ĐẠI ĐẠo tam kỳ phổ ĐỘ Năm thứ: 32 tiểu sử ĐỨc giáo tông nguyễn ngọc tưƠNG



tải về 1.68 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu10.02.2018
Kích1.68 Mb.
#36292
1   2   3   4   5   6

II. Đức Giáo Tông về Toà Thánh

Người từ quan về Toà Thánh hành Đạo, vào tháng 2 năm Tân Mùi (1931) với nhiệm vụ cầm giềng mối Đạo, do lịnh Đức Chí Tôn và sự tín nhiệm của Hội Thánh.

Khi tựu chức, Người gởi Châu tri số 1, ngày 2 tháng 2 năm 1931 cho toàn Đạo hay, cùng bày tỏ những ý kiến đối với công việc Đạo hiện thời. Bao nhiêu hy vọng của chức sắc lớn nhỏ trong Hội Thánh, bao nhiêu cảm tình và tin tưởng của chư Đạo hữu các nơi đều chớ chực mong đợi đón tiếp Người.

Một ngôi nhà lầu bằng cây lợp tranh, gần mặt Đại lộ Bình Dương Đạo được gấp rút dựng lên, là biệt xá dành cho Người.

Vâng theo Thánh Giáo Đức Chí Tôn, Ngài Đầu Sư THƯỢNG TRUNG NHỰT (LÊ VĂN TRUNG) viết thơ cho Quan Thống Đốc Nam Kỳ khai rằng: đã giao giềng mối Đạo cho ông NGUYỄN NGỌC TƯƠNG chấp chưởng. Nguyên văn bức thơ ấy bằng chữ Pháp như dưới đây:

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

3e AMNISTIE DE DIEU EN ORIENT

No: 202 Bouddhisme Rénové Tây Ninh,

le 4 Juillet 1931

A Monsieur le Gouverneur de la Cochinchine (Saigon) Monsieur le Gouverneur,

J’ai l’honneur de vous faire connaitre qu’à partir de ce jour M. NGUYỄN NGỌC TƯƠNG est chargé de la directive du Caodaðsme ou Bouddhisme rénové ayant pour but de moraliser les peuples de luer apprendre à pratiquer les vertus et à purifier l’àme. M. NGUYỄN NGỌC TƯƠNG est chargé de’entretenir des relations avec le Gouvernement en ce qui concerne le Caodaðsme ou Bouddhisme rénové.

Veuillez agréer, Monsieur le Gouverneur, l’assurance de mes sentiments respectueux et dévoués.

Signé: LÊ VĂN TRUNG

Xin tạm dịch bức thơ nầy ra Việt văn như dưới đây:

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

Số 202 Tây Ninh ngày 4 tháng 7 năm 1931

Kính gởi Quan Thống Đốc Nam Kỳ (Saigon)
Kính Ngài,

Tôi hân hạnh cho Ngài hay: kể từ nay Ông NGUYỄN NGỌC TƯƠNG được uỷ thác nhiệm vụ cầm giềng mối Đạo Cao Đài, hay Phật Giáo chấn hưng. Mục đích của nền Đạo là dạy dân giữ luân lý, thực hành các đức tánh và trau giồi linh hồn cho được trong sạch. Ông NGUYỄN NGỌC TƯƠNG chịu trách nhiệm giao thiệp với Chánh phủ về mọi vấn đề của Đạo Cao Đài.

Xin Ngài nhận tấm tình kính trọng và trung thành của tôi.

Ký tên: LÊ VĂN TRUNG

Cũng tuân theo Thánh ý, người viết một bức thơ số: 284 ngày 1 tháng NHỰT và Chánh Phối sư NGỌC TRANG THANH ký tên công nhận) gởi cho Quan Thống Đốc Nam kỳ hay: kể từ ngày 31/8 /1931, Người lãnh phần chưởng quản mối Đạo trong Nam Kỳ 9 năm 1931 (có hai Ngài: Đầu Sư THƯỢNG TRUNG (vì thuở ấy nền Đạo chỉ mới mở trong các tỉnh Nam Phần mà thôi). Nguyên văn bức thơ ấy bằng chữ Pháp như dưới đây:



ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
No: 284 Tây Ninh, le 1er Septembre1931

A Monsieur le Gouverneur de la Cochinchine (Saigon)

Monsieur le Gouverneur,

J’ai l’honneur de vous faire connaitre qu’en obéissant aux instructions divines, je prends effectivement aujourd’hui la direction du Caodaðsme ou Bouddhisme rénové en Cochinchine.

En acceptant cette charge très délicate et lourde, je pense bien servir l’humanité dans la participation à sa régénération morale et spirituelle.
Avec l’aide du Très Haut, je m’efforcerai de réagir de telle facon à pouvoir bien mériter la complète confiance du Gouvernement et à étaler devant le monde la vraie figure du Caodaðsme, telle qu’elle nous est apparue aujourd'les vertus et à purifier l' par la volonté céleste.

Le Caodaðsme est la synthèse des trois principales religions existant en Indochine (Bouddhisme, Taoisme, et Confucianisme). L’altruisme pris dans son sens le plus large, l’amour universel, est le point principal de sa doctrine. Il nous est enseigné par des messages spirites recus de Dieu et de ses ministres les saints esprits évolués, qui nous éclairent et nous guident constamment dans la grande voie conduisant à l’apogée de la perfection morale et spirituelle.


Le Caodaðsme sera appelé à devenir une religion universelle qui amènera la paix mondiale.

Le jour où les Annamites, du Nord au Sud, le pratiqueront avec toute la liberté d’un culte national, le Gouvernement ne’aura plus aucun souci de troubles ou de désordres quelconques, car tout vrai Caodaðste est sincèrement respectueux de l’autorité et amoureux de la paix…


Veuillez agréer, Monsieur le Gouverneur, l’expression de mes sentiments bien respectueux et bien dévoués.

Approuvé: Signé: NGUYỄN NGỌC TƯƠNG
 Signé: LÊ VĂN TRUNG Chargé de la Direction du
LÊ BÁ TRANG Caodaðsme en Cochinchine

Xin tạm dịch bức thơ nầy ra Việt văn như dưới đây:



ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
Số 284 Tây Ninh ngày 1 tháng 9 năm 1931


Kính gởi Quan Thống Đốc Nam Kỳ (Saigon)

Kính Ngài,

Tôi hân hạnh cho Ngài hay: vâng theo các Thánh Giáo, kể từ nay tôi chánh thức cầm giềng mối Đạo Cao Đài trong Nam Kỳ.

Nhận lãnh trách nhiệm rất khó khăn và nặng nề nầy, tôi thiết tưởng phụng sự đúng đắn nhơn loại bằng cách tham dự vào sự cải tạo Đạo Đức và linh hồn.

Với sự ủng hộ của Đấng Tối Cao, tôi sẽ cố gắng hành động chỉnh đốn lại như thế nào cho được xứng đáng với sự tín nhiệm hoàn toàn của Chánh phủ, và phô bày trước mọi người chân tướng của Đạo Cao Đài đúng y như hồi Ơn Trên mới giáng dạy chúng tôi.

Đạo Cao Đài là sự hoá hợp ba tôn giáo chánh đã có ở Đông dương (Phật giáo, Lão giáo và Khổng giáo). Sự thương yêu tràn trề và rộng rãi, tình bác ái, là trọng điểm trong tôn chỉ của Đại Đạo. Đại Đạo được giáng dạy cho chúng tôi do những bài cơ bút của Đức Chúa Trời và các Đấng thừa lịnh Người, tức là các phẩm Chơn linh trọn lành, luôn luôn soi sáng và hướng dẫn chúng tôi trên chơn đạo đưa đến cực điểm: chí thiện và chí thánh.

Đạo Cao Đài sẽ được trở thành nền Đạo Đại đồng, sẽ đem lại hoà bình cho thế giới.

Ngày nào mà người Việt Nam, từ Bắc chí Nam, được giữ Đạo Cao Đài với trọn quyền tự do của một Quốc Đạo, Chánh phủ sẽ không còn một sự lo ngại nào về biến động hay loạn lạc nữa, vì người tín đồ Cao Đài chơn chánh rất thật tâm kính trọng chánh quyền và yêu chuộng hoà bình…

Xin Ngài nhận tấm tình rất kính trọng và trung thành của tôi.



Chuẩn y Ký tên

LÊ VĂN TRUNG  NGUYỄN NGỌC TƯƠNG

Ký tên: Người cầm giềng mối Đạo

LÊ BÁ TRANG Cao Đài ở Nam Kỳ 

Vậy đứng về hai mặt: Thiên mệnh và pháp luật, Người thọ nhiệm vụ cầm giềng mối Đạo Cao Đài kể từ ngày 31/8/1931.



III. ĐỨNG BỘ TÀI SẢN CỦA ĐẠO

Do lịnh của Đức Lý Đại Tiên giáng dạy tại chùa Gò Kén, Người được chọn thay mặt cho Đạo, đứng bộ các tài sản của Đại Đạo. Chỉ riêng về Thánh Địa Tây Ninh, muốn được dung hoà và đủ mặt lưỡng phái, nên Hội Thánh để thêm tên Bà Nữ Chánh Phối sư HƯƠNG THANH cùng đứng bộ với Người.

Năm 1931, khi mới về Toà Thánh, Người có tự nguyện làm hai tờ giao cho Hội Thánh cầm làm bằng. Một cái, Người khai rằng miếng đất Thánh Địa Tây Ninh mua do tiền bạc của bổn Đạo, chỉ để tên Người và bà Nữ Chánh Phối sư đứng bộ giùm mà thôi. Một cái, Người khai rằng kể từ ngày 9/5/1931, là ngày Người xuất gia, thì tên của Người không còn dùng đứng bộ của cải tư riêng nữa. Từ đây về sau, của cải chi mà để tên Người đứng bộ là của Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Hai tờ nầy có làng Long Thành thị nhận, và có cầu chứng đóng bách phần nơi Toà bố Tây Ninh.

Vậy chỉ vì Đạo, vì nhơn sanh, Người phải vâng lịnh Ơn Trên gánh vác nhiệm vụ đứng bộ tài sản chung của Đạo. Trong việc nầy, Người chẳng có hưởng quyền lợi chi cho mình cả.

IV. SẮP ĐẶT VIỆC ĐẠO ĐẦU TIÊN

Người bắt tay vào việc với những sự mở mang chỉnh đốn nền Đạo về mọi mặt. Người chỉ làm việc trong phạm vi địa vị của Thượng Chánh Phối sư mà thôi, chớ không phải với nhiệm vụ của người cầm giềng mối Đạo, hay với nhiệm vụ Đầu Sư (vì chưa có sự trao quyền chánh thức theo luật Đạo).



1) NỘI BỘ

Hiệp với hai Ngài Chánh Phối sư Thái và Ngọc, Người lo chỉnh đốn lại Bàn Cửu Viện. Việc phân quyền giữa ba vị Chánh Phối sư thuở ấy như sau:

Ngọc Chánh Phối sư: sửa trị Chức sắc và Tín đồ về phần Đạo và phần đời, giữ Chơn truyền Đại Đạo, cầm quyền tạp tụng. Tổng lý ba viện: Lại, Lễ và Hoà viện.

Thái Chánh Phối sư: Điều đình cơ phổ độ, thuyên bổ Chức sắc hành Đạo tha phương, làm chủ tọa Hội Thánh, quản lý nền tài sản của Đạo, định lương hướng cho Chức sắc, Tổng lý ba viện: Hộ, Lương và Công Nông viện.

Thượng Chánh Phối sư: Chăm nom sự giáo hóa, giao thiệp với Chánh phủ, là chủ tọa Hội Nhơn sanh, Tổng lý ba viện: Nội Ngoại, Học và Y viện.

Tuy quyền hành riêng nhưng khi làm việc, Người vẫn phụ giúp với Ngài Thái Chánh Phối sư, mà kiêm coi hai viện Lương, Công và Nông viện.

Ngoài Cửu viện, Người lo sửa sang chỉnh đốn từ Họ Đạo về mặt nội trị: Sắp đặt cho có đủ Ban Trị Sự mỗi làng và Ban Cai Quản mỗi Thánh Thất, đi thăm viếng các Thánh Thất và giúp mở mang thêm nhiều.

Số Đạo hữu thuở ấy được ngoài 300.000 người. Có 105 Thánh Thất, trong đó có 43 cái tạm.

Từ đây số người về Toà Thánh làm công quả ngày thêm đông. Đạo hữu về cất nhà ở tu trong vùng Thánh Địa càng tăng số. Đồng thời tài chánh, lương thực được toàn Đạo ủng hộ dồi dào. Như lúa và bí rợ không còn kho đụn nhà cửa để chứa cho hết; phải gởi và chia bớt cho các gia đình Đạo hữu ở gần.

2) NGOẠI GIAO

Người là đại diện của Đạo để giao thiệp với Chánh phủ. Người lo xin phép khai các Thánh Thất. Nhờ đó toàn Đạo được tựu hợp cúng kính đông đảo, không còn bị khó khăn như trước nữa. Người sửa sang dạy dỗ về mọi việc hành Đạo, cho mỗi Thánh Thất được trọn hành theo luật Đạo mà khỏi phạm luật đời.

Người đã đem gương hạnh đạo đức chơn tu của mình mà làm tăng uy tín cho nền Đạo, đối với nhơn sanh và Chánh phủ. Người đã hành đúng lời Thánh Giáo của Thầy đã dạy từ trước: “Tương con nhớ lời Thầy, con vốn là con tin của Thầy giao cho Chánh phủ. Nhờ con, mà nền Đạo mới ra lẽ chơn chánh trước mặt Chánh phủ và chúng sanh…”

3) GIÁO HOÁ

Người đã thi hành việc giáo hoá cho toàn Đạo, một phần tại Toà Thánh,một phần cho các Họ Đạo.

Tại Toà Thánh, trường học chữ (Đạo Đức Học Đường) từ số học sinh 60 với hai lớp, lên đến gần 500 chia ra 11 lớp. Người tổ chức nuôi học sinh mồ côi nghèo khó cho ăn đi học, được 94 trò nam nữ.

Ban đêm có hai lớp dạy chữ, và hai lớp dạy đạo lý phổ thông, cho những người làm công quả. Số học viên 4 lớp nầy ngoài 200.

Người còn tổ chức một lớp dạy Đạo cho hàng Chức sắc ở làm việc tại Toà Thánh.

Ngoài ra, một trường Hạnh đường có hai lớp: Một lớp cho hàng Chức sắc, và một lớp cho hàng chức việc dự học. Mỗi khoá 15 ngày, hằng tháng đều có mở.

Về việc giáo dục cho toàn Đạo, mỗi tháng Người cho ra một tờ Châu tri dạy Đạo, nhứt là về Ngũ Giới Cấm, Tứ Đại Điều Qui, Bài Thương Yêu…Người còn truyền cho toàn Đạo học thuộc lòng các bài kể trên, và phát giấy ban khen cho những người đã học thuộc. Các Họ Đạo đều hưởng ứng, gây thành một phong trào học đạo sâu rộng. Tinh thần Đạo Đức trỗi lên cao đáng kể.

Trong số chung các Chức sắc đương quyền trong Đạo từ trước và về sau, chỉ một mình Người là có Châu tri dạy Đạo, và dạy nhiều hơn cả.



4) Y TẾ

Người thành lập Y viện (Dưỡng đường) tại Toà Thánh, để có chỗ cho người làm công quả dưỡng bịnh khi ốm đau.



5) CÔNG NGHỆ

Người tổ chức mở mang các cơ sở như: Trại hàng, trại cựa, trại mộc, lò rèn, sở dương (đan) ghế mây, sở làm củi…cho người về Toà Thánh có việc làm công quả. Các cơ sở cung ứng cho mọi nhu cầu của Toà Thánh được tương đối đầy đủ và ít tốn kém.



6) NÔNG NGHIỆP

Người cho khai phá mở mang 9 sở trồng hàng bông rau cải. Diện tích chung lối 20 mẫu; số nhơn công hằng ngày lối 500 người. Các sở rẫy nầy cung cấp cho Toà Thánh đủ đồ ăn hằng ngày, mà trước kia phải mua ở chợ.

Về các Thánh Thất, Người dạy tổ chức làm ruộng Phước điền, để có một căn bản về lương thực và tài chánh cho nền Đạo, và cũng để có nơi cho Đạo hữu làm công quả.

7) MỞ MANG THÁNH ĐỊA VÀ KHỞI TẠO TÁC TÒA THÁNH

Người tiếp tục công trình khai khẩn của Đức THƯỢNG PHẨM là mở mang hai sở đất của Toà Thánh. Một sở 80 mẫu là khu nội thành Toà Thánh. Một sở 50 mẫu là khu Thánh Địa, để cho chư Đạo hữu cất nhà ở. Tất cả đều được khai phá sạch sẽ, với nhiều đường xá thông thương. Nhà cửa Đạo Hữu được dựng lên ngay hàng thẳng lối. Đời sống của chư Đạo Hữu được tổ chức về mọi phương diện: Giáo dục, luật lệ, vệ sinh, nghề nghiệp…

Ngoài ra, Người sắp đặt mọi việc để khởi công tạo tác Toà Thánh, Bát Quái Đài được bắt đầu xây đúc trước.

8) TỔ CHỨC HỘI NHÂN SANH

Với nhiệm vụ THƯỢNG CHÁNH PHỐI SƯ, Người mời nhóm Hội Nhơn sanh, để thực hiện dân chủ trong nền Hành Chánh nội trị của Đạo. Thành phần Hội nầy gồm toàn thể đại diện nhơn sanh, kêu là phái viên (đại biểu) do nhơn sanh công cử lên. Mỗi phái viên sẽ là đại diện cho 500 đạo hữu. Lệ nhóm định vào ngày 15 tháng 10 âm lịch mỗi năm.

Ban thường trực Hội nầy gọi là Ban uỷ viên thường trực ở nơi Toà Thánh. Tuỳ sở năng mỗi vị lãnh phận sự hành Đạo, và được coi là đại diện cho Hội nầy trong các phiên nhóm của Bàn Cửu viện.

Hội Nhơn sanh ngoài nhiệm vụ ủng hộ mọi việc làm của Hội Thánh, còn có quyền phê bình chất vấn, hoặc đề nghị cải sửa các chủ trương luật lệ nào không phù hạp với đa số tín đồ.

Hội Nhơn sanh nhóm lần trước nhứt vào năm Đạo thứ 6 (1931) và lần thứ hai vào năm Đạo thứ 7 (1932). Hai cuộc nhóm đều được kết quả mỹ mãn. Người đã nâng quyền nhơn sanh lên đến địa vị mà Thầy đã định. Nhờ đó nhơn sanh được góp phần xây dựng vào những trang lịch sử của Đại Đạo. 

9) HOÀ GIẢI

Đặt mình là “con tin” của Đại Từ Phụ trước mặt Chánh phủ và chúng sanh, Người tự xét có trách nhiệm nặng nề đối với những sự chia rẽ rối rắm (đã kể nơi chương I) trong nội bộ Toà Thánh. Người quyết tâm dùng lẽ Đạo Đức thương yêu để mưu lại sự hoà hiệp trong Đạo.

Người thân đi thăm viếng mỗi vị. Tuỳ cảnh Người lựa lời khuyên giải gián can, mong đem lại sự thống nhứt cho nền Đạo. Một vài bằng chứng là: bức thơ Người gởi cho Ngài Phối sư THÁI CA THANH ,đề ngày 1 tháng 11 năm 1932, và lời giảng của Người trong cuộc nhóm Hội Nhơn Sanh ngày 15 tháng 10 Nhâm thân (12/11/1932).

Những cuộc cầu nguyện và cầu hòa của Người thuở ấy ở Toà Thánh ai ai cũng biết. Có lần Người quì hương luôn ba ngày đêm tại Bát Quái Đài để khóc lóc cầu nguyện.

Rốt cuộc chỉ được kết quả là:

a. Thảo Xá Hiền Cung được bà bạn của Đức THƯỢNG PHẨM (đã qui liễu) chịu qui hoàn về Toà Thánh.

b. Chức sắc Thập Nhị Thời Quân Hiệp Thiên Đài và Thánh Thất Cầu Kho trở về chung lo việc Đạo với Hội Thánh.

c. Ngài THÁI CHÁNH PHỐI SƯ chịu hiến độ 60 mẫu đất và các cảnh Cực Lạc về cho Hội Thánh làm chủ.

Ngoài ra Người phải chịu Thất bại đau đớn trong các cuộc mưu hoà khác.



10) CHỈNH ĐỐN VIỆC ĂN UỐNG

Nơi Toà Thánh, từ trước đã có một chế độ giai cấp rõ ràng trong việc ăn uống.

Sau một thời gian ăn cơm chung với chức sắc lớn, Người đến xem xét các phòng ăn của chư Đạo Hữu làm công quả. Người luân chuyển ăn cơm chung với hàng Đạo Hữu, nay bàn nầy, mai bàn khác, thời gian suốt cả tháng.

Sau khi ấy, Người đề nghị truất bớt phân nửa số tiền chợ của chức sắc lớn, để thêm vào số tiền chợ cho hàng Đạo Hữu. Đồng thời Người cho kiểm soát chu đáo mọi việc thâu xuất lúa gạo, lương thực nơi phòng trù.

Kết quả là vừa tiết kiệm được nhiều tiền bạc lương thực cho Hội Thánh, vừa nâng đỡ mực ăn uống cho hàng Đạo Hữu. Về mặt tinh thần, chế độ giai cấp về ăn uống được xoá bớt; tình cảm chung giữa mọi người trên dưới được thêm xiết chặt.

Tóm lại các công việc sắp đặt đầu tiên của Người tại Toà Thánh gồm có mấy điểm chánh:

1. Gây lại được sự tín nhiệm của Chánh Phủ và nhơn sanh đối với nền Đạo

2. Xúc tiến việc Giáo Hoá, phát triển cơ Phổ độ

3. Mở mang Thánh Địa và khởi công tạo tác Toà Thánh

4. Cải thiện mức sinh hoạt vật chất nơi Toà Thánh

5. Tận tâm điều đình mưu hoà nội bộ



V. TƯ ĐỨC CỦA ĐỨC GIÁO TÔNG

“Ông Phủ Ba hiền như Phật”

“Ông Phủ Ba thật từ bi”

Hai câu nầy thường được chư Đạo Hữu luôn miệng ca tụng Người hằng ngày.



1) LÒNG TỪ BI

Tư đức chói sáng nhứt của Người là lòng từ bi. Người không bao giờ rầy la quở phạt một ai cả, chỉ thân ái để lời dạy dỗ khuyến khích an ủi mà thôi. Đối với kẻ lỡ phạm lỗi, Người hết lòng chỉ giáo, bao dung tha thứ. Không bao giờ ai thấy Người nóng giận, hay chống nghịch, hay xuyên tạc một vị nào trong hàng chức sắc ngang phẩm hoặc trên mình.

Người luôn luôn gần gũi chu đáo giúp đỡ cho kẻ nghèo thiếu ốm đau.

Đối với thú cầm, Người cũng tỏ lòng thương yêu tràn trề. Như mùa nắng hạn, rừng khô, thú cầm thiếu nước uống gầm thét inh ỏi. Người liền tổ chức gánh nước vào rừng cho chúng uống.

Đối với côn trùng, mỗi khi cỡi xe đi gặp đàn kiến hay mối kéo ngay qua lộ, Người liền xuống xe dỡ hổng nhắc qua, để tránh cán chết những vật ấy.

Đối với thảo mộc, Người cũng thi thố lòng từ bi hiếm có. Người có một vườn kiển, nhưng không cho cắt cây vô cớ, không cho uốn nhánh sửa cành thành hình nầy hình nọ. Người dạy rằng: Hãy để cho cây kiển lên tự nhiên mới đẹp; nếu cắt hay uốn tức là làm cho cây mất tự do và đau đớn tội nghiệp.

2) SỰ CHUYÊN CẦN

Trong sự làm việc, Người đã nêu sáng gương chuyên cần đặc biệt.

Sáng sớm, Người thức dậy vào 5 giờ, cúng rồi tịnh đến 6 giờ ra ăn cháo, đọc sách báo.

7 giờ đến Văn phòng làm việc.

8 giờ cỡi xe đạp đi viếng các sở: Học đường, Hạnh đường, Dưỡng đường, các cơ sở công nghệ và 9 sở rẫy.

10 giờ trở về Văn phòng làm việc.

11 giờ cúng rồi tịnh.

1 giờ ra tịnh, ăn cơm rồi đọc sách báo.

1 giờ rưỡi đến Văn phòng làm việc.

3 giờ đi viếng các Văn phòng và các cơ quan nội phận Cửu viện, phòng trù...

5 giờ cúng rồi tịnh.

7 giờ tối xả tịnh ăn cháo, đọc sách báo.

8 giờ làm việc giấy tờ đến 11 giờ tại thơ phòng.

11 giờ cúng rồi tịnh.

1 giờ ra tịnh rồi nghỉ.

Trên mọi công việc, Người luôn luôn sốt sắng hoạt động và tận tâm.

Trong buổi còn làm việc Quan, Người đã được tiếng là: làm, chỉ biết rồi việc, chớ không biết hết giờ. Ngày nay với công việc Đạo vĩ đại, Người càng thêm nổ lực không ngừng. Số giờ làm việc hằng ngày của Người kết thành một thời dụng biểu hiếm có vậy.



3) CÁCH XỬ SỰ THƯƠNG YÊU BÌNH ĐẲNG

Trong xử sự, Người luôn luôn lấy Đạo đức và công ích làm căn bản. Người chú ý tìm hiểu sát thật hoàn cảnh của mọi người trong cuộc và hết lòng săn sóc giúp đỡ. Ai cũng có thế bày tỏ mọi điều tâm sự khúc chiết với Người, và được nâng đỡ giải quyết thoả mãn.

Mỗi khi đến viếng nơi nào, Người chu đáo hỏi han về thân thế gia cảnh của mỗi em út, để tìm cách an ủi khuyến khích. Đặc biệt nhứt là lúc đến cũng như khi ra về, Người đều tìm đến bắt tay từ người một, từ chức sắc lớn chí em Đồng nhi nhỏ.

Ngoài ra người khuyên toàn Đạo đừng dùng tiếng “Đức” “Quan lớn” và “Ông” mà nên dùng tiếng Anh để xưng hô với Người trong văn từ hay trong câu chuyện.

Với cử chỉ khoan hoà, lời lẽ dịu dàng sáng suốt, với tình thương yêu bình đẳng hiếm có, với tinh thần mẫn cán gương mẫu, Người được toàn Đạo gần xa hết lòng kính mến.

 VI. BUỔI ĐẠO CHINH NGHIÊNG



1) LỄ ĐĂNG ĐIỆN ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG

Ngày 17 tháng 2 Quí Dậu (12/3/1933), trong một cuộc nhóm bất thường tại Bửu điện Toà Thánh, Đức Hộ Pháp tuyên bố cử hành lễ Đăng Điện chức Quyền Giáo Tông cho Ngài Đầu Sư THƯỢNG TRUNG NHỰT. Ngự trên Ngai, Đức Quyền Giáo Tông thăng ba vị Chánh Phối sư (Thái Thơ Thanh, Thượng Tương Thanh, Ngọc Trang Thanh) lên Quyền Đầu sư. Đồng thời, Ngài mời ba vị Hiệp Thiên Đài: Khai Pháp Trần Duy Nghĩa, Khai Đạo Phạm Tấn Đải, Khai Thế Thái Văn Thâu qua chấp chưởng Quyền Chánh Phối sư (Xin nhắc lại trước kia, đã có Nghị định ngày 22/11 1930 của Đức Lý Giáo Tông và Đức Hộ Pháp, thăng ba vị Chánh Phối sư: Ngọc Trang Thanh, Thượng Tương Thanh, Thái Thơ Thanh lên Đầu sư rồi).



2) NHÓM THƯỢNG HỘI VÀ HỘI VẠN LINH

Ngày 16/4/1933 (22/3 Quí Dậu) nơi Bửu Điện có cuộc nhóm Thượng hội, do Ngài Quyền Đầu sư Ngọc Trang Thanh chiêu tập. Hội nhóm có mặt 6 Hội viên Thượng hội, vắng mặt 3. những vị có mặt là: Thượng Sanh Cao Hoài Sang (Nghị trưởng), ba vị Quyền Chưởng Pháp (Bảo Thế Lê Thiện Phước, Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu, Hiến Đạo Phạm Văn Tươi), Quyền Đầu Sư Thượng Tương Thanh, Ngọc Trang Thanh. Ba vị vắng mặt là Đức Quyền Giáo Tông, Đức Hộ Pháp và Ngài Quyền Đầu sư Thái Thơ Thanh (vị sau nầy vì bịnh nên có thơ xin vắng mặt). Ngài Quyền Ngọc Đầu sư đưa ra cuộc nhóm xét 12 khoản về Đức Quyền Giáo Tông. Toàn Hội thảo luận và đồng công nhận Đức Quyền Giáo Tông có phạm phải.

Sau, 5 Hội viên Thượng hội (Thượng Sanh, ba vị Quyền Chưởng Pháp, Quyền Ngọc Đầu Sư) ký tên tờ “Đôi lời tâm huyết” ngày 28/5/1933, mời nhóm Hội Vạn Linh để đủ thẩm quyền quyết định các vấn đề trên.

Ngày 11/6/1933 (19/5 Quý Dậu) Hội Vạn Linh nhóm tại Bửu Điện Toà Thánh. Cuộc nhóm nầy vắng mặt: Đức Quyền Giáo Tông, Đức Hộ Pháp, hai Ngài Quyền Thái và Thượng Đầu sư .

Hội thảo luận và công nhận theo quyết nghị của Thượng Hội ngày 16/4/1933.

Sau hai cuộc nhóm, tinh thần của Đạo từ nội bộ Toà Thánh đến các Họ Đạo đều hoang mang chán nản. Từ đây Chánh quyền tỏ ra thêm gắt gao với Đạo.

Đối với mọi việc chinh nghiêng, Người hết dạ can gián dung hòa, nhưng không kết quả.

Một mặt là lánh chỗ không an, một mặt lo lắng Đức tin của nhơn sanh, Người đi thăm viếng dạy dỗ trấn an các Họ Đạo. Người trực tiếp với Chánh quyền. Nhơn danh là người chịu trách nhiệm cầm giềng mối Đạo, Người bảo kiết về an ninh và tự do tín ngưỡng cho bổn đạo các Thánh Thất.



3) BỊ NGƯNG QUYỀN ĐẦU SƯ

Ngày 10/8/1933, Người ra tờ Châu tri số 7 tỏ cho trong Đạo biết rằng: Sau khi đi thăm viếng Đạo nơi các Thánh Thất vừa về đến Toà Thánh, Người nhận được Nghị định của Đức Quyền Giáo Tông và Đức Hộ Pháp, ký tên ngày 28/7/1933, ngưng quyền hành Đầu Sư của Người và Ngài Quyền Ngọc Đầu sư, vì lý do: “Hai vị đã hội nhóm đặng toan phá Đạo”.

Người tỏ rằng: “Việc nhóm hội là việc bổn phận của ông Ngọc Đầu sư lãnh quyền sửa trị trong nền Đạo. Còn tôi thì lo phần Giáo dục trong Đạo. Tôi chỉ có dùng lời cung kính êm thuận mà can gián Anh Cả (Đức Quyền Giáo Tông).

Tôi phải ôm lòng để cho ông Ngọc Đầu sư làm phận sự của ông, chớ tôi không có hiệp tác trong phận sự của ông lần nào hết..”

Nhờ những lời Châu tri rất ôn hoà ấy mà không khí trong nền Đạo được êm dịu lại đôi phần.



4) TỜ HIỆP HOÀ NGÀY 27/12/1933

Ngày 26/12/1933, nơi Nữ Chánh Phối sư đường có cuộc hội họp của mấy chức sắc lớn: Đức Quyền Giáo Tông, Đức Hộ Pháp, ba vị Quyền Đầu Sư và Nữ Chánh Phối sư. Cuộc họp có mục đích cởi mở thắc mắc để dung hoà nhau điều hành việc Đạo. Kết quả là:

Đức Quyền Giáo Tông và Đức Hộ Pháp nhận rút lại tờ Nghị định ngưng quyền hành hai vị Quyền Đầu Sư và phục hồi địa vị cũ.

Ngài Quyền Ngọc Đầu Sư bằng lòng bỏ qua và xoá bỏ các điều mà Ngài đã đưa ra giữa các hội.

Ngày 27/12/1933 (11/11 Quý Dậu) Đức Quyền Giáo Tông làm một tờ giao nền Đạo cho năm vị chức sắc lớn lo điều đình, để Ngài được an dưỡng thân thể. Năm vị chức sắc ấy là: Hộ Pháp, ba vị Quyền Đầu Sư và Nữ Chánh Phối sư. Cả thảy đều ký tên hiệp ý với mạng lịnh trên. Đồng thời năm vị ra tờ Bố cáo số 150 ngày 27/12/1933 gởi cho toàn Đạo được hay biết.

5) SỰ CHINH NGHIÊNG TRỞ LẠI

Ngày 29/1/1934 Đức Quyền Giáo Tông viết thơ cho Đức Hộ Pháp, dạy lãnh luôn chức Quyền Giáo Tông đặng điều đình mối Đạo. Nguyên văn có đoạn như sau: “…quyền hành trách nhậm Quyền Giáo Tông giao lại cho một mình Hộ Pháp định liệu, rồi ban mạng lịnh cho toàn Đạo tuân cứ…”. Đức Hộ Pháp đặng thơ rồi nội ngày ra lịnh cho Quyền Thượng Đầu Sư phải làm việc nầy việc khác. Như thế là trái hẳn lại tinh thần tờ hoà hiệp ngày 27/12/1933.

Đến ngày 4/2/1934, Đức Quyền Giáo Tông lại cho ra thêm một tờ phổ cáo chúng sanh, phá tan tinh thần hoà hiệp, và kết tội hai Ngài Quyền Đầu Sư Ngọc Trang Thanh và Thượng Tương Thanh.

 Đến ngày 22/2/1934, nhằm ngày vía Đức Chí Tôn tại cuộc nhóm nơi Bửu điện, Đức Hộ Pháp khai rằng không đủ tài cầm hai quyền một lượt , nên đã giao lại Đức Quyền Giáo Tông rồi.

Ngày 5/3/1934, Ngài Ngọc Quyền Đầu Sư ra bức thơ số 154 để đính chánh tờ Phổ cáo của Đức Quyền Giáo Tông và nói rõ những sự thiệt hư trong nội bộ. Thế là cơ Đạo lại lâm vào một hoàn cảnh rối rắm gắt gao, không phương hoà giải được nữa.

Muốn trách chỗ bất hoà, Người bèn lui về Đất Đỏ (Bà rịa), vào núi Kỳ Vân ẩn tu.




tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương