới mở, thì sẽ được hưởng ân xá tội tình, có thể đem mình ra khỏi nơi tiêu diệt.

Sau khi những việc trên đây lần lượt trải qua, có thể làm cho mặt thế đổi dời, thì sẽ tới Sự Phán Xét Đại Đồng. Các đẳng linh hồn bỏ xác từ năm 1914 trong Vạn quốc sẽ đến hầu trước Toà Phán Xét, mà nghe Thiên Đình định sự thưởng phạt cho mình.

Sẽ phân biệt được đại khái ba bực linh hồn:

a. Những linh hồn trong sạch hoàn toàn sẽ được lên Thiên Đường.

b. Những linh hồn có ít âm chất thì sẽ được đầu thai trở lại quả địa cầu nầy (đã được nhắc lên một bực), mà tiếp tục trau giồi hạnh đức.

c. Còn những linh hồn cứ làm quấy mãi, không nghe những lời kêu gọi về thiệt, về phải, về lành, thì sẽ bị đưa xuống quả địa cầu số 68 để đền tội và ở lại lớp cũ mà lo tấn hoá.

Nơi đời Thượng Nguơn đương tái tạo, sẽ thấy những sự tin tưởng kính thờ Đạo Trời mới mở, sự hiền lương Đạo đức và sự thuận thảo hoà bình Đại đồng miên viễn. Các sắc dân sẽ nhận tình anh em bình đẳng với nhau; và các nước sẽ đồng ý hiệp nhau thành một đại gia đình, để trọn đức tin nơi một Chúa tối cao, một Cha duy nhứt.

Sẽ dứt hết những sự can qua. Nếu có xích mích nhau thì để cho trong nhà lo sự hoà giải êm thuận.

Còn những dân tộc nhược tiểu ở dưới quyền bảo hộ, thì Thiên Ý định phải được giải phóng, nếu chúng mong muốn, đặng cho chúng được tự do hành động theo nguyện vọng của mình, qua những nạn tai của mấy năm sau cùng của tận thế. Nếu chúng bị tiêu diệt vì bởi sự ràng buộc còn trở ngại, thì trước Toà Thiêng Liêng, tự nhiên chúng sẽ đổ tội cho thủ hộ của chúng.

Kính Thượng Quan,

Trong đời Hạ nguơn tiêu diệt, chúng ta không nên lãng phí ngày giờ mà tính toán những việc thế thần, quyền lợi phù dung; mà chúng ta có lợi lo hiệp cùng nhau trên căn bản đức tin Đạo Trời mới mở; bỏ hết những tánh ích kỷ tổn nhơn, mà đồng ý thật tình thương yêu hoà thuận. Nhờ sự sửa đổi tánh tình mau lẹ nầy, mà chúng ta sẽ được trở lại trong huệ ân thiêng liêng và hưởng được Đại Ân Xá kỳ ba, có sức giải được những sự xung đột giữa các nước, và đem lại cho chúng ta sự hoà bình hạnh phúc.”

8) Trong những năm 1947 – 1948, Người xuống lịnh dạy toàn Đạo phải học thuộc lòng các bài Thánh Ngôn, Tuyên Ngôn dạy Đạo của Đức Lý Giáo Tông, và dạy Hội Thánh tổ chức những buổi dọn bài, phát phần thưởng.

Ngoài ra Người còn ra nhiều đề thi cho hàng chức sắc giải đáp, để nâng cao trình độ Đạo đức chung.

9) Những năm 1949 – 1950, Người dạy phái thêm chức sắc ra phổ độ nơi Bắc và Trung phần.

Nhìn chung, cơ Đạo được thuận đà tiến triển trong thời kỳ Đại tịnh của Đức Giáo Tông.

VIII. CÁC TUYÊN NGÔN

Thời kỳ Đại tịnh của Đức Giáo Tông chính là giai đoạn mà khắp năm Châu, và riêng biệt nước nhà, chịu khổ sở trong nạn chiến tranh. Nhờ hiểu được cơ Trời, thấu được lý Đạo, Đức Giáo Tông hướng dẫn bổn Đạo vững bước trên đường Đạo đức chơn chánh, tránh được những oan khiên vay trả của cuộc đời Hạ Nguơn tự diệt. Trong các cuộc lễ vía, Người đều có những Tuyên Ngôn dạy Đạo, nhằm vào 5 mục đích chính yếu sau đây:



1) NÂNG ĐỠ ĐỨC TIN

Khuyến khích sự tu tâm sửa tánh cho được hiền lương Đạo đức, thương yêu hoà thuận, nhắc nhở sự lập công bồi đức để tránh khỏi đời cùng của Hạ Nguơn, mà bước sang Thượng Nguơn Thánh Đức như Tuyên ngôn dưới đây:


a. Tuyên ngôn ngày 9 – 1 Quí Vì  (1943)

Bần Đạo chào các đẳng nhơn sanh có mặt nơi đàn này. Bần Đạo thọ mạng lịnh của Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, tức là Trời, là Cha chung của nhơn loại, nay tá danh là CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT để lập Đạo kỳ ba cứu vớt sanh linh.



Bần Đạo thay thế cho Ngài cầm giềng mối Đạo tại thế, hầu đem phổ hoá chúng sanh toàn cả Ngũ Châu, đổi đời hung dữ tranh đấu sắp điêu tàn ra đời đạo đức, hiền lương thạnh trị, thái bình, làm cho nhơn loại biết nhìn nhận mình là con chung của Đấng Tạo Hóa, tức là anh em với nhau. Biết thương yêu, hòa thuận dìu dắt nhau trong khuôn khổ, đặng đem mình lần lần đến nơi tuyệt khổ, ngày sau các dân tộc trong hoàn cầu dầu lớn hay nhỏ cũng noi theo Đạo Cao Đài mà tấn hoá.

Vì Đạo Cao Đài là chính mình Đức Cha Trời khai mới có muôn vạn Thần, Thánh, Tiên, Phật hạ trần giúp sức phổ thông nên sẽ được bền bỉ đến 7 ức năm. Gặp đời này ai không vào Đạo, đời sau rồi đời sau nữa, nếu có tái sanh trở lại trái địa cầu này thì cũng phải vào Đạo.”

b. Tuyên ngôn ngày 15/2 Đinh Hợi  (1947)

Nhơn dịp lễ vía Đức Thái Thượng, Bần Đạo đề ít lời nhắc chư hiền hữu nhớ rằng, Thầy có dạy chúng ta, bất luận nước nào và giống nào đều phải thương yêu nhau luôn luôn, dầu làm sao chúng ta cũng không được ghét nhau.



Vì sự thương yêu hòa thuận, làm phải làm lành là của Đại Từ Phụ và các Đấng thiêng liêng bố hoá, dắt dìu để đưa chúng ta trên con đường đạo đức, mà đến an nhàn và hằng sống. Còn sự giận ghét, nghịch thù, làm dữ, làm quấy là của Quỷ Vương và bộ hạ xúi giục, để đem chúng ta vào đường tội lỗi và đưa đẩy chúng ta đến nơi tiêu diệt u đồ…..”.

c. Tuyên ngôn ngày15/9 Đinh Hợi (1947)

“…Chư hiền hữu nên biết nơi Thượng Ngươn tái tạo này hết thảy nhơn sanh đều có Đạo, biết nhìn nhận nhau là con chung của Đức ChúaTrời, biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau như tình cốt nhục. Hết thảy đều là người hiền lương đạo đức, bỏ hết những tánh tham, sân, ích kỷ, tranh lấn lợi quyền, thế gian mới thiệt hết giặc, đời mới hưởng được hạnh phúc hoà bình đại đồng miên viễn. Vậy hạnh phúc này không phải cậy nơi sức khoa học vật chất mà thôi, mà cũng phải nhờ một phần rất lớn nơi đạo đức tinh thần và nơi Thiên Đình phân định mới được”.



2. BÁO TIN VỀ CƠ TIÊU DIỆT: của Hạ Nguơn, và kêu gọi nhơn sanh mau nhập Đạo tu hành, để được hưởng Đại Ân Xa kỳ ba của Trời ban. Như những đoạn Tuyên Ngôn dưới đây:

a. Tuyên Ngôn ngày 9 – 1 Đinh Hợi (1947)

“…Thế gian còn phải chịu nhiều tai nạn của Hạ Ngươn tận thế đưa lại, nạn khói lửa còn muốn trở lại lan tràn, rồi lần lần kế tai Trời với hơi ngạt bay đến.



Nhơn sanh phải chịu đau thảm thiệt mạng khôn cùng, ấy là đời sắp tiêu diệt đó. Vậy nên Đạo Trời mới mở kỳ ba, Đại Ân Xá cũng mới có ban hành, nhơn sanh phải nhập môn giữ Đạo làm phải, làm lành thì mới được hưởng Đại Ân Xá ấy.

Đại Ân Xá là một sự rất quý báu của Đạo Trời, người tu vào Đạo Trời nhờ đó mà tội lỗi kiếp trước và kiếp này được bôi xoá, nhờ đó mà thân tâm mình mới được trong sạch trở lại, được hưởng khí thanh nó đưa mình ra ngoài vòng tiêu diệt của tận thế…”

b. Tuyên Ngôn ngày 15 – 8 Đinh Hợi (1947)

“…Dân Nam chúng ta thường xưng mình là giống dân Hồng Lạc tức là giống dòng Tiên Thánh, vậy chúng ta rất tin tưởng kính thờ Trời, Phật, Tiên, Thánh, Thần và ông bà cha mẹ, chúng ta đã có được nhiều ân huệ của Trời ban và có nhiều trang lịch sử khá đẹp.



Nhưng hiện nay Bần Đạo lấy làm buồn mà thấy một số đông người Nam mất gần hết đức tin của Tổ Tông, thuở mà mê mang trong giả mộng theo vật chất bên đời. Cái nạn đao binh khói lửa nó đang đưa nước nhà lần lần đến cảnh điêu tàn hiu quạnh, cũng do nơi sự mất đức tin mà ra.

Bần Đạo cất lời tha thiết kêu gọi các đẳng nhơn sanh Nam Việt:

- Nên bỏ hết những tình dục, nhứt là tham ghét oán thù.

- Tin quả quyết có Trời là Đấng Tạo Hóa sanh nhơn sanh vật.

- Nên sớm nhập Đạo Trời đã mở với Đại Ân Xá kỳ ba.

Ấy là đường Vĩnh Sanh có một, của Đạo Trời đã mở để cứu vớt sanh linh mà đem qua Thượng Ngươn tái tạo. Tận thế hầu gần, nếu ai còn dụ dự nữa thì sẽ mất một dịp thoát vòng tiêu diệt của đời cùng”.

c. Tuyên Ngôn ngày 15 – 10 Đinh Hợi (1947)

“…Chừng nào trong thế gian các dân tộc đều biết nhìn nhận có Trời, có Đạo, có quả báo luân hồi, biết tôn trọng nhơn nghĩa, đạo đức hơn quyền lợi, bạc vàng thì sự đấu tranh sẽ dứt, sự hoà bình Đại đồng thế giới mới trở lại lâu dài.



Cái hạnh phúc này, chư hiền hữu được thấy gần đây vì trận giặc lớn và chót hết sắp khởi, làm cho các nước tham dự rất mau đuối sức và suy nghĩ nhiều về sự mất thình lình và bí mật trong thế gian, món cần yếu dùng về binh khí.

Chừng ấy sẽ có huệ ân của thiêng liêng đưa đến để cứu độ cuối cùng. Ai mau thức tỉnh ăn năn sẽ được cứu vớt đem lại thuận hoà. Còn những người không biết hồi tâm thì tự nhiên phải bị hụt thuyền”.

3) Chỉ dạy cho toàn Đạo phải giữ MỘT LẬP TRƯỜNG ĐẠO ĐỨC THUẦN TÚY, khuyên không nên tham gia chính trị đảng phái, với những Tuyên Ngôn như dưới đây:

a. Tuyên Ngôn ngày 8 – 4 Ất Dậu (1945)

“…Thời cuộc lúc này rất nghiêm trọng, chư hiền hữu nên nhớ lại những lời của Bần Đạo đã khuyên dạy về cử chỉ của người Đạo đối với đời, nhứt là không nhúng tay vào quốc sự chiến tranh mà phải có hại không khỏi. Trái lại, nhơn dịp lúc này mà lo lập thêm công quả và lo phổ độ những người trong địa phận Họ Đạo mình cho biết nhập môn tu hành...



Phổ độ người đồng chủng với mình biết bỏ quấy theo lành, tu nhơn tích đức, cũng là giúp ích cho nước nhà, hoá dân vi thiện, không luận là nhập theo đảng phái mới gọi là ái quốc…”.

b. Tuyên Ngôn ngày 15 – 8 Ất Dậu (1945)

“…Nếu các em quên lời dạy của Thầy và không nhớ lời khuyên của Tệ Huynh, tự mình đem mình vào nơi hiểm địa bên đời, nơi chốn có sự tranh đấu quyền lợi, tức là các em đem Đạo vào nơi một phạm vi rất hẹp, nghịch ý Trời, lỗi lời nguyện mà phải phạm Thiên điều..



Tóm tắt các em cứ thành tâm tu niệm, ráng lập mình nên gương, nên đạo đức, ráng độ người theo chánh về lành, việc rất hữu ích cho người đời, cũng là cho nước nhà vậy. Rất thuận Thiên ý, đẹp lòng Trời. Có thể chiêu tập được nhiều phước lành, đưa nước nhà khỏi nạn tai còn sẽ tới”.


tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương